Học sinh được củng cố kiến thức về tính chất hoá học quan trọng của sắt, crom, đồng và một số hợp chất của chúng. Tiến hành một số thí nghiệm cụ thể Điều chế FeCl2, Fe(OH)2. Thử tính oxi hoá của K2Cr2O7. Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Giáo án bài 39: Thực hành Tính chất hóa học của sắt, đồng và những hợp chất của sắt, crom – Hóa học 12 – GV.Phan Văn Hải
- GIÁO ÁN HÓA HỌC 12
THỰC HÀNH
TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA SẮT, ĐỒNG
VÀ NHỮNG HỢP CHẤT CỦA SẮT, CROM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về tính chất hoá học quan trọng của sắt, crom, đồng và một số hợp
chất của chúng.
- Tiến hành một số thí nghiệm cụ thể:
+ Điều chế FeCl2, Fe(OH)2.
+ Thử tính oxi hoá của K2Cr2O7
+ Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
2. Kĩ năng: Tiếp tục rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm hoá học như kĩ năng làm việc với
các hoá chất (rắn, lỏng), với dụng cụ thí nghiệm, đun nóng dung dịch, kĩ năng quan sát,
giải thích các hiện tượng hoá học,…
3. Thái độ: Cẩn thận và nghiêm túc.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Dụng cụ: Ống nghiệm, giá để ống nghiệm, đèn cồn.
- Hoá chất: Kim loại: Cu, đinh sắt; Các dung dịch: HCl, NaOH, K2Cr2O7; H2SO4đặc.
2. Học sinh: + Chuẩn bị nội dung thực hành
+ Kẻ bản tường trình vào vở:
- GIÁO ÁN HÓA HỌC 12
STT Tên thí Cách tiến Hiện tượng PTPƯ-
nghiệm hành
Giải thích
1
2
3
III. PHƯƠNG PHÁP: HS tiến hành các thí nghiệm theo nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH BÀY DẠY:
1. Ổn định lớp: Chào hỏi, kiểm diện, nhắc nhở nội quy và các an toàn khi tiến hành thí
nghiệm.
2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
I. Nội dung thí nghiệm và cách tiến hành:
Hoạt động 1: Công việc đầu buổi thực
hành.
GV: nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết thực
hành, ôn tập những kiến thức cơ bản về sắt,
crom, đồng, về phản ứng oxi hoá – khử.
- Làm mẫu một số thí nghiệm.
HS: lắng nghe, tiếp thu, chuẩn bị thực hành.
Hoạt động 2
HS: tiến hành thí nghiệm như SGK.
GV: quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực
hiện thí nghiệm.
Thí nghiệm 1: Tính chất hóa học của
- GIÁO ÁN HÓA HỌC 12
K2Cr2O7
* Tiến hành: (SGK)
* Hiện tượng và giải thích:
- Dung dịch lúc đầu có mầu da cam của ion
Hoạt động 3 Cr2O72- sau chuyển dần sang mầu xanh của
HS: tiến hành thí nghiệm như SGK. ion Cr3+.
GV: quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực
K2Cr2O7 + 6 FeSO4 + 7 H2SO4
hiện thí nghiệm.
Cr2(SO4)3 +K2SO4 +3 Fe2(SO4)3 + 7 H2O.
- Kết luận: K2Cr2O7 có tính oxi hóa mạnh ,
đặc biệt trong môi trường axit, Cr+6 bị khử
thành ion Cr3+.
Thí nghiệm 2: Điều chế và thử tính chất
của hiđroxit sắt
* Tiến hành: (SGK)
* Hiện tượng và giải thích:
- Trong ống nghiệm (1) xuất hiện kết tủa
mầu trắng xanh, ống nghiệm (2) xuất hiện
kết tủa màu nâu đỏ.
Pư:
FeSO4 + 2 NaOH Fe(OH)2↓ + Na2SO4
Fe2(SO4)3 + 6 NaOH 2 Fe(OH)3↓ + 3
Na2SO4
- Dùng đũa thuỷ tinh lấy nhanh từng loại kết
tủa, sau đó nhỏ tiếp vào mỗi ống nghiệm vài
giọt dung dịch HCl.
- Trong ống nghiệm (1) kết tủa tan dần, thu
được dung dịch có mầu lục nhạt của FeCl2.
- GIÁO ÁN HÓA HỌC 12
Hoạt động 4 Trong ống nghiệm (2) kết tủa tan dần tạo ra
HS: tiến hành thí nghiệm như SGK. dung dịch có mầu nâu của FeCl3.
GV: quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực
hiện thí nghiệm. * Kết luận: Sắt (II) hidroxit và sắt (III)
hidroxit có tính bazơ.
Thí nghiệm 3: Tính chất hóa học của
muối sắt
* Tiến hành: (SGK)
* Dung dịch trong ống nghiệm chuyển dần
từ mầu vàng sang mầu nâu sẫm và cuối cùng
xuất hiện kết tủa tím đen.
Pư:
Hoạt động 5
2 FeCl3 + 2 KI 2 FeCl2 + 2 KCl + I2
HS: tiến hành thí nghiệm như SGK. 3+
GV: quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ HS thực * Kết luận: Muối Fe có tính oxi hóa.
hiện thí nghiệm.
Thí nghiệm 4: Tính chất hóa học của
đồng
* Tiến hành: (SGK)
* Hiện tượng và giải thích:
- Ống nghiệm (1) không có pư xảy ra
- Ống nghiệm (2) pư hóa học cũng khơng
xảy ra.
- Ống nghiệm (3) sau một thời gian miệng
ống nghiệm có khí màu nâu đỏ, dung dịch
có mầu xanh.
Hoạt động 6:
HS: Viết tường trình
II. Viết tường trình:
- GIÁO ÁN HÓA HỌC 12
GV: Nhận xét buổi thực hành.
HS: Dọn dẹp phòng thí nghiệm
VI. DẶN DÒ: XEM TRƯỚC BÀI: NHẬN BIẾT MỘT SỐ ION TRONG DUNG
DỊCH.
VII. RÚT KINH NGHIỆM: