Giáo án lớp 5: Môn Địa lý - Bài 20 (GV. Trần Tài)
lượt xem 6
download
Mời quý thầy cô giáo và các bạn học sinh cùng tham khảo bài 20 "Giáo án lớp 5 - Môn Địa lý" để nâng cao kĩ năng và kiến thức cho giảng dạy và học tập. Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án lớp 5: Môn Địa lý - Bài 20 (GV. Trần Tài)
- Giáo án Địa lý/ Tuần 21 /Bài 20 /GV Trần Tài/Trường TH Hồ Phước Hậu/ Ngày soạn 19/02/2008 THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH I MỤC TIÊU : Sau bài học HS có thể : Hiểu một cách đơn giản các khái niệm : thương mại, ngoại thương, nội thương, xuất khẩu, nhập khẩu. Nhận biết và nêu được vai trò của ngành thương mại trong đời sống. Nêu được tên một số mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu của nước ta. Xác định trên bản đồ các trung tâm thương mại : Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các trung tâm du lịch lớn của nước ta. II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bản đồ hành chính Việt Nam. GV và HS sưu tầm các tranh ảnh về các chợ, trung tâm thương mại, các siêu thị, các điểm du lịch, di tích lịch sử, ... Phiếu học tập của HS. III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học A Kiểm tra bài cũ : GV gọi 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi. 3 HS trả lời. + Nước ta có những loại hình giao thông nào ? + Dựa vào hình 2 và bàn đồ hành chính Việt Nam, cho biết tuyến đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 1 A đi từ đâu đến đâu. Kể tên một số thành phố mà đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 1A đi qua ? + Chỉ trên hình 2, các sân bay quốc tế, các cảng biển lớn của nước ta. GV nhận xét, ghi điểm. B Dạy bài mới : 1 Giới thiệu bài : GV giới thiệu 2 Hướng dẫn tìm hiểu bài GV yêu cầu HS : Em hiểu thế nào là thương mại, HS lần lượt nêu ý kiến, mỗi HS nêu về 1 ngoại thương, nội thương, xuất khẩu, nhập khẩu ? khái niệm, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó lần lượt nêu về từng khái niệm : + Thương mại : là ngành thực hiện việc mua bán hàng hóa. + Nội thương : buôn bán ở trong nước. + Ngoại thương : buôn bán với nước ngoài. + Xuất khẩu : bán hàng hóa ra nước ngoài. + Nhập khẩu : mua hàng hóa từ nước ngoài về nước mình. Hoạt động 2 HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI CỦA NƯỚC TA
- Giáo án Địa lý/ Tuần 21 /Bài 20 /GV Trần Tài/Trường TH Hồ Phước Hậu/ Ngày soạn 19/02/2008 GV yêu cầu HS thảo luận nhóm. HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS cùng đọc SGK, trao đổi và đi đến kết luận. + Hoạt động thương mại có ở những đâu trên + Hoạt động thương mại có ở khắp nơi trên đất nước ta ? đất nước ta trong các chợ, các trung tâm thương mại, các siêu thị, trên phố, ... + Những địa phương nào có hoạt động thương + Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. mại lớn nhất cả nước ? + Nêu vai trò của các hoạt động thương mại. + Nhờ có hoạt động thương mại mà sản phẩm của các ngành sản xuất đến được tay người tiêu dùng. Người tiêu dùng có sản phẩm để sử dụng. Các nhà máy, xí nghiệp, ... bán được hàng có điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển. + Kể tên một số mặt hàng xuất khẩu của nước + Than đá, dầu mỏ, giày da, quần áo, bánh kẹo, ta. bàn ghế, đồ gỗ các loại, đồ gốm sứ, hàng mây tre đan, tranh thêu, ... ; các nộng sản (gạo, sản phẩm cây công nghiệp, hoa quả, ...); hàng thủy sản (cá, tôm đông lạnh, cá hộp, ...) + Kể tên một số mặt hàng chúng ta phải nhập + Máy móc, thiết bị, nhiên liệu, nguyên liệu, ... khẩu ? để sản xuất, xây dựng. GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo Một số HS đại diện cho các nhóm trình bày ý luận. kiến của nhóm mình, các nhóm khác theo dõi và GV nhận xét, chỉnh sửa câu trả lời cho HS. bổ sung. GV kết luận. Hoạt động 3 NGÀNH DU LỊCH NƯỚC TA CÓ NHIỀU ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI ĐỂ PHÁT TRIỂN GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận nhóm để HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm có 4 HS. tìm các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển du lịch ở nước ta GV mời đại diện 1 nhóm phát biểu ý kiến. 1 nhóm trình bày kết quả trước lớp, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến. GV nhận xét, chỉnh sửa câu trả lời cho HS, sau đó vẽ sơ đồ các điều kiện để phát triển ngành du lịch của nước ta lên bảng để HS ghi nhớ nội dung này. Nhiều lễ hội truyền thống Nhiều danh lam thắng Các loại dịch vụ du cảnh, di tích lịch sử Ngành du lịch được cải thiện lịch ngày càng phát Nhu cầu du lịch của triển Có các di sản nhân dân tăng thế giới Có các vườn quốc gia
- Giáo án Địa lý/ Tuần 21 /Bài 20 /GV Trần Tài/Trường TH Hồ Phước Hậu/ Ngày soạn 19/02/2008 Hoạt động 4 THI LÀM HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Thi làm hướng dẫn viên du lịch” + Chia HS thành 7 nhóm. + Đặt tên cho các nhóm theo các trung tâm du + Mỗi nhóm được đặt 1 trong các tên : Hà Nội, lịch. Thành phố Hồ Chí Minh, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, ... + Yêu cầu các em trong nhóm thu thập các + HS làm việc theo nhóm. thông tin đã sưu tầm được và giới thiệu về trung tâm du lịch mà nhóm mình được đặt tên. + GV mời các nhóm lên giới thiệu trước lớp. + Các nhóm cử đại diện lên giới thiệu hoặc tiếp nối nhau giới thiệu. + GV tổng kết, tuyên dương nhóm làm việc tốt. 3 Củng cố dặn dò : GV tổng kết tiết học, tuyên dương các HS, các nhóm HS tích cực tham gia xây dựng bài. GV dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Thứ ........ ngày ...... tháng ..... năm 20..... Tuần : ......... MÔN : ĐỊA LÝ Tiết : ......... ÔN TẬP I MỤC TIÊU : Gíup HS ôn tập và củng cố, hệ thống hóa các kiến thức, kỹ năng địa lý sau : Dân cư và các ngành kinh tế Việt Nam. Xác định trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của đất nước. II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bản đồ hành chính Việt Nam nhưng không có tên các tỉnh, thành phố. Các thẻ từ ghi tên các thành phố : Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng. Phiếu học tập của HS. III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học A Kiểm tra bài cũ : GV gọi 4 HS lên bảng trả lời các câu hỏi. 4 HS trả lời. + Thương mại gồm các hoạt động nào, Thương mại có vai trò gì ?
- Giáo án Địa lý/ Tuần 21 /Bài 20 /GV Trần Tài/Trường TH Hồ Phước Hậu/ Ngày soạn 19/02/2008 + Nước ta xuất khẩu và nhập khẩu mặt hàng gì là chủ yếu ? + Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nước ta. + Tỉnh em có những địa điểm du lịch nào ? GV nhận xét, ghi điểm. B Dạy bài mới : 1 Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài. HS nghe. 2 Hướng dẫn tìm hiểu bài Hoạt động 1 BÀI TẬP TỔNG HỢP GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các em HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS cùng thảo luận để hoàn thành phiếu học tập sau : thảo luận, xem lại các lược đồ từ bài 8 15 để hoàn thành phiếu. GV mời HS báo cáo kết quả làm bài trước lớp. 2 nhóm HS cử đại diện báo cáo kết quả của nhóm mình trước lớp, mỗi nhóm báo cáo về 1 câu hỏi, cả lớp theo dõi và nhận xét. GV nhận xét, sửa chữa câu trả lời cho HS. GV yêu cầu HS giải thích vì sao các ý a, e trong HS lần lượt nêu trước lớp. bài tập 2 là sai. Hoạt động 2 TRÒ CHƠI : NHỮNG Ô CHỮ KÌ DIỆU Chuẩn bị : + 2 bản đồ hành chính Việt Nam (không có tên các tỉnh) + Các thẻ từ ghi tên các tỉnh là đáp án của trò chơi. GV tổ chức cho HS chơi trò chơi như sau : + Chọn 2 đội chơi, mỗi đội có 5 HS, phát cho mỗi đội 1 lá cơ (hoặc chuông). + GV lần lượt đọc từng câu hỏi về một tỉnh, HS hai đội giành quyền trả lời bằng phất cờ hoặc rung chuông. + Đội trả lời đúng được nhận được ô chữ ghi tên tỉnh đó và gắn lên lược đồ của mình (gắn đúng vị trí). + Trò chơi kết thúc khi GV nêu hết các câu hỏi. + Đội thắng cuộc là đội có nhiều bảng ghi tên các tỉnh trên bản đồ. 3 Củng cố dặn dò : GV hỏi : Sau những bài đã học, em thấy đất nước ta như thế nào ? GV nhận xét giờ học, dặn dò HS về ôn lại các kiến thức, kỹ năng địa lý đã học và chuẩn bị bài sau.
- Giáo án Địa lý/ Tuần 21 /Bài 20 /GV Trần Tài/Trường TH Hồ Phước Hậu/ Ngày soạn 19/02/2008 CHÂU Á I MỤC TIÊU : Sau bài học HS có thể : Nêu được tên các châu lục và các đại dương. Dựa vào lược đồ (bản đồ) nêu được vị trí, giới hạn của châu Á. Nhận biết được độ lớn và sự đa dạng của thiên nhiên châu Á. Đọc được tên một số cảnh thiên nhiên châu Á và nêu được chúng thuộc vùng nào của châu Á. II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Quả địa cầu (hoặc Bản đồ thế giới). Bản đồ tự nhiên châu Á. Tranh ảnh một số cảnh thiên nhiên châu Á III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học Giới thiệu bài Ghi đề 1. Vị trí địa lý và giới hạn Hoạt động 1: ( Làm việc theo nhóm nhỏ) GV hỏi HS cả lớp : HS tiếp nối nhau trả lời câu hỏi. + Hãy kể tên các châu lục, các đại dương trên thế giới mà em biết. GV ghi nhanh lên bảng thành 2 cột, 1 cột ghi tên các châu lục, 1 cột ghi tên các đại dương. GV nêu : Chúng ta sẽ đi tìm vị trí của từng châu lục và đại dương trên quả địa cầu. GV yêu cầu HS quan sát hình 1 Lược đồ các HS làm việc theo cặp. châu lục và đại dương để tìm vị trí của các châu lục và các đại dương trên thế giới. GV gọi HS lên bảng chỉ vị trí của các châu lục, 3 HS lần lượt lên bảng chỉ theo yêu cầu. các đại dương trên quả Địa cầu, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. GV treo bảng phụ viết sẵn các câu hỏi hướng Đọc thầm các câu hỏi. dẫn tìm hiểu về vị trí địa lý châu Á. GV tổ chức HS làm việc theo cặp. Làm việc theo cặp, cùng xem lược đồ, trao đổi, trả lời từng câu hỏi. + Nêu yêu cầu : Hãy cùng quan sát hình 1 và trả Kết quả thảo luận tốt là : lời các câu hỏi sau : Chỉ vị trí của châu Á trên lược đồ và cho biết Chỉ theo đường bao quanh châu Á. châu Á gồm những phần nào ? Nêu : Châu Á gồm hai phần là lục địa và các đảo xung quanh.
- Giáo án Địa lý/ Tuần 21 /Bài 20 /GV Trần Tài/Trường TH Hồ Phước Hậu/ Ngày soạn 19/02/2008 Các phía của châu Á tiếp giáp các châu lục và Vừa chỉ trên lược đồ vừa nêu : đại dương nào ? + Phía bắc giáp Bắc Băng Dương. + Phía đông giáp Thái Bình Dương. + Phía nam giáp Ấn Độ Dương + Phía tây và tây nam giáp với châu Âu và châu Phi. Châu Á nằm ở bán cầu Bắc hay bán cầu Nam, HS trả lời. trải từ vùng nào đến vùng nào trên Trái đất ? Châu Á chịu ảnh hưởng của các đới khí hậu nào Châu Á chịu ảnh hưởng của cả ba đới khí ? hậu + Hàn đới ở phía Bắc Á. + Ôn đới ở giữa lục địa châu Á. + Nhiệt đới ở Nam Á. GV mời 1 HS khá lên điều khiển các bạn báo 1 HS lên điều khiển thảo luận : cáo kết quả thảo luận trước lớp. + Mời đại diện 1 cặp trình bày. GV treo bảng phụ viết sẵn các câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu về vị trí địa lý châu Á. Kết luận: Châu Á nằm … đại dương. Hoạt động 2: ( Làm việc theo cặp) GV treo bảng số liệu về diện tích và dân số các 1 HS nêu trước lớp. châu lục, yêu cầu HS nêu tên và công dụng của bảng số liệu. GV nêu yêu cầu HS đọc bảng số liệu và hỏi : HS nêu theo ý hiểu của mình Em hiểu chú ý 1 và 2 trong bảng số liệu như thế nào ? GV giảng giải. GV yêu cầu : Dựa vào bảng số liệu, em hãy so HS so sánh và nêu ý kiến trước lớp : Diện sánh diện tích của châu Á với diện của các châu tích châu Á lớn nhất trong 6 châu lục. Gấp 5 lục khác trên thế giới. lần diện tích châu Đại Dương, hơn 4 lần diện GV kết luận: Châu Á … thế giới. tích châu Âu, hơn 3 lần diện tích châu Nam Cực. Hoạt động 3: ( Làm việc cá nhân sau đó làm việc theo nhóm) GV yêu cầu HS dựa vào các hình minh họa a, b, HS tự chọn một hình và xung phong tham c, d e và hình 2, trang 103 SGK, mô tả vẻ đẹp một gia thi mô tả trước lớp. số cảnh thiên nhiên của châu Á. GV chọn 5 HS tham gia cuộc thi, mỗi HS mô tả 5 HS lần lượt mô tả, các HS khác theo dõi một hình. nhận xét và bình chọn bạn mô tả hay nhất. GV tổng kết cuộc thi và nêu : Thiên nhiên châu Á rất đa dạng và phong phú ... Hoạt động 4: ( Làm việc cá nhân và cả lớp) GV treo lược đồ các khu vực châu Á và hỏi HS : HS đọc lược đồ, đọc phần chú giải và nêu : Hãy nêu tên lược đồ và cho biết lược đồ thể hiện Lược đồ các khu vực châu Á, lược đồ biểu những nội dung gì ? diễn + Địa hình của châu Á.
- Giáo án Địa lý/ Tuần 21 /Bài 20 /GV Trần Tài/Trường TH Hồ Phước Hậu/ Ngày soạn 19/02/2008 + Các khu vực và giới hạn từng khu vực của Châu Á. GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm để thực HS chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 6 hiện phiếu học tập sau : HS, cùng thảo luận. GV mời 1 nhóm HS dán phiếu của nhóm mình Một nhóm HS trình bày trước lớp, HS cả lớp lên bảng, trình bày, yêu cầu các nhóm khác theo theo dõi và nhận xét. dõi. GV kết luận: Châu Á … diện tích. KL: Thiên nhiên châu Á rất đa dạng và phong phú . HĐ nối tiếp:Củng cố,dặn dò GV gọi HS nêu nhanh về vị trí, giới hạn đặc điểm tự nhiên của châu Á. GV nhận xét tiết học. Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Tìm hiểu về khu vực Đông Nam Á. Châu Á Vị trí : Nằm ở phía bán Giới hạn : phía Bắc, Đặc điểm tự nhiên : cầu Bắc Đông, Nam giáp biển, 3/4 là núi và cao phía Tây giáp châu Phi, nguyên, có nhiều núi châu Âu cao đồ sộ, có đủ các đới khí hậu. Thiên nhiên phong phú, đa dạng
- Giáo án Địa lý/ Tuần 21 /Bài 20 /GV Trần Tài/Trường TH Hồ Phước Hậu/ Ngày soạn 19/02/2008 CHÂU Á (Tiếp theo) I MỤC TIÊU : Sau bài học HS có thể : Nêu được đặc điểm về dân cư, tên một số hoạt động kinh tế của người dân châu Á và ích lợi của các hoạt động này. Dựa vào lược đồ (bản đồ) nhận biết được sự phân bố một số hoạt động sản xuất của người dân châu Á. Kể tên các nước Đông Nam Á, nêu được các nước Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp và khai thác khoáng sản. II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bản đồ các nước châu Á. Bản đồ tự nhiên châu Á. Các hình minh họa trong SGK Phiếu học tập của HS. III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học A Kiểm tra bài cũ : GV gọi 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi. 2 HS trả lời. + Dựa vào quả địa cầu, em hãy cho biết vị trí địa lý và giới hạn của châu Á. + Em hãy kể tên một số cảnh thiên nhiên của châu Á và cho biết cảnh đó thuộc khu vực nào của châu Á. B Dạy bài mới : 1 Giới thiệu bài :
- Giáo án Địa lý/ Tuần 21 /Bài 20 /GV Trần Tài/Trường TH Hồ Phước Hậu/ Ngày soạn 19/02/2008 2 Hướng dẫn tìm hiểu bài Hoạt động 1: DÂN SỐ CHÂU Á GV treo bảng số liệu về diện tích và dân số các HS đọc bảng số liệu. châu lục trang 103, SGK và yêu cầu HS đọc bảng HS làm việc cá nhân, tự so sánh các số liệu số liệu. về dân số ở châu Á và dân số ở các châu lục khác. GV lần lượt nêu các câu hỏi sau và yêu cầu HS Một số HS nêu ý kiến, sau đó thống nhất trả lời : + Dựa vào bảng số liệu, em hãy so sánh dân số + HS trả lời. châu Á với các châu lục khác. + Em hãy so sánh mật độ dân số của châu Á với + Diện tích châu Phi chỉ kém diện tích châu Á mật độ dân số châu Phi. có 2 triệu km2 nhưng dân số chưa bằng 1/4 của dân số châu Á nên mật độ dân cư thưa thớt hơn. + Trong các châu lục thì châu Á là châu lục có mật độ dân số lớn nhất. + Vậy dân số ở đây phải thực hiện yêu cầu gì thì + Phải giảm sự gia tăng dân số thì việc nâng mới có thể nâng cao chất lượng cuộc sống ? cao chất lượng đời sống mới có điều kiện thực hiện được. GV nhận xét. Hoạt động 3: CÁC DÂN TỘC Ở CHÂU Á GV yêu cầu HS quan sát hình 4 trang 105 và hỏi : HS quan sát và nêu : Dân cư châu Á chủ yếu Người dân châu Á có màu da như thế nào ? là người da vàng nhưng cũng có người trắng hơn (người Đông Á), có những tộc người lại có nước da nâu đen (người Nam Á) + Em có biết vì sao người Bắc Á có nước da sáng + Vì lãnh thổ châu Á rộng lớn, trải trên nhiều màu còn người Nam Á lại có nước da sẫm màu ? đới khí hậu khác nhau. Người sống ở vùng hàn đới, ôn đới (Bắc Á) thường có nước da sáng màu. Người sống ở vùng nhiệt đới (Nam Á) thì thường có nước da sẫm màu. + Các dân tộc ở châu Á có cách ăn mặc và phong + Các dân tộc có cách ăn mặc và phong tục tục tập quán như thế nào ? tập quán khác nhau. + Em có biết dân cư châu Á tập trung nhiều ở + Đồng bằng châu thổ màu mỡ. vùng nào không ? GV nêu kết luận. Hoạt động 3: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA NGƯỜI DÂN CHÂU Á GV treo lược đồ kinh tế một số nước châu Á, HS đọc tên, đọc chú giải và nêu. yêu cầu HS đọc tên lược đồ và cho biết lược đồ thể hiện nội dung gì ? GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm, cùng xem HS chia thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 6 HS lược đồ, thảo luận để hoàn thành bảng thống kê cùng xem lược đồ, đọc SGK và hoàn thành về các ngành kinh tế, quốc gia có ngành đó và lợi bảng thống kê. ích kinh tế mà ngành đó mang lại (đưa mẫu bảng thống kê cho HS). GV gọi nhóm làm bài vào giấy khổ to dán phiếu + 1 nhóm viết bảng thống kê vào giấy khổ to. lên bảng, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ + 1 nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các
- Giáo án Địa lý/ Tuần 21 /Bài 20 /GV Trần Tài/Trường TH Hồ Phước Hậu/ Ngày soạn 19/02/2008 sung ý kiến cho nhóm bạn. nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. Sự phân bố và lợi ích của một số hoạt động kinh tế chủ yếu của châu Á. Hoạt động Phân bố Lợi ích kinh tế Khai thác dầu Khu vực Tây Nam Á : Ả Rập Xêút, Cung cấp nguồn nhiên liệu có giá trị Iran, Irắc, ... cao. Khu vực Nam Á : Ấn Độ Khu vực Đông Nam Á : Việt Nam, Malaixia, Inđônêxia, Brunây, ... Sản xuất ô tô Tập trung ở Đông Á : Nhật Bản, Là ngành công nghiệp kỹ thuật cao, Trung Quốc, Hàn Quốc. mang lại giá trị kinh tế cao. Trồng lúa mì Khu vực Trung Á : Cadắcxtan. Cung cấp lương thực cho con người và Khu vực Nam Á : Ấn Độ thức ăn cho chăn nuôi Khu vực Đông Á : phía Đông Bắc Trung Quốc Trồng lúa gạo Nam Á : Ấn Độ Cung cấp nguồn lương thực lớn cho Các nước khu vực Đông Nam Á con người, thức ăn để chăn nuôi gia súc. Đông Á : Trung Quốc Trồng bông Khu vực Trung Á : Cadắcxtan Cung cấp nguyên liệu cho ngành dệt. Nam Á : Ấn Độ Khu vực Đông Á : Trung Quốc Nuôi trâu, bò Nam Á : Ấn Độ Cung cấp thực phẩm thịt, sữa cho con Khu vực Đông Á : Trung Quốc người. Cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến nông sản. Đánh bắt và Các vùng ven biển Cung cấp thực phẩm cho đời sống, nuôi trồng hải nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế sản biến hải sản. GV giúp HS phân tích kết quả của bảng thống Theo dõi câu hỏi của GV, trao đổi theo cặp kê GV gợi ý : để tìm ý trả lời. + Dựa vào bảng thống kê và lược đồ kinh tế một + Nông nghiệp là ngành sản xuất chính của đa số nước châu Á, em hãy cho biết nông nghiệp hay số người dân châu Á. công nghiệp là ngành sản xuất chính của đa số người dân châu Á ? + Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của người + Là lúa mì, lúa gạo, bông; thịt, sữa của các loài dân châu Á là gì ? gia súc như trâu, bò, lợn, gia cầm như gà, vịt. + Ngoài những sản phẩm trên, em còn biết những + Họ còn trồng các cây công nghiệp như chè, sản phẩm nông nghiệp nào khác ? cà phê, cao su, trồng cây ăn quả, ... + Dân cư các vùng ven biển thường phát triển + Khai thác và nuôi trồng thủy sản. ngành gì ? + Ngành công nghiệp nào phát triển mạnh ở các + Ngành công nghiệp khai khoáng phát triển nước châu Á ? mạnh vì các nước châu Á có nguồn tài nguyên khoáng sản lớn, đặc biệt là dầu mỏ. Hoạt động 4: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm để hoàn Chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS, thành phiếu học tập. cùng thảo luận để hoàn thành phiếu. GV phát phiếu học tập.
- Giáo án Địa lý/ Tuần 21 /Bài 20 /GV Trần Tài/Trường TH Hồ Phước Hậu/ Ngày soạn 19/02/2008 GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm việc. HS làm việc theo nhóm dưới sự chỉ huy của nhóm trưởng. GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận. 1 nhóm HS (đã làm vào phiếu khổ giấy to) dán phiếu lên bảng, đọc phiếu, các nhóm khác theo dõi và nhận xét, bổ sung ý kiến. GV nhận xét kết quả làm việc của HS, sau đó HS lần lượt lên bảng thực hiện các nhiệm yêu cầu HS dựa vào phiếu để trình bày một số vụ sau : điểm chính về vị trí, giới hạn, đặc điểm tự nhiên + HS 1 : Nêu vị trí, giới hạn khu vực Đông và các ngành kinh tế của khu vực Đông Nam Á. Nam Á. + HS 2 : Nêu những nét c hính của địa hình của khu vực Đông Nam Á. + HS 3 : Nêu tên các nước thuộc khu vực Đông Nam Á. + HS 4 : Giải thích vì sao Đông Nam Á có khí hậu gió mùa nóng ẩm, rừng chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới. + HS 5 : Kể tên một số ngành kinh tế chính của các nước Đông Nam Á. GV kết luận : Khu vực …khoáng sản. 3 Củng cố dặn dò : GV nhận xét tiết học, tuyên dương các HS, nhóm HS tích cực hoạt động tham gia xây dựng bài, nhắc nhở các em còn chưa cố gắng. Bài sau : Các nước láng giềng của Việt Nam.
- Giáo án Địa lý/ Tuần 21 /Bài 20 /GV Trần Tài/Trường TH Hồ Phước Hậu/ Ngày soạn 19/02/2008 CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG CỦA VIỆT NAM I MỤC TIÊU : Sau bài học HS có thể : Dựa vào lược đồ (bản đồ), đọc tên và nêu được vị trí địa lý của Campuchia, Trung Quốc. Hiểu và nêu được : + Campuchia và Lào là hai nước nông nghiệp, mới phát triển công nghiệp. + Trung Quốc là nước có số dân đông nhất thế giới, đang phát triển mạnh, nổi tiếng về một số mặt hàng công nghiệp và thủ công nghiệp truyền thống. II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bản đồ các nước châu Á. Bản đồ tự nhiên châu Á. Các hình minh họa SGK. GV và HS sưu tầm các tranh ảnh, thông tin về tự nhiên, các cảnh đẹp, các ngành kinh tế, văn hóa xã hội của ba nước Campuchia, Lào, Trung Quốc. Phiếu học tập của HS. III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A Kiểm tra bài cũ : GV gọi HS lên bảng trả lời các câu hỏi : 2 HS trả lời. + Dân cư châu Á tập trung đông đúc ở các vùng nào ? Tại sao ? + Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo ? GV nhận xét, ghi điểm. B Dạy bài mới : 1 Giới thiệu bài : 2 Hướng dẫn tìm hiểu bài Hoạt động 1: CAMPUCHIA GV yêu cầu HS dựa vào lược đồ các khu vực HS chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 châu Á và lược đồ kinh tế một số nước châu Á HS, cùng xem lược đồ, thảo luận và ghi ra để thảo luận, tìm hiểu những nội dung sau về đất phiếu các câu trả lời của nhóm mình. nước Campuchia. + Em hãy nêu vị trí địa lý của Campuchia ? HS nêu. (Nằm ở đâu ? Có chung biên giới với những nước nào, ở những phía nào ?) + Chỉ trên lược đồ và nêu tên thủ đô Campu + Phnôm Pênh. chia ? + Nêu nét nổi bật của địa hình Campuchia ? + Địa hình Campuchia tương đối bằng phẳng, đồng bằng chiếm đa số diện tích của Campuchia, chỉ có một phần nhỏ là đồi núi thấp, có độ cao từ 200 đến 500m. + Dân cư Campuchia tham gia sản xuất trong + Nông nghiệp là chủ yếu. Lúa gạo, hồ tiêu,
- Giáo án Địa lý/ Tuần 21 /Bài 20 /GV Trần Tài/Trường TH Hồ Phước Hậu/ Ngày soạn 19/02/2008 ngành gì là chủ yếu ? Kể tên các sản phẩm chính đánh bắt nhiều cá nước ngọt. của ngành này ? + Vì sao Campuchia đánh bắt được rất nhiều cá + Vì giữa Canpuchia là Biển Hồ, đây là một nước ngọt ? hồ nước ngọt lớn như “biển” có trữ lượng cá tôm nước ngọt rất lớn. + Mô tả kiến trúc đền Ăng co Vát và cho biết + Đạo Phật. Campuchia có rất nhiều đền, tôn giáo chủ yếu của người dân Campuchia. chùa tạo nên những phong cảnh đẹp, hấp dẫn. Campuchia đựơc gọi là đất nước chùa tháp. GV yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận. Mỗi câu hỏi 1 nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi và bổ sung. GV theo dõi và sửa chữa từng câu trả lời cho HS. GV kết luận : Campuchia nằm ở Đông Nam Á, giáp biên giới Việt Nam. Kinh tế Campuchia đang chú trọng phát triển nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản. Hoạt động 2: LÀO GV yêu cầu HS dựa vào lược đồ các khu vực HS thảo luận nhóm 6 châu Á và lược đồ kinh tế một số nước châu Á để thảo luận, tìm hiểu những nội dung sau về đất nước Lào. + Em hãy nêu vị trí địa lý của Lào : (Nằm ở đâu ? + HS nêu. Có chung biên giới với những nước nào, ở những phía nào ?) + Chỉ trên lược đồ và nêu tên thủ đô Lào ? + Thủ đô Lào và Viêng Chăn. + Nêu nét nổi bật của địa hình Lào ? + Địa hình chủ yếu là đồi núi và cao nguyên. + Kể tên các sản phẩm của Lào ? + Các sản phẩm của Lào là quế, cánh kiến, gỗ qúy và lúa gạo. + Mô tả kiến trúc của Luông Phabăng. Người + Người dân Lào chủ yếu theo đạo Phật. dân Lào chủ yếu theo đạo gì ? GV yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận. Mỗi câu hỏi 1 nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến, GV theo dõi và sửa chữa từng câu trả lời cho HS. GV kết luận : Lào không giáp biển, có diện tích rừng lớn, là một nước nông nghiệp, ngành công nghiệp ở Lào đang được chú trọng phát triển. GV hỏi mở rộng với HS khá giỏi : So sánh và HS trao đổi với nhau và nêu : cho biết điểm giống nhau trong hoạt động kinh tế + Ba nước đều là những nước nông nghiệp, của ba nước Lào, Việt Nam, Campuchia ? ngành công nghiệp đang được chú trọng phát triển. + Cả ba nước đều trồng được nhiều lúa gạo. Hoạt động 3: TRUNG QUỐC GV yêu cầu HS dựa vào lược đồ các khu vực Mỗi nhóm 6 HS cùng xem lược đồ, thảo châu Á và lược đồ kinh tế một số nước châu Á luận. để thảo luận, tìm hiểu những nội dung sau về đất
- Giáo án Địa lý/ Tuần 21 /Bài 20 /GV Trần Tài/Trường TH Hồ Phước Hậu/ Ngày soạn 19/02/2008 nước Trung Quốc. + Em hãy nêu vị trí địa lý của Trung Quốc ? (Nằm + HS nêu. ở đây ? Có chung biên giới với những nước nào, ở những phía nào ?) + Chỉ trên lược đồ và nêu tên thủ đô của Trung + Thủ đô Trung Quốc là Bắc Kinh. Quốc. + Em có nhận xét gì về diện tích và dân số Trung + Trung Quốc là nước có diện tích lớn, dân số Quốc ? đông nhất thế giới. + Nêu nét nổi bật của địa hình Trung Quốc ? + Địa hình chủ yếu là đồi núi và cao nguyên. Phía đông bắc là đồng bằng Hoa Bắc rộng lớn, ngoài ra còn một số đồng bằng nhỏ ven biển. + Kể tên các sản phẩm của Trung Quốc ? + HS nêu. + Em biết gì về Vạn lý Trường Thành. + Đây là một công trình kiến trúc đồ sộ được xây dựng bắt đầu từ thời Tần Thủy Hoàng (trên hai ngàn năm trước đây). GV yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận. Nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi và bổ sung. GV theo dõi và sửa chữa từng câu trả lời cho HS. GV kết luận : Trung Quốc là nước có diện tích lớn thứ ba trên thế giới ... Hoạt động 4: THI KỂ VỀ CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG CỦA VIỆT NAM GV chia HS lớp thành 3 nhóm dựa vào các tranh HS làm việc theo nhóm, có thể : ảnh, thông tin mà các em đã sưu tầm được. + Trình bày tranh ảnh, thông tin thành tờ báo + Nhóm Lào : sưu tầm tranh ảnh, thông tin về tường. nước Lào. + Bày các sản phẩm sưu tần đường của nước + Nhóm Campuchia : sưu tầm tranh ảnh, thông đó lên bàn. tin về nước Campuchia. + Nhóm Trung Quốc : sưu tầm tranh ảnh, thông tin về nước Trung Quốc. Yêu cầu các nhóm trưng bày các tranh ảnh, thông tin, sản phẩm về quốc gia mà mình đã sưu tầm được. GV tổ chức cho từng nhóm báo cáo kết quả sưu tầm của nhóm mình. GV nhận xét và tuyên dương các nhóm đã tích cực sưu tầm, có cách trưng bày và giới thiệu hay. 3 Củng cố dặn dò : GV tổng kết tiết học. GV dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- Giáo án Địa lý/ Tuần 21 /Bài 20 /GV Trần Tài/Trường TH Hồ Phước Hậu/ Ngày soạn 19/02/2008 CHÂU ÂU I MỤC TIÊU : Sau bài học HS có thể : Dựa vào lược đồ, bản đồ, nhận biết mô tả đựơc vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ của châu Âu. Chỉ trên lược đồ và nêu tên một số dãy núi lớn, đồng bằng lớn, sông lớn của châu Âu. Nêu khái quát về địa hình châu Âu. Dựa vào hình minh họa, nêu được đặc điểm quang cảnh thiên nhiên châu Âu. Nhận biết được đặc điểm dân cư và hoạt động kinh tế chủ yếu của người dân châu Âu. II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Lược đồ các châu lục và đại dương (trang 102, SGK) Lược đồ tự nhiên châu Âu. Các hình minh họa trong SGK, Phiếu học tập của HS. III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A Kiểm tra bài cũ : GV gọi 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi. 3 HS trả lời. + Nêu vị trí địa lý của Campuchia, Lào. + Kể tên các loại nông sản của Lào, Campu chia ? + Kể tên một số mặt hàng của Trung Quốc mà em biết. GV nhận xét, ghi điểm. B Dạy bài mới : 1 Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài. HS nghe. 2 Hướng dẫn tìm hiểu bài Hoạt động1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ GIỚI HẠN GV đưa ra quả Địa cầu hoặc treo bản đồ Tự 2 HS ngồi cạnh nhau cùng xem các lược đồ, nhiên thế giới lên bảng, yêu cầu HS làm việc đọc SGK và thực hiện nhiệm vụ. theo cặp để thực hiện các nhiệm vụ sau : + Mở SGK trang 102, xem lược đồ các châu lục + Chỉ theo đường bao quanh châu Âu và giới và đại dương tìm và nêu vị trí của châu Âu (Gợi thiệu : ý : châu Âu nằm ở vị trí nào trên quả Địa cầu ?) * Châu Âu nằm ở bán cầu Bắc. + Các phía đông, bắc, tây, nam giáp những gì ? + HS nêu. + Xem bảng thống kê diện tích và dân số các + Diện tích của châu Âu là 10 triệu km 2, đứng châu lục trang 103, SGK so sánh diện tích của thứ 5 trên thế giới, chỉ lớn hơn diện tích châu châu Âu với các châu lục khác. Đại Dương 1 triệu km2, diện tích châu Âu chưa bằng 1/4 diện tích châu Á. + Châu Âu nằm trong vùng khí hậu nào ? + Khí hậu ôn hòa. GV yêu cầu HS trình bày kết quả làm việc. Mỗi câu hỏi 1 HS lên trình bày trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét, bổ sung ý kiến. GV theo dõi và chỉnh sửa câu trả lời cho HS
- Giáo án Địa lý/ Tuần 21 /Bài 20 /GV Trần Tài/Trường TH Hồ Phước Hậu/ Ngày soạn 19/02/2008 (nếu cần) GV kết luận (vừa chỉ trên bản đồ vừa nêu) Hoạt động 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CHÂU ÂU GV treo lược đồ tự nhiên châu Âu, yêu cầu HS HS chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 6 HS, xem lược đồ và hoàn thành bảng thống kê về cùng xem lược đồ, đọc SGK và hoàn thành đặc điểm địa hình và đặc điểm thiên nhiên châu bảng thống kê. Một nhóm HS kẻ bảng và làm Âu (GV cung cấp mẫu bảng thống kê cho HS). vào giấy khổ to (A0) Bảng sau khi đã hoàn thành : Khu vực Đồng bằng, núi, sông lớn Cảnh thiên nhiên tiêu biểu Đông Âu Đồng bằng Đông Âu. d. Rừng lá kim (đồng bằng Đông Âu) Dãy núi Uran, Capca Sông Vonga Trung Âu Đồng bằng Trung Âu b. Đồng bằng Trung Âu Dãy núi Anpơ, Cacpat a. Dãy núi Anpơ Sông Đanuyp Tây Âu Đồng bằng Tây Âu 5 Có rừng cây lá rộng, mùa thu cây Nhiều núi, cao nguyên chuyển lá vàng. Bán đảo Xcandi Núi Xcabdinavi c. Phio (biển, hai bên có các vách đá navi dốc, có băng tuyết) GV theo dõi, hướng dẫn HS cách quan sát và HS nêu câu hỏi khi gặp khó khăn để nhờ GV viết kết quả quan sát để các em làm được như giúp đỡ. bảng trên. GV mời nhóm đã làm bài thống kê vào giấy Một nhóm HS báo cáo kết quả thảo luận, các khổ to dán bài lên bảng, đọc bài làm cho các bạn nhóm khác theo dõi, bổ sung ý kiến cùng theo dõi, yêu cầu các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến. GV yêu cầu HS dựa vào bảng thống kê để mô 4 HS khá lần lượt mô tả về từng khu vực. HS tả đặc điểm tiêu biểu về địa hình, thiên nhiên khác theo dõi và bổ sung ý kiến. của từng khu vực. HS mô tả đặc điểm địa hình và thiên nhiên + Địa hình phía Bắc Trung Âu là gì ? Đông Âu : Khu vực Đông Âu là vùng đồng + Phía Nam Trung Âu là vùng núi hay đồng bằng bằng rộng lớn. Xen giữa các đồng bằng là các ? Có dãy núi lớn nào ? vùng cao nguyên thấp độ cao dưới 500m. Phía + Phần chuyển tiếp giữa đồng bằng Tây Âu và đông là dãy Uran, phía nam là dãy Cápca, hai vùng núi Nam Tây Âu là gì ? dãy núi này là ranh giới giữa châu Âu và châu + Khu vực này có con sông lớn nào ? Á. Con sông lớn nhất Đông Âu là sông Vonga. + Cảnh tiêu biểu của thiên nhiên vùng này là gì ? Đông Âu có nhiều rừng lá kim xanh quanh năm ... GV hỏi thêm : Em có biết vì sao mùa đông tuyết HS nối tiếp nhau nêu ý của mình. phủ trắng gần hết châu Âu chỉ trừ dải đất phía Nam? GV kết luận (vừa nêu vừa chỉ trên bản đồ Tự nhiên châu Âu) Hoạt động 3: NGƯỜI DÂN CHÂU ÂU VÀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ GV yêu cầu HS làm việc cá nhân để giải quyết HS tự làm việc. các nhiệm vụ sau : 1 Mở SGK trang 103, đọc bảng số liệu về diện 1 Dân số châu Âu (kể cả dân số Liên bang
- Giáo án Địa lý/ Tuần 21 /Bài 20 /GV Trần Tài/Trường TH Hồ Phước Hậu/ Ngày soạn 19/02/2008 tích và dân số các châu lục để : Nga) theo số liệu năm 2004 là 728 triệu người, + Nêu số dân của châu Âu. chưa bằng 1/5 dân số của châu Á. + So sánh số dân của châu Âu với dân số của các châu lục khác. 2 Quan sát minh họa 3 trang 111 và mô tả đặc 2 Người châu Âu có nước da trắng, mũi cao, điểm bên ngoài của người dân châu Âu. Họ có tóc có các màu đen, vàng, nâu, mắt xanh. Khác nét gì khác so với người châu Á ? với người châu Á sẫm màu hơn, tóc đen. 3 Kể tên một số hoạt độnt sản xuất, kinh tế 3 Người châu Âu có nhiều hoạt động sản của người châu Âu ? xuất như trồng lúa mì, làm việc trong các nhà máy hóa chất, chế tạo máy móc, ... 4 Quan sát hình minh họa 4 và cho biết hoạt 4 HS nêu. động sản xuất của người châu Âu có gì đặc biệt so với hầu hết hoạt động sản xuất của người châu Á ? Điều đó nói lên điều gì về sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và kinh tế châu Âu ? 3 Củng cố dặn dò : GV hỏi : Em có biết Việt Nam có mối quan hệ với các nước châu Âu nào không ? GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học bài và tìm hiểu về các nước Liên Bang Nga, Pháp để chuẩn bị bài sau.
- Giáo án Địa lý/ Tuần 21 /Bài 20 /GV Trần Tài/Trường TH Hồ Phước Hậu/ Ngày soạn 19/02/2008 Thứ ........ ngày ...... tháng ..... năm 20..... Tuần : ......... MÔN : ĐỊA LÝ Tiết : ......... MỘT SỐ NƯỚC Ở CHÂU ÂU I MỤC TIÊU : Sau bài học HS có thể : Dựa vào lược đồ nhận biết và nêu được vị trí địa lý, đặc điểm lãnh thổ của Liên bang Nga, của Pháp. Nêu được một số đặc điểm chính về dân cư, kinh tế của Nga, Pháp. II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Lược đồ kinh tế một số nước châu Á (trang 106 SGK) Lược đồ một số nước châu Âu. Các hình minh họa trong SGK. Phiếu học tập của HS. III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học A Kiểm tra bài cũ : GV gọi 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi. 3 HS trả lời. + Dựa vào lược đồ tự nhiên châu Âu em hãy xác định : vị trí địa lý, giới hạn của châu Âu, vị trí các dãy núi và đồng bằng của châu Âu. + Người dân châu Âu có đặc điểm gì ? + Nêu những hoạt động kinh tế của các nước châu Âu. GV nhận xét, ghi điểm. B Dạy bài mới : 1 Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài. HS nghe. 2 Hướng dẫn tìm hiểu bài Hoạt động 1 LIÊN BANG NGA GV yêu cầu HS làm việc cá nhân theo yêu HS làm việc cá nhân, tự kẻ bảng vào vở và cầu. hoàn thành bảng. 1 HS lên bảng làm bài vào bảng GV đã kẻ sẵn. Em hãy xem lược đồ kinh tế một số nước châu Á (trang 106, SGK) và lược đồ một số nước châu Âu, đọc SGK để điền các thông tin thích hợp vào bảng kê sau : Kết quả làm việc đạt yêu cầu là :
- Giáo án Địa lý/ Tuần 21 /Bài 20 /GV Trần Tài/Trường TH Hồ Phước Hậu/ Ngày soạn 19/02/2008 Liên Bang Nga Liên Bang Nga Đặc điểm sản phẩm Đặc điểm sản phẩm chính Các yếu tố Các yếu tố chính của ngành sản xuất của ngành sản xuất Vị trí địa lý Vị trí điạ lí Nằm ở Đông Âu và Bắc Á Diện tích Diện tích 17 triệu km2, lớn nhất thế giới. Dân số Dân số 144,1 triệu người Khí hậu Khí hậu Ôn đới lục địa (chủ yếu phần châu Á thuộc Liên Bang Nga) Tài nguyên Tài nguyên Rừng Taiga, dầu mỏ, khí tự khoáng sản khoáng sản nhiên, than đá, quặng sắt. Sản phẩm công Sản phẩm Máy móc, thiết bị, phương tiện nghiệp công giao thông nghiệp Sản phẩm nông Sản phẩm Lúa mì, ngô, khoai tây, lợi, bò, nghiệp nông gia cầm nghiệp GV theo dõi HS làm việc và giúp đỡ HS nêu GV yêu cầu HS nhận xét bài thống kê bạn HS nêu nhận xét, bổ sung ý kiến. làm trên bảng lớp. GV sửa chữa cho HS GV hỏi HS : Em có biết vì sao khí hậu của Liên Bang Nga, nhất là phần thuộc châu Á rất lạnh, khắc nghiệt không ? GV hỏi tiếp : Khí hậu khô và lạnh tác động Khí hậu khô và lạnh nên rừng taiga phát triển. đến cảnh quan thiên nhiên ở đây như thế nào ? Hầu hết lãnh thổ nước Nga ở châu Á đều có rừng taiga bao phủ. GV yêu cầu HS dựa vào bảng thống kê, trình 1 HS trình bày trước lớp và khi trình bày về vị bày lại về các yếu tố địa lý tự nhiên và các sản trí địa lý và giới hạn lãnh thổ phải chỉ trên lược phẩm chính của các ngành sản xuất của Liên đồ. Bang Nga. GV nhận xét, chỉnh sửa câu trả lời cho HS. GV kết luận. Hoạt động 2 PHÁP GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu HS HS chia thành các nhóm, mỗi nhóm có 4 HS thảo luận để hoàn thành phiếu học tập. cùng trao đổi, thảo luận để hoàn thành phiếu (một nhóm làm vào phiếu viết trên giấy khổ to). GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài. Các nhóm HS làm việc, nêu câu hỏi khi có khó khăn cần GV giúp đỡ. GV gọi nhóm đã làm bài trên giấy khổ to dán 1 nhóm HS trình bày kết quả thảo luận, các phiếu lên bảng, yêu cầu các nhóm khác bổ nhóm khác theo dõi và nhận xét, bổ sung ý kiến. sung ý kiến. GV nhận xét và nêu kết luận. 3 Củng cố dặn dò : GV tổng kết bài : Liên Bang Nga và Pháp là hai nước có quan hệ gần gũi với nước ta. ...
- Giáo án Địa lý/ Tuần 21 /Bài 20 /GV Trần Tài/Trường TH Hồ Phước Hậu/ Ngày soạn 19/02/2008 GV dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị ôn tập.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án lớp 5 môn Địa Lý: CHÂU PHI (tiết 1)
8 p | 793 | 75
-
Giáo án Địa lý 5 bài 10: Nông nghiệp
9 p | 765 | 72
-
Giáo án Địa lý 5 bài 18: Châu Á (TT)
8 p | 533 | 59
-
Giáo án Địa lý 5 bài 2: Địa hình và khoáng sản
8 p | 534 | 44
-
Giáo án Địa lý 5 bài 14: Giao thông vận tải
5 p | 531 | 39
-
Giáo án lớp 5 môn Địa Lý: VIỆT NAM ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA
5 p | 392 | 32
-
Giáo án Kỹ thuật 5 bài 10: Lợi ích của việc nuôi gà
4 p | 490 | 31
-
Giáo án Địa lý 5 bài 6: Đất và rừng
8 p | 425 | 30
-
Giáo án Địa lý 5 bài 26: Châu Mĩ (TT)
4 p | 340 | 27
-
Giáo án lớp 5 môn Địa Lý: CÁC ĐẠI DƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI
6 p | 285 | 26
-
Giáo án Đạo đức 5 bài 10: Ủy ban nhân dân xã (phường) em
5 p | 623 | 25
-
GIÁO ÁN LỚP 5 MÔN ĐỊA LÝ
20 p | 152 | 17
-
Giáo án Địa lý 5 bài 22: Ôn tập
3 p | 435 | 14
-
Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 8 - Phần Lịch sử, Bài 5: Quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII (Sách Chân trời sáng tạo)
10 p | 16 | 5
-
Giáo án điện tử môn Địa lý lớp 5 - Bài 15: Giao thông vận tải
26 p | 148 | 4
-
Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4 - Bài 5: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (Sách Chân trời sáng tạo)
15 p | 28 | 4
-
Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 8 - Phần Địa lí, Bài 5: Thực hành Phân tích đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu (Sách Chân trời sáng tạo)
6 p | 14 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn