intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án bài 4: Liên kết các đoạn trong văn bản - Ngữ văn 8

Chia sẻ: Trần Tuyết Hà | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

375
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu.vn xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo án bàn học Liên kết các đoạn văn trong văn bản dưới đây. Mong rằng tài liệu sẽ mang đến nhiều kiến thức bổ ích và hỗ trợ tốt quý thầy cô trong quá trình soạn giáo án. Chúc quý thầy cô có thêm những giáo án hay và thú vị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án bài 4: Liên kết các đoạn trong văn bản - Ngữ văn 8

Tiết 16:                                                                                  

                 LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN.

     

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Biết cách sử dụng các phương tiện để liên kết các đoạn văn,làm cho chúng liền ý, liền mạch.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG:

1. Kiến thức:

- Biết  cách sử dụng các phương tiện để liên kết các đoạn văn làm cho chúng liền ý, liền mạch.

- Sự liên kết giữa các đoạn, các phương tiện liên kết đoạn ( từ liên kết và câu nối ).

- Tác dụng của việc liên kết các đoạn trong quá trình tạo lập văn bản.

2. Kĩ năng:

Nhận biết, sử dụng được các câu, các từ có chức năng, tác dụng liên kết các đoạn trong văn bản.

3. Thái độ:

Có ý thức sử dụng các phương tiện liên kết để tạo ra sự liên kết giữa các đoạn trong văn bản.

III. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.

- Bảng phụ, các ví dụ.

2. Học sinh:

- Đọc sách, tìm hiểu bài.

- Xem lại nội dung các bài về văn bản ở chương trình lớp 7.

IV.Phương pháp:  Động não,thực hành viết..

V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:                                            

2. Kiểm tra bài cũ:

?Thế nào là từ tượng thanh, từ tượng hình? Cho ví dụ minh họa.

3.Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG

GV Cho HS đọc 2 đoạn văn trong SGk

? Hai đoạn văn trong trường hợp 1 có mối liên hệ gì không? Tại sao?

- Hai đoạn văn này cùng viết về một ngôi trường (Tả và phát biểu cảm nghĩ) nhưng thời gian tả và phát biểu không hợp lý (đánh đồng thời gian hiện tại và quá khứ) nên sự liên kết giữa hai đoạn văn còn lỏng lẻo, do đó người đọc cảm thấy hụt hẫng.

GV: Gọi hs đọc đoạn văn phần 2.

? Cụm từ “trước đó mấy hôm” viết thêm vào đầu đoạn văn đã liên hệ với nhau như thế nào?

? Sau khi thêm cụm từ “Trước đó mấy hôm” hai đoạn văn đã liên hệ với nhau như thế nào?

GV:Kết luận : Các từ ngữ ''Trước đó mấy hôm'' là phương tiện hên kết hai đoạn. Em hãy cho biết tác dụng của việc liên kết đoạn văn trong văn bản?

(HS thảo luận để  tìm  ra tác dụng của việc liên kết đoạn văn trong văn bản.)

I/- Tác dụng của việc liên kết  các đoạn trong văn bản:

 

 

 

 

-Bổ sung ý nghĩa về thời gian phát biểu cảm nghĩ cho đoạn văn

Tạo ra sự liên kết về hình thức và nội dung với đoạn thứ 2. Do đó hai đoạn văn trở nên gắn bó chặt chẽ với nhau.

 

- Tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn bản là làm nên tính hoàn chỉnh của văn bản

 

GV Cho HS đọc ý (a).

(H) Hai đoạn văn trên liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học. Đó là những khâu nào?

? Tìm các từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn trên?

? Kể tiếp các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê?

- GV Cho HS đọc ý (b).

?Tìm từ liên kết trong hai đoạn văn trên?

 Từ “nhưng”

? Tìm quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên?

Quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên là quan hệ đối lập hiện tại – quá khứ

? Kể tiếp các phương tiện liên kết có quan hệ đối lập?

Quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên là quan hệ đối lập hiện tại – quá khứ

 

 

 

 

 

 

? Cho HS đọc hai đoạn văn ở mục I.2 tr.50-51 và cho biết đó thuộc từ loại nào. Trước đó là khi nào?

? Hãy kể tiếp các chỉ từ, đại từ có tác dụng liên kết đoạn?

 -Hs trả lời

GV: Cho HS đọc hai đoạn văn mục (d) tr. 52 và trả lời câu hỏi.

?Phân tích mối quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn?

 

 

 

 

 

 

?Tìm từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn đó?                                    

? Hãy kể tiếp các từ ngữ có ý nghĩa tổng kết khái quát sự việc?

- Kể tiếp các từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn mang ý nghĩa tổng kết, khái quát tóm lại, nói tóm lại, tổng kết lại, nhìn chung, ...

? Vậy, từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn trong văn bản thường dùng là những loại từ gì và có tác dông như thế nào?

II.Cách liên kết đoạn văn trong văn bản:

1- Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết :

a.Đoạn a.

- Hai khâu trong quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học:

- Bắt đầu là tìm hiểu.

- Sau khâu tìm hiểu là cảm thụ.

- Tìm từ ngữ  liên kết đoạn: Bắt đầu - Sau khâu tìm hiểu

- Các từ ngữ khác để chuyển đoạn có tác dụng liệt kê : trước hết,  đầu tiên, cuôí cùng, sau nữa, một mặt,  mặt khác, một là, hai là, thêm vào đó, ngoài ra...

b.Đoạn b:

 Quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên là quan hệ đối lập hiện tại – quá khứ

- Các từ ngữ khác liên kết đoạn mang ý nghĩa đối lập, tương phản nhưng, trái lại, tuy vậy, ngươc lại,  song,  thế mà, ...

C ý c:

-  Đó: chỉ từ. Trước đó là trước lúc nhân vật tôi lần đầu tiên cắp sách đến trường. Việc dùng đại từ đó có tác dụng liên kết giữa hai đoạn văn.

- Các chỉ từ, đại từ khác dùng Quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên là quan hệ đối lập hiện tại – quá khứ

d.ý d:

- Phân tích mối quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn: đoạn văn sau có ý nghĩa tổng kết những gì đã nói ở đoạn trước

- Từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn : Nói tóm lại

- Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn văn trong văn bản thường dùng là: quan hệ  từ  đại từ, chỉ từ  các cụm từ thể hiện liệt kê  so sánh  đối lập, tổng kết, khái quát...

Gv: Gọi HS đọc đoạn văn mục II.2 tr. 53.

?Tìm câu liên kết giữa hai đoạn văn đó?

 ? Tại sao câu đó có tác dụng liên kết?

Câu đó nối tiếp và phát triển ý ở cụm từ bố đóng sách vở cho mà đi học ở đoạn trước

? Qua phần tìm hiểu bài, em hãy cho biết có mấy cách liên kết đoạn văn trong văn bản ?

GV: Gọi hs đọc nội dung phần ghi nhớ trong SGK.

 

GV: Gọi hs đọc yêu cầu của bài tập 1:

? Tìm từ ngữ có tác dụng liên kết trong những đoạn văn sau?

 

 

GV: Gọi hs đọc yêu cầu của bài tập 2:

? Chọn các từ ngữ thích hợp hoặc câu thích hợp điền vào chỗ trống để làm phương tiện liên kết đoạn văn?

2- Dùng câu nối để liên kết các đo¹n:

- Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy!

 Có hai cách liên kết đoạn văn trong văn bản:

- Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết

- Dùng câu nối để liên kết

*Ghi nhớ: (SGK)                                                    III/- Luyện tập.

Bài 1: Gạch chân và giải thích tác dụng chuyển đoạn của các từ ngữ  sau

        a : nói như vậy

        b : thế mà  

        c : cũng (nối đoạn 2 với đoạn 1), tuy nhiên (nối đoạn 3 với đoạn 2).

Bài 2:     

       a : từ đó

       b : nói tóm lại

       c : tuy nhiên

       d : thật khó trả lời

Trên đây là một phần giáo án bài học Ngữ văn 8: Liên kết các đoạn văn trong văn bản, Tài liệu.vn mời quý thầy cô tham khảo thêm toàn bộ giáo án bằng cách đăng nhập và tải giáo án về máy. Hơn nữa, để thuận tiện hơn trong quá trình soạn giáo án, quý thầy cô vui lòng tải thêm một số tài liệu có liên quan đến bài học về máy và tham khảo thêm một số tài liệu dưới đây:

Ngoài ra để chuẩn bị cho giáo án tiếp theo, Tài liệu.vn mời quý thầy cô tham khảo thêm bài giảng Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. Chúc quý thầy cô có thêm những giáo án hay và thú vị.

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0