intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Lịch sử 12 bài 10: Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỷ XX

Chia sẻ: Mã Thanh Thanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

1.004
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu bài học “Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỷ XX” là giúp HS biết được thành tựu của CMKHCN công nghệ sau CTTG2. Bên cạnh đó bài học còn giúp các em nhận thức được rằng tuổi trẻ VN ngày nay phải cố gắng học tập và rèn luyện, có ý chí và hoài bão vươn lên để trở thành những con người được đào tạo có chất lượng đáp ứng được yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hy vọng qua bộ sưu tập này, giáo viên sẽ có thêm kinh nghiệm thiết kế giáo án cho riêng mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Lịch sử 12 bài 10: Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỷ XX

Giáo án môn Lịch sử lớp 12

Bài 10 – CÁCH MẠNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ

 VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA NỬA SAU THẾ KỈ XX

 

I. Mục tiêu

  • Học xong bài này, học sinh cần:

1. Kiến thức

  • Biết rõ nguồn gốc và đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.
  • Biết được những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ trong nửa sau thế kỉ XX.
  • Hiểu rõ xu thế toàn cầu hóa và những ảnh hưởng của nó.

2. Kĩ năng

  • Khái quát được những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ và các xu thế toàn cầu hóa từ nửa sau thế kỉ XX.
  • Phát triển tư duy, phương pháp sử dụng SGK, khai thác kênh hình lịch sử,…

3. Thái độ, tư tưởng

  • Thấy được ý chí vươn lên không ngừng và sự phát triển không có giới hạn của trí tuệ con người trong cuộc cách mạng khoa học – công nghệ. Đồng thời thấy rõ những mặt trái của nó để có ý thức, trách nhiệm trong xây dựng đất nước hiện nay.
  • Hiểu rõ xu thế toàn cầu hóa đã diễn ra mạnh mẽ trong những năm cuối thế kỉ XX là hệ quả tất yếu của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.

II. Gợi ý tiến trình và phương pháp tổ chức dạy học

1. Ổn định lớp học

2. Kiểm tra bài cũ

  • GV có thể sử dụng câu hỏi sau:
  • Trình bày và phân tích những sự kiện dẫn tới tình trạng Chiến tranh lạnh giữa hai phe TBCN và XHCN.
  • Liệt kê và tóm tắt ba cuộc chiến tranh cục bộ tiêu biểu trong bối cảnh đối đầu Đông – Tây và Chiến tranh lạnh. 
  • hế giới đã biến đổi như thế nào sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc? 

3. Bài mới

 

Chuẩn kiến thức

 (Kiến thức cần đạt)

Hoạt động dạy – học của thầy, trò

I. Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ

1. Nguồn gốc và đặc điểm

 

 

* Nguồn gốc:

 

 

+ Do đòi hỏi của cuộc sống nhằm đáp ứng những nhu cầu về vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

 

 

 

+ Sự bùng nổ về dân số và sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên

 

 

 

 

 

* Đặc điểm:

 

 

+ Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

 

 

 

 

+ Mọi phát minh đều bắt nguồn từ kết quả nghiên cứu khoa học.

 

Hoạt động 1: GV đặt câu hỏi:

1. Nguồn gốc của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại?

2. Vì sao người ta gọi cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là cuộc cách mạng khoa học – công nghệ?

HS: Nghiên cứu SGK, thảo luận và trả lời:

GV: Nhận xét, bổ sung và phân tích. Ở đây, GV cần nhấn mạnh:

+ Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại được bắt đầu từ những năm 40 của thế kỉ XX, khởi đầu ở nước Mĩ, trải qua hai giai đoạn (từ những năm 40 đến cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 và từ năm 1973 đến nay). Cũng như cuộc cách mạng khoa học lần trước, cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại bắt nguồn từ đòi hỏi của cuộc sống, nhằm đáp ứng những nhu cầu về vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người; do sự bùng nổ về dân số, sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên (nhiều vùng lãnh thổ trên Trái Đất đã bị nhấn chìm do nước biển dâng cao, nguồn tài nguyên thiên nhiên thì đang vơi cạn dần, nhưng dân số thì gia tăng không ngừng với hơn 6 tỉ người - so với đầu thế kỉ XX chỉ khoảng 3 tỉ người).

+ Vấn đề cấp thiết mà cuộc cách mạng lần này giải quyết là phải sản xuất và chế tạo ra những công cụ sản xuất mới có năng suất cao, tìm ra vật liệu mới, năng lượng mới,… thay thế dần nguồn tài nguyên thiên nhiên của nhân loại đang bị vơi cạn. Vì thế, đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đều bắt nguồn từ những kết quả nghiên cứu của khoa học. Khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.

+ Từ năm 1973 đến nay, cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực công nghệ, có sự biến đổi về chất và kết hợp chặt chẽ với những phát minh lớn lao, được ứng dụng trong sản xuất có hiệu quả, thúc đẩy nhanh chóng nền kinh tế và sinh hoạt xã hội,… nên còn được gọi là cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.

HS: Lắng nghe và ghi chép ý chính

2. Những thành tựu tiêu biểu

* Thành tựu:

- Trong lĩnh vực khoa học cơ bản: Loài người đạt được những thành tựu kì diệu về Toán học, Vật lí học, Sinh học, Hóa học,… như tạo ra cừu Đôli bằng phương pháp sinh sản vô tính (3/1997), tìm và giải mã thành công Bản đồ gien người (4/2003),…

 

- Trong lĩnh vực công nghệ:

+ Có nhiều phát minh về công cụ sản xuất mới: máy tính điện tử, máy tự động, người máy (rôbốt) làm được nhiều việc nặng nhọc thay thế cho con người,…

+ Tìm ra nhiều nguồn năng lượng mới thay thế cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang bị vơi cạn dần: năng lượng mặt trời, năng lượng nguyên tử,…

+ Tìm ra vật liệu mới siêu sạch, siêu bền,… (chất dẻo pôlime)

+ Tạo ra những đột phá phi thường về công nghệ sinh học: công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh,… dẫn tới cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp góp phần vào giải quyết nạn đói cho nhân loại.

+ Những tiến bộ thần kì trong thông tin liên lạc và giao thông vận tải, như: điện thoại di động, tàu hỏa siêu tốc, máy bay khổng lồ chở khách,…

+ Thành tựu chinh phục vũ trụ: Đưa người lên Mặt Trăng, thám hiểm sao Hỏa, phóng vệ tinh nhân tạo vào không gian,…

+ Về CNTT: Phát minh ra máy tính xách tay, mạng Internet không dậy,… đưa con người sang thời đại “văn minh thông tin”.

 

* Tác động của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ :

- Tích cực: + Tăng năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người.

+ Làm thay đổi cơ cấu dân cư giữa thành thị và nông thôn, hình thành xu thế toàn cầu hóa,…

- Tiêu cực: Ô nhiễm môi trường, Trái Đất nóng lên làm băng ở Bắc cực tan ra và nước biển dâng cao, xuất hiện nhiều loại bệnh dịch mới, vũ khí hạt nhân,…

Hoạt động: GV chia lớp học thành 3 nhóm và  giao nhiệm vụ cụ thể để các em cùng nghiên cứu SGK, trao đổi trong thời gian 4 phút:

 

Nhóm 1: Trình bày và phân tích những thành tựu chính của cuộc cách mạng trong lĩnh vực khoa học cơ bản được ứng dụng vào sản xuất.

 

Nhóm 2: Trình bày và phân tích những thành tựu chính của cuộc cách mạng trong lĩnh vực công nghệ được ứng dụng vào sản xuất.

 

Nhóm 3: Trình bày và phân tích những tác động tích cực và hậu quả tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.

 

GV - HS: Hết thời gian, GV yêu cầu đại diện từng nhóm báo cáo theo tiến trình nội dung bài giảng, các nhóm khác lắng nghe và có thể nêu thắc mắc để nhóm trình bày giải thích rõ hơn.

 

GV: Sau khi nghe đại diện từng nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình, GV nhận xét và trình bày bổ sung và phân tích. Để cụ thể hóa về từng thành tựu và những ứng dụng của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ trong sản xuất, GV kết hợp hướng dẫn HS quan sát một số kênh hình có liên quan, như: Cừu Đôli, rôbốt, máy tính điện tử, cuộc “cách mạng xanh” ở Mĩ, con người đặt chân lên Mặt Trăng, tàu hỏa siêu tốc và việc sử dụng “năng lượng xanh” ở Nhật Bản, … (GV có thể tham khảo cuốn Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử lớp 12 THPT của NXB ĐHSP, Hà Nội để miêu tả và kể chuyện). Trên cơ sở đó, GV chốt ý chính để HS theo dõi và ghi chép.

 

Sau khi đại diện của nhóm 3 báo cáo, GV nhận xét rồi yêu cầu các bạn trong lớp bổ sung, nhấn mạnh đến mặt trái của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đối với nhân loại để các em liên hệ với thực tế và có ý thức trách nhiệm đối với công cuộc xây dựng đất nước hiện nay. GV có thể gợi ý để HS tái hiện lại kiến thức đã học trước đây, như: việc Mĩ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hirôsima và Nagasaki của Nhật Bản, Mĩ dải chất độc da cam ở miền Nam Việt Nam gây nên những hậu quả nặng nề gì, những căn bệnh mới xuất hiện dưới tác động của ô nhiễm môi trường (AIDS, ung thư,…)

HS: Tập trung lắng nghe, đối chiếu giữa phần trình bày của GV với kết quả làm việc của nhóm mình và ghi ý chính vào vở.

Cuối cùng, để tạo không khí học tập và khuyến khích tính tích cực của HS, khi các nhóm đã trình bày xong, GV cho các em giơ tay biểu quyết tìm ra đại diện nhóm trình bày tốt nhất và thưởng điểm.

--- xem online hoặc tải về máy---

Trên đây là một phần trích trong toàn bộ nội dung của giáo án Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỷ XX. Để xem toàn bộ và đầy đủ nội dung của giáo án này, mời quý thầy cô và các em học sinh vui lòng đăng nhập vào trang tailieu.vn để xem online hoặc tải về máy

Ngoài giáo án trên, quý thầy cô và các em học sinh có thể tham khảo thêm bài giảng này tại đây: 

  • Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỷ XX gồm nội dung lý thuyết được sơ lược những ý chính liên quan đến bài học và có các hình ảnh, lược đồ để các em học sinh dễ dàng quan sát nắm bắt các sự kiện lịch sử và giúp cho quý thầy cô làm bài giảng của mình trở nên sinh động thu hút sự chú ý của các em học sinh. 
  • Hướng dẫn trả lời 2 câu hỏi bài tập SGK Lịch sử 12 giúp các em học sinh nắm bài nhanh hơn. 
  • 10 câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỷ XX giúp các em học sinh tự đánh giá nội dung bài mà mình tiếp thu được để có phương pháp học đúng đắn. 

 ⇒ Để xem bài giảng tiếp theo mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo tại đây: Giáo án Lịch sử 12 bài 11: Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0