Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Bài 2: Những bí ẩn của thế giới tự nhiên (Văn bản thông tin)
lượt xem 3
download
Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Bài 2: Những bí ẩn của thế giới tự nhiên (Văn bản thông tin) (Sách Chân trời sáng tạo) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên; nhận biết và phân tích được cách trình bày thông tin trong văn bản như: theo trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, mức độ quan trọng của đối tượng hoặc cách so sánh và đối chiếu. Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản; phân tích được vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Bài 2: Những bí ẩn của thế giới tự nhiên (Văn bản thông tin)
- Ngày soạn: …/…/2023 BÀI 2: NHỮNG BÍ ẨN CỦA THẾ GIỚI TỰ NHIÊN I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên; nhận biết và phân tích được cách trình bày thông tin trong văn bản như: theo trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, mức độ quan trọng của đối tượng hoặc cách so sánh và đối chiếu. - Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản; phân tích được vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản. - Liên hệ được thông tin trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại, đánh giá được hiệu quả biểu đạt của một kiểu phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản cụ thể. - Nhận biết được đặc điểm và chức năng của các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp; nhận biết được các phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu, sơ đồ. - Viết được văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên; nêu được những thông tin quan trọng; trình bày mạch lạc, thuyết phục. - Nắm bắt được nội dung chính mà nhóm trao đổi, thảo luận và trình bày lại được nội dung đó. 2. Năng lực a. Năng lực chung Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt - Bước đầu viết được văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên, nêu được những thông tin quan trọng, mạch lạc, thuyết phục - Nghe và nắm bắt được nội dung chính mà nhóm trao đổi, thảo luận và trình bày lại được nội dung đó 3. Phẩm chất: Yêu quý và bảo vệ thiên nhiên II. Thiết bị dạy học và học liệu - Máy tính, máy chiếu
- - Phiếu học tập - Tranh ảnh về sóng thần, sao băng, thế giới tự nhiên - Video: https://youtu.be/xXa5NOEtSX0 III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Khởi động (5’) a. Mục tiêu: Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.Khám phá tri thức Ngữ văn. b. Nội dung: - GV sử dụng phương pháp đàm thoại để dẫn dắt Hs tìm hiểu tri thức Ngữ văn - HS suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi của giáo viên. c. Sản phẩm: Phần trình bày của HS - Hiện tượng tự nhiên: vòi rồng, lốc xoáy, mưa đá, sấm sét, sạt lỡ bùn,… - Hình thức thể hiện : văn bản thông tin d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Gv chiếu một đoạn video ngắn về hiện tượng tự nhiên, nêu một số câu hỏi, yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân trình bày: - Qua đoạn video, em hãy kể tên một số hiện tượng tự nhiên mà em biết được. - Sự bí ẩn của thế giới tự nhiên gợi cho em những suy nghĩ và mong muốn gì? - Những hiện tượng tự nhiên đó được đi vào tâm tưởng của mỗi người, ngoài hình thức quay video, chúng còn được thể hiện với những hình thức nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - GV chiếu video: https://youtu.be/xXa5NOEtSX0 - HS Quan sát, lắng nghe video và suy nghĩ cá nhân để đưa ra câu trả lời. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - GV mời một vài HS xung phong trả lời câu hỏi. - HS trả lời câu hỏi 1, 2… Bước 4: Kết luận, nhận định: - Nhận xét câu trả lời của HS, bổ sung thêm thông tin (nếu cần) - Kết nối vào nội dung tri thức Ngữ văn 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (10 phút) Tri thức Ngữ văn Mục tiêu: - Nhận biết được đặc điểm của văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên. - Nắm được cấu trúc của văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên. Nội dung: GV cho học sinh thực hiện phiếu học tập để tìm hiểu những kiến thức cơ bản của phần tri thức Ngữ văn. Tổ chức thực hiện Sản phẩm
- Bước 1: Giao nhiệm vụ (GV) - Văn bản thông tin giải thích một hiện GV yêu cầu HS thực hiện PHT số 1 tượng tự nhiên được viết để lí giải nguyên PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của một Chỉ ra những đặc điểm của văn bản hiện tượng tự nhiên. thông tin giải thích một hiện tượng tự - Thường xuất hiện trong các tài liệu khoa nhiên học với các dạng như: giải thích trình tự Mục đích Hình thức Cấu Cách diễn ra các hiện tượng tự nhiên, giải thích xuất hiện trúc sử nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của hiện dụng tượng tự nhiên, so sánh sự giống và khác ngôn nhau giữa các hiện tượng tự nhiên, giải ngữ thích cách tiếp cận và giải quyết một vấn đề trong thế giới tự nhiên. - Cấu trúc của văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên gồm các phần: + Phần mở đầu: giới thiệu khái quát về hiện Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ tượng hoặc quá trình xảy ra hiện tượng GV gợi ý: Tra cứu trong sách giáo khoa để trong thế giới tự nhiên. hoàn thiện PHT số 1 + Phần nội dung: giải thích nguyên nhân HS: xem lại thông tin trong PHT số 1, tra xuất hiện và cách thức diễn ra của hiện cứu và thực hiện. tượng tự nhiên. Bước 3: Báo cáo thảo luận + Phần kết thúc: thường trình bày sự việc GV: Mời HS trình bày sản phẩm (PHT số cuối của hiện tượng tự nhiên hoặc tóm tắt 1) nội dung giải thích. HS: Đại diện trình bày, lắng nghe, nhận - Cách sử dụng ngôn ngữ: thường sử dụng xét. từ ngữ thuộc một chuyên ngành khoa học cụ Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) thể (địa, sinh …) động từ miêu tả hoạt động GV: hoặc trạng thái (xoay, vỡ…), từ ngữ miêu tả - Nhận xét phần chuẩn bị của HS, nhận xét trình tự (bắt đầu, kế tiếp, tiếp theo…) sản phẩm trình bày của HS cũng như lời bổ sung của HS khác (nếu có). - Chốt sản phẩm lên màn hình và chuyển dẫn sang nội dung tiếp theo.
- VĂN BẢN 1 BẠN ĐÃ BIẾT GÌ VỀ SÓNG THẦN ? (2 tiết) I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: - Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên; nhận biết và phân tích được cách trình bày thông tin trong văn bản như: theo trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, mức độ quan trọng của đối tượng hoặc cách so sánh và đối chiếu. - Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản; phân tích được vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản. - Học sinh chỉ ra và phân tích được tác dụng của việc sử dụng những loại phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản 2. Về năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác... b. Năng lực riêng biệt - Năng lực thu thập thông tin liên quan đến hiện tượng sóng thần - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản 3. Về phẩm chất Yêu quý và bảo vệ thiên nhiên. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Máy tính, máy chiếu - Phiếu học tập - Tranh ảnh về sóng thần III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Khởi động (5’) a. Mục tiêu: Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học. Khám phá ban đầu về văn bản. b. Nội dung:
- - GV hướng dẫn, dẫn dắt Hs tìm hiểu tri thức ban đầu về văn bản. - HS suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi của giáo viên. c. Sản phẩm: Phần trình bày của HS Sóng thần là một trong những loại thiên tai nguy hiểm, có thể gây thiệt hại nặng nề cho cả người và của. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Gv sử dụng phương pháp đàm thoại, yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân trình bày: Những hiện tượng tự nhiên được xem trong video trên còn có sóng thần. Em có những hiểu biết gì về sóng thần? Hãy trình bày cho các bạn cùng hiểu. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: GV sử dụng phương pháp đàm thoại để định hướng HS trả lời câu hỏi. HS Quan sát, lắng nghe video và suy nghĩ cá nhân để đưa ra câu trả lời. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV mời một vài HS xung phong trả lời câu hỏi. HS trả lời câu hỏi 1, 2… Bước 4: Kết luận, nhận định: - Nhận xét câu trả lời của HS, bổ sung thêm thông tin (nếu cần) - Kết nối vào nội dung văn bản. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (65 phút) I. Trải nghiệm cùng văn bản: I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN: Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng đọc cho HS, ban đầu hiểu được nội dung, thể loại của văn bản. Nội dung: GV hướng sẫn HS đọc và hiểu sơ nét về văn bản . Tổ chức thực hiện Sản phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Gv nêu câu hỏi cho HS suy ngẫm trước khi tiến hành đọc văn bản ? Nếu chẳng may gặp sóng thần, em sẽ Trong tình huống nếu chẳng may gặp sóng làm gì để bảo vệ mình và mọi người thần để bảo vệ mình và hỗ trợ những người xung quanh? xung quanh chúng ta cần: - GV đọc mẫu vài đoạn cần cho HS thấy + Chạy đến nơi an toàn ở các bãi đất cao hoặc về cách đọc. HS đọc trực tiếp văn bản và xa bờ biển từ 500m trở lên; thực hiện theo yêu cầu của câu hỏi Trải + Phải sơ tán vào sâu trên đất liền, chỉ mang nghiệm cùng văn bản. GV hướng dẫn theo các vật dụng, tài sản, giấy tờ quan trọng HS đọc và đến chỗ có kí hiệu thì dừng khi sơ tán; lại một vài phút nhìn qua ô tương ứng để
- suy ngẫm về những yêu cầu của SGK. - Đặt câu hỏi yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi: - Xuất xứ: Theo Một số kiến thức về sóng thần, + Văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần https://nhandan.vn, ngày 16/3/2022 thuộc thể loại nào? - Thể loại : Văn bản thông tin + Xác định nội dung chính của văn bản - Nội dung: giải thích một hiện tượng tự nhiên trên. (sóng thần). + Chỉ ra cấu trúc của văn bản theo ba - Cấu trúc: phần, nêu nội dung của từng phần. + Mở bài: từ đầu đến “năm 1958 cao đến Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 525m” - giới thiệu khái quát và quá trình xảy ra - HS trả lời câu hỏi bằng kiến thức mình hiện tuợng sóng thần. biết được qua sách, báo, phim ảnh. + Nội dung: tiếp đến “khi sóng thần đến” - giải - HS nghe, đọc và nhận xét. thích nguyên nhân và cách thức diễn ra hiện Bước 3: Báo cáo, thảo luận tượng sóng thần. - GV mời 1 – 2 HS đọc và nhận xét, góp + Kết thúc: Còn lại - trình bày sự việc cuối của ý về cách đọc của bạn. hiện tượng sóng thần. - HS thực hiện theo yêu cầu. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét câu trả lời dẫn dắt HS chuyển vào bước Trải nghiệm cùng VB. - GV nhận xét ngắn gọn về việc đọc trước lớp của HS: mức độ đọc trôi chảy, độ to, rõ (sự phù hợp về tốc độ đọc, phân biệt được lời người kể chuyện và lời của nhân vật), khả năng diễn cảm. - Chốt lại các ý về thể loại, nội dung, xuất xứ. II. Suy ngẫm và phản hồi II. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI Mục tiêu: - Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên. - Nhận biết và phân tích được cách trình bày thông tin trong văn bản như: theo trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, mức độ quan trọng của đối tượng hoặc cách so sánh và đối chiếu. - Nhận biết cấu trúc của văn bản. - Xác định và phân tích được đặc điểm và chức năng của đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp. Nội dung : GV tổ chức cho HS tìm hiểu, nhận biết, phân tích các nội dung về đặc điểm của văn bản.
- Tổ chức thực hiện Sản phẩm 1. Mục đích, cấu trúc văn bản: 1.Mục đích, cấu trúc, từ ngữ của văn Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) bản: - Yêu cầu HS xem lại nhan đề và hệ thống đề mục. GV đặt câu hỏi, Hs động não trả lời. - Mục đích của văn bản là giúp cho người + Nhan đề và hệ thống đề mục của văn đọc nắm bắt và hiểu rõ hơn những thông bản cho em biết điều gì? Mục đích viết của tin về sóng thần (định nghĩa, cơ chế hình văn bản trên là gì? + Những đặc điểm nào thành, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết của văn bản giúp em nhận ra mục đích ấy? sóng thần) - Về từ ngữ: GV nêu câu hỏi, cho Hs hoạt - Từ ngữ: sử dụng một số từ ngữ thuộc động theo cặp đôi chuyên ngành khoa học địa lí như mảng + Nhận xét về cách sử dụng từ ngữ trong kiến tạo, động đất, núi lửa, thuỷ triều,...; văn bản. động từ miêu tả hoạt động hoặc trạng thái - Về cấu trúc: GV nêu câu hỏi gợi mở, gợi như: dịch chuyển, va chạm, trồi, dao HS tìm tòi động,...; từ ngữ miêu tả trình tự như đầu + Theo em, cấu trúc VB thông tin thường tiên, sau đó,... chứa những yếu tố nào? Sau khi HS trả lời, Gv tổ chức cho HS thực Cấu trúc hiện PP hoạt động nhóm thực hiện phiếu VB Chức năng VB HT số 2 thông Bạn đã biết gì về sóng thần? tin giải thích một PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 hiện tượng tự Cấu trúc Chứcnăng Cấu trúc nhiên của VB (2) của VB Sa-pô Giới thiệu tóm tắt nội Không có thông tin Bạn đã dung bài viết, sáng tạo, giải thích biết gì lôi cuốn đối với người đọc một hiện về sóng Phần Giải thích khái quát về Nội dung “Sóng thần, tượng tự thần? mở đầu hiện tượng hoặc hoặc trong tiếng Nhật lấy đi nhiên (3) quá trình xảy ra hiện mạng sống của hàng trăm (1) tượng trong thế giới tự nghìn người ở hơn mười Sa-pô nhiên. quốc gia, giới thiệu khái quát về sóng t hần. Phần mở Phần Giải thích nguyên nhân Nội dung “Cơ chế hình đầu nội xuất hiện và cách thức thành sóng thần”, Phần nội dung diễn ra của hiện tượng “Nguyên nhân”, “Dấu hiệu nhiên; cung cấp thông sắp có sóng thần” trình bày dung tin về một số thảm hoạ thông tin giải thích cho Phần kết sóng thần trong lịch sử nguyên nhân xuất hiện, quá thúc trình diễn ra và dấu hiệu nhận biết xuất hiện của
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ hiệnt ượng sóng thần. - GV hướng dẫn HS xem lại nhan đề, đề Ngoài ra, còn giải thích một mục và tìm chi tiết, trả lời câu hỏi. số thảm họa của sóng thần trong lịch sử để giúp người - HS đọc SGK, thảo luận nhóm tìm chi tiết đọc hình dung rõ hơn về trả lời câu hỏi. mức độ nguy hiểm của Bước 3: Báo cáo, thảo luận sóng thần. GV: Phần Thường trình bày sự Không có - Gọi HS trả lời câu hỏi kết việc cuối của hiện - Gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn thúc tượng tự nhiên hoặc tóm tắt nội dung giải HS: thích - Đại diện trả lời câu hỏi - HS còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung cho câu trả lời của bạn (nếu cần). 2. Các thông tin về sóng thần Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) - Thông tin cơ bản/ thông tin chính: - Nhận xét câu trả lời/sản phẩm học tập và + Khái quát về sóng thần và quá trình xảy nhận xét của cá nhân/nhóm HS. ra hiện tuợng sóng thần. - GV lưu ý thêm cho HS về cấu trúc của + Giải thích nguyên nhân dẫn đến và cách VB thông tin giải thích một hiện tượng tự thức diễn ra hiện tượng sóng thần. nhiên có thể không có sa-pô và phần kết + Sự việc cuối của hiện tượng sóng thần. thúc. - Thông tin chi tiết: Đoạn văn Cách trình bày cứ xác định (dấu hiệu Căn thông tin nhận biết) Khi sóng thần Trình bày Sử dụng từ ngữ thể hiện được tạo ra ờ thông tin theo mối quan hệ nhân quả ngoải khơi quan hệ nhân giữa các thông tin: Do xa ... A-lảt-xca quả vậy năm 1958 cao đến 525 in. Nguyên nhân Trình bày – Trình bày thông tin gây ra sóng thông tin theo chính trước: Nguyên thần chủ yếu mức độ quan nhân gây ra sóng thần do động đất ... trọng của chủ yếu do động đất, trong khu vực thông tin, thể ngoài ra còn do núi lửa “vòng đai lửa hiện rõ mối phun trào, lở đất và các Châu Á- Thải quan hệ giữavụ nổ dưới đáy biển (kể Bình Dương". thông tin cả các vụ thử hạt nhân chính với dưới nước),... thông tin chi – Sau đó trình bày thông tiết tin chi tiết (thảm hoạ sóng thần ngày 26/12 / 2004...) để làm ví dụ minh hoạ cho ý chính Những người Trình bày thông – Trình bày thông tin về 2. Các thông tin về sóng thần trên bờ biển tin theo trật tự diễn tiến xuất hiện, dấu Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- - Yêu cầu HS xem lại văn bản. GV khơi gợi khó biết sóng thời gian và hiệu cảnh báo sóng thần để HS nhắc lại một số cách trình bày thông thần sắp tiến quan hệ nhân ở khu vực bờ biển: các tin đã học bằng cách hoàn thành bảng tóm về phía quả thông tin được trình bày mình ... đến theo trật tự thời gian: tắt sau: vùng cao hơn Dấu hiệu đầu tiên là..., để trú ẩn Bỗng nhiên..., sau đó... – Cách trình bày thông tin Căn cứ xác định (dấu trước khi sóng Trình bày thông tin theo hiệu nhận biết) thần đến. quan hệ nhân quả: sử Trình bày thông tin dụng từ ngữ thể hiện theo trình tự thời gian mối quan hệ nhân quả Trình bày thông tin giữa các thông tin: Do theo quan hệ nhân quả vậy... Trình bày thông tin theo mức độ quan trong của đối tượng (ý chính và nộ i dung chi tiết) Trình bày thông tin theo cách so sánh, đối chiếu - Sau đó, dựa trên những dấu hiệu nhận 3. Phương tiện phi ngôn ngữ biết xuất hiện trong từng đoạn văn, GV hướng dẫn HS xác định cách trình bày - Loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử thông tin của các đoạn. dụng trong văn bản: sơ đồ, hình ảnh. - Yêu cầu Hs khái quát lại các thông tin – Hiệu quả biểu đạt của phương tiện phi được tác giả thể hiện trong văn bản. ngôn ngữ trong văn bản: làm cho thông tin của VB trở nên trực quan, rõ ràng hơn; giúp Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ người đọc dễ hình dung hơn về những - GV hướng dẫn HS xem lại văn bản, tìm thông tin được trình bày; từ đó hiểu văn bản chi tiết, trả lời câu hỏi. dễ dàng hơn. - HS đọc SGK, tìm chi tiết trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV: - Gọi HS trả lời câu hỏi - Gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn HS: - Đại diện trả lời câu hỏi - HS còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung cho câu trả lời của bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét câu trả lời/sản phẩm học tập và nhận xét của cá nhân/nhóm HS. - Chốt, bình và chuyển dẫn sang nội dung tiếp theo. 3. Phương tiện phi ngôn ngữ
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) GV khơi gợi hiểu biết nền về phương tiện phi ngôn ngữ bằng những câu hỏi sau: + Kể tên một số loại phương tiện phi ngôn ngữ thường được sử dụng trong VB thông tin. + Vai trò của việc sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ trong VB thông tin là gì? Sau đó, GV hướng dẫn HS đọc lại VB để xác định loại phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong VB và nhận xét hiệu quả biểu đạt của chúng. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - GV hướng dẫn HS xem lại văn bản, trả lời câu hỏi. - HS đọc SGK, tìm chi tiết trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV: - Gọi HS trả lời câu hỏi - Gọi HS nhận xét câu trả lời của bạn HS: - Đại diện trả lời câu hỏi - HS còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung cho câu trả lời của bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét câu trả lời/sản phẩm học tập và nhận xét của cá nhân/nhóm HS. - Chốt, bình và chuyển dẫn sang nội dung tiếp theo. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (5 phút) a) Mục tiêu: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tâp của học sinh qua một số bài tập cụ thể. b) Nội dung: HS thực hiện cá nhân hoặc có thể trao đổi theo cặp đôi thực hiện câu hỏi. c) Sản phẩm: Phần trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) GV sử dụng phương pháp đàm thoại, đặt câu hỏi theo phiếu KWL cho HS trình bày theo suy nghĩ của mình (chỉ thực hiện cột L) K W L (Những điều em đã biết về (Những điều em muốn biết (Những điều em đã học sóng thần) thêm về sóng thần) được về sóng thần qua bài
- học này) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS suy nghĩ cá nhân hoặc có thể hợp tác đưa ra câu trả lời về những hiểu biết của mình, cử thành viên ghi kết quả vào phiếu KWL. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV mời 1 -2 HS trình bày kết quả. GV tổ chức cho các nhóm nhận xét lẫn nhau và tự nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định - Nhận xét câu trả lời/sản phẩm học tập và nhận xét của cá nhân/nhóm HS. - Chốt, bình tổng kết lại nội dung của bài học.. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (thực hiện ở hhà) a) Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức được học để tuyên truyền cho mọi người xung quanh hiểu và có cách thực hiện. b) Nội dung: GV tổ chức cho HS thực hiện sản phẩm tuyên truyền cho mọi người hiểu và thực hiện đúng khi có sóng thần xảy ra. c) Sản phẩm: áp phích hướng dẫn của HS d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - GV chia lớp thành 4-6 nhóm, yêu cầu các nhóm thực hiện thiết kế một áp phích để hướng dẫn mọi người những việc cần làm khi xảy ra sóng thần. - GV hướng dẫn HS có thể lựa chọn phương án dùng máy tính hoặc vẽ tay để thiết kế tuỳ theo điều kiện thực tế. Trước khi HS vẽ áp phích, GV nên giới thiệu với HS một số mẫu áp phích để các em hình dung về nội dung và hình thức của áp phích; trên cơ sở đó, thảo luận, thống nhất về yêu cầu đối với áp phích (Bảng kiểm) Bảng kiểm áp phích hướng dẫn những việc cần làm khi xảy ra sóng thần Tiêu chí Đạt Chưa đạt Hướng dẫn rõ những việc cần làm khi xảy ra sóng thần. Nội dung Xác định rõ thứ tự của những việc cần làm khi xảy ra sóng thần.
- Diễn đạt ngắn gọn. Kết hợp hài hoà kênh chữ và kênh hình. Hình thức Màu sắc hài hoà, làm nổi bật thông tin chính. Bố cục hợp lí. Trình bày trên giấy A1 Chất liệu Giấy cứng. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS làm việc theo nhóm, thực hiện ở nhà, lên ý tưởng, hoàn thành sản phẩm. Nộp và thuyết trình sản phẩm vào tiết ôn tập của bài. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV mời 1 -2 HS trình bày kết quả. GV tổ chức cho các nhóm nhận xét lẫn nhau và tự nhận xét. Bước 4: Kết luận, nhận định - Nhận xét câu trả lời/sản phẩm học tập và nhận xét của cá nhân/nhóm HS. - Chốt, bình tổng kết lại. ......................................................................................................................................
- VĂN BẢN 2: SAO BĂNG LÀ GÌ VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ SAO BĂNG I. Mục tiêu 1. Về năng lực: a. Năng lực đặc thù - Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên; nhận biết và phân tích được cách trình bày thông tin trong văn bản như: theo trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, mức độ quan trọng của đối tượng hoặc cách so sánh và đối chiếu. - Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản; phân tích được vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản. - Liên hệ được thông tin trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại; đánh giá được hiệu quả biểu đạt của một kiểu phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản cụ thể. b. Năng lực chung - Giao tiếp và hợp tác: Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác. - Tự chủ và tự học, tự thu thập, tổng hợp và phân loại thông tin 2. Về phẩm chất: - Nhân ái: yêu quý và bảo vệ thiên nhiên. - Chăm chỉ: chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, hoàn thành các bài tập. - Trách nhiệm: có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, cùng đội nhóm hoàn thành nhiệm vụ. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Thiết bị dạy học - SGK, SGV - Máy chiếu, máy tính - Giấy A0 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm - Phiếu học tập 2. Học liệu - Tài liệu, video liên quan đến nội dung bài học. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Khởi động 1. Khái quát đặc điểm thể loại và hướng dẫn đọc VB Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng a. Mục tiêu: Củng cố lại các đặc điểm thể loại văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên đã học qua việc đọc VB Bạn đã biết gì về sóng thần; biết cách đọc trước VB Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng ở nhà. b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, phần ghi chép của HS về nhiệm vụ học tập thực hiện ở nhà. c. Tổ chức thực hiện: * Giao nhiệm vụ học tập: (1) GV tổ chức trò chơi “Hái hoa dân chủ”. Luật chơi: GV cho HS xung phong bốc thăm các câu hỏi và trả lời nhanh. Với mỗi câu trả lời đúng của HS, GV có phần thưởng khích lệ. Nếu HS trả lời sai, HS khác có quyền tiếp tục trả lời. Để tăng phần kịch tính cho trò chơi, GV chuẩn bị đồng hồ đếm ngược 30 giây. Có thể chuẩn bị một số lá thăm với các câu hỏi như sau: Thăm số 1 – Văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên là gì?
