intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án ôn thi đại học môn: Ngữ văn - Chuyên đề văn xuôi lãng mạng

Chia sẻ: Ngọc Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

301
lượt xem
57
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và ôn thi đại học, cao đẳng môn Ngữ văn, mời các bạn cùng tham khảo giáo án ôn thi đại học môn "Ngữ văn - Chuyên đề văn xuôi lãng mạng" dưới đây. Nội dung tài liệu trình bày những kiến thức cơ bản của bài Hai đứa trẻ của Thạch Lam, Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án ôn thi đại học môn: Ngữ văn - Chuyên đề văn xuôi lãng mạng

  1. Giáo án ôn thi đại học môn Ngữ văn THPT ÔN THI ĐẠI HỌC. CHUYÊN ĐỀ VĂN XUÔI LÃNG MẠNG Bài 1: “ Hai đứa trẻ” – Thạch Lam. A. Kiến thức cơ bản 1. Tác giả: a. Cuộc đời và sự nghiệp. - Thạch Lam ( 1910 – 1942 ), tên thật là Nguyễn Tường Vinh sau đổi là Nguyễn Tường Lân, xuất thân trong một gia đình viên chức. Thạch Lam bắt đầu viết văn làm báo từ năm 1936. Các tác phẩm chính của ồn: Gió đầu mùa ( tập truyện ngắn; 1937), Nắng trong vườn ( tập truyện ngắn ;1938), Sợi tóc ( tập truyện ngắn; 1942), Hà Nội 36 phố phường ( bút kí; 1943), Theo dòng ( t ập tiểu luận, phê bình văn học; 1941) b. Phong cách. - Thạch Lam viết văn bằng dư vị của tuổi thơ mình, qua đó ông giành tình cảm thương xót cho những kiếp người nghèo khổ trong xã hội bấy giờ. Những con người sống cuộc sống quẩn quanh bế tắc, những con người bị chôn vùi mơ ước trong cái ao đời bằng lặng của xã hội, họ sống không hi vọng, không tương lai và ngày càng bị cuộc sống bào mòn làm cho tâm hồn dần chai cứng. - Thạch Lam hay viết về phụ nữ và trẻ em với sự trân trọng và diễn tả thế giới nội tâm phong phú ở họ. Những nhân vật phụ nữ và trẻ em hiện lên qua từng trang văn Thạch Lam đều mang vẻ đẹp thanh cao và giàu lòng thương cảm, thấm đẫm những yêu thương đồng loại. - Văn Thạch Lam thường đi vào khám phá những trạng thái cảm xúc mơ hồ, tinh vi trong sự biến chuyển của thế gới thiên nhiên xung quanh. Thiên nhiên và con người nội tâm có sự đồng điệu nhất định. Thạch Lam tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn trữ tình, một kiể truyện dường như không có cốt truyện. - Về diễn đạt, văn Thạch Lam là sự giao hoà giữa thơ và văn xuôi, những câu văn giàu nhạc điệu, hình ảnh, trạng thái cảm xúc như thơ trữ tình nhẹ nhàng mà thấm dần vào thế giới tâm hồn bạn đọc. 2. Tác phẩm. ( Kết hợp luôn với đề: Chứng minh phong cách truyện ngắn Thạch Lam qua tác phẩm “ Hai đứa trẻ”.) - Truyện ngắn “ Hai đứa trẻ” in trong tập “ Nắng trong vườn” (1938) là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Thạch Lam. Tác phẩm vừa có giá trị hiện thực cao vừa thấm đượm một giá trị nhân đạo sâu sắc. Qua truyện ngắn này, nhà văn thể hiệm niềm thương cản sâu sắc, thông cảm và xót thương vô hạn với những người nghèo khổ, khao khát một
  2. sự đổi thay đến với cuộc đời của họ. Đồng thời, tác phẩm cũng thể hiện một tài năng viết truyện ngắn bấc thầy của Thạch Lam. - Truyện ngắn của Thạch Lam thường không có cốt truyện, mỗi truyện như một bài thơ, Thạch Lam có ba truyện ngắn viết về những kỉ niệm thời thơ ấu ( Hai đứa trẻ, Nhà mẹ Lê, Gió lạnh đầu mùa ). ở truyện ngắn “ Hai đứa trẻ”, toàn bộ câu chuyện chỉ kể về tâm trạng thao thức của hai đứa trẻ Liên và An, mong mỏi chờ đợi một chuyến tàu đêm đi ngang qua. Thế nhưng qua câu chuyện kể tưởng như nhỏ nhặt, đơn giản ấy, Thạch Lam đã thể hiện khá chân thực khung cảnh nghèo nàn, đơn điệu của phố huyện nhỏ, thân phận và những ước mơ, khát vọng của những con người nơi đây. - Trong tác phẩm này, Thạch Lam chú trọng đi sâu vào nội tâm nhân vật với những cảm xúc, cảm giác mơ hồ, mong manh. Những trang viết vể nội tâm nhân vật, đặc biệt là nhân vật Liên rất sâu sắc và tinh tế. - Thạch Lam đã sử dụng rất thành công thủ pháp nghệ thuật đối lập, tương phản giữa các vùng âm thanh và ánh sáng. Cả một phố huyện chìm sâu vào bóng tối, chỉ còn một vài chấm sáng tù mù quen thuộc xung quanh ngọn đèn con của một chõng hàng nước, cái bếp lửa của hàng phở khuya vắng khách và ngọn đèn vặn nhỏ thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa của một gian hàng tạp hoá. Những ngọn đèn tù mù như ngái ngủ đó tượng trưng cho cuộc sống tù đọng của những người dân quê nghèo khổ nơi phố huyện nhỏ của một vùng quê lặng lẽ. Trong cái chìm chìm nhạt nhạt và vắng lặng đó, đêm nào cũng có một đoàn tàu đi qua mang theo những luồng ánh sáng mạnh quét vào hai bên và tiếng ồn ào làm xao động cả một vùng quê yên tĩnh. Đoàn tàu như mang đến một thế giới giàu sang và đầy ánh sáng, một thế giới lí tưởng và ước mơ. đối lập với cái hiện thực tĩnh lặng và đầy bóng tối nơi phố vắng một huyện nhỏ. Thủ pháp đối lập cũng là một thủ pháp quen thuộc của các nhà văn lãng mạn chủ nghĩa. - Thạch Lam có một phong cách, một giọng điệu rất riêng - đó là lối kể chuyện thủ thỉ, tâm tình thấm đượm chất thơ. Người đọc thất ẩn hiện, kín đáo, lặng lẽ sau những hình ảnh, những dòng chữ một tâm hồn Thạch Lam đôn hậu, tinh tế, hết sức nhạy cảm với mọi biến tháu của lòng người và tạo vật. B. Kiến thức cho các dạng đề thi đại học. Đề 1: Phân tích đời sống của phố huyện qua sự cảm nhận của Liên trong truyện ngắn “ Hai đứa trẻ” ( Cách diễn đạt khác: Phân tích diễn biến tâm trạng của Liên qua truyện ngắn “ Hai đứa trẻ”). I. ĐVĐ - Thạch Lam là thành viên c ủa TLVĐ nhưng đây là gương mặt khá đặc biệt, nếu các cây bút TLVĐ thường hướng về những con người lá ngọc cành vàng thì TL hướng về những con người nhỏ bé, nghèo khổ. Văn của TLVĐ đượm nỗi buồn lãng mạn với những câu
  3. chuyện tình yêu lứa đôi thì văn TL lại tha thiết giọng tâm tình mà thổn thức chất chứa nỗi đau hiện thực. TL xuất hiện trong văn học như để mang một xứ mệnh hoà giải giữa hiện thực và lãng mạn, thơ và văn xuôi. Văn của TL là sự giao thoa giữa hiện thực và lãng mạn, nó như một thứ hương hoàng lan thanh tao được chưng cất từ dư vị của những nỗi đời. Truyện ngắn “ Hai đứa trẻ” in trong tập : Nắng trong vườn- 1938, tiêu biểu cho khuynh hướng nghệ thuật của Thạch Lam. Đó là truyện mà không có cốt truyện, truyện trữ tình, giàu cảm xúc, giàu triết lí, đẹp như một bài thơ. Tất cả nội dung tư tưởng truyện đều xoay quanh tâm trạng nhân vật chính là Liên. Qua tâm trạng Liên, tác giả đã dựng lên một bức trang đời sống phố huyện nghèo. Từ đó thể hiện sâu sắc giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm. II. GQVĐ Diễn biến tâm trạng của Liên trong truyện ngắn “ Hai đứa trẻ” thể hiện qua 3 cảnh như 3 nấc thang tâm lí: cảnh chiều tàn, cảnh đêm về và cảnh chuyến tàu đêm qua phố huyện. 1. Cảnh chiều tàn nơi phố huyện: Phố huyện hiện lên trong truyện ngắn “ Hai đứa trẻ” là trong sự nghèo khổ, xơ xác, tiêu điều đem đến cho Liên tâm trạng buồn man mác. a. Dường như có một sự tương phản giữa khung cảnh thiên nhiên và đời sống xã hội nơi phố huyện Xuất phát từ cảm hứng bút pháp lãng mạn, tác giả cảm nhận khung cảnh thiên nhiên với một vẻ đẹp trữ tình thơ mộng.Một chiều em ả như ru báo hiệu và gọi về một đêm mùa hạ êm như nhung. Đom đóm trên cánh đồng và vì sao trên trời đua nhau nhấp nháy để rồi hoà lẫn cùng một màn đêm trải dài mênh mông từ mặt đất đến vũ trụ. Mùi đất cát âm ẩm bốc lên cũng được cảm nhận như hương vị của đất quê. Tuy nhiên, chiếc áo ngoài thơ mộng của thiên nhiên cũng không che lấp được đời sống xã hội được cảm nhận qua cái nhìn của nhà văn. Một phố huyện nghèo khổ và tiêu điều hiện lên với cảnh ngày tàn, chợ tàn và những kiếp người tàn tạ. b. Cảnh ngày tàn càng thê lương hơn khi chiều tàn rớt xuống chợ tàn. Trong “Tràng Giang” của Huy Cận, ta bắt gặp không gian hiu quạnh, buồn vắng của ngày tàn và chợ tàn : “ Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”. Thời điểm vãn chợ chiều là thời điểm nỗi buồn nhân lên, cộng lại khi nỗi buồn ngày tàn cộng hưởng cùng lúc chợ tàn. ở truyện ngắn “ Hai đứa trẻ”, tác giả có điều kiện miêu tả một cách cụ thể, tỉ mỉ hơn sự khái quát bằng hình ảnh của thơ nên cảnh chợ tàn càng thê lương. “ Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất, trên đất cát chỉ còn vương lại rác rưởi, lá nhãn, vỏ thị, vỏ bưởi…Những đứa trẻ con nhà nghèo lom khom nhặt rác, chúng kiếm tìn sự sống từ những gì người bán hàng còn bỏ lại”. Mùi đất cát, rác rưởi âm ẩm bốc lên mà chị em Liên có cảm giác như hương
  4. vị riêng của đất quê. Thực ra đó là mùi vị của đói nghèo, lam lũ. Trong xã hội trước, phiên chợ là lúc người ta đánh giá chình xác nhất về mức độ sống của một miền quê. Chỉ cần nhìn vào cảnh phiên chợ tàn cũng đủ thấy được sự xơ xác tiêu điều của phố huyện nghèo. c. Nổi bật lên trên cảnh ngày tàn, chợ tàn là những kiếp người tàn tạ. Đó là mẹ con chị Tí, ngày mò cua bắt ốc, tối đến dọn hàng nước, lam lũ vất vả thế mà thu nhập nào có ăn thua gì. Đó là gia đình bác xẩm cứ tối đến lại xuất hiện cùng manh chiều rách. Chiếc chậu thau sắt Tây trắng, tiếng đàn bầu ế khách, những âm thanh run lên bần bật cứa vào không gian nỗi buồn ảo não. Đứa con bò ra bên đường nghịch rác bẩn. Đó là bà cụ Thi điên nghiện rượu, người điên mà nghiện rượu là méo mó cả nhân hình, nhân tính. Bà cụ bước đi lảo đảo với tiếng cười khanh khách dẽ sợ khuất sau luỹ tre làng như bị vùi lấp trong đêm tối. Đó là chị em Liên giữa phố huyện nghèo, hai đứa trẻ như hai mầm cây giữa cuộc đời mời lớn đã còi cọc. Quá khứ tươi đẹp của Liên và An thuộc về dĩ vãng. Hiện tại thầy liên mất việc, gia đình phải chuyển về phố huyện nghèo, mẹ Liên lam lũ vất vả với gánh hàng xáo mà gia đình vẫn không khá giả hơn. Hai chị em Liên có một gian hàng tạp hoá tồi tàn, ngày chợ phiên mà cũng vắng khách. Mặc dù cuộc sống Liên và An không đến nỗi nghèo khổ vất vả như mẹ con chị Tí, gia đình bác xẩm nhưng chúng lại là những người đáng thương nhất. Bởi Liên và An là hai đứa trẻ mới lớn, hai tâm hồn thơ ngây vừa thoáng qua một thời khắc tuổi thơ đẹp như mơ giờ đã phải chứng kiến và chịu đựng những cảnh đời cơ cực. Để sống động và khắc sâu thêm ấn tượng về cuộc sống tàn tạ, tắt dần cuộc sống nơi phố huyện chiều muộn cùng kiếp người tàn, còn ám ảnh người đọc là những đồ vật tàn: Một ngôi quán ọp ẹp, một cái chõng sắp gãy. một manh chiếu rách, một cái bát sứt, một chiếc chậu dúm dó. Thế giới trong “ Hai đứa trẻ” đúng là một thế giới đang tàn lụi, trong đói nghèo lam lũ. 2. Cảnh đêm càng buồn bã hơn khi phố huyện chìm trong bóng tối và cuộc sống lặp lại đến quẩn quanh, bế tắc. a. Khi đêm về, bóng tối mịt mù bủa vây nơi phố huyện. Truyện ngắn bắt đầu và diễn ra trong sự giao tranh giữa bóng tối và ánh sáng. Chiều muộn nhưng ánh sáng vẫn còn rớt rơi yếu ớt. Bóng tối dần dần lấn át, lan tràn và ngự trị cả phố huyện. Điều đáng lưu ý là cái tăm tối lại được diễn tả bằng ánh sáng, thứ ánh sáng nhỏ bé, tù mù, leo lét nơi phố huyện đối trọi một cách yếu ớt với vũ trụ thăm thẳm bao la. Đó là ánh sáng ngọn đèn dầu nơi hàng nước chị Tí chỉ toả sáng một vùng đất nhỏ. Đó là những khe sáng hắt ra từ kẽ cửa, là những hột sáng rọi qua tấm liếp. Những khe sáng, những hột sáng ấy không hề làm phố huyện sáng hơn mà chỉ càng tạo nên cảm giác về một màn đêm dày đặc.
  5. Hình ảnh ngọn đèn dầu hàng nước chị Tí được nhắclại nhiều lầnlà chi tiết nghệ thuật có ý nghĩa gợi liên tưởng về những kiếp người nhỏ bé vô danh đang sống lay lắt trong đêm dài của xã hội cũ. Mỗi cư dân nơi phố huyện kiếm sống ban đêm đều mang theo một ngọn đèn và mỗi người cũng là một ngọn đèn tù mù leo lét. Người ta thường nói truyện TL giàu cảm xúc, giàu chất trữ tình như một bài thơ trong đó có những chi tiết nghệ thuật giữ vai trò như nhãn tự gây ám ảnh lớn vời bạn đọc. b. Day dứt và ám ảnh người đọc hơn cả là cuộc sống lặp lại đến buồn tẻ, bế tắc của phố huyện nghèo. Ngày hôm sau là sự lặp lại y nguyên những gì xảy ra hôm trước. Mẹ con chị Tí lại lễ mễ dọn hàng nước, gia đình bác xẩm lại xuất hiện với tiếng đàn bầu ế khách, bác phở Siêu nhóm lửa lại đem đến cho phố huyện nghèo món hàng phở gọi là xa xỉ phẩm. Người nhà cụ Thừa, cụ Lục lại gọi nhau đi đánh tổ tôm…Cuộc sống nơi phố huyện hàng bao đêm vẫn như sân khấu cuộc đời chỉ độc diễn một màn kịch không hề thay đổi người, thay đổi cảnh, gợi cảm giác nhàm chán, bế tắc làm ta liên tưởng đến hình ảnh “ chiếc ao đời” trong “to ả nhị kiều” của Xuân Diệu. Chiếc ao đời ấy là cuộc sống của những người như Quỳnh, Dao, …họ sống mà như không có mặt trên đời, như hai con vật, như hai cái cây chỉ tồn tại một cách vô hồn, vô vị. Chiếc ao đời ấy tuy bằng phẳng nhưng chật hẹp tù túng đã dìm chết bao sinh lực. Cuộc sống nơi phố huyện là cuộc sống cứ mốc lên, rỉ ra và mòn đi như Nam Cao đã nói đến trong Sống mòn . Cuộc sống nơi phố huyện còn đem đến cho ta cảm giác như hai câu thơ của Huy Cận trước cách mạng tháng 8: “ Quanh quẩn mãi giữa vài ba dáng điệu Tới hay lui cũng từng ấy mặt người” Sống giữa cảnh đời tăm tối, quanh quẩn, bế tắc chị em Liên cũng như con người nơi phố huyện vẫn mong chờ một cái gì đó tốt đẹp hơn sẽ đến với cuộc sống của họ. Chuyến tàu đêm qua phố huyện đã đáp ứng được nhu cầu ấy. 2. Chị em Liên chờ tàu với niềm vui chờ đợi và cả nỗi buồn khi tàu đến rồi tàu lại đi. a. Trong cả chuỗi thời gian buồn tẻ của cuộc sống nơi phố huyện thì chờ đợi chuyến tàu đêm là niềm vui duy nhất của chị em Liên. Hai chị em đêm nào cũng cố gắng thức để được nhìn chuyến tàu qua phố huyện. Liên và An chờ tàu không xuất phát từ nhu cầu đời sống vật chất. Là những đứa trẻ ngoan ngoãn, Liên và An vẫn nhớ lời mẹ dặn cố thức đợi tàu để xem còn ai mua hàng. Tuy nhiên, hai đứa trẻ không thức để bán hàng “ Mấy năm nay mùa màng kém, người lên xuống tàu ít, nếu có khách thì họ cũng chỉ mua bao diêm ho ặc phong thuốc lào là cùng”. Vậy, nguyên nhân sâu xa để hai chị em thức đợi tàu là nhu cầu của đời sống tinh thần. Hai đứa trẻ cũng như con người phố huyện có nhu cầu thoát khỏi cuộc sống tăm tối, buồn tẻ trong hiện tại. Riêng với Liên và An cùng với con tàu, chúng được trở về quá khứ tươi đẹp, hạnh phúc. Con tàu như một tia hồ quang gợi lại một miền dĩ vãng thuở nào. Con tàu chạy tời từ Hà Nội, chạy đến từ một tuổi thơ đã mất để hai đứa trẻ nhìn lại chính tuổi thơ của mình, được sống lại quá khứ tươi đẹp, dù chỉ trong giây lát. Ngày trước, Liên và An cũng từng ở Hà Nội, khi ấy gia đình Liên khá giả. Hai chị em Liên có những buổi
  6. dạo chơi quanh hồ, được uống những cốc nước xanh đỏ ngọt lịm. Với hai chị em, con tàu vẫn như điều huyền diệu mang không khí và hơi ấm ở thủ đô về. Với con tàu, hai chị em không chỉ được trở về quá khứ, tìm lại được những gì đã mất mà còn được sống trong một thế giới mới tốt đẹp hơn. Con tàu đã đem đến phố huyện âm thanh và ánh sáng, ánh sáng rực rỡ của con tàu khác hẳn ánh lửa của bác phở Siêu, ánh đèn tù mù nơi hàng nước chị Tí. Luồng ánh sáng rực rỡ của con tàu bắt đầu từ ánh đèn pha, từ ánh đèn trên toa xe hắt cả xuống mặt đường. Trong những toa xe sang trọng, ánh đèn điện sáng trưng màu đồng, màu kền bóng loáng, con tàu còn mang đến phố huyện những âm thanh náo nhiệt. Đó là âm thanh của bánh xe lăn trên đường thép, âm thanh c ủa người lên xuống tàu nhộn nhịp và rồi âm thanh của những tiếng cười nói huyên náo trong toa xe. Con tàu đã xua đi dù trong giây lát tất cả bóng đêm mù mịt và không khí tĩnh lặng của phố huyện nghèo. Đúng là con tàu mang trong mình bao điều huyền thoại, bù đắp phần thiếu thốn trong cuộc đời hai đứa trẻ. Nó là một giấc mơ để cân bằng lại cái phần thực không niềm vui, không hi vọng của đời sống. b. Con tàu đến, con tàu đi như một giấc mơ và nhanh hơn một giấc mơ đêt trả lại cho phố huyện và chị em Liên một cuộc sống tăm tối trong tĩnh lặng, buồn tẻ. Nếu lúc chờ đợi tàu, hai chị em có được một niềm vui thiêng liêng- khi con tàu đến, Liên và An cùng đứng dậy, hướng về phía tàu thì khi tàu đi chúng lại mang nỗi buồn nuối tiếc, con tàu đã đi khuất mà hai chị em vẫn còn lặng nhìn theo mơ tưởng. Niềm vui chợt đến rồi chợt đi như những đốm lửa than bay ngược phía con tàu, loé sáng trong giây lát rồi tắt vụt trong đêm. Kết thúc thiên truyện không phải là ánh sáng rực rỡ của con tàu mà là hình ảnh ngọn đèn dầu nơi hàng nước chị tí. Cái ngọn đèn tù mù chỉ toả sáng một vùng đất nhỏ lại chập chờn đi vào giấc ngủ của Liên. III. KTVĐ Qua diễn biến tâm trạng Liên, qua ba cảnh bức tranh phố huyện nghèo, người đọc thấy Thạch Lam cũng như nhiều tài năng nghệ thuật chân chính không chí có tài mà con có cái tình nhân bản sâu sắc. Cái tài của Thạch Lam là tài viết truyện không có cốt truyện mà vẫn hấp dẫn, vẫn ám ảnh và chạm khắc vào lòng người đọc. Truyện nhẹ nhàng mà thấm thía, giàu chất trữ tình mà cũng giàu chất triết lí. Cái tình của Thạch Lam là tình người nhân đạo. Nhà văn không chỉ cảm thương trước những đau khổ, những thiệt thòi bất hạnh của con người mà còn đồng cảm với những khát vọng chân chính ở họ. Trong hai đứa trẻ, không chỉ gợi quá khứ mà còn gợi tương lai. Đúng như Nguyễn Tuân nhận xét : “ Truyện ngắn Hai đứa trẻ có một hương vị thật là
  7. man mác, nó gợi một nỗi niềm quá vãng một thời cũng dóng lên một điều gì đó còn ở tương lai”. Đề 2: Phân tích Giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện ngắn Hai đứa trẻ Cảnh vật và con người được miêu tả trong tác phẩm và qua diễn biến tâm trạng Liên, truyện ngắn “ Hai đứa trẻ” chứa đựng nội dung hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. 1. Tác phẩm là bức tranh chân thực và đượm buồn về một miền đất, nơi đó có những miền đời bị rơi vào quên lãng. a.Miền đất bị quên lãng ấy là một phố huyện nghèo, cái phố huyện nhỏ bé, xa vắng với phiên chợ tiêu điều. Ga xép đêm đêm xình xịch một chuyến tàu chạy qua, chiếc đèn dầu tù mù của những chõng hàng nước. Miền đời bị quên lãng ấy là những kiếp người tàn bị lãng quên như mẹ con chị Tí, vợ chồng bác xẩm, bà cụ Thi điên, hai chị em Liên,…Những con người nơi phố huyện, họ có những số phận khác nhau nhưng ai cũng nheo nhếch, cũng lam lũ tội nghiệp như nhau. Người lớn như những cái cây héo hắt, trẻ em như những mầm cây còi cọc. Những cảnh vật, con người được miêu tả trong phố huyện là những cảnh vật chi tiết quen thuộc thường có quanh ta. Vậy mà dưới ngoì bút Thạch Lam chúng trở nên gợi cảm biết bao. b. Làm nên sự hấp dẫn này, một phần quan trọng là bởi ngòi bút hiện thực của Thạch Lam đậm chất trữ tình. Nhà văn viết về cảnh đời, cảnh người nơi phố huyện bằng chính kí ức tuổi thơ của mình. Thạch Lam có những năm tháng tuổi thơ sống ở phố huyện Cẩm Giàng (Hải Dương). Ngày ấy trước cách mạng nó còn là một phố huyện nhỏ, nghèo nàn xa vắng. Khi đặt bút viết, những kỉ niệm tuổi thơ đã hiện về nguyên vẹn trên từng con chữ. Mỗi chữ đều phập phồng nhịp điệu trái tim giàu lòng tr ắc ẩn của nhà văn làm xúc động lòng người. 2.Làm nên tầm vóc bất tử với thời gian của “ Hai đứa trẻ” không chỉ ở giá trị hiện thực mà còn ở giá trị nhân đạo sâu sắc. a.Trước hết là niềm thương cảm của nhân vật giành cho những số phận nhỏ bé vô danh chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội cũ. Đó là những số phận không bao giờ biết đến ánh sáng của hạnh phúc. Sống trong cuộc đời buồn tẻ tối tăm đang có nguy cơ bị chôn vùi, lãng quên. Với truyện ngắn này Thạch Lam như muốn rung lên tiếng chuông cảnh tỉnh xã hội đừng quên những con người nhỏ bé, vô danh, những kiếp người tàn như mẹ con chị Tí, vợ chồng bác Xẩm, chị em Liên. Họ có thể vô danh nhưng đừng để họ thành những cuộc đời vô nghĩa. b.Thông điệp mà nhà văn gửi gắm phải chăng là con tinh thần nhân đạo sâu sắc này: - Cuộc sống dù tăm tối nghèo khổ đến đâu cũng không dập tắt được khát vọng và hi vọng của con người. Trong hoàn cảnh tăm tối, bế tắc, những con người nơi phố huyện vẫ mong đợi một cái gì đó tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ. Chuyến tàu qua huyện chỉ trong kho ảnh khắc nhưng cũng đủ khuấy động niềm mong mỏi về một sự đổi thay. - Chị em Liên chờ tàu là một nỗ lực vươn lên để bám vào cái phao tinh thần , đề khỏi chết chìm trong phố huyện nghèo như caí ao đời bằng phẳng. Hai đứa trẻ vừa đáng thương, vừa đáng trân trọng. Chúng đáng thương vì hai mầm cây mới lớn đã còi cọc bời
  8. hoàn cảnh, chúng đáng được trân trọng bởi vì 2 mầm cây còi cọc trên mảnh đất khô cằn vẫn cứ hi vọng vào ngày mai đơm hoa kết trái. c.Bước phát triển của tư tưởng nhân đạo trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Đó là sự thức tỉnh của ý thức cá nhân. Nhà văn ý thức được ý nghĩa sự tồn tại mỗi cá nhân, trong cuộc đời đã là con người thì dù là ai đi nữa, nghèo hay giàu, vô danh hay nổi tiếng thì cũng có quyền sống có nghĩa và sống hạnh phúc. Tư tưởng nhân đạo khẳng định sự thức tỉnh ý thức cá nhân cũng có trong nhiều tác phẩm xuất hiện cùng thời Hai đứa trẻ: Trong truyện ngắn “ Toả nhị kiều “, Xuân Diệu phủ nhận lối sống không cá tính, bản lĩnh: lối sống của Quỳnh và Dao với hoạ sĩ Phan cái gì cũng lỡ cỡ. Đó là lối sống quẩn quanh trong một buổi chiều tà. Đó là những con người sống cuộc sống vô nghĩa, họ tồn tại như không có mặt trên đời. Nam Cao qua truyện ngắn “ Đời thừa” lại lên tiếng đòi quyền sống có nhân cách, có ích cho mọi người. Trong sự phát triển chung của tinh thần nhân đạo ấy, Thạch Lam cũng đã hướng ngòi bút về những con người nhỏ bé, vô danh để nói lên cả những đau khổ và những khát vọng chân chính ở họ. Đề 3: Giá trị và ý nghĩa nghệ thuật của cảnh đợi tàu (Khi tiến hành phân tích và tìm hiểu những ý nghĩa của cảnh đợi tàu cần đặt nó trong toàn bộ tác phẩm Hai đứa trẻ.) - Tóm tắt truyện ngắn Hai đứa trẻ: Hai chị em Liên và An được mẹ giao cho trông coi một của hàng tạp hoá nhỏ ở một phố huyện nghèo; hai chị em ngày nào cũng vậy, cảm nhận cảnh thiên nhiên và cuộc sống của phố huyện nghèo từ thời khắc chiều tàn đến đêm. Chúng cố thức để đợi chuyến tàu đi qua rồi mới ngủ dù không chờ đợi ai ở chuyến tàu và cũng chẳng trông mong gì vào khách mua hàng. - Truyện diễn biến theo ba đoạn, ba khoảnh khắc thời gian: Chiều tàn nơi phố huyện, màn đêm dâng đầy phố huyện và cảnh đoàn tàu đến và đi qua phố huyện. + Phố huyện lúc chiều tàn cả thiên nhiên và cuộc sống con người đều thật buồn, xơ xác, tàn lụi. Đó là một cảnh sống không tương lai, con người như chìm dần vào trong bóng tối của ngày tàn. + Màn đêm dâng đầy và lấp kín phố huyện nghèo. Cuộc sống hiện ra quẩn quanh và đơn điệu, nghèo và đang sa sút của những cư dân phố huyện. Ngày nào cũng có bằng ấy con người, bằng ấy công việc nhưng họ đều ế khách và mòn mỏi mong chờ một điều gì sẽ đổi khác nhưng chưa thấy. Họ – những con người nơi phố huyện như những ngọn đèn con giữa đêm tối mênh mông của cuộc đời xã hội cũ. - Cảnh đợi tàu diến ra theo một logic tâm lý. Cả