
Giáo án Điều dưỡng cơ sở: Các phương pháp vận chuyển người bệnh
lượt xem 1
download

Giáo án Điều dưỡng cơ sở: Các phương pháp vận chuyển người bệnh được biên soạn nhằm giúp học viên sau khi học xong bài này sẽ vận dụng được hiểu biết về các nguyên tắc và lưu ý khi vận chuyển người bệnh. Phân tích được ưu và nhược điểm của các phương pháp vận chuyển người bệnh. Tiến hành được KT trên mô hình (người đóng thế) theo đúng quy trình trong tình huống lâm sàng. Thể hiện được thái độ ân cần, tôn trọng trong giao tiếp và thiết lập được môi trường CSNB an toàn trong các tình huống dạy học cụ thể tại các phòng TH. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Điều dưỡng cơ sở: Các phương pháp vận chuyển người bệnh
- BỘ Y TẾ TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ BẠCH MAI HỒ SƠ BÀI GIẢNG TÍCH HỢP Học phần: ĐIỀU DƯỠNG CƠ SỞ Tên bài : CÁC PHƯƠNG PHÁP VẬN CHUYỂN NGƯỜI BỆNH Giáo viên : NGUYỄN THU TRANG Hà Nội, tháng năm 2018
- Tr-êng Cao ®¨ng y tÕ B¹ch Mai GIÁO ÁN DẠY-HỌC Môn học: Điều dưỡng cơ sở Tên bài học: Các phương pháp vận chuyển người bệnh Số tiết: 08 giờ Ngày giảng: ……./.../2018 Giáo viên: Nguyễn Thu Trang I. PHẦN GIỚI THIỆU 1. Vị trí của bài học trong chương trình: Đây là bài học thứ 8 trong chương trình mô đun Điều dưỡng cơ sở (MĐ5) dành cho đối tượng điều dưỡng cao đẳng. 2. Ý nghĩa bài học Sau khi học xong bài này sinh viên vận dụng được hiểu biết về các nguyên tắc và lưu ý khi vận chuyển người bệnh. Phân tích được ưu và nhước điểm của các phương pháp vận chuyển người bệnh . Tiến hành được KT trên mô hình (người đóng thế) theo đúng quy trình trong tình huống lâm sàng. Thể hiện được thái độ ân cần, tôn trọng trong giao tiếp và thiết lập được môi trường CSNB an toàn trong các tình huống dạy học cụ thể tại các phòng TH. 1
- Tr-êng Cao ®¨ng y tÕ B¹ch Mai II. MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau buổi học, sinh viên có khả năng: 1. Phân tích được ưu và nhược điểm của các phương pháp vận chuyển người bệnh (CĐRMĐ 1) 2. Giải thích được các nguyên tắc và các lưu ý khi tiến hành vận chuyển người bệnh (CĐRMĐ 1) 3. Vận dụng được kiến thức về các phương pháp vận chuyển để lựa chọn được phương pháp vận chuyển phù hợp với từng tình huống.(CĐRMĐ 1) 4. Vận dụng kiến thức về các nguyên tắc và các lưu ý khi vận chuyển người bệnh để vận chuyển người bệnh một cách an toàn hiệu quả với từng tình huống cụ thể. (CĐRMĐ 2,3) 5. Đề xuất được các phương án dự phòng để phát hiện và xử trí các tai biến xảy ra khi vận chuyển người bệnh. (CĐRMĐ 4) 6. Vận dụng kiến thức về các kỹ năng giao tiếp để thể hiện được thái độ ân cần khi giao tiếp, tôn trọng người bệnh và người nhà trong các tình huống cụ thể. (CĐRMĐ 5) 7. Thể hiện tính tích cực, cập nhật kiến thức để nâng cao sự hiểu biết của bản thân. Phát huy năng lực làm việc độc lập và làm việc nhóm (CĐRMĐ 6) III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Cung cấp tài liệu, tình huống lâm sàng, câu hỏi yêu cầu cho sinh viên - Hướng dẫn cho sinh viên tự học trước khi đến lớp - Nghiên cứu sản phẩm tự học của sinh viên trước buổi giảng - Chuẩn bị đầy đủ phương tiện, vật liệu dạy học: dụng cụ, quy trình, video, mô hình giả định. Máy tính, màn chiếu, bảng phấn - Soạn giáo án giảng dạy. - Áp dụng các phương pháp giảng dạy: Tích hợp, lớp học đảo chiều, giải quyết tình huống, hướng dẫn cầm tay chỉ việc. 2. Sinh viên - Nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu tình huống và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên trong các tình huống. (Sử dụng giấy A3 để trả lời câu hỏi, Viết tên SV trong nhóm phía sau) - Xem video các kỹ thuật điều dưỡng, nghiên cứu bảng kiểm để tìm ra bước quan trọng, bước khó, bước dễ sai lỗi, tai biến. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. - Mạnh dạn liên hệ với giảng viên (cố vấn học tập) để được tư vấn, hỗ trợ về vấn đề tự học, tự nghiên cứu qua các địa chỉ Email, gọi điện ... - Gửi sản phẩm tự học đến đạ chỉ email” SPTH_KTDD.MDD5@gmail.com. Tiêu đề: KTDD. MD05.09 - Chuẩn bị các phương tiện trình bày, thảo luận nhóm khi đến lớp (bài chiếu slide hoặc bài viết ra giấy A3) - Thực hiện đầy đủ các bài tập nhóm/bài tập và mỗi cá nhân được nhóm đánh giá. - Mỗi bài chuẩn bị bài tập nhóm cần có trưởng nhóm; thư ký; báo cáo viên; người theo dõi thời gian. 2
- Tr-êng Cao ®¨ng y tÕ B¹ch Mai IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức: 01 phút - Kiểm tra sĩ số lớp học: .............................................................................................. - Nội dung nhắc nhở học sinh (nếu có): ...................................................................... 2. Kế hoạch chi tiết Phương pháp Nội dung Thời gian Phương tiện, TT hướng dẫn (phút) Hoạt động của GV Hoạt động của SV đồ dùng 1 2 4 5 6 A. HƯỚNG DẪN MỞ ĐẦU Mở bài Thuyết trình minh họa bằng hình Quan sát, lắng nghe Máy tính, Projector 1 Giới thiệu vào bài 01 ảnh. Bảng mục tiêu khổ 2 Mục tiêu học tập 02 Thuyết trình giải thích mục tiêu Nghe, hiểu giấy A0 Nội dung 3 Báo cáo sản phẩm tự học: Trả lời các câu hỏi tình huống Yêu cầu 1: Em hãy lựa Chiếu các tình huống LS 01 SV đại diện cho nhóm lên Máy chiếu. chọn phương pháp vận Mời 1 nhóm lên trình bày kết trình bày kết quả Máy tính 3.1 chuyển phù hợp với bệnh 4 quả và giải thích. SV khác nghe và nhận xét. Hoặc giấy A3 nhân An? Vì sao? Nhận xét, bổ sung và tổng kết. Nghe, hiểu, ghi chép 3
- Tr-êng Cao ®¨ng y tÕ B¹ch Mai Yêu cầu 2: Khi tiến hành Chiếu các tình huống LS 01 SV đại diện cho nhóm lên Máy chiếu. vận chuyển bệnh nhân Mời 1 nhóm lên trình bày kết trình bày kết quả Máy tính An, để bớt vướng, điều quả và giải thích. SV khác nghe và nhận xét. Hoặc giấy A3 dưỡng đã tháo dây thở Nhận xét, bổ sung và tổng kết. Nghe, hiểu, ghi chép oxy và bế bệnh nhân lên xe lăn để đi làm điện tâm 3.2 6 đồ nhanh chóng. Theo em, điều dưỡng di chuyển người bệnh có an toàn không? Vì sao? Yêu cầu 3: Khi di chuyển Chiếu các tình huống LS 01 SV đại diện cho nhóm Máy chiếu. bệnh nhân An, em cần Mời 1 nhóm lên trình bày kết lên trình bày kết quả Máy tính quả và giải thích. SV khác nghe và nhận xét. Hoặc giấy A3 3.3 chú ý gì khi thực hiện kỹ 5 thuật? Nhận xét, bổ sung và tổng kết. Nghe, hiểu, ghi chép Yêu cầu 4: Trong quá Chiếu các tình huống LS 01 SV đại diện cho nhóm Máy chiếu. trình vận chuyển, bệnh Mời 1 nhóm lên trình bày kết lên trình bày kết quả Máy tính nhân An đột ngột khó thở quả và giải thích. SV khác nghe và nhận xét. Hoặc giấy A3 3.4 dữ dội. Theo em, điều 6 Nhận xét, bổ sung và tổng kết. Nghe, hiểu, ghi chép dưỡng cần phải xử trí như thế nào và tại sao? 4.THỰC HÀNH 4.1 Trình bày sản phẩm tự học: 3 Mời đại diện nhóm lên trình bày 01 SV đại diện cho nhóm lên Bảng kiểm Lắng nghe, quan sát trình bày kết quả Máy chiếu - Nhận xét, đánh giá về Bổ sung SV khác nghe và nhận xét. Giấy A3 quy trình kỹ thuật và Nghe, hiểu, ghi chép video - Chỉ ra các bước quan trọng của QTKT 4
