intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án cho trẻ khiếm thính: Dạy trẻ điếc nói như thế nào

Chia sẻ: Abcdef_12 Abcdef_12 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

732
lượt xem
41
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiều người cho rằng không thể dạy trẻ điếc nói được. Nhưng trong thực tế, người điếc có thể học nói và giao tiếp với mọi người bằng tiếng nói chung của mọi người. Tuy nhiên, quá trình dạy trẻ điếc nói rất khó khăn, phức tạp và phải tiến hành trong một thời gian dài. Hơn nữa dạy nói cho trẻ điếc cần có những phương pháp phù hợp với những đặc điểm của trẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án cho trẻ khiếm thính: Dạy trẻ điếc nói như thế nào

  1. Dạy trẻ điếc nói như thế nào? Nhiều người cho rằng không thể dạy trẻ điếc nói được. Nhưng trong thực tế, người điếc có thể học nói và giao tiếp với mọi người bằng tiếng nói chung của mọi người. Tuy nhiên, quá trình dạy trẻ điếc nói rất khó khăn, phức tạp và phải tiến hành trong một thời gian dài. Hơn nữa dạy nói cho trẻ điếc cần có những phương pháp phù hợp với những đặc điểm của trẻ. Dạy trẻ điếc nói, hay nói đúng hơn hình thành ngôn ngữ ở trẻ bao gồm hiểu ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ nói như một phương tiện giao tiếp và tư duy. • Làm thế nào để trẻ hiểu ngôn ngữ nói? Khi bắt đầu học nói trẻ em bao giờ cũng bắt đầu từ việc hiểu tiếng nói của mẹ và những người xung quanh. Trẻ từ 0 đến 1-2 tuổi mặc dù chưa nói được nhưng trẻ đã hiểu ý những câu đơn giản, quen thuộc mà người mẹ dùng để nói với bé hàng ngày. Đến khi trẻ lên 3, những câu tiếng nói đầu tiên mới được trẻ phát ra một cách ngọng nghịu. Như vậy, đối với trẻ điếc tuy thời gian học nói chậm hơn và có khó khăn hơn so với trẻ bình thường nhưng học nói ở trẻ khiếm thính cũng bắt đầu từ sự hiểu tiếng nói.
  2. • Làm thế nào để trẻ có thể hiểu được tiếng nói? Hiểu tiếng nói trước hết là hiểu được âm phát ra, nhưng trẻ điếc không thể nghe hết được. Nhưng trẻ có khả năng đặc biệt để đọc hình miệng. Qua hình miệng của người nói, trẻ có thể hiểu được nội dung câu nói chính xác đến 70-80%. Tùy theo trẻ được tập luyện nhiều hay ít, khả năng này mỗi ngày một phát triển và hoàn thiện. Sau khi ra trường hầu hết trẻ điếc có thể đọc được hình miệng thành thạo và tương đối chính xác. Mặt khác, muốn hiểu được câu nói thì trẻ phải hiểu được nghĩa của từ, cụm từ, câu. Điều này trẻ sẽ được rèn luyện trong suốt quá trình học tập và giao tiếp với mọi người. Cách dạy trẻ hiểu nghĩa của từ ngữ, của câu nói, phải căn cứ vào những tình huống cụ thể. Tránh bắt trẻ học hiểu một cách máy móc, trẻ sẽ mau quên và sẽ không sử dụng được. Thông qua những tình huống cụ thể, xuất hiện những nhu cầu cần hiểu biết từ ngữ. Để thỏa mãn yêu cầu đó, từ ngữ xuất hiện, lúc này từ ngữ( chữ viết, tiếng nói) được gắn liền với ý nghĩa, cách dùng từ sẽ tạo cho trẻ hứng thú và tự trẻ ghi nhớ nó. • Làm thế nào để trẻ điếc nói được?
  3. Nói( phát âm) là một công việc hết sức khó khăn đối với trẻ điếc. Tuy nhiên, nếu trẻ khổ luyện, người dạy tạn tâm thì trẻ cũng có thể thể hiện suy nghĩ của mình, tình cảm, ý muốn của mình bằng tiếng nói. • Dạy trẻ như thế nào để đạt hiệu quả nhanh nhất? Trong quá trình hình thành ngôn ngữ ở trẻ em bình thường( từ 2 đến 3, 4 tuổi) bao giờ cũng trải qua các thời kỳ: Đầu tiên là thời kỳ tiền ngôn ngữ, trẻ chỉ phát ra những âm chưa phải là ngôn ngữ nhưng nó thể hiện một nội dung nhất định nào đó. Tiếp đến là giai đoạn bập bẹ, trẻ phát ra những âm gần với ngôn ngữ. Cuối cùng, ngôn ngữ mới được hình thành: lúc đầu trẻ có thể nói chưa đúng, nhưng trong quá trình phát triển những lời này được hoàn thiện, chính xác dần. Sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ điếc không thể nằm ngoài quy luật đó. Lúc đầu, ta không nên yêu cầu trẻ pảhi nói đúng, cần có những châm chước nhất định. Đôi khi âm của từ phát ra, làm người nghe rất khó hiểu. Nhưng về sau, quá trình luyện tập, trẻ sẽ nói được. Khác với trẻ bình thường, trẻ điếc khong thể nói đúg như ngôn ngữ chuẩn mực được. Ta chỉ yêu cầu trẻ nói sao cho người nghe có thể phân biệt được, hiểu được nội dung câu nói.
  4. Một trong những yêu cầu cần thiết khi luyện nói cho trẻ khiếm thính là cần phải sử dụng nhiều giác quan trong khi học: Nghe( qua máy nghe), đọc hình miệng và kết hợp với cả xúc giác đẻ trẻ phát hiện ra cách nói như thế nào. Tiếng nói là phương tiện để trẻ thể hiện suy nghĩ, tình cảm của mình, nhưng đối với trẻ điếc một phương tiện truyền cảm hơn và dễ hơn – đó là ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ,. Ngôn ngữ ký hiệu là một dạng của ngôn ngữ không lời.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2