intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Vật lý 12 bài 14: Mạch có R, L,C mắc nối tiếp

Chia sẻ: Lý Như Ngọc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

673
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Vật lý 12 bài 14: Mạch có R, L,C mắc nối tiếp để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Vật lý 12 bài 14: Mạch có R, L,C mắc nối tiếp được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Vật lý 12 bài 14: Mạch có R, L,C mắc nối tiếp

BÀI 14: MẠCH CÓ R, L, C MẮC NỐI TIẾP

 

1. MỤC TIÊU

            a. Kiến thức

            - Nêu lên được những tính chất chung của mạch điện xoay chiều mắc nối tiếp.

            - Nêu được những điểm cơ bản của phương pháp giản đồ Fre-nen.

            - Viết được công thức tính tổng trở.

            - Viết được công thức định luật Ôm cho đoạn mạch xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp.

            - Viết được công thức tính độ lệch pha giữa i và u đối với mạch có R,L,C mắc nối tiếp.

            - Nêu được đặc điểm của đoạn mạch có R,L,C nối tiếp khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện.

            b. Kĩ năng

            - Giải các bài tập liên quan đến công thức tính tổng trở, định luật Ôm cho đoạn mạch RLC,  độ lệch pha, và hiện tượng cộng hưởng.

            - Biểu diễn điện áp tức thời hoặc cường độ dòng điện tức thời bằng giản đồ Fre-nen.

            c. Thái độ

Nghiêm túc, tích cực và hợp tác trong học tập.

2. CHUẨN BỊ

            a. Giáo viên

            - Chuẩn bị thí nghiệm gồm có máy phát âm tần, các vôn kế và ampe kế, các phần tử R, L, C và đồng hồ đo điện đa năng( nếu thí nghiệm sử dụng tốt)

            - Giáo án, tài liệu tham khảo nếu có

            b. Học sinh

            - Ôn lại phép cộng vectơ và phương pháp giản đồ Fre-nen để tính tổng hai dao động điều hoà cùng tần số.

            - Sách, vở, đồ dùng đúng quy định

3- Tiến trình dạy  học

          a. Kiểm tra bài cũ: “Không - kết hợp với bài giảng”

          b.  Bài giảng mới          

 

I- PHƯƠNG PHÁP GIẢN ĐỒ FRE- NEN

            1/Định luật về điện áp tức thời

- Trong mạch xoay chiều gồm nhiều đoạn mạch mắc nối tiếp thì điện áp tức thời giữa hai đầu của mạch bằng tổng đại số các điện áp tức thời giữa hai đầu của từng đoạn mạch ấy.

                u = u1 + u2 + u3 + …

            2/ Phương pháp giản đồ Fre-nen

a. Một đại lượng xoay chiều hình sin được biểu diễn bằng 1 vectơ quay, có độ dài tỉ lệ với giá trị hiệu dụng của đại lượng đó.

b. Các vectơ quay vẽ trong mặt phẳng pha, trong đó đã chọn một hướng làm gốc và một chiều gọi là chiều dương của pha để tính góc pha.

c. Góc giữa hai vectơ quay bằng độ lệch pha giữa hai đại lượng xoay chiều tương ứng.

d. Phép cộng đại số các đại lượng xoay chiều hình sin (cùng f) được thay thế bằng phép tổng hợp các vectơ quay tương ứng.

e. Các thông tin về tổng đại số phải tính được hoàn toàn xác định bằng các tính toán trên giản đồ Fre-nen tương ứng.

* Bảng 14.1(sgk)

II- MẠCH CÓ R, L, C MẮC NỐI TIẾP

            1. Định luật Ôm cho đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Tổng trở

- Xét một mạch gồm một R, một L và một C mắc nối tiếp.

- Điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch:

u = U\(\sqrt 2 \)coswt

- Hệ thức giữa các điện áp tức thời trong mạch:

u = uR + uL + uC

- Biểu diễn bằng các vectơ quay:                    \(\vec U = {\vec U_R} + {\vec U_L} + {\vec U_C}\)

Trong đó:

UR = RI ;     UL = ZLI  ;      UC = ZCI

+ Giả sử UC > UL (ZC > ZL)

- Theo giản đồ:

                        \(\begin{array}{l}
{U^2} = U_R^2 + U_{LC}^2\\
\quad \; = \left[ {{R^2} + {{({Z_L} - {Z_C})}^2}} \right]{I^2}
\end{array}\)

- Nghĩa là:  \(I = \frac{U}{{\sqrt {{R^2} + {{({Z_L} - {Z_C})}^2}} }} = \frac{U}{Z}\)

 

(Định luật Ôm trong mạch có R, L, C mắc nối tiếp).

với  \(Z = \sqrt {{R^2} + {{({Z_L} - {Z_C})}^2}} \)  gọi là tổng trở của mạch.

 

            2. Độ lệch pha giữa điện áp và dòng điện

\(\tan \varphi  = \frac{{\left| {{U_{LC}}} \right|}}{{\left| {{U_R}} \right|}}\)

- Nếu chú ý đến dấu:

 \(\tan \varphi  = \frac{{{U_L} - {U_C}}}{{{U_R}}} = \frac{{{Z_L} - {Z_C}}}{R}\)

+ Nếu ZL > ZC → j > 0: u sớm pha so với i một góc j.

+ Nếu ZL < ZC → j < 0: u trễ pha so với i một góc j.

 

 

 

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Mạch có R, L,C mắc nối tiếp. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.

Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 14 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 12 - Bài 14 :Mạch có R, L,C mắc nối tiếp

Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:

>>  Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 12 Bài 15: Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2