Giáo án Lịch sử 12 bài 5: Các nước châu Phi và Mĩ Latinh
lượt xem 24
download
Mục tiêu bài học “Các nước châu Phi và Mĩ Latinh” là giúp cho học sinh nắm được những kiến thức về sự đấu tranh giành độc lập của các nước châu Phi và La Tinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Lịch sử 12 bài 5: Các nước châu Phi và Mĩ Latinh
BÀI 5. CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MỸ LA-TINH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức:
- Nắm được các sự kiện trong phong trào đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập của nhân dân các nước châu Phi và Mỹlatinh sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Quá trình phát triển kinh tế –xã hội sau ngày độc lập đã thu được nhiều thành tựu, nhưng những khó khăn gặp phải còn nan giải cần có sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng:
-Giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế, ủng hộ sự nghiệp đấu tranh giành độc lập của các nước châu Phi và Mỹlatinh.
-Cùng chia sẻ những khó khăn mà nhân dân châu Phi và Mỹlatinh đang gặp phải.
3. Kỹ năng:
- Lựa chọn những sự kiện tiêu biểu, khái quát, tổng hợp các sự kiện lịch sử tiêu biểu đánh giá rút ra những kết luận.
- Kỹ năng khai thác bản đồ và sử dụng vào dạy học.
II. TRỌNG TÂM:
- Vài nét về phong trào giải phóng dân tộc ở Châu và khu vực Mĩ latinh.
III: CHUẨN BỊ:
GV:
-Lược đồ thế giới, châu Phi và Mỹlatinh sau chiến tranh thế giới thứ hai.
-Tranh ảnh tư liệu về các nước châu Phi, Mỹlatinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
2. Học sinh: .Học sinh : tập, sách trài liệu liên quan bộ môn.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC.
1.Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: - Khái quát quá trình pt và thắng lợi của cách mạng Lào từ sau chiến tranh thế giới thứ hai?
- Quá trình hình thành và phát triển của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)?
2.Bài mới: GV khái quát những biến đổi cuả tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ haivà tình hình của các nước châu Phi và Mỹlatinh; tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy pt đấu tranh giành độc lập.
3.Tiến trình tổ chức dạy-học.
Hoạt động của thầy và trò. |
Nội dung học sinh cần nắm. |
||||||
- Vì sao từ sau chiến tranh thế giới II Phong trào GPDT ở châu Phi phát triển mạnh ? - CNPX bị đánh bại â CNTD Âu, Mỹ suy yếu â CNXH trở thành hệ thống phát triển và luôn ủng hộ phong trào GPDT và phong trào ở châu Á phát triển mạnh như Việt Nam, Trung Quốc ... - Giáo viên hướng dẫn học sinh niên biểu các sự kiện giành độc lập của các nước châu Phi - Vì sao cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa Apartheid ở châu Phi được xếp vào phần đấu tranh GPDT ?
+ Chế độ Apartheid là 1 hình thái của CNTD, vì vậy đánh dổ chế độ này tức là đánh đổ một hình thái áp bức kiểu thực dân, Apartheid: tách biệt chủng tộc. Apart: tách biệt, theid: bầy, chủng. Ghép từ 2 chữ Anh-Hà Lan, N.Manđêla đoạt giải Nobel hoà bình 1993.
- Những khó khăn và thách thức hiện nay ở châu Phi - Liên minh châu Phi (AU) thành lập năm 2002.
Giáo viên giới thiệu về châu Mỹ Latinh: Gồm 33 nước Diện tích: 20,5 triệu km2 Dân số: 531 triệu người + Học sinh nhắc lại khái niệm Mỹ Latinh - Điểm khác biệt của cuộc đấu tranh giành độc lập ở Mỹ Latinh - Giáo viên gợi ý: Mỹ Latinh đấu tranh chống chế độ độc tài (CNTD kiểu mới của Mỹ), khác với châu Á, châu Phi là đấu tranh chủ yếu giành độc lập + Phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài ở: Venezuela, Goatemala, Columbia, Chile ... â” Lục địa bùng cháy”
- Giáo viên: gợi ý sự phát triển kinh tế ở các giai đoạn 45 đến cuối thập niên 70, thập niên 80, thập niên 80, thập niên 90 - â Kinh tế phát triển thăng trầm
+ Những biểu hiện suy thoái kinh tế ở Mỹ Latinh trong thập niên 80.(Học sinh dựa vào sgk-phần chữ in nhỏ) + Những nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển kinh tế ở Mỹ Latinh: - Nợ nước ngoài - Mâu thuẫn xã hội - Tham nhũng
Điểm khác biệt của phong trào giành độc lập ở Mỹ La tinh so với châu Á, Phi. - Khu vực MLT giành độc lập sớm (đầu TK XX) nhưng sau đó lệ thuộc vào Mỹ ( Mỹ thiết lập chế độ độc tàiâ nội dung, hình thức đấu tranh có điểm khác: đấu tranh chống chế độ độc tài (Tiêu biểu là cách mạng Cuba) đấu tranh giành và củng cố độc lập hình thức phong phú như vũ trang, bãi công, nghị trường... Ở châu Á, Phi chủ yếu là giành độc lập . |
I. CÁC NƯỚC CHÂU PHI. l. Vài nét về cuộc đấu tranh giành độc lập Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhất là từ đầu những năm 50, cuộc đấu tranh giành độc lập đã diễn ra sôi nổiõ ở châu Phi, khởi đầu từ năm 1952 là Ai Cập và Libi thuộc bắc phi - 1960: được gọi là Năm Châu Phi với 17 nước được trao trả độc lập, 1975 các nước Môdămbích và Ănggôla - thuộc địa của Bồ Đào Nha - tuyên bố độc lập sau nhiều năm đấu tranh vũ trang. - 1980-1994: chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai) đã lần lượt được xóa bỏ ở Nam Rôđêdia năm 1980 (nay là Dimbabuê), Namibia 1990. Đặc biệt là cuộc đấu tranh chống chế độ Apácthai ở Nam Phi do Nenxơn Manđêla đương đầu. Năm 1993, chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi chấm dứt. 1994, Nenxơn Manđêla trở thành Tổng thống người da đen đầu tiên ở Cộng hoà Nam Phi. Đây là thắng lợi có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu sự sụp đổ hòan toàn của chủ nghĩa thực dân.
2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế xã hội và đã thu được một số thành tựu bước đầu. Tuy nhiên nhiều nước châu phi vẫn trong tình trạng nghéo nàng lạc hậu và không ổn định xung đột về sắc tộc, tôn giáo.nội chiến, bệnh dịch và mù chữ ( Khỏang 150 triệu dân châu Phi thuộc diện đói ăn thường xuyên, số nợ của châu phi lên tới 300 tỉ USD . - Năm 2002 Tổ chức thống nhất châu Phi ( OAU) đổi tên thành Liên minh châu Phi ( AU) với hy vọng khắc phục các khó khăn và tạo điều kiện thực hiện các chương trình phát triển của châu lục.
II. CÁC NƯỚC MĨ LA TlNH
1.Vài nét về quá trình giành và bảo vệ độc lập - Nhiều nước Mỹ Latinh đã giành được độc lập từ đầu thế kỷ XIX( từ tay thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nhưng sau đó lại lệ thuộc vào Mỹ, biến thành ''sân sau'' của Mỹ. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân mĩ bùng nổ và phát triển tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cuba dưới sự lãnh đạo của Phiden Cácxtơrô vào tháng 1/1959. - Đi đầu là cuộc đấu tranh của nhân dân Cuba dưới sự lãnh đạo của Phiđen Caxtrô. Trải qua những năm tháng gian khổ từ 1953 đến 1958, cuộc cách mạng nhân dân ở Cuba đã giành được thắng lợi hoàn toàn. Ngày 1/1/1959, chế độ độc tài thân Mỹ Batixta đã bị lật đổ, nước Cộng hòa Cuba ra đời : Dưới ảnh hưởng của cách mạng Cuba, phong trào chống mĩ và các chế độ tài thân Mĩ đã diễn ra sôi nổi ở nhiều nước trong thập kỉ 60 - 70 thế kỉ XX như ở các nước Panama, Vênêxuêla, Goatêmala, Nicaragoa, Chilê, En Xanvađo... Kết quả chính quyền độc tài ở nhiều nước Mĩ Latinh bị lật đổ, các chính phủ dân tộc được thiết lập. Kết quả là đến năm 1983, 10 nước ở vùng Caribê được độc lập; năm 1999 Mỹ đã phải trao trả chủ quyền kênh đào Panama cho chính phủ Panama và chế độ quân sự độc tài đã bị lật đổ như ở Braxin, Nicaragoa... 2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội - Nhiều nước Mỹ Latinh bắt tay vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, một số nước như Áchentina, Braxin, Mêhicô đã trở thành những nước công nghiệp mới (NICs). - Sau khi cách mạng thành công, chính phủ Cuba do Phiden cáttơrô đứng đầu đã tiến hành cải cách dân chủ( cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa xí nghiệp tư bản nước ngoài) Cuba xây dựng nền công nghiệp dân tộc và nền nông nghiệp nhiều sản phẩm đa dạng, và đạt nhiều thành tựu cao trong giáo dục, y tế và thể thao. - Nền kinh tế nhiều nước Mỹ Lalanh hiện còn gặp nhiều khó khăn( như lạm phát, nợ nước ngoài gia tăng ....) do những mâu thuẫn xã hội, nạn tham nhũng cùng những biến động của tình hình kinh tế thế giới và khu vực. |
Trên đây là một phần trích trong toàn bộ nội dung của giáo án Các nước châu Phi và Mĩ Latinh. Để xem toàn bộ và đầy đủ nội dung của giáo án này, mời quý thầy cô và các em học sinh vui lòng đăng nhập vào trang Tailieu.vn để xem online hoặc tải về máy.
Ngoài giáo án trên, quý thầy cô và các em học sinh có thể tham khảo thêm bài giảng này tại đây:
- Các nước châu Phi và Mĩ Latinh gồm nội dung lý thuyết được sơ lược những ý chính liên quan đến bài học và có các hình ảnh, lược đồ để các em học sinh dễ dàng quan sát nắm bắt các sự kiện lịch sử và giúp cho quý thầy cô làm bài giảng của mình trở nên sinh động thu hút sự chú ý của các em học sinh.
- Hướng dẫn trả lời 3 câu hỏi bài tập SGK trang 41 Lịch sử 12 giúp các em học sinh nắm bài nhanh hơn.
- 5 câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến nội dung bài Các nước châu Phi và Mĩ Latinh giúp các em học sinh tự đánh giá nội dung bài mà mình tiếp thu được để có phương pháp học đúng đắn.
⇒ Để xem bài giảng tiếp theo mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo tại đây:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Lịch sử 12 - Bài 25: Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1976-1986)
8 p | 252 | 13
-
Giáo án Lịch sử 12 - Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939-1945), nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời
3 p | 171 | 5
-
Giáo án Lịch sử 12 - Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1950)
2 p | 90 | 3
-
Giáo án Lịch sử 12 - Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội Miền Bắc giải phóng hoàn toàn Miền Nam (1973–1975)
6 p | 124 | 3
-
Giáo án Lịch sử 12 - Bài 24: Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 1975
3 p | 98 | 2
-
Giáo án Lịch sử 12 - Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945–1949)
51 p | 81 | 2
-
Giáo án Lịch sử 12 - Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925
3 p | 48 | 1
-
Giáo án Lịch sử 12 - Bài 11: Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến năm 2000
3 p | 68 | 1
-
Giáo án Lịch sử 12 - Bài 5: Các nước Châu Phi và Mỹ - Latinh
4 p | 51 | 1
-
Giáo án Lịch sử 12 - Bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991), Liên Bang Nga (1991-2000)
7 p | 63 | 1
-
Giáo án Lịch sử 12 - Bài 26: Đất nước trên con đường đổi mới đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội (1986–2000)
5 p | 60 | 1
-
Giáo án Lịch sử 12 - Bài 26: Đất nước trên đường đổi mới đi lên CNXH (1986–2000)
3 p | 69 | 1
-
Giáo án Lịch sử 12 - Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến trước 19/12/1946
3 p | 58 | 1
-
Giáo án Lịch sử 12 - Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946–1950) (Tiết 3)
2 p | 69 | 1
-
Giáo án Lịch sử 12 - Bài 24: Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1975
3 p | 53 | 1
-
Giáo án Lịch sử 12 - Bài 19: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp (1950–1953)
3 p | 120 | 1
-
Giáo án Lịch sử 12 - Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược, nhân dân Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)
3 p | 73 | 1
-
Giáo án Lịch sử 12 - Bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở Miền Nam (1954–1965)
2 p | 63 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn