Giáo án Vật lý 12 bài 18: Động cơ không đồng bộ ba pha
lượt xem 28
download
Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Vật lý 12 bài 18: Động cơ không đồng bộ ba pha để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Vật lý 12 bài 18: Động cơ không đồng bộ ba pha được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Vật lý 12 bài 18: Động cơ không đồng bộ ba pha
Bài 18 : ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA .
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức trọng tâm:
Học sinh trình bày được cách tạo ra từ trường quay của dòng điện xoay chiều ba pha, cấu tạo và hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha.
2. Kĩ năng:
Học sinh vẽ và giải thích được sự tạo ra từ trường quay, cấu tạo và hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha.
3. Tư tưởng, liên hệ thực tế, giáo dục hướng nghiệp:
Học sinh hiểu được vai trò vị trí của động cơ không đồng bộ trong sinh hoạt và sản xuất.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. Thầy:
Dụng cụ:Tranh vẽ ; động cơ một pha .
2. Trò:
Kiến thức cũ: học bài cũ, xem lại phần động cơ không đồng bộ kĩ thuật điện 12.
Kiến thức mới: đọc trước bài
III- Tiến trình tổ chức hoạt động giảng dạy :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS |
NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
Hoạt động 1 :(5min) ổn định lớp , kiểm tra sĩ số , kiểm tra chuẩn bị bài học . |
|
GV: Điện năng của dòng điện được biến thành cơ năng thông qua các động cơ điện. Loại thông dụng nhất là dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ và từ trường quay. |
|
Hoạt động 2 ::(10min)Tìm hiểu NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ |
|
GV: Giới thiệu cho học sinh cơ cấu thí nghiệm. HS: Quan sát ghi nhớ sơ đồ. GV: Điều gì xảy ra nếu quay nam châm quanh xx’? HS: Khung dây quay theo cùng chiều với nam châm. GV: Giải thích tại sao? HS: Giải thích. HS: Nhận xét. GV: Nhận xét tổng kết. HS: Lắng nghe ghi nhớ. GV: Trình bày lí do của việc tạo từ trường quay bằng dòng điện xoay chiều. GV: Hãy thử nêu phương án tạo từ trường quay bằng dòng điện xoay chiều ba pha. HS: Nêu các phương án. HS: Nhận xét các phương án. Chọn phương án khả thi nhất. GV: Hướng học sinh chọn phương án như sách giáo khoa. GV: Từ trường quay được tạo ra như thế nào với phương án này? HS: Học sinh trình bày. HS: Học sing nhận xét. GV: Tổng kết HS: Lắng nghe, ghi nhớ. GV: Từ cơ sở tạo từ trường quay, hãy cho một cấu tạo của động cơ không đồng bộ ba pha!
|
I – NGYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG . 1. Nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ: Hiện tượng: Quay nam châm U theo hình mũi tên với vận tốc góc là w không đổi. Từ trường giữa 2 nhánh của nó cũng quay với vận tốc góc w. Khung dây quay theo cùng chiều với nam châm, vận tốc quay khung nhỏ hơn vận tốc quay của nam châm. Giải thích: -Khi quay nam châm từ thông gởi qua khung dây biến thiên, làm xuất hiện dòng điện cảm ứng trên khung. Theo định luật Lenxơ dòng điện cảm ứng chống lại sự biến thiên của từ thông bên ngoài nên xuất hiện các mo men lực tác dụng lên khung dây làm cho nó quay cùng chiều với nam châm để chống lại sự thay đổi vị trí tương đối của nó với nam châm. -Nếu vận tốc quay của khung dây bằng vận tốc quay của từ thông, thì từ thông ngừng biến thiên, dòng điện cảm ứng biến mất, mô men lực từ mất đi, khung dây quay chậm và đạt vận tốc ổn định w0 .Vi w0 < w ta gọi sự quay không đồng bộ. 2. Từ trường quay của dòng điện 3 pha Từ trường quay được tạo bằng cách cho dòng điện ba pha chạy vào 3 nam châm điện đặt lệch nhau 1200 trên một vòng tròn. Từ trường trong các cuộn dây của động cơ điện cũng dao động điều hòa giống như cường độ dòng điện. -Giả sử tại thời điểm t = 0 , từ trường B1 của cuộn dây 1 có giá trị cực đại dương và hướng ra ngoài cuộn dây1, từ trường B2 và B3 của cuộn dây 2, 3 có giá trị âm và hướng vào trong 2 cuộn dây này. Vậy từ trường tổng cộng của 3 cuộn dây hướng ra xa cuộn 1 -Tương tự sau 1/3 chu kì, từ trường B2 của cuộn dây 2 cực đại và từ trường tổng cộng của 3 cuộn dây hướng ra xa cuộn dây 2. -Sau 1/3 chu kì nữa, từ trường B3 của cuộn dây 3 cực đại và từ trường tổng cộng của 3 cuộn dây hướng ra xa cuộn dây 3. Kết luận: Từ trường tổng cộng của 3 cuộn dây quay quanh tâm O với vận tốc góc bằng tần số góc của dòng điện. |
Hoạt động 3 ::(10min)Tìm hiểu ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA . |
|
HS: Nêu cấu tạo từ đó nêu hoạt động. HS: Nhận xét. GV: Kết luận. HS: Lắng nghe, ghi nhớ. GV: Làm thế nào để có thể tạo ra từ trường quay với dòng điện xoay chiều một pha? HS: Dùng 2 cuộn dây đặt lệch nhau một góc 900, một cuộn được mắc thẳng vào mạng điện xoay chiều cuộn còn lại nối với mạng điện qua 1 tụ điện, hai dòng điện trong hai cuộn dây lệch pha nhau 900 và tạo ra từ trường quay. GV: Nêu kết luận. HS: Ghi nhớ
|
IICấu tạo của động cơ không đồng bộ 1-Động cơ không đồng bộ 3 pha Stato: Gồm 3 cuộn dây quấn trên các lõi sắt đặt lệch nhau 1200 trên vành tròn để tạo ra từ trường quay. Rôto: Hình trụ gồm cuộn dây quấn quanh lõi thép. Hoạt động : Mắc động cơ vào mạng điện ba pha từ trường do stato gây ra làm cho roto quay trên trục. Chuyển động quay của roto được trục máy truyền ra ngoài để vận hành các máy công cụ khác. 2. Động cơ không đồng bộ 1 pha Stato gồm 2 cuộn dây đặt lệch nhau một góc 900, một cuộn được mắc thẳng vào mạng điện xoay chiều cuộn còn lại nối với mạng điện qua 1 tụ điện, hai dòng điện trong hai cuộn dây lệch pha nhau 900 và tạo ra từ trường quay. Động cơ không đồng bộ 1 pha có công suất vài trăm oát trở lại chủ yếu được dùng trong các công cụ gia đình : quạt điện, máy hút bụi, máy bơm nước.
|
Hoạt động 4 ::(10min)CỦNG CỐ , VẬN DỤNG KIẾN THỨC ĐÃ HỌC . |
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Động cơ không đồng bộ ba pha. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.
Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 18 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 12 - Bài 18 :Động cơ không đồng bộ ba pha
Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:
-
Hướng dẫn bài tập SGK Vật Lý lớp 12 Bài 18: Động cơ không đồng bộ ba pha gồm gợi ý trả lời chi tiết và dễ hiểu các câu hỏi trong sách giáo khoa.
-
Trắc nghiệm Động cơ không đồng bộ ba pha - Vật lý 12 gồm các bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
>> Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 12 Bài 19: Thực hành Khảo sát đoạn mạch xoay chiều RLC
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Vật lý 12 bài 10: Đặc trưng vật lí của âm
7 p | 612 | 52
-
Giáo án Vật lý 12 bài 16: Truyền tải điện năng. Máy biến áp
7 p | 646 | 48
-
Giáo án Vật lý 12 bài 17: Máy phát điện xoay chiều
6 p | 625 | 46
-
Giáo án Vật lý 12 bài 9: Sóng dừng
7 p | 656 | 46
-
Giáo án Vật lý 12 bài 7: Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
9 p | 711 | 44
-
Giáo án Vật lý 12 bài 6: Thực hành: Khảo sát thực nghiệm các định luật dao động của con lắc đơn
6 p | 1817 | 44
-
Giáo án Vật lý 12 bài 14: Mạch có R, L,C mắc nối tiếp
7 p | 663 | 43
-
Giáo án Vật lý 12 bài 8: Giao thoa sóng
6 p | 508 | 42
-
Giáo án Vật lý 12 bài 12: Đại cương về dòng điện xoay chiều
10 p | 361 | 32
-
Giáo án Vật lý 12 bài 11: Đặc trưng sinh lí của âm
5 p | 428 | 32
-
Giáo án Vật lý 12 bài 15: Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều. Hệ số công suất
8 p | 472 | 29
-
Giáo án Vật lý 12 bài 5: Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. Phương pháp giản đồ Fre-nen
8 p | 507 | 25
-
Giáo án Vật lý 12 bài 19: Thực hành: Khảo sát mạch điện xoay chiều có R,L,C mắc nối tiếp
6 p | 581 | 22
-
Giáo án Vật lý 12 – Bài 8: Giao thoa sóng (Trường THPT An Lương)
4 p | 114 | 2
-
Giáo án Vật lý 12 – Bài 3: Con lắc đơn
4 p | 79 | 1
-
Giáo án Vật lý 12 – Bài 2: Con lắc lò xo (TrườngTHPT Quỳ Hợp 2)
5 p | 37 | 1
-
Giáo án Vật lý 12 – Bài 1: Dao động điều hòa
6 p | 54 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn