intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 8 - Phần Lịch sử, Bài 21: Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX (Sách Chân trời sáng tạo)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

18
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 8 - Phần Lịch sử, Bài 21: Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX (Sách Chân trời sáng tạo) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh trình bày được một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương và cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 8 - Phần Lịch sử, Bài 21: Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX (Sách Chân trời sáng tạo)

  1. KHBD phaân moân Lòch söû 8                                     GV: Nguyeãn Thò Lan BÀI 21. PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX (Thời lượng: tiết) I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được) 1. Về kiến thức Trình bày được một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương và cuộc khởi nghĩa Yên Thế. 2.Về năng lực a) Năng lực chung - Tự chủ và tự học: Khai thác được tài liệu phục vụ cho bài học. - Giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phân tích, nhận xét, đánh giá và liên hệ vấn đề. b) Năng lực đặc thù - Tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu hình ảnh và tư liệu văn bản, video để tìm hiểu về một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương và cuộc khởi nghĩa Yên Thế. - Nhận thức và tư duy lịch sử: Rèn luyện kỹ năng miêu tả tranh ảnh lịch sử, kỹ năng so sánh, đánh giá, hợp tác. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để tìm hiểu thêm về ý nghĩa, tính chất của cách mạng tư sản. 3.Về phẩm chất -Trách nhiệm: Có trách nhiệm với nhiệm vụ học tập mà GV đã giao -Trung thực: Đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập và cuộc sống. -Chăm chỉ: Luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao. -Nhân ái: Tích cực, chủ động tham gia thực hiện nhiệm vụ học tập. -Yêu nước: Có ý thức bảo vệ di tích lịch sử của nhân loại và dân tộc. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1.Thiết bị dạy học - Máy tính, Laptop. - SMart Tivi 2.Học liệu dạy học - SGK, SGV. - Bài giảng power point Tröôøng THCS Leâ Quyù Ñoân – Long Khaùnh – Ñoàng Nai Trang  1
  2. KHBD phaân moân Lòch söû 8                                     GV: Nguyeãn Thò Lan - Phiếu học tập. - Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học. + Video về phong trào Cần Vương: https://www.youtube.com/watch?v=HNGZuSKWd34 + Video về khởi nghĩa Yên Thế https://vtv.vn/video/neo-ve-nguon-coi-khoi-nghia-yen-the- nhung-dau-tich-lich-su-189678.htm III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu: Giúp HS - Biết được một số thông tin cơ bản về phong trào kháng chiến chống Pháp cuối TKXIX - Tạo tâm thế cho HS chuẩn bị tiếp nhận kiến thức mới. b) Nội dung: GV tổ chức cho HS xem video, tìm hiểu về Phong trào Cần Vương (Cuối TKXIX) theo link https://www.youtube.com/watch?v=HNGZuSKWd34 1. Đoạn video trên đề cập đến phong trào nào? 2. Cung cấp một vài thông tin mà các em biết được từ phong trào này c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Xem video theo link https://www.youtube.com/watch?v=HNGZuSKWd34 và trả lời câu hỏi sau: 1. Đoạn video trên đề cập đến phong trào nào? 2. Cung cấp một vài thông tin mà các em biết được từ phong trào này B2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS trả lời HS: Suy nghĩ, trả lời câu hỏi của GV B3: Báo cáo thảo luận GV: - Yêu cầu đại diện của một vài cá nhân lên trình bày sản phẩm. - Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn). HS: HS báo cáo, còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét Chuẩn xác kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới. - Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo. HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. Phong trào Cần Vương (1885 - 1896) Tröôøng THCS Leâ Quyù Ñoân – Long Khaùnh – Ñoàng Nai Trang  2
  3. KHBD phaân moân Lòch söû 8                                     GV: Nguyeãn Thò Lan a) Mục tiêu: Trình bày được một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV. CH1: Quan sát lược đồ 21.1, dựa vào thông tin trong bài học, em hãy nêu tên và vị trí diễn ra một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu. Điểm chung của các cuộc khởi nghĩa này là gì? CH2: Tại sao gọi là "Phong trào Cần Vương"? c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS. CH1. *Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương: 1. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883) - Bãi Sậy, Khoái Châu (nay thuộc Hưng Yên). 2. Khởi nghĩa Ba Đình (1886) - Thượng Thọ, Mậu Thịnh, Mỹ Khê (Nay thuộc xã Ba Đình, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa) 3. Khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1888) - Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. * Điểm chung của các cuộc khởi nghĩa: - Phạm vi hoạt động: rộng lớn, diễn ra trên phạm vi cả nước, chủ yếu là Trung, Bắc Kì, về sau chuyển về vùng trung du, miền núi. - Lãnh đạo: gồm các văn thân sĩ phu yêu nước. - Mục tiêu chung: đánh Pháp, giành lại độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền đất nước, lập lại chế độ phong kiến. - Lực lượng tham gia: các văn thân sĩ phu yêu nước và nông dân, đồng thời có các tộc người thiểu số. - Hình thức đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang.  Đây là phong trào yêu nước trên lập trường phong kiến. CH2. Cần Vương được hiểu là giúp vua, nó có ý nghĩa cho sự phò vua giúp nước. Thực chất phong trào Cần Vương là tập hợp hệ thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang diễn ra trên phạm vi cả nước từ năm 1885 đến năm 1896 với sự hưởng ứng từ chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi. d) Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) 1. Phong trào Cần Vương CH1: Quan sát lược đồ 21.1, dựa vào thông tin trong (1885 - 1896) bài học, em hãy nêu tên và vị trí diễn ra một số cuộc - Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883) Tröôøng THCS Leâ Quyù Ñoân – Long Khaùnh – Ñoàng Nai Trang  3
  4. KHBD phaân moân Lòch söû 8                                     GV: Nguyeãn Thò Lan khởi nghĩa tiêu biểu. Điểm chung của các cuộc khởi - Bãi Sậy, Khoái Châu (nay nghĩa này là gì? thuộc Hưng Yên). CH2: Tại sao gọi là "Phong trào Cần Vương"? - Khởi nghĩa Ba Đình (1886) B2: Thực hiện nhiệm vụ - Thượng Thọ, Mậu Thịnh, GV: Hướng dẫn HS trả lời Mỹ Khê (Nay thuộc xã Ba HS: Xem tranh ảnh (video) và đọc thông tin ngữ liệu Đình, huyện Nga Sơn, tỉnh trong SGK để trả lời câu hỏi. Thanh Hóa) B3: Báo cáo, thảo luận - Khởi nghĩa Hương Khê GV yêu cầu HS trả lời. (1885 - 1888) - Thanh Hóa, HS trả lời câu hỏi của GV. Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng B4: Kết luận, nhận định (GV) Bình. Nhận xét câu trả lời của HS và và chuẩn xác kiến thức Chuyển dẫn sang hoạt động tiếp theo 2. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) a) Mục tiêu: Trình bày được một số nét cơ bản của cuộc khởi nghĩa Yên Thế. b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV. CH: Xem video https://vtv.vn/video/neo-ve-nguon-coi-khoi-nghia-yen-the-nhung-dau- tich-lich-su-189678.htm và đọc thông tin SGK/86, 87, Em hãy xây dựng một trục thời gian từ năm 1884 đến năm 1913 thể hiện những diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Yên Thế. c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS. 1.Nguyên nhân - Dưới thời Nguyễn, kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận đã phiêu tán lên Yên Thế, lập làng, tổ chức sản xuất. - Khi Pháp mở rộng chiếm đánh Bắc Kì, Yên Thế trở thành một trong những mục tiêu bình định của chúng.  Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh. 2. 3. - Nguyên nhân thất bại: do Pháp lúc này còn mạnh lại có sự câu kết với thế lực phong kiến. Trong khi đó lực lượng nghĩa quân còn mỏng và yếu, cách thức tổ chức lãnh đạo Tröôøng THCS Leâ Quyù Ñoân – Long Khaùnh – Ñoàng Nai Trang  4
  5. KHBD phaân moân Lòch söû 8                                     GV: Nguyeãn Thò Lan còn nhiều hạn chế. - Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước chống Pháp của giai cấp nông dân. Góp phần làm chậm quá trình bình định của thực dân Pháp. d) Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) 2. Khởi nghĩa Yên Thế CH: Xem video https://vtv.vn/video/neo-ve-nguon-coi- (1884 - 1913) khoi-nghia-yen-the-nhung-dau-tich-lich-su-189678.htm (Bảng thống kê sự kiện và đọc thông tin SGK/86, 87, Em hãy: chính) 1. Nguyên nhân khởi nghĩa Yên Thế. 2. Xây dựng một trục thời gian từ năm 1884 đến năm 1913 thể hiện những diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Yên Thế. 3. Nêu kết quả, ý nghĩa và nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS trả lời HS: Xem video và đọc thông tin ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi. B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trả lời. HS trả lời câu hỏi của GV. B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét câu trả lời của HS và và chuẩn xác kiến thức Chuyển dẫn sang hoạt động Luyện tập HĐ 3: LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Dựa vào kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao c) Sản phẩm: 11 12 13 14 15 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp B D D C D A B B B B B C A B C án d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ Hoàn thành bài tập trắc nghiệm sau: Câu 1. Ai là người đứng đầu phe chủ chiến trong triều đình Huế? A. Vua Hàm Nghi. B. Tôn Thất Thuyết. C. Phan Thanh Giản. D. Nguyễn Văn Tường. Câu 2.Đêm ngày 4 rạng sáng ngày 5/7/1885, ở Huế diễn ra sự kiện gì quan trọng? A. Vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương. B. Thực dân Pháp tấn công kinh thành Huế. C. Ưng Lịch lên ngôn vua, lấy niên hiệu là Hàm Nghi. Tröôøng THCS Leâ Quyù Ñoân – Long Khaùnh – Ñoàng Nai Trang  5
  6. KHBD phaân moân Lòch söû 8                                     GV: Nguyeãn Thò Lan D. Cuộc phản công của phái chủ chiến ở kinh thành Huế. Câu 3. Sau thất bạn của cuộc phản công ở kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết có chủ trương gì? A. Bổ sung lực lượng quân sự. B. Tiếp tục xây dựng hệ thống căn cứ. C. Đưa vua Hàm Nghi đến căn cứ Âu Sơn (Hà Tĩnh). D. Đưa vua Hàm Nghi đến căn cứ Tân Sở (Quảng Trị) tiếp tục đấu tranh. Câu 4. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1895) do ai lãnh đạo? A. Cao Điền, Tống Duy Tân. B. Tống Duy Tân, Cao Thắng. C. Phan Đình Phùng, Cao Thắng. D. Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám. Câu 5.Phong trào Cần Vương chấm dứt bắng sự kiện nào? A. Khởi nghĩa Bãi Sậy. B. Khởi nghĩa Ba Đình. C. Khởi nghĩa Yên Thế. D. Khởi nghĩa Hương Khê. Câu 6. Khởi nghĩa nào dưới đây do Đinh Gia Quế và Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo ? A.Khởi nghĩa Bãi Sậy. B.Khởi nghĩa Hương Khê. C.Khởi nghĩa Ba Đình. D.Khởi nghĩa Yên Thế. Câu 7. Khởi nghĩa Ba Đình diễn ra ở? A.Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. B.Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh. C.Thượng Thọ, Mậu Dịch, Mỹ Khê. D. Bắc Giang, Hải Dương, Lạng Sơn. Câu 8. Khởi nghĩa Ba Đình do ai lãnh đạo? A. Cao Điền, Tống Duy Tân. B. Phạm Bành, Đinh Công Tráng. C. Phan Đình Phùng, Cao Thắng. D. Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám. Câu 9. Vị chỉ huy tối cao của nghĩa quân Yên Thế là ai? A. Đề Nắm. B. Đề Thám. C. Đề Thuật. D. Đề Chung. Câu 10. Yên Thế thuộc địa phận của tỉnh nào? A. Bắc Giang. B. Bắc Ninh. C. Hưng Yên. D. Thanh Hóa. Câu 10. Lực lượng nào tham gia đông nhất trong khởi nghĩa nông dân Yên Thế? A. Công nhân. B. Nông dân. C. Các dân tộc sống ở miền núi. D. Nông dân và công nhân.  Câu 11. Nông dân Yên Thế đứng lên nhằm mục đích gì? A. Giúp vua cứu nước. B. Bảo vệ cuộc sống. C. Giành lại độc lập. D. Cứu nước, cứu nhà. Câu 12. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế thuộc tầng lớp A. văn thân, sĩ phu. B. võ quan. C. nông dân. D. địa chủ. Câu 13. Điểm nổi bật của tình hình kinh tế - xã hội Bắc Kì giữa thế kỉ XIX là A. nông nghiệp sa sút, nông dân phải đi phiêu tán. B. hình thành các đô thị tập trung đông dân cư. C. nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. D. nông nghiệp sa sút, thủ công nghiệp phát triển mạnh. Câu 14. Tính chất của cuộc khởi nghĩa Yên Thế là A. phong trào giải phóng dân tộc. B. khởi nghĩa nông dân. C. cách mạng dân chủ tư sản. D. cách mạng vô sản. Câu 15. So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương (1885 – 1896), khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) có sự khác biệt căn bản là A. đối tượng đấu tranh và hình thức đấu tranh. B. phương pháp đấu tranh và hình thức đấu tranh. Tröôøng THCS Leâ Quyù Ñoân – Long Khaùnh – Ñoàng Nai Trang  6
  7. KHBD phaân moân Lòch söû 8                                     GV: Nguyeãn Thò Lan C. mục tiêu đấu tranh và lực lượng lãnh đạo. D. đối tượng và hình thức đấu tranh. B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS xác định yêu cầu của đề bài và suy nghĩ cá nhân để làm bài tập - GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và làm bài tập B3: Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình. - HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS. HĐ 4: VẬN DỤNG a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Bài làm của HS d) Tổ chức thựchiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV giao bài tập) Hoàn thành bài tập 2 SGK/87 và nộp bài trên link Padlet GV gửi trên nhóm lớp. B2: Thực hiện nhiệm vụ - GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề. - HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập. B3: Báo cáo, thảo luận - GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có). - Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau. ****************************** Tröôøng THCS Leâ Quyù Ñoân – Long Khaùnh – Ñoàng Nai Trang  7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0