- Thăm số 2 – Cấu trúc của văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên gồm mấy phần? Đó là những phần nào? Thăm số 3 – Cách sử dụng ngôn ngữ trong thể loại văn văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên có gì khác biệt? (2) GV giao nhiệm vụ cho HS đọc trước VB Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng ở nhà, cụ thể: trả lời trước câu hỏi Chuẩn bị đọc, đọc VB ở nhà và trả lời câu hỏi trong khi đọc. GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ và yêu cầu HS ghi chú. * Thực hiện nhiệm vụ học tập và báo cáo, thảo luận: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ theo trình tự (1) (2). * Kết luận, nhận định: Với nhiệm vụ (1), GV thông báo HS trả lời đúng và phần thưởng của trò chơi. Sau đó, GV tổng kết về: – Khái niệm văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên và các yếu tố cơ bản của văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên. – Cách đọc văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên. – Cách tóm tắt văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên. GV chốt lại kiến thức: Văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên được viết để lí giải nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của một hiện tượng tự nhiên. Kiểu văn bản này thường xuất hiện trong các tài liệu khoa học với các dạng như: giải thích trình tự diễn ra các hiện tượng tự nhiên, giải thích nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của hiện tượng tự nhiên, so sánh sự giống và khác nhau giữa các hiện tượng tự nhiên, giải thích cách tiếp cận và giải quyết một vấn đề trong thế giới tự nhiên. Cấu trúc của văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên thường gồm các phần: – Phần mở đầu: giới thiệu khái quát về hiện tượng hoặc quá trình xảy ra hiện tượng trong thế giới tự nhiên. – Phần nội dung: giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên. – Phần kết thúc (không bắt buộc): thường trình bày sự việc cuối của hiện tượng tự nhiên hoặc tóm tắt nội dung giải thích. Cách sử dụng ngôn ngữ: thường sử dụng từ ngữ thuộc một chuyên ngành khoa học cụ thể (địa lí, sinh học, thiên văn học,... động từ miêu tả hoạt động hoặc trạng thái (ví dụ: vỡ, phun trào, mọc, chuyển động, xoay,...), từ ngữ miêu tả trình tự (bắt đầu, kế tiếp, tiếp theo,...). 2. HĐ 2: Hoạt động đọc Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng 2.1. Khởi động a. Mục tiêu: Kích hoạt kiến thức nền về văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên, các yếu tố cơ bản của văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên, cách đọc văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên, cách tóm tắt văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên. b. Sản phẩm: Phần tham gia trò chơi của HS, câu trả lời của HS cho các câu hỏi kích hoạt kiến thức nền. c. Tổ chức thực hiện: * Giao nhiệm vụ học tập:
- (1) GV tổ chức trò chơi “Từ khoá bí ẩn”. Luật chơi như sau: Trong hình sau là những “từ khoá bí ẩn” liên quan đến bài học của chúng ta. Em hãy đi tìm những “Từ khoá bí ẩn” ấy. Để trò chơi được kịch tính hơn, GV có thể tổ chức thi xem ai tìm được các “từ khoá bí ẩn” nhanh nhất. G I Ả I T H Í C H Y K I E N I R T P W Q L S G Ệ T Ự T S A O B Ă N G N H Q P C H I T O H I W D T B L Ư V I V S V L K U Ợ N Ê T Q O X P A N L N L V H J I N G M B P (2) GV đặt câu hỏi kích hoạt kiến thức nền từ trò chơi: – Trình bày hiểu biết của em về những “từ khoá bí ẩn” này. – Khi đọc văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên, ta cần lưu ý điều gì? – Khi tóm tắt văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên, ta cần lưu ý điều gì? * Thực hiện nhiệm vụ học tập và báo cáo, thảo luận: HS thực hiện nhiệm vụ theo trình tự (1) (2) – Đối với nhiệm vụ (1): Cá nhân HS xung phong tham gia trò chơi và tìm từ khoá bí ẩn. – Đối với nhiệm vụ (2): Cá nhân HS trả lời câu hỏi kích hoạt kiến thức nền. * Kết luận, nhận định: – Với nhiệm vụ (1), GV công bố đáp án của trò chơi: GV tuyên bố HS chiến thắng và phần thưởng của trò chơi. – Với nhiệm vụ (2), GV nhận xét, kết luận về đặc điểm văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên, các yếu tố cơ bản của văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên, những lưu ý khi đọc văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên, cách tóm tắt văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên.
- G I Ả I T H Í C H Y K I E N I R T P W Q L S G Ệ T Ự T S A O B Ă N G N H Q P C H I T O H I W D T B L Ư V I V S V L K U Ợ N Ê T Q O X P A N L N L V H J I N G M B P 2.2. Chuẩn bị đọc a. Mục tiêu: – Kích hoạt kiến thức nền về Sao băng (đề tài của VB sắp đọc). – Chuẩn bị tâm thế đọc VB. b. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. c. Tổ chức thực hiện * Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS xem lại, hoàn tất phần chuẩn bị ở nhà, sau đó trình bày trước lớp câu trả lời của mình. * Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS xem lại và chỉnh sửa phần chuẩn bị ở nhà, chuẩn bị trình bày. * Báo cáo thảo luận: HS trình bày câu trả lời trước lớp. * Kết luận, nhận định: GV nhận xét phần trả lời của HS, nhấn mạnh vào việc mỗi HS khác nhau lại có những ấn tượng giống và khác nhau về Sao băng (để kết nối với chủ điểm). 2.3. Trải nghiệm cùng văn bản a. Mục tiêu: Đọc VB, thực hiện kĩ năng đọc bằng cách trả lời câu hỏi trong khi đọc. b. Sản phẩm: Phần đọc của HS, câu trả lời cho các câu hỏi trong khi đọc. c. Tổ chức thực hiện: * Giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu HS xem lại, hoàn thiện và chuẩn bị trình bày kết quả đọc ở nhà (những ghi chú tự do của HS, phân trả lời câu hỏi trong khi đọc) theo hình thức nhóm đôi (think – pair – share). * Thực hiện nhiệm vụ học tập: Cá nhân HS xem lại kết quả đọc ở nhà, chỉnh sửa và trao đổi với bạn cùng nhóm đôi. * Báo cáo, thảo luận: Cá nhân HS trình bày kết quả đọc ở nhà trước lớp. Các HS khác nhận xét. * Kết luận, nhận định: - GV nhận xét về kết quả đọc thành tiếng về: tốc độ đọc, mức độ to, rõ, trôi chảy, lưu loát, ngừng nghỉ hợp lí, chú ý đến cách HS thực hiện kĩ năng theo dõi. Trong trường hợp HS chưa vững kĩ năng này, GV làm mẫu bằng cách thực hiện kĩ thuật nói to suy nghĩ (think aloud). - GV nhận xét về thái độ và kết quả hoàn thành nhiệm vụ học tập ở nhà của HS. Phiếu học tập số 1 Yếu tố cần xác định của văn bản thông tin Đặc điểm của yếu tố thể hiện trong văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng. Cấu trúc của văn bản Cách sử dụng từ ngữ của văn bản 2.4. Suy ngẫm và phản hồi a. Mục tiêu: – Nhận ra đặc điểm của kiểu văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên. – Nhận biết cách sử dụng từ ngữ trong VB và mối liên hệ giữa các yếu tố này. – Biết cách tóm tắt văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên. – Nhận ra ý nghĩa vấn đề đặt ra trong VB đối với bản thân. b. Sản phẩm: Kết quả thảo luận nhóm của HS về các câu hỏi Suy ngẫm và phản hồi. c. Tổ chức thực hiện: Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của văn bản. ( Câu 1 , câu 2 – trang 39 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1) Câu 1 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): * Giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi: Văn bản Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng? có phải là văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên hay không? Vì sao? (1) Hoàn thiện nội dung trả lời của câu hỏi 1( SGK, tr.39) đã thực hiện ở nhà. (2) Sau đó, thảo luận theo cặp và trình bày nội dung cho câu hỏi. * Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thực hiện nhiệm vụ theo thứ tự (1) – (2) * Báo cáo, thảo luận: Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Các nhóm khác góp ý, nhận xét.
- * Kết luận, nhận định: (1) GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ ở nhà của các nhóm: thực hiện đầy đủ, không đầy đủ, chi tiết / không chi tiết. (2) GV nhận xét nội dung trả lời câu hỏi của các cặp HS theo một số gợi ý sau: Yếu tố cần xác định của văn Đặc điểm của yếu tố thể hiện trong văn bản Sao băng là bản thông tin giải thích một gì và những điều bạn cần biết về sao băng. hiện tượng tự nhiên Cấu trúc của văn bản - Sapo. Không có. - Phần 1: “Nhiều người tin rằng, khi nhìn lên bầu trời… câu chuyện về tình yêu”. Giới thiệu khái quát về hiện tượng. - Phần 2. “Sao băng là gì... vì vậy. hầu hết các trận mưa sao băng đều có chu kỳ là một năm: Giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên. - Phần 3. Không có. Cách sử dụng từ ngữ của ,văn bản Sử dụng một số từ ngữ thuộc chuyên ngành khoa học thiên văn (Ví dụ: Thiên thạch, bầu khí quyển, bụi vũ trụ, sao chổi, tiểu hành tinh quỹ đạo,..), động từ/Cụm động từ miêu tả hoạt động hoặc trạng thái (Ví dụ: đốt cháy, phát sáng, chuyển động, cắt ngang, đi xuyên,…), từ ngữ miêu tả trình tự (ví dụ: Trước khi,…). (3) GV chốt lại ý: Văn bản Sao băng là gì và những điều cần biết về sao băng là văn bản thông tin cho ta biết những thông tin cơ bản về sao băng như: nguồn gốc, vận tốc và kích thước của sao băng. - Văn bản sao băng là văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên. Vì: + Giải thích nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra sao băng, mưa sao băng. + Sử dụng các ngôn ngữ thuộc chuyên ngành thiên văn học để miêu tả hoạt động và giải thích hiện tượng. +… Câu 2 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1) * Giao nhiệm vụ học tập: GV chia nhóm (4-6 HS /1 nhóm) và yêu cầu HS: (1) Làm việc nhóm để thực hiện nhiệm vụ của câu 2 (SGK trang 39) Trên giấy A1. Giáo viên thông báo với học sinh có thể kẻ bảng so sánh hoặc vẽ sơ đồ tư duy. (2) Sau đó, thảo luận theo nhóm và trình bày nội dung cho câu hỏi. * Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thực hiện nhiệm vụ theo thứ tự (1) – (2) * Báo cáo, thảo luận: Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Các nhóm khác góp ý, nhận xét. * Kết luận, nhận định:
- (1) GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ của các nhóm: thực hiện đầy đủ, không đầy đủ, chi tiết / không chi tiết. (2) GV nhận xét nội dung trả lời câu hỏi của các nhóm HS theo một số gợi ý sau: Trả lời: * Điểm khác biệt trong cách trình bày đề mục của văn bản Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng? với văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần là: - Văn bản: Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng? + Giải thích sao băng là gì – Mưa sao băng là gì + Những trận mưa sao băng mỗi năm. + Giải thích vì sao mưa sao băng lại có chu kì. - Văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần: + Giải thích sóng thần là gì? + Cơ chế hình thành sóng thần + Nguyên nhân xảy ra sóng thần + Dấu hiệu nhận biết sóng thần và các thảm họa sóng thần trong lịch sử. * Cách trình bày ấy có tác dụng trong việc thực hiện mục đích của văn bản là: + Tóm tắt thông tin chính của VB, khơi gợi hứng thú, sự tò mò và định hướng tiếp nhận cho người đọc (giúp người đọc dễ dàng xác định được những vấn đề chính mà VB lí giải về hiện tượng sao băng). + Thể hiện dấu hiệu hình thức đặc trưng của một VB thông tin, góp phần làm nổi bật thông tin chính và thực hiện mục đích của VB (cung cấp thông tin để lí giải về nguyên nhân và cách thức diễn ra của hiện tượng sao băng). Hoạt động 2: Xác định thông tin cơ bản và cách triển khai thông tin của văn bản. (Câu 3, 4 - trang 39, 40 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1). * Giao nhiệm vụ học tập: (1) làm việc nhóm để thực hiện nhiệm vụ Câu 3, 4 (trang 39, 40 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1). (2) Sau đó, thảo luận theo nhóm và trình bày nội dung cho câu hỏi. * Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thực hiện nhiệm vụ theo thứ tự (1) – (2) * Báo cáo, thảo luận: Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Các nhóm khác góp ý, nhận xét. * Kết luận, nhận định: (1) GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ của các nhóm: thực hiện đầy đủ, không đầy đủ, chi tiết / không chi tiết. (2) GV nhận xét nội dung trả lời câu hỏi của các nhóm HS theo một số gợi ý sau: Câu 3 (trang 39 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Tóm tắt các thông tin cơ bản của văn bản. Dựa vào đâu em có thể xác định được những thông tin cơ bản này? Trả lời: Để trả lời câu hỏi này, GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm:
- – Trước tiên, GV yêu cầu các em trả lời một số câu hỏi sau: Thông tin cơ bản của VB là gì? Làm thế nào để xác định thông tin cơ bản của VB? – Sau đó, xác định các thông tin của VB và cách xác định những thông tin ấy bằng việc hoàn thành bảng sau: Phần văn bản Thông tin cơ bản Cách xác định thông tin cơ bản … … … Gợi ý trả lời: Phần văn bản Thông tin cơ bản Cách xác định thông tin cơ bản Đọc đề mục và nội dung phần VB: – Đề mục: Sao băng là gì? tóm tắt thông tin cơ bản Sao băng là gì? ... Nguyên nhân xuất tạo nên những hố hiện của hiện tượng của phần VB. lòng chảo sâu trên sao băng – Nội dung câu: Sao băng thực chất là đường nhìn lục địa. thấy ... với vận tốc rất lớn (khoảng 10.000 km/h) khẳng định nguyên nhân dẫn đến việc xuất hiện hiện tượng sao băng. Các câu còn lại của phần VB này giải thích rõ nguyên nhân ấy. Đọc đề mục và nội dung phần VB: Nguyên nhân xuất – Đề mục: Mưa sao băng là gì? tóm tắt thông tin Mưa sao băng là hiện và đặc điểm cơ bản của phần VB. gì? ...được gọi là của hiện tượng mưa bão sao băng. sao băng – Nội dung chi tiết của phần VB giải thích cho sự xuất hiện và đặc điểm của hiện tượng mưa sao băng. Đọc đề mục và nội dung phần VB – Đề mục: Mỗi năm thường có những trận mưa sao Mỗi năm thường có băng nào? tóm tắt thông tin cơ bản của phần VB. những trận mưa Thời điểm xuất hiện – Câu đầu tiên: Mỗi năm có rất nhiều trận mưa sao sao băng nào? những trận mưa sao ...việc quan sát sao băng trong năm và băng xác định rõ thông tin cơ bản của phần VB sắp trình bày. băng cũng gặp lưu ý khi quan sát nhiều khó khăn. – Các thông tin chi tiết về thời gian và tên của một số trận mưa sao băng trong năm, tập trung làm minh chứng cụ thể cho thông tin cơ bản. Vì sao mưa sao Đọc đề mục và nội dung phần VB: Nguyên nhân xuất băng lại có chu hiện hiện tượng – Đề mục: Vì sao mưa sao băng lại có chu kì? tóm kì? ... Vì vậy, hầu tắt thông tin của phần VB. mưa sao băng theo hết các trận mưa chu kì – Sử dụng một số từ ngữ gợi mối quan hệ nguyên sao băng đều có nhân – kết quả của các thông tin: do... nên, nếu ... chu kì là một năm. thì, vì vậy, ...
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Ngữ văn lớp 8 (Học kì 1)
261 p | 1109 | 119
-
Giáo án Ngữ văn lớp 8 (Học kì 1) - Lê Thị Nga
291 p | 320 | 33
-
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 (Học kì 1)
261 p | 25 | 5
-
Giáo án Ngữ văn lớp 8 (Học kì 2)
255 p | 31 | 5
-
Giáo án Ngữ văn lớp 8: Ôn tập văn bản Nhớ rừng
46 p | 38 | 4
-
Giáo án Ngữ văn lớp 8 (Học kỳ 1)
317 p | 16 | 4
-
Giáo án Ngữ văn lớp 8 (Học kỳ 2)
208 p | 9 | 4
-
Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Bài 7: Yêu thương và hi vọng (Truyện)
55 p | 14 | 3
-
Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Bài 4: Sắc thái của tiếng cười (Truyện cười)
55 p | 25 | 3
-
Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Bài 3: Sự sống thiêng liêng (Văn bản nghị luận)
69 p | 20 | 3
-
Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Bài 1: Những gương mặt thân yêu (Thơ sáu chữ, bảy chữ)
73 p | 16 | 3
-
Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 (Học kỳ 1)
260 p | 20 | 3
-
Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Bài 5: Những tình huống khôi hài (Hài kịch)
65 p | 24 | 2
-
Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Bài 6: Tình yêu tổ quốc (Thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt luật Đường)
57 p | 22 | 2
-
Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Bài 8: Cánh cửa mở ra thế giới (Văn bản thông tin)
53 p | 10 | 2
-
Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Bài 9: Âm vang của lịch sử (Truyện lịch sử)
68 p | 18 | 2
-
Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Bài 10: Cười mình, cười người (Thơ trào phúng)
64 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn