Giáo án Vật lý 12 bài 10: Đặc trưng vật lí của âm
lượt xem 52
download
Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Vật lý 12 bài 10: Đặc trưng vật lí của âm để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Vật lý 12 bài 10: Đặc trưng vật lí của âm được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Vật lý 12 bài 10: Đặc trưng vật lí của âm
GIÁO ÁN VẬT LÝ 12
BÀI 10: ĐẶC TRƯNG VẬT LÍ CỦA ÂM |
I- MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Trả lời được các câu hỏi: Sóng âm là gì? Âm nghe được (âm thanh), hạ âm, siêu âm là gì?
- Nêu được ví dụ về các môi trường truyền âm khác nhau.
- Nêu được 3 đặc trưng vật lí của âm là tần số âm, cường độ và mức cường độ âm, đồ thị dao động âm, các khái niệm âm cơ bản và hoạ âm.
2. Về kỹ năng
- Giải được các bài tập đơn giản về đặc trưng vật lí ,đặc trưng sinh lí của âm.
- Có ý thức bảo vệ môi trường và chống ô nhiễm tiếng ồn.
3. Về thái độ
- Rèn luyện phong cách làm việc khoa học, độc lập nghiên cứu, tác phong lành mạnh và có tính tập thể.
II- CHUẨN BỊ
1.Giáo viên:
- Giáo án, tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học cần thiết(Đàn ghi ta, sáo trúc nếu có)
- Giáo án điện tử(Nếu có)
2.Học sinh:
Sách, vở, đồ dùng học tập đúng quy định
III- Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: “Không - kết hợp với bài giảng”
2. Bài giảng mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH |
NỘI DUNG |
Hoạt động 1: “ Đặt vấn đề vào bài giảng mới” GV: Đặt vấn đề vào bài Trong đời sống hàng ngày chúng ta đã và đang nghe thấy rất nhiều âm thanh:có những âm gây cho ta cảm giác nhẹ nhàng êm ái, dễ chịu, nhưng cũng có âm thanh thì rất chói tai (tiếng máy bay, tiếng chạy nhảy, đi lại của hs…)Nhưng trong số các em đã ai biết được âm truyền đi và có hình dạng thư thế nào? Ta nghiên cứu bài hôm nay” HS: Lắng nghe và nhận thức vấn đề nghiên cứu
Hoạt động 2: “ Tìm hiểu về âm và nguồn âm” GV:Ở thcs ta đã biết rằng các vật dao động thì phát ra âm. Âm truyền trong không khí đến tai ta làm cho màng nhĩ dao động →gây cho ta cảm giác âm. Sóng này gọi là sóng âm. -Trước kia sóng âm hiểu theo nghĩa hep đó là: Âm là những sóng truyền trong môi trường rắn, lỏng, khí đến tai ta sẽ làm cho màng nhĩ dao động, gây ra cảm giác âm, sóng đó gọi là sóng âm. - Về sau: Sóng âm được mở rộng cho tất cả sóng cơ, bất biết chúng có gây ra cảm giác âm hay không. Vậy sóng âm là gì? Thế nào là nguồn âm? HS: Tại chỗ thực hiện yêu cầu của gv GV: Khái quát vấn đề HS: Lắng nghe và ghi nhớ
GV: Những âm có tác dụng làm cho màng nhĩ dao động, gây ra cảm giác âm → gọi là âm nghe được hay âm thanh. Âm nghe được có tần số khoảng \(\quad 16Hz \le f \le 20.000Hz\) - Những sóng có tần số < 16Hz gọi là sóng hạ âm. - Những sóng có tần số >20000Hz gọi là sóng siêu âm. *Có ý thức bảo vệ môi trường và chống ô nhiễm tiếng ồn. Cần tránh những tiếng ồn quá lớn để đảm bảo sức khỏe con người GV: Yêu cầu hs đọc tiểu mục 4 phần I và trả lời các câu hỏi sau: - Âm truyền được trong các môi trường nào? - Tốc độ âm truyền trong môi trường nào là lớn nhất? Nó phụ thuộc vào những yếu tố nào? - Những chất nào là chất cách âm? Gợi ý: Xem bảng 10.1(52-sgk) HS: Thực hiện yêu cầu của gv GV: Nhận xét và khái quát vấn đề “Âm truyền được trong các môi trường: Rắn, lỏng, khí. Không truyền được trong chân không” - Tốc độ truyền âm trong môi trường: Rắn > lỏng > khí. Phụ thuộc vào mật độ, tính đàn hồi, nhiệt độ của môi trường. - Các chất xốp như bông, len… - Qua bảng 10.1: Trong mỗi môi trường, sóng âm truyền với một tốc độ hoàn toàn xác định. HS: Lắng nghe và ghi nhớ
Hoạt động 2: “ Tìm hiểu về những đặc trưng vật lí của âm” GV: Trong các âm thanh ta nghe được, có những âm có một tần số xác định như âm do các nhạc cụ phát ra, nhưng cũng có những âm không có một tần số xác định như tiếng búa đập, tiếng sấm, tiếng ồn ở đường phố, ở chợ… - Ta chỉ xét những đặc trưng vật lí tiêu biểu của nhạc âm. - Tần số âm cũng là tần số của nguồn phát âm. HS: Lắng nghe và nhận thức vấn đề, ghi nhớ GV: Tổ chức hoạt động cá nhân về vấn đề bảo vệ môi trường. +) Nếu âm có tần số lớn nhơ tiếng còi của ô tô vào ban đêm sẽ gây ra ảnh hưởng gì với môi trường sống? +) Âm ở các động cơ nổ như máy xay sát hay ở một số nguồn khác có tần số lớn có ảnh hưởng gì đến đời sống của nhân dân nơi đó, có ảnh hưởng gì đến môi trường sống không? HS: Suy nghĩ và trả lời. GV: Nhận xét và chính xác hóa vấn đề. HS: Lắng nghe và lĩnh hội kiến thức. GV: Sóng âm mang năng lượng không? Giải thích. HS: Thực hiện yêu cầu của gv GV: Trình bày về cường độ âm và mức cường độ âm. GV: Dựa vào định nghĩa → I có đơn vị là gì? - Fechner và Weber phát hiện: - Âm có cường độ I = 100I0 chỉ “nghe to gấp đôi” âm có cường độ I0. + Âm có cường độ I = 1000I0 chỉ “nghe to gấp ba” âm có cường độ I0. - Ta thấy \(\frac{I}{{{I_0}}} = 100 \to \lg \frac{I}{{{I_0}}} = 2\) \(\frac{I}{{{I_0}}} = 1000 \to \lg \frac{I}{{{I_0}}} = 3\) - Chú ý: Lấy I0 là âm chuẩn có tần số 1000Hz và có cường độ I0 = 10-12 W/m2 chung cho mọi âm có tần số khác nhau. GV: Thông báo về các tần số âm của âm cho một nhạc cụ phát ra. |
I- ÂM. NGUỒN ÂM 1/ Âm là gì? Sóng âm(hay gọi là âm) là những sóng cơ truyền trong các môi trường khí, lỏng và rắn.(Tần số của sóng âm cũng là tần số của âm) 2/ Nguồn âm “ Vật dao động phát ra âm là nguồn âm(Tần số của âm phát ra bằng tần số dao độngcủa nguồn âm” 3/ Âm nghe được, hạ âm, siêu âm - Những âm có tác dụng làm cho màng nhĩ trong tai ta dao động, gây ra cảm giác âm gọi là âm nghe được(âm thanh) - Âm nghe được có tần số khoảng \(\quad 16Hz \le f \le 20.000Hz\) - Âm có tần số dưới 16 Hz gọi là hạ âm. - Âm có tần số trên 20.000 gọi là siêu âm. 4/ Sự truyền âm a. Môi trường truyền âm - Âm truyền được qua các môi trường rắn, lỏng và khí nhưng không truyền được trong chân không. b. Tốc độ âm - Trong mỗi môi trường, âm truyền với một tốc độ xác định. II- CÁC ĐẶC TRƯNG VẬT LÍ CỦA ÂM - Nhạc âm: những âm có tần số xác định. - Tạp âm: những âm có tần số không xác định. 1/ Tần số âm - Tần số âm là một trong những đặc trưng vật lí quan trọng nhất của âm. 2/ Cường độ âm và mức cường độ âm a. Cường độ âm (I) - Định nghĩa: (Sgk) - I (W/m2) b. Mức cường độ âm (L) - Đại lượng \(L = \lg \frac{I}{{{I_0}}}\) gọi là mức cường độ âm của âm I (so với âm I0) - Ý nghĩa: Cho biết âm I nghe to gấp bao nhiêu lần âm I0. - Đơn vị: Ben (B) - Thực tế, người ta thường dùng đơn vị đêxiben (dB) \(1dB = \frac{1}{{10}}B\) \(L(dB) = 10\lg \frac{I}{{{I_0}}}\) I0 = 10-12 W/m2
|
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Đặc trưng vật lí của âm. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.
Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 10 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 12 - Bài 10 : Đặc trưng vật lí của âm
Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:
-
Hướng dẫn bài tập SGK Vật Lý lớp 12 Bài 10: Đặc trưng vật lí của âm gồm gợi ý trả lời chi tiết và dễ hiểu các câu hỏi trong sách giáo khoa.
-
Trắc nghiệm Đặc trưng vật lí của âm- Vật lý 12 gồm các bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
>> Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 12 Bài 11: Đặc trưng sinh lí của âm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Vật lý 12 bài 16: Truyền tải điện năng. Máy biến áp
7 p | 646 | 48
-
Giáo án Vật lý 12 bài 17: Máy phát điện xoay chiều
6 p | 625 | 46
-
Giáo án Vật lý 12 bài 9: Sóng dừng
7 p | 656 | 46
-
Giáo án Vật lý 12 bài 6: Thực hành: Khảo sát thực nghiệm các định luật dao động của con lắc đơn
6 p | 1817 | 44
-
Giáo án Vật lý 12 bài 7: Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
9 p | 711 | 44
-
Giáo án Vật lý 12 bài 14: Mạch có R, L,C mắc nối tiếp
7 p | 663 | 43
-
Giáo án Vật lý 12 bài 8: Giao thoa sóng
6 p | 508 | 42
-
Giáo án Vật lý 12 bài 11: Đặc trưng sinh lí của âm
5 p | 428 | 32
-
Giáo án Vật lý 12 bài 12: Đại cương về dòng điện xoay chiều
10 p | 361 | 32
-
Giáo án Vật lý 12 bài 15: Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều. Hệ số công suất
8 p | 472 | 29
-
Giáo án Vật lý 12 bài 18: Động cơ không đồng bộ ba pha
6 p | 517 | 28
-
Giáo án Vật lý 12 bài 5: Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. Phương pháp giản đồ Fre-nen
8 p | 508 | 25
-
Giáo án Vật lý 12 bài 19: Thực hành: Khảo sát mạch điện xoay chiều có R,L,C mắc nối tiếp
6 p | 581 | 22
-
Giáo án Vật lý 12 – Bài 8: Giao thoa sóng (Trường THPT An Lương)
4 p | 114 | 2
-
Giáo án Vật lý 12 – Bài 27: Tia hồng ngoại và tia tử ngoại
5 p | 76 | 2
-
Giáo án Vật lý 12 – Bài 3: Con lắc đơn
4 p | 79 | 1
-
Giáo án Vật lý 12 – Bài 40: Các hạt sơ cấp
3 p | 40 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn