I. Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1950
* Về kinh tế - chính trị:
- Chiến tranh thế giới thứ hai đã gây nên nhiều hậu quả nặng nề cho các nước Tây Âu: hàng triệu người chết, bị thương, nhiều trung tâm công nghiệp, nhà cửa bị tàn phá, chính trị rối loạn,...
- Biện pháp phục hồi:
+ Dựa vào viện trợ của Mĩ thông qua “Kế hoạch Mácsan”.
+ Tiến hành cải cách để củng cố chính quyền của giai cấp tư sản
" Đến 1950, kinh tế các nước Tây Âu được phục hồi, đạt mức trước chiến tranh.
* Về đối ngoại:
+ Liên minh chặt chẽ với Mĩ
+ Xâm lược trở lại các thuộc địa cũ của mình: Pháp tái chiếm Đông Dương, Hà Lan tái chiếm Inđônêxia,…
|
Hoạt động: GV nêu câu hỏi:
Hãy so sánh tình hình kinh tế Mĩ và Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai? Hãy cho biết các biện pháp khôi phục kinh tế và ổn định tình hình chính trị, xã hội của các nước Tây Âu?
HS: Nghiên cứu SGK, trao đổi và trả lời:
GV: Nhận xét, bổ sung và phân tích (dựa vào số liệu trong SGK). Cụ thể:
+ Mĩ không bị ảnh hưởng, chịu sự tàn phá bởi chiến tranh, đã làm giàu trên sự đổ nát của châu Âu (nhờ buôn bán vũ khí). Châu Âu là một trong những nơi diễn ra chiến sự quyết liệt, đẫm máu, phải gánh chịu nhiều tổn thất nặng nề (để làm rõ ý này, GV có thể khai thác một số hình ảnh trong đĩa Encatar).
+ Biện pháp khôi phục kinh tế, ổn định chính trị - xã hội của các nước Tây Âu là thông qua “Kế hoạch Mácsan” (được Mĩ viện trợ khoảng 17 tỉ USD) và củng cố chính quyền tư sản.
" Nhờ đó, đến năm 1950, kinh tế các nước Tây Âu về cơ bản được phục hồi và vượt mức so với trước chiến tranh.
+ Bị dàng buộc vào Mĩ bởi “Kế hoạch Mácsan”, các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ (gia nhập khối NATO do Mĩ đứng đầu, ủng hộ Mĩ thành lập nước Cộng hòa Liên bang Đức,…); đồng thời tìm cách xâm lược trở lại các thuộc địa cũ của mình (GV dẫn chứng).
HS: Lắng nghe và ghi chép ý chính
|