1’
8’
7’
9’
12’
|
Hoạt động 1
Giới thiệu bài
Gv đưa tình huống: Khi gặp khó khăn có người giúp mình, cần có thái độ như thế nào? Biết ơn là gì và có ý nghĩa như thế nào thầy cùng các em tìm hiểu bài hôm nay.
Gv ghi đầu bài lên bảng
Hoạt động 2:
Tìm hiểu nội dung truyện
Hs đọc truyện
Gv tổ chức đàm thoại
Câu hỏi:
1. Thầy Phan đã giúp đỡ Hồng như thế nào?
2. Trước lời khuyên của thầy, Hồng đã làm gì?
3. Vì sao chi Hồng không quên thầy giáo cũ dù đã hơn hai mươi năm?
4. Chị hồng đã có việc làm và suy nghĩ gì để tỏ lòng biết ơn thầy giáo cũ?
Hs trả lời theo suy nghĩ
Gv đánh giá: Thầy cô giáo là người trực tiếp cùng với cha mẹ trực tiếp dạy dỗ các em nên người, vì vậy các em phải tỏ lòng biết ơn những người đã dạy dỗ mình.
Vậy chúng ta còn biết ơn những ai nữa?
Hoạt động 3:
Chúng ta biết ơn những ai? vì sao?
Thảo luận nhóm
Hoạt động 3
Tìm hiểu nội dung bài học
Gv tổ chức thảo luận
Câu hỏi:
1- Em hiểu thế nào là biết ơn? cho ví dụ.
Trái với biết ơn là gì? Cho ví dụ
(Vô ơn, khi người khác giúp đỡ mình mà còn làm hại họ)
2- Biết ơn có những biểu hiện gì?
Em hãy nêu ví dụ về biêt ơn ở trường lớp, gia đình và xã hội?
3 - Nêu ý nghĩa của lòng biết ơn?
Em rèn luyện lòng biết ơn như thế nào?
Gv ghi bảng
Hs ghi vào vở
Gv cho hs giải thích câu tục ngữ
“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”
(Câu tục ngữ nói lên: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy)
Hoạt động 4:
Luyện tập và củng cố
Bài tập a sgk trang 15
Gv treo bảng phụ
Gv mời hs đọc yêu cầu bài tập
Hs lên bảng trình bày
Hs cả lớp nhận xét
Gv đánh giá
Bài b sgk -15
Gv đưa tình huống: Ngày 20/11 Lan cùng các bạn đi thăm thầy cô giáo. Lan đưa ra ý kiến chỉ đi thăm thầy cô đang dạy mình còn thầy cô giáo cũ thì thôi.
Em hãy nhận xét hành vi của bạn Lan?
|
Nói lời cảm ơn
1, Truyện đọc
Thư của một học sinh cũ
1. Hồng quen viết tay trái, thầy Phan đã dạy viết bằng tay phải.
Thầy khuyên “nét chữ là nét người”
2. Chị ân hận vi đã làm trái lời thầy
- Chị quyết tâm thực hiện lời thầy dạy, quyết tâm rèn viết tay phải.
3. Suốt hơn hai mươi năm, Hồng vẫn luôn nhớ về thầy, nhớ lời thầy dạy, nhớ ơn thầy đã rèn cách viết cho mình.
- Chị viết thư cho thầy và mong có dịp đến thăm thầy.
=>Chúng ta hiểu biết được như ngày hôm nay là sự dạy dỗ của các thầy cô giáo, chúng ta không bao giờ quên ơn công lao to lớn đó.
Chúng ta cần biết ơn:
1- Biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ - đã sinh thành và nuôi dưỡng ta
2- Biết ơn người đã giúp đỡ ta lúc gặp khó khăn hoạn nạn – họ đã mang đến điều tốt lành.
3- Biết ơn thầy cô giáo đã dạy dỗ ta nên người.
4- Biết ơn những anh hùng liệt sỹ - đã có công kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ Quốc, xây dựng đất nước đem lại cuộc sống hoà bình.
5- Biết ơn Đảng và Bác Hồ đã đem lại độc lập tự do, ấm no, hạnh phúc cho dân tộc...
2, Nội dung bài học
a, Thế nào là biết ơn?
-Biết ơn là bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, với những người có công với dân tộc, đất nước.
Biểu hiện:
Bằng cử chỉ, ánh mắt, lời nói và hành động.
b, ý nghĩa
-Biết ơn tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.
-Biết ơn làm đẹp nhân cách con người
c, Rèn luyện
-Chăm sóc, vâng lời ông bà, cha mẹ,
-Vâng lời thầy cô giáo.
-Phê phán những người có thái độ vô ơn, thờ ơ, bạc bẽo...
3, Bài tập
Bài tập a sgk trang 15
Những việc làm thể hiên sự biết ơn:
- Lan cố gắng học thật tốt để bố mẹ vui lòng
- Đi trên đường sach đẹp, rộng rãi Hùng nghĩ đến những người đã bỏ công sức để sửa sang đường sá và tự nhủ phải giữ gìn đường làng, ngõ xóm sạch đẹp.
-Vào dịp Tết Nguyên Đán, Dũng cùng bố mẹ đi thăm mộ ông bà nội, ông bà ngoại.
Bài b sgk -15
Những việc làm thể hiện sự biết ơn:
-Thăm thầy, cô giáo nhân ngày 20/11.
-Thắp hương tại nghĩa trang liệt sỹ nhân ngày 27/7.
-Tặng hoa me, cô giáo nhân ngày 8/3.
-Hưởng ứng phong trào đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ gia đình thương binh liệt sỹ...
Hành vi của ban Lan là sai, không chỉ thăm thầy cô giáo đang dạy mình và thầy cô giáo cũ mới thể hiện lòng biết ơn.
|