- Tr-êng Cao ®¨ng y tÕ B¹ch Mai - Chỉ ra những thao tác khó, khó thực hiện được sau khi xem video. - Chỉ ra những bước dễ sai lỗi gây tai biến hoặc cho kết quả không chính xác. Mời một sinh viên lên chuẩn bị Quan sát, Dụng cụ, hồ sơ bệnh dụng cụ. 4.2 Giới thiệu dụng cụ 04 án Nghe, hiểu Nhận xét và bổ sung Đưa ra một tình huống và mời Tham gia đóng vai chuẩn bị NB giả định sinh viên tham gia đóng vai người bệnh 04 người bệnh SV khác quan sát và nhận xét Nhận xét - Chỉ định 01 SV lên tiến hành - SV khác quan sát và nhận Thực hiện các bước kỹ thuật 4.2 các bước theo quy trình. xét Chuẩn bị người bệnh - GV nhận xét các bước tiến - Quy trình, mô hình, hành. dụng cụ 10 - Hỏi các bước khó của SV và - SV giải thích lý do không Câu hỏi tìm hiểu nguyên nhân vì sao SV làm được bước khó Máy tính, Projector không thực hiện được bước đấy. - Mời SV khác lên tiến hành 5
- Tr-êng Cao ®¨ng y tÕ B¹ch Mai bước khó - SV khác tiến hành bước khó. Các SV khác quan sát và - GV tiến hành làm chậm và giải nhận xét. thích các bước khó của quy - SV quan sát và ghi chép. trình. Chiếu video. Nghe hướng dẫn QTKT, máy tính, máy Quan sát Xem video chiếu, loa nghe, video 4 Xem video 06 Ghi chép nhanh Những điểm cần lưu ý trong bài học Tóm tắt, tổng kết. Câu hỏi của học sinh 7 Giải đáp thắc mắc 05 Máy tính, máy chiếu Xử trí tình huống bất thường Tổ chức thực tập: Nghe, hiểu. Nêu yêu cầu thực tập Hướng dẫn. Bảng kiểm, dụng cụ, 8 Hướng dẫn sử dụng bảng 02 mô hình. kiểm Chia 3 nhóm. Chia nhóm thực tập B. HƯỚNG DẪN THƯỜNG XUYÊN Hướng dẫn SV thực hành Quan sát, hướng dẫn, chỉnh sửa SV thực hành theo nhóm tiến theo bảng kiểm những động tác sai. hành theo quy trình, SV khác Xem video Kiểm tra, đánh giá SV. quan sát, nhận xét theo bảng Bảng kiểm, dụng cụ, Phát video kiểm. 120 người đóng thế Hoặc quay sản phẩm thực Video hiện vào điện thoại, cuối giờ nộp cho GV Xem video C. HƯỚNG DẪN KẾT THÚC Tổng kết, lượng giá, giải Mời 1 SV thực hành lại toàn bộ Quan sát, nhận xét Bảng kiểm, dụng cụ, đáp thắc mắc 15 quy trình hoặc xem sản phẩm người đóng thế quay video khi SV thực hành Nghe, hiểu Điện thoại. 6
- Tr-êng Cao ®¨ng y tÕ B¹ch Mai Bổ sung Đưa ra câu hỏi thắc mắc (nếu Giải đáp thắc mắc của SV có) Nhận xét buổi học Đọc trước bài .... Giao bài tập về nhà chuẩn bị cho bài học tiếp theo. IV. TỰ ĐÁNH GIÁ Về nội Về phương pháp Về phương tiện đồ dung Về thời gian Về sinh viên dung Ban Giám hiệu Trưởng Bộ môn Người soạn bài Vũ Đình Tiến Nguyễn Thu Trang 7
- Tr-êng Cao ®¨ng y tÕ B¹ch Mai TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2001). Điều dưỡng cơ bản, Nhà xuất bản Y học 2. Cao đẳng Y tế Bạch Mai. (2015). Bảng kiểm Quy trình kỹ thuật điều dưỡng 3. Cao đẳng Y tế Bạch Mai. (2018). Giáo trình Điều dưỡng cơ sở 4. Đỗ Đình Xuân (2007). Điều dưỡng cơ bản. Nhà xuất bản Y học. Tập 1, 2 5. Đỗ Đình Xuân, Trần Thị Thuận (2010). Hướng dẫn thực hành 55 Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 6. Đỗ Đình Xuân, Trần Thị Thuận (2013). Kỹ năng thực hành điều dưỡng.Nhà xuất bản Y học. Tập 1, 2 7. Trần Thúy Hạnh, Lê Thị Bình, Vũ Đình Tiến (2017). Điều dưỡng cơ bản và nâng cao. Nhà xuất bản Y học. 8. Trần Thị Thuận (2007). Điều dưỡng cơ bản. Nhà xuất bản Y học. Tập 1, 2 9. Ruth F. Craven, Comtances. Hirnle (2005). Fundamentals of Nursing. Lippincort William (5th). 8
- Tr-êng Cao ®¨ng y tÕ B¹ch Mai ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT Tên bài học: CÁC PHƯƠNG PHÁP VẬN CHUYỂN NGƯỜI BỆNH 1. Chuẩn bị 1.1 Chuẩn bị người bệnh Nhận định đúng người bệnh: Họ tên người bệnh, tuổi, số giường, số buồng Nhận định tình trạng: Thông báo, giải thích và động viên người bệnh 1.2. Chuẩn bị điều dưỡng Trang phục đầy đủ và rửa tay thường quy 1.3. Chuẩn bị dụng cụ * Dụng cụ sạch * Các dụng cụ khác 2.Bảng kiểm 9
- Tr-êng Cao ®¨ng y tÕ B¹ch Mai Phụ lục 2: MẪU PHIẾU CHĂM SÓC Bệnh viện:......... PHIẾU CHĂM SÓC MS ………… Khoa:................ Số vào viện:... Họ tên người bệnh:...........................................................................................Tuổi:....................Nam/ Nữ................................ Số giường:...............................................................................Buồng:.......................................................................................... Địa chỉ:……………………………………………………………………………….…………………………………………. Chẩn đoán: .................................................................................................................................................................................... Ngày/ Xử trí chăm sóc/ Diễn biến Ký tên tháng Đánh giá 10
- Tr-êng Cao ®¨ng y tÕ B¹ch Mai HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Danh sách giảng viên tham gia giảng dạy, cố vấn học tập và quản lý phòng tự học: Họ và tên Số ĐT Địa chỉ Email Giảng tại phòng thực hành 1. Ths. Vũ Đình Tiến 0912378570 Vudinhtienybm@gmail.com 2. Ths. Nguyễn Quỳnh Châm 0962461181 Chamquynh881@yahoo.com 3. Ths. Nguyễn Hoàng Chính 0902196985 chinhnh@hotmail.com 4. CN. Đoàn Văn Chính 0974721412 Doanvanchinh88@gmail.com 5. CN. Trịnh Thị Kim Dung 0983992415 kimdungtrinhbm@gmail.com Cố vấn học tập Ths. Vũ Thị Mai Hoa 0915432125 Hoahanhtung@yahoo.com.vn Quản lý phòng tự học CN. Đinh Thị Thu Hương 0912423463 Dinhhuong.coi79@gmail.com 1. Chuẩn bị - Nghiên cứu Giải phẫu – Sinh lý phần có liên quan đến bài học - Nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu tình huống và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên trong các tình huống. (Sử dụng giấy A3 để trả lời câu hỏi, Viết tên SV trong nhóm phía sau hoặc bảng viết ra giấy A3) - Xem video các kỹ thuật điều dưỡng, nghiên cứu bảng kiểm để tìm ra bước quan trọng, bước khó, bước dễ sai lỗi, tai biến. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học và học nhóm. - Mạnh dạn liên hệ với giảng viên (cố vấn học tập) để được tư vấn, hỗ trợ về vấn đề tự học, tự nghiên cứu qua các địa chỉ Email, gọi điện ... - Gửi sản phẩm tự học đến địa chỉ Email: SPTH_DDCS_MD5@gmail.com. Tiêu đề: Bài 17_Tổ ..._nhóm ... - Chuẩn bị các phương tiện trình bày, thảo luận nhóm khi đến lớp (bài chiếu slide hoặc bài viết ra giấy A3) - Phân công người trình bày (luân phiên nhau). 2. Nghiên cứu tình huống lâm sàng. 11
- Tr-êng Cao ®¨ng y tÕ B¹ch Mai Bệnh nhân Nguyễn Văn An, 60 tuổi, bệnh nhân đột ngột khó thở, yếu vận động nửa người trái DHST: • HA 160/80mmHg, • Mạch 90 lần/ phút. • Nhịp thở 26 lần/ phút. • Nhiệt độ 36ₒ 5 • SpO2 82% Chẩn đoán:Suy tim/ TS tai biến mạch máu não. Bác sĩ ra y lệnh: • Thở oxy 5 Lít/ phút. • Cerebrolysin X 10 ml. Pha Truyền tĩnh mạch 20 giọt/Phút. • Đưa bệnh nhân đi siêu âm tim Yêu cầu 1: Em hãy lựa chọn phương pháp vận chuyển phù hợp với bệnh nhân An? Vì sao? Yêu cầu 2: Khi tiến hành vận chuyển bệnh nhân An, để bớt vướng, điều dưỡng đã tháo dây thở oxy và bế bệnh nhân lên xe lăn để đi làm điện tâm đồ nhanh chóng. Theo em, điều dưỡng di chuyển người bệnh có an toàn không? Vì sao? Yêu cầu 3: Khi di chuyển bệnh nhân An, em cần chú ý gì khi thực hiện kỹ thuật? Yêu cầu 4: Trong quá trình vận chuyển, bệnh nhân An đột ngột khó thở dữ dội. Theo em, điều dưỡng cần phải xử trí như thế nào và tại sao? 12
- BÀI 8 CÁC PHƯƠNG PHÁP VẬN CHUYỂN NGƯỜI BỆNH Mã bài học: MĐ 05. 8 Mục tiêu bài học/ chuẩn đầu ra bài học: 1. Phân tích được ưu và nhược điểm của các phương pháp vận chuyển người bệnh (CĐRMĐ 1) 2. Giải thích được các nguyên tắc và các lưu ý khi tiến hành vận chuyển người bệnh (CĐRMĐ 1) 3. Vận dụng được kiến thức về các phương pháp vận chuyển để lựa chọn được phương pháp vận chuyển phù hợp với từng tình huống.(CĐRMĐ 1) 4. Vận dụng kiến thức về các nguyên tắc và các lưu ý khi vận chuyển người bệnh để vận chuyển người bệnh một cách an toàn hiệu quả với từng tình huống cụ thể. (CĐRMĐ 2,3) 5. Đề xuất được các phương án dự phòng để phát hiện và xử trí các tai biến xảy ra khi vận chuyển người bệnh. (CĐRMĐ 4) 6. Vận dụng kiến thức về các kỹ năng giao tiếp để thể hiện được thái độ ân cần khi giao tiếp, tôn trọng người bệnh và người nhà trong các tình huống cụ thể. (CĐRMĐ 5) 7. Thể hiện tính tích cực, cập nhật kiến thức để nâng cao sự hiểu biết của bản thân. Phát huy năng lực làm việc độc lập và làm việc nhóm (CĐRMĐ 6) Nội dung bài học 1. Quy định chung - Chăm sóc người bệnh là một trong những nhiệm vụ trọng tâmcủa bệnh viện, các hoạt động điều trị, chăm sóc người bệnh phải đảm bảo an toàn, chất lượng và tạo sự hài lòng cho người bệnh. - Công tác vận chuyển người bệnh phải được thực hiện bởi người được phân công có chuyên môn, trách nhiệm, đảm bảo an toàn cho người bệnh trong quá trình vận chuyển và đảm bảo đầy đủ các thủ tục hành chính theo quy định. - Quy định này áp dụng cho các trường hợp: chuyển người bệnh giữa các khoa điều trị nội trú; chuyển người bệnh đi làm các xét nghiệm cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng; chuyển người bệnh đi khám chuyên khoa; chuyển người bệnh đến bệnh viện khác. Quy định này không áp dụng cho trường hợp chuyển người bệnh từ Khoa Khám bệnh và Khoa Khám bệnh theo yêu cầu vào các khoa nội trú. 2. Quy định cụ thể 2.1 Đối tượng cần vận chuyển: Người bệnh không thể tự đi lại được hoặc phải cần sự trợ giúp của các phương tiện vận chuyển 2.2. Đối tượng tham gia vận chuyển người bệnh: - Điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên, nhân viên vận chuyển. - Học sinh, sinh viên, học viên đang học tập tại các đơn vị có thể tham gia hỗ trợ vận chuyển người bệnh (khiđược phân công). - Trường hợp người bệnh chăm sóc cấp 1 cần có bác sĩ tham gia vận chuyển. 2.3. Phương tiện vận chuyển - Xe cứu thương. - Xe điện vận chuyển. - Giường cấp cứu. - Xe đẩy ngồi (có kèm cọc truyền nếu cần).
- - Cáng nằm (có đai cố định). - Lồng ấp hoặc cũi có thành chắn chắc chắn (đối với trẻ sơ sinh). - Đối với trường hợp người bệnh chăm sóc cấp 1, 2 cần mang theo bình ôxy hoặc balon ôxy, hộp cấp cứu. - Các phương tiện hỗ trợ khác: ô che, áo mưa, chăn hoặc ga đắp (nếu cần). 2.4. Công tác chuẩn bị - Điều dưỡng thông báo kế hoạch vận chuyển cho người bệnh hoặc gia đình người bệnh để cùng trợ giúp. - Bác sĩ và điều dưỡng đánh giá tình trạng người bệnh, các nguy cơ có thể xảy ra khi vận chuyển người bệnh. - Chuẩn bị và kiểm tra phương tiện vận chuyển, kiểm tra phương tiện cấp cứu (nếu là người bệnh chăm sóc cấp 1, 2). - Kiểm tra lại các thủ tục hành chính: Hồ sơ bệnh án, thanh toán viện phí (nếu có) và các giấy tờ cần thiết khác, điền thông tin vào phiếu bàn giao tình trạng người bệnh sổ bàn giao người bệnh trong trường hợp chuyển khoa hoặc chuyển viện. - Đơn vị có người bệnh chuyển đi liên hệ trước với đơn vị mà người bệnh sẽ được chuyển đếnđể đã sẵn sàng tiếp nhận người bệnh hoặc làm các xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng (nếu cần). 3. Nguyên tắc chung khi vận chuyển người bệnh - Chỉ được chuyển người bệnh khi có chỉ định và phải ghi rõ giờ, ngày, tháng di chuyển. - Khi di chuyển phải đảm bảo nhẹ nhàng, cẩn thận, nhất là đối với người bệnh nặng như bệnh tim mạch, sau mổ, gãy xương. - Phải kiểm tra phương tiện di chuyển của NB như cáng, xe lăn xem có đảm bảo an toàn không, các phương tiện vận chuyển phải có đệm lót. - Chuyển người bệnh từ khoa phòng này sang khoa phòng khác, đưa đi xét nghiệm, chiếu chụp XQ… phải chuẩn bị đủ hồ sơ, phiếu xét nghiệm. - Phải mang hộp cấp cứu trong quá trình vận chuyển NB bao gồm: thuốc men, dụng cụ cấp cứu... - Khi vận chuyển phải đắp chăn cho NB, đối với NB có túi dẫn lưu nước tiểu phải để ở vị trí thấp hơn người bệnh nằm đối với NB có đường truyền phải có cọc treo chai dịch. - Khi trở về phải báo cáo mọi diễn biến về tình trạng NB trong khi chuyển và bàn giao lại cho điều dưỡng trưởng nhóm được phân công 4. Các phương pháp vận chuyển người bệnh 4.1. Hỗ trợ NB trong di chuyển ngắn: Dìu, cõng, khiêng. - Phương pháp dìu người bệnh 1 người
- - Phương pháp dìu người bệnh 2 người * Phương pháp bế người bệnh Người Đ/D đứng cạnh giường, chân hơi dạng, cúi sát NB, một tay luồn dưới khoeo chân, một tay luồn dưới cổ. Người bệnh ôm lấy cổ người Đ/D 4.2. Vận chuyển bệnh nhân bằng cáng hoặc xe lăn hai bánh 4.2.1. Vận chuyển người bệnh bằng xe lăn - Đặt xe lăn chếch 450 sát giường, khóa chốt xe lăn. - Đặt NB nằm sát mép giường. - Người Đ D đứng sát giường, một tay đỡ dưới cổ NB, một tay đỡ dưới kheo chân NB. - Hai tay NB quàng qua cổ người ĐD - Nhấc NB lên và đặt vào xe lăn.
- 4.2.2. Vận chuyển người bệnh bằng cáng * Người bệnh tỉnh táo - Đặt xe lăn hoặc cáng để ngửa cáng sát thành giường. - Người Đ/D giúp NB tự trườn sang cáng. * Đối với người bệnh nặng: - Phương pháp đặt cáng song song xa với giường bệnh - Phương pháp đặt cáng song song gần với giường bệnh - Phương pháp đặt cáng vuông góc với giường bệnh 4.3. Vận chuyển người bệnh bằng các phương pháp khác - Xe ô tô - Lồng ấp - Giường cấp cứu - Xe điện 5. Các lưu ý khi vận chuyển - Thực hiện đúng KT vận chuyển NB. - Điều dưỡng phải theo dõi sát NB trong quá trình di chuyển. - Đối với những NB chăm sóc cấp 1,2 cần theo dõi sát: Toàn trạng NB, Hoạt động của các trang thiết bị đi kèm (nếu có), các đường truyền, dẫn lưu. - Tại nơi chuyển đến phải bàn giao cụ thể tình trạng NB kèm theo phiếu bàn giao Nb, sổ chuyển NB. - Trong quá trình vận chuyển nếu tình trạng NB có diễn biến nặng lên như: Khó thở, ngừng thở, ngừng tim phải khẩn trương tiến hành cấp cứu và đưa ngay NB về đơn vị Hồi sức cấp cứu gần nhất. - Khi kết thúc vận chuyển phải báo cáo lại tình trạng NB đối với người có trách nhiệm tại đơn vị chuyển NB 6. Các nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển - Vận chuyển nhầm người bệnh - Vận chuyển nhầm khoa - Không kiểm tra các trang thiết bị đi kèm (bơm tiêm điện, máy truyền dịch, bóng bóp….) - Nguy cơ tuột dây oxy, đè vào dây oxy, tuột đường truyền và các loại sonde kèm theo. - Nguy cơ bệnh nhân ngã - Nguy cơ bệnh nhân diễn biến nặng đột xuất thì cần đưa người bệnh vào khoa gần nhất để xử trí và theo dõi. 7. Quy trình kỹ thuật vận chuyển người bệnh CÁC BƯỚC TIẾN MỤC ĐÍCH - Ý TIÊU CHUẨN PHẢI STT HÀNH NGHĨA ĐẠT I CHUẨN BỊ
- Chuẩn bị người bệnh: Tiến hành được thuận Đúng người bệnh 1. Xác định đúng NB – Nhận lợi, an toàn NB an tâm hợp tác định tình trạng NB Đánh giá NB trước khi NB chuẩn bị đầy đủ đồ vận chuyển đạc để chuyển (NB chuyển viện, chuyển khoa) Thông báo, giải thích, động Để NB hiểu và cùng NB hợp tác trong quá viên người bệnh về kỹ phối hợp cho tốt. trình thực hiện kỹ thuật.. thuật sẽ làm Chuẩn bị người ĐD: Đảm bảo an toàn cho Điều dưỡng phải có đầy Điều dưỡng mang trang người bệnh và ĐD khi đủ trang phục y tế, theo phục y tế đầy đủ thực hiện. quy định, gọn gàng, sạch Rửa tay thường quy sẽ. Đúng và đủ 6 bước. 2. Chuẩn bị dụng cụ: Đảm bảo an toàn cho Cáng phải có đệm lót - Cáng, chăn đắp, dây cố NB Có đầy đủ dụng cụ cấp định Có đầy đủ thuốc và cứu và HSBA - Dụng cụ cấp cứu, hồ sơ, dụng cụ cấp cứu để xử HA, ống nghe, đồng hồ, trí khi NB có bất nhiệt kế thường. TIẾN HÀNH KỸ II THUẬT Bảm bảo sức khỏe của DHST trong giới hạn Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn 1. NB trước khi VC BT (nếu cần) Đặt cáng song song gần: Cáng đặt sát giường Có 2 người khiêng Đặt cáng sát giường, đầu tránh cho NB bị ngã cáng, 3 người khiêng cáng cùng chiều với đầu Tiết kiệm diện tích NB NB Cả 4 người đã được HD Điều dưỡng và người phụ kỹ trước khi bê NB đứng ngoài cáng 2. Giúp VC nhanh chóng Hướng dẫn rõ vị trí đặt Điều dưỡng hướng dẫn và an toàn tay của người phụ và người phụ góc quay, hướng quay Đỡ toàn thân người bệnh Khi bê NB thành 1 khối Làm theo cùng khẩu cùng nâng, đặt xuống cáng thống nhất tránh ngã lệnh - Thắt dây an toàn - Đắp NB. ấm Đặt cáng song song xa: Cáng cáng giường 1m – Đặt cáng cách giường 1 m, Đối với phòng rộng 1,2m, đầu cáng ngược đầu cáng ngược đầu với NB Ít người phụ với đầu giường Điều dưỡng và người phụ Chỉ cần 3 người khiêng 3. đứng giữa cáng và NB NB Giúp VC nhanh chóng Hướng dẫn rõ vị trí đặt Điều dưỡng hướng dẫn và an toàn tay của người phụ và người phụ góc quay, hướng quay
- Cùng nâng người bệnh lên Khi bê NB thành 1 khối Làm theo cùng khẩu quay 1800 đặt vào cáng - thống nhất tránh ngã lệnh Thắt dây an toàn - Đắp ấm NB. Quay 1800 về phía đầu NB Đặt cáng vuông góc: Đối với phòng rộng Chỉ cần 3 người VC Chân cáng vuông góc với Ít người vận chuyển NB từ giường xuống đầu giường hoặc cuối cáng thì đặt đuôi cáng giường vuông góc với đầu Điều dưỡng và người phụ giường đứng trong góc vuông NB từ cáng lên giường thì đặt đầu cáng vuông 4. góc với chân giường Điều dưỡng hướng dẫn Giúp VC nhanh chóng Hướng dẫn rõ vị trí đặt người phụ và an toàn tay của người phụ và góc quay, hướng quay. Cùng nâng người bệnh lên Khi bê NB thành 1 khối Làm theo cùng khẩu quay 900 đặt vào cáng thống nhất tránh ngã lệnh. Thắt dây an toàn - Đắp ấm NB Quay cùng bên 900 theo phía đầu NB Vận chuyển người bệnh: Giúp khiêng NB dễ Cả 4 người khiêng phải Hướng dẫn người phụ nâng dàng theo cùng một nhịp: cángvà di chuyển nhịp nhàng Hai người phía trên cùng chân nhau. 5. Hai người phía dưới cùng chân nhau nhưng khác chân 2 người phía trên. Vận chuyển người bệnh đi Tránh đu đưa cáng, NB Cáng không bị lắc nhẹ nhàng, khẩn trương (nếu không bị chóng mặt NB nằm thoải mái khi khiêng cáng: người trước trong quá trình vận vận chuyển. và sau đi trái chân nhau) chuyển. 6. ĐD luôn quan sát người Tránh cho NB bị ngã bệnh trong khi vận chuyển trong quá trình di Luôn giữ cáng thăng bằng chuyển. khi lên và xuống dốc Đánh giá tình trạng NB Kiểm tra lại tình trạng Đo DHST 7. sau khi thực hiện kỹ thuật SK NB Hỏi cảm giác của NB Nếu chuyển NB: Ghi sổ bàn Đảm bảo đã bàn giao Phải ký nhận sổ chuyển giao và bàn giao NB (nếu NB đúng nơi cần đến NB và ghi đầy đủ vào cần) hồ sơ bệnh án. Nếu đưa BN đi xét nghiệm 8. về: chuyển BN lên giường, đo lại DHST (nếu cần) và dặn dò NB. Ghi phiếu CS ĐD.
- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 1. Chuẩn bị - Nghiên cứu Giải phẫu – Sinh lý phần có liên quan đến bài học thở oxy cho người bệnh. - Nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu tình huống và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên trong các tình huống. (Sử dụng giấy A1 để trả lời câu hỏi, Viết tên SV trong nhóm phía sau hoặc bảng viết ra giấy A1) - Xem video, nghiên cứu bảng kiểm để tìm ra bước quan trọng, bước khó, bước dễ sai lỗi, tai biến. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học và học nhóm. - Mạnh dạn liên hệ với giảng viên (cố vấn học tập) để được tư vấn, hỗ trợ về vấn đề tự học, tự nghiên cứu qua các địa chỉ Email, gọi điện ... - Chuẩn bị các phương tiện trình bày, thảo luận nhóm khi đến lớp (bài chiếu slide hoặc bài viết ra giấy A1 hoặc A0) - Phân công người trình bày, thư ký, người giám sát (luân phiên nhau), viết vào sản phẩm tự học. 2. Nghiên cứu tình huống lâm sàng A. Yêu cầu SV nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu tình huống, làm việc nhóm, trả lời các yêu cầu tình huống lâm sàng. Bệnh nhân Nguyễn Văn An, 60 tuổi, bệnh nhân đột ngột khó thở, yếu vận động nửa người trái DHST: • HA 160/80mmHg, • Mạch 90 lần/ phút. • Nhịp thở 26 lần/ phút. • Nhiệt độ 36ₒ 5 • SpO2 82% Chẩn đoán:Suy tim/ TS tai biến mạch máu não. Bác sĩ ra y lệnh: • Thở oxy 5 Lít/ phút. • Cerebrolysin X 10 ml. Pha Truyền tĩnh mạch 20 giọt/Phút. • Đưa bệnh nhân đi siêu âm tim Yêu cầu 1: Em hãy lựa chọn phương pháp vận chuyển phù hợp với bệnh nhân An? Vì sao? Yêu cầu 2: Khi tiến hành vận chuyển bệnh nhân An, để bớt vướng, điều dưỡng đã tháo dây thở oxy và bế bệnh nhân lên xe lăn để đi làm điện tâm đồ nhanh chóng. Theo em, điều dưỡng di chuyển người bệnh có an toàn không? Vì sao? Yêu cầu 3: Khi di chuyển bệnh nhân An, em cần chú ý gì khi thực hiện kỹ thuật? Yêu cầu 4: Trong quá trình vận chuyển, bệnh nhân An đột ngột khó thở dữ dội. Theo em, điều dưỡng cần phải xử trí như thế nào và tại sao? B. Về kỹ thuật 1. SV xem video về kỹ thuật 2. So sánh, đối chiếu các bước thực hiện trong video clip với bảng kiểm quy trình kỹ thuật. 3. Trao đổi, thảo luận với các thành viên trong nhóm về nội dung quy trình kỹ thuật theo tình huống cụ thể để rút ra các bước cần chú ý về quy trình kỹ trình với từng người bệnh.

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Dự án tăng cường hệ thống đào tạo lâm sàng cho điều dưỡng mới tốt nghiệp - Bài 2: Một số nội dung chính trong chương trình đào tạo cho điều dưỡng mới
61 p |
3 |
1
-
Giáo án Điều dưỡng cơ sở: Kỹ thuật thụt tháo
15 p |
1 |
1
-
Giáo án Điều dưỡng cơ sở: Kỹ thuật thở oxy cho người bệnh
21 p |
2 |
1
-
Giáo án Điều dưỡng cơ sở: Kỹ thuật sơ cứu vết thương và băng bó
36 p |
2 |
1
-
Giáo án Điều dưỡng cơ sở: Kỹ thuật đặt thông tiểu
29 p |
3 |
1
-
Giáo án Điều dưỡng cơ sở: Kỹ thuật cho người bệnh uống thuốc và dùng thuốc tại chỗ
11 p |
2 |
1
-
Giáo án Điều dưỡng cơ sở: Thăm khám và nhận định bệnh nhân
43 p |
1 |
1
-
Giáo án Điều dưỡng cơ sở: Kĩ thuật tiêm truyền tĩnh mạch bằng bơm tiêm điện – máy truyền dịch
13 p |
4 |
1
-
Giáo án Điều dưỡng cơ sở: Kĩ thuật tiêm trong da
13 p |
2 |
1
-
Giáo án Điều dưỡng cơ sở: Kĩ thuật tiêm tĩnh mạch
8 p |
3 |
1
-
Giáo án Điều dưỡng cơ sở: Kĩ thuật tiêm bắp nông – bắp sâu
12 p |
3 |
1
-
Giáo án Điều dưỡng cơ sở: Hồi sinh tim phổi
12 p |
2 |
1
-
Giáo án Điều dưỡng cơ sở: Hồ sơ bệnh án và cách ghi chép
9 p |
2 |
1
-
Giáo án Điều dưỡng cơ sở: Kĩ thuật tiêm dưới da
9 p |
1 |
0
-
Giáo án Điều dưỡng cơ sở: Kỹ thuật truyền máu
10 p |
1 |
0
-
Giáo án Điều dưỡng cơ sở: Những nguyên tắc khi dùng thuốc
9 p |
1 |
0
-
Giáo án Điều dưỡng cơ sở: Kĩ thuật truyền dịch tĩnh mạch
10 p |
1 |
0


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
