- GV: hướng dẫn hs đọc thuật ngữ quần cư SGK trang 188.
- Ngày nay xã hội loàingười ngày một phát triển, quần cư không còn tồn tại dưới một hình thức nhất định.
? Bằng hiểu biết của mình hãy cho biết có mấy hình thức quần cư, đó là những hình thức quần cư nào?
- HS: Quần cư nông thôn và quần cư thành thị.
GV: Hướng dẫn HS quan sát H 3.1 SGK.
? Miêu tả quang cảnh trong ảnh chụp?
- HS: Nhà cửa, làng mạc nằm xen kẽ với đồng ruộng.
? Hoạt động kinh tế chủ yếu của người nông dân là gì?
- HS: Làm ruộng, chăn nuôi, làm nghề thủ công, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
? Rút ra nhận xét về mật độ dân số của hình thức quần cư nông thôn?
- HS: Mật độ dân số thấp.
? Vậy hình thức quần cư nông thôn có những đặc điểm gì?
- GV: Hướng dẫn HS quan sát H 3.2 SGK.
? Miêu tả quang cảnh đô thị?
- HS: Nhà cửa san sát, cao tường, người đi lại đông đúc.
? Hoạt động kinh tế chủ yếu?
- HS: Sản xuất công nghiệp và dịch vụ.
? Hình thức quần cư đô thị có những đặc điểm nào?
? Với hai hình thức quần cư như vậy, cách sống và lối sống của họ có gì giống và khác nhau?
- HS: Giống: Họ đều sống quây quần, tập trung.
Khác: Nghề nghiệp, cách sinh hoạt.
- GV: Trên thế giới tỷ lệ người sống trong các đô thị ngày càng tăng, tỷ lệ người sống ở nông thôn ngày càng giảm.
? Tại sao có đặc điểm đó?
- HS: Các đô thị ngày càng phát triển.
- GV: Các đô thị xuất hiện rất sớm, từ thời kỳ cổ đại và liên tục phát triển.
- GV: Hướng dẫn hs đọc thuật ngữ đô thị hoá.
? Dựa vào kiến thức đã học và SGK chứng minh sự phát triển của các đô thị trong các thời kỳ? Tại sao có những đặc điểm đó?
- HS: Thế kỷ XVIII, có gần 5% dân số sống trong các đô thị, năm 2001 có 46% dân số sống trong các đô thị.
- GV: Nhiều đô thị phát triển nhanh chóng trở thành các siêu đô thị, dự kiến đến năm 2025 dân số đô thị là 5 tỷ người.
- GV: Hướng dẫn HS quan sát H 3.3 SGK.
? Đọc tên các siêu đô thị trên thế giới? Xác định vị trí các siêu đô thị trên bản đồ?
- HS: Xác định trên bản đồ treo tường.
? Xác định trên bản đồ các châu lục có nhiều và ít siêu đô thị nhất?
- GV: Đô thị hoá là xu thế của thế giới hiện nay, nhưng cũng gây ra rất nhiều hậu quả.
? Vậy hậu quả của sự phát triển đô thị là gì?
|
1. Quần cư nông thôn và quần cư thành thị.
* Quần cư nông thôn:
+M ĐDS thấp
+H ĐKTCY: Trồng trọt, chăn nuôi, ngư nghiẹp, nghề rừng
+Nhà ở thư thớt, chủ yếu là nhà mái ngói
* Quần cư đô thị.
+M ĐDS cao
+H ĐKTCY:CN,DV
+Nhà ở san sát, chủ yếu nhà cao tầng
-
2. Đô thị hoá, các siêu đô thị.
- Đô thị xuất hiện từ rất sớm và phát triển mạnh nhất ở thế kỷ XIX. Ngày nay có 46% dân số thế giới sống trong các đô thị.
- Các đô thị và siêu đô thị phát triển tự phát để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
|