GIÁO ÁN VẬT LÝ 12
BÀI 11
ĐẶC TRƯNG SINH LÍ CỦA ÂM
|
I- MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Nêu được ba đặc trưng sinh lí của âm là: độ cao, độ to và âm sắc.
- Nêu được ba đặc trưng vật lí tương ứng với ba đặc trưng sinh lí của âm.
- Giải thích được các hiện tượng thực tế liên quan đến các đặc trưng sinh lí của âm.
2. Về kỹ năng
- Giải được các bài tập đơn giản về đặc trưng vật lí ,đặc trưng sinh lí của âm..
3. Về thái độ
- Rèn luyện phong cách làm việc khoa học, độc lập nghiên cứu, tác phong lành mạnh và có tính tập thể.
II- CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Giáo án, TLTK và đồ dùng dạy học cần thiết.
2. Học sinh
- Sách, vở, đồ dùng học tập đúng quy định.
- Các câu hỏi C bài mới(Các đặc trưng sinh lí của âm)
III- Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: “Không - kết hợp với bài giảng”
2. Bài giảng mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
|
NỘI DUNG
|
Hoạt động 1: “ Nghiên cứu các đặc trưng sinh lí của âm”
GV: Khi xem chương trình văn nghệ:
Hai ca sĩ một nam một nữ cùng hát một câu hát, nhưng thường thì giọng nam trầm hơn giọng nữ. Vây cảm giác về sự trầm bổng của âm được mô tả bằng một khái niệm: Độ cao của âm.
- Thực nghiệm, âm có tần số càng lớn thì nghe càng cao, âm có tần số càng nhỏ thì nghe càng trầm.
- Chú ý: Tần số 880Hz thì gấp đôi tần số 440Hz nhưng không thể nói âm có tần số 880Hz cao gấp đôi âm có tần số 440Hz.
HS: Lắng nghe và ghi nhận khái niệm độ cao của âm
Hoạt động 2: “ Tìm hiểu độ to của âm”
GV: Thực nghiệm, âm có I càng lớn → nghe càng to.
- Tuy nhiên, Fechner và Weber chứng minh rằng cảm giác về độ to của âm lại không tỉ lệ với I mà tỉ lệ với mức cường độ âm.
- Lưu ý: Ta không thể lấy mức cường độ âm làm số đo độ to của âm. Vì các hạ âm và siêu âm vẫn có mức cường độ âm, nhưng lại không có độ to.
HS: Lắng nghe và ghi nhớ
Hoạt động 3: “ Tìm hiểu về âm sắc”
GV: Ba ca sĩ cùng hát một câu hát ở cùng một độ cao → dễ dàng phân biệt được đâu là giọng của ca sĩ nào. Tương tự như một chiếc đàn ghita, một chiếc đàn viôlon và một chiếc kèn săcxô khi cùng tấu lên một bản nhạc ta cũng dễ dàng nhận ra đâu là tiếng đàn ghita, kèn săcxô, đâu là tiếng đàn viôlon →Sỡ dĩ phân biệt được ba âm đó vì chúng có âm sắc khác nhau.
HS: Lắng nghe và ghi nhận k.niệm về âm sắc
GV: Nhìn vào đồ thị dao động hình 10.6, các em có nhận xét gì?
HS: Quan sát đồ thi trong sgk và nhận xét
GV: Nhận xét và khái quát vấn đề
HS: Ghi nhớ
GV: Y/c HS nghiên cứu ở Sgk cơ chế hoạt động của đàn oocgan.
HS: Tại chỗ thực hiện yêu cầu của gv
GV: Nhận xét và khái quát vấn đề
“Đồ thị dao động có dạng khác nhau nhưng có cùng T”
HS: Ghi nhớ
|
I- ĐỘ CAO
Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với tần số âm.
II- ĐỘ TO CỦA ÂM
- Độ to của âm tỉ lệ với mức cường độ âm L.
- Độ to chỉ là một khái niệm nói về đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với đặc trưng vật lí mức cường độ âm.
- Lưu ý: Ta không thể lấy mức cường độ âm làm số đo độ to của âm.
III - ÂM SẮC
- Âm sắc là một đặc trưng sinh lí của âm, giúp ta phân biệt âm do các nguồn khác nhau phát ra. Âm sắc có liên quan mật thiết với đồ thị dao động âm.
|
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Đặc trưng sinh lí của âm. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.
Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 11 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 12 - Bài 11 : Đặc trưng sinh lí của âm
Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:
>> Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 12 Bài 12: Đại cương về dòng điện xoay chiều