một ngày buồn chán chứng kiến phố huyện xác xơ chìm dần vào bóng tối. Cuộc sống không tương lai, không hi vọng, không ánh sáng khiến cho con người khát mong thoát ra khỏi “ cái ao đời bằng phẳng” ấy. - Hai chị em cố thức để nhìn ngắm chuyến tàu vì đó là hoạt động cuối cùng của đêm khuya, quan trọng hơn là trong kho ảnh khắc chúng được sống một thế giới khác – thế giới của ánh sáng, sự giàu sang và sự sống thật đáng sống. Đoàn tàu còn đến từ Hà Nội, nó gợi lại kí ức tuổi thơ êm đềm tươi đẹp và ấm áp bên cha mẹ. - Tấm lóng nhân đạo của nhà văn: cảm thông và xót thương vô hạn đối với những cuộc đời không biết đến ánh sáng và hạnh phúc, đặc biệt là cõi lòng thương cảm sâu sắc đối
  9. với những “ tuổit thơ bị đánh cắp”. Nhà văn gửi đến một thông điệp : Hãy sống một cuộc đời đầy ý nghĩa, hãy luôn vươn lên và nghĩ tới tương lai tốt đẹp cho dù thực tại đang tối tăm.mòn mỏi. Đây là giá trị nhân văn, nhân bản đáng quý của truyện ngắn này. Bài 1: “ Chữ người tử tù ” – Nguyễn Tuân A. Kiến thức cơ bản 1. Tác giả: ( Kết hợp với đề: Anh ( chị) hãy nêu những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân ) 1. Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn của văn học Việt Nam. Sự nghiệp của ông trải ra trên hai chặng đường: trước và sau CM T8 năm 1945 : trước năm 1945, là nhà văn lãng mạn; sau năm 1945, chuyển biến thành nhà văn cách mạng. 2. Trước năm 1945, sáng tác của Nguyễn Tuân xoay quanh các đề tài chính: a. Chủ nghĩa xê dịch: Viết về cái tôi lãng tử qua những miền quê, trong đó hiện ra cảnh sắc và phong vị quê hương, cùng một tấm lòng yêu nước thiết tha. Tác phẩm chính: Một chuyến đi, Thiếu quê hương… b. Vẻ đẹp “Vang bóng một thời”: Là những nét đẹp còn vương sót lại của một thời đã lùi vào dĩ vãng gắn với lớp nho sĩ cuối mùa. Tác phẩm chính: vang bóng một thời.. c. Đời sống truỵ lạc: Ghi lại quãng đời do hoang mang bế tắc, cái tôi lãng tử đã lao vào rượu, thuốc phiện và hát cô đầu, qua đó thấy hiện lên tâm trạng khủng hoảng của lớp thanh niêm đương thời. Tác phẩm chính: Chiếc lư đồng mắt cua, ngọn đèn dầu lạc,… 3. Sau năm 1945, sáng tác Nguyễn Tuân tập trung phản ánh hai cuộc kháng chiến, qua đó thấy được vẻ đẹp của người Việt Nam vừa anh dũng vừa tài hoa. Tác phẩm chính: Tình chiến dịch, Đường vui, Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi,…Ông cũng viết về công cuộc xây dựng đất nước, trong đó hiện lên con người Việt Nam với vẻ đẹp cần cù mà rất mực tài hoa. Tác phẩm chính: Sông Đà, ký Nguyễn Tuân,… 4. Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời tìm kiếm cái đẹp và khẳng định những giá trị nhân văn cao quý, với những nét phong cách nổi bật: tài hoa, uyên bác, hiện đại mà cổ điển,…Ông có nhiều đóng góp cho sự phát triển của thể tuỳ bút và tiếng Việt,… 2 Tác phẩm: “Chữ người tử tù” (đăng báo 1939, in trong tập “ Vang bóng một thời” (1940) ) là truyện ngắn đặc sắc nhất của Nguyễn Tuân. Cốt truyện xoay quanh cuộc gặp gỡ kì lạ và éo le của hai nhân vật chính: Ông Huấn Cao có tài viết chữ đẹp, có thiên lương và khí phách đã lãnh đạo nông dân khởi nghĩa và bị bắt giam vào trại giam tỉnh Sơn. Viên quản ngục lại là một kẻ say mê chữ đẹp của ông Huấn Cao, quyết tâm tìm mọi cách để xin chữ của Huán Cao. Truyện kết thúc bằng cảnh cho chữ - Một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. B. Kiến thức cho các dạng đề thi đại học. I. Tình huống chuyện độc đáo Tình huống là hoàn cảnh có vấn đề nhà văn tạo dựng để các nhân vật buộc phải thể hiện đúng tính cách c ủa mình. Hoàn c ảnh điển hình sẽ làm nảy sinh tính cách điển hình. Nguyễn Tuân đã tạo dựng một tình huống vừa kì lạ vừa oái oăm: ( Có lẽ chứ hề xảy ra trong thực tế ). Nơi gặp gỡ là nhà ngục và sự gặp nhau giữa hai con người thộc về hai phía đối lập nhau: Huấn Cao – kẻ tử tù bất đắc dĩ và viên quản ngục.
  10. - Xét trên bình diện xã hội họ không thể tồn tại chung, Huấn Cao đại diện cho những kẻ cầm đầu cuộc nổi loạn chống lại triểu đình, quản ngục đại diện cho hệ thống và trật tự của giai cấp cầm quyền đương thời. Nhưng éo le thay, Huấn Cao lại là người có tài viết chữ đẹp, còn quản ngục lại lả kẻ tôn thờ những con chữ, hàng ngày khát mong có được chữ của Huấn Cao. - Xét trên bình diện nghệ thuật họ hoàn toàn có thể trở thành tri âm, tri kỉ. Huấn Cao – người sáng tạo ra cái đẹp tuyệt vời của nghệ thuật thư pháp, quản ngục người gìn giữ và tôn thờ cái đẹp. Nếu gặp nhau trong một hoàn cảnh khác, hay một bầu trời chỉ có nghệ thuật thì họ lại trở thành Bá Nha và Tử Kì thuở trước. Cuộc gặp gỡ đã tạo dựng một tình huống kịch tính, từ cuộc gặp gỡ này hai nhân vật sẽ bộc lộ tính cách. Huấn Cao: tài hoa, thiên lương và khí phách anh hùng, quản ngục là kẻ dịu dàng, biết giá người, biết trọng người ngay. Hành trình gian nan và có lúc tưởng như ngục tù ấy không chỉ giam giữ Huấn Cao mà còn là tiêu tan đi cái đẹp bởi cái nhơ bẩn và cái ác. Thế nhưng những tấm lòng trong thiên hạ đã gặp nhau, sự thành tâm và sở thích cao quý của quản ngục đã làm Huấn Cao cảm động. II. Phân tích vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “ Chữ người tử tù”. - Huấn Cao được nhà văn Nguyễn Tuân xây dựng từ nguyên mẫu người anh hùng Cao Bá Quát đầu thế kỷ XIX. - Nguyễn Tuân đã tạo ra tình huống éo le để tô đậm những vẻ đẹp khác thường của nhân vật. ( Tình huống điển hình lảm nảy sinh những tính cách điển hình). 1. Huấn Cao – Một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp: - Tài viết chữ của ông Huấn qua lời đồn của dân vùng tỉnh Sơn và qua những lời nhận xét của viên quản ngụ c và thầy thơ lại. - Niềm ao ước cháy bỏng của quản ngục và tấm chân tình, sự đối đáp của quản ngục để xin chữ Huấn Cao. “ Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm ( …). Có được chữ Huấn Cao mà treo là có một vật báu trên đời”. Cho nên, “ Sở nguyện của viên quan coi ngục này là có một ngày kia treo ở nhà riêng mình một câu đối do tay ông Huấn Cao viết”. Để có được chữ của ông Huấn Cao, viên quản ngục không chỉ phải kiên trì, mà còn phải liều mạng. Bởi quản ngục cũng biết thế nào là cái giá phải trả cho kẻ bỏ qua lệnh triều đình biệt đãi tội phạm nguy hiểm, có khi phải trả giá bằng tính mạnh của mình. - Chữ Huấn Cao vuông vắn, tươi tắn, nó nói lên cái hoài bão tung hoành của cả một đời con người. 2. Huấn Cao – Một con người có thiên lương trong sáng: - Ông chỉ cho chữ chỗ bạn thân và tri kỉ, không vì bạc vàng hay quyền thế mà ép mình viết chữ bao giờ “ ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay vì quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”. - Ý thức tự trọng, tinh thần nghĩa khí qua hành động đuổi viên quản ngục - Trọng thiên lương, Huấn Cao đã thực sự cảm động trước “tấm lòng trong thiên hạ” và sở thích cao quý của quản ngục - Muốn người khác giữ trọn thiên lương, bằng việc gửi lại cái đẹp, cái ân tình của nhữngc người tri kỉ Huấn Cao đã khuyên quản ngục và quản ngục cảm động, tỉnh ngộ.
  11. Việc Huấn Cao cho chữ quản ngục không chỉ vì mục đích chơi chữ mà chủ yếu để cữu người, cứu một thiên lương lầm đường lạc lối quá lâu ngủ quên trong lớp tro tàn nguội lạnh của ngục tù phong kíên. 3. Huấn cao – Một khí phách anh hùng. - Lãnh đạo nông dân khởi nghĩa chống triều đình, chấp nhận tội danh “ cầm đầu bọn phản nghịch” - Ngục tù chỉ gông cùm được thể xác, Huấn Cao vẫn sống tự do về tinh thần, vẫn những hứng sinh bình mà ông từng làm: Rỗ gông, nhận rượu thịt thảm nhiên, đuổi quản ngục…lạnh lùng, thảm nhiên trước cái chết đang đến gần - Một tử tù chỉ đợi ngày ra pháp trường mà không hề nao núng, vẫn ung dung, đàng hoàng “ Đến cái cảnh chết chém, ông còn chẳng sợ nữa là…”. Đối với viên quản ngục, ônh chẳng những không sợ mà còn tỏ ra khinh bạc đến điều”. - Sáng tạo thư pháp và truyền lại cái đẹp trước khi lĩnh án tử hình mà vẫn ung dung, đường hoàng chứng tỏ trong con người tài hoa ây là một khí phách vô cùng cứng cỏi và vượt trên hoàn cảnh. 4. Cảnh cho chữ - Nơi hội tụ và thăng hoa tất cả những vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao - Cảnh xưa nay chưa từng có: Thời gian, không gian đặc biệt, tư thế cuả kẻ xin người cho. Cái đẹp, cái thiện đã chiến thắng cái ác và cái xấu, thiên lương và nhân cách con người đã làm cảm động và thanh lọc tâm hồn một con người. 5. Tư tưởng của nhà văn gửi gắm. - Một tinh thần dân tộc sâu sắc: Yêu mến và trân trọng nét đẹp của truyền thống văn hoá dân tộc. - Lòng say mê cái đẹp và đi tìm cái đẹp ở tài năng, đạo đức và nhân cách con người. - Khẳng định sự chiến thắng của cái đẹp, thiên lương và nhân cách ngay trong hoàn cảnh ngặt nghèo, ngay ở môi trường của cái ác và bóng tối. III. Phân tích nhân vật viên quản ngục trong truyện ngắn “ Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân ) để làm sáng tỏ nhận xét : “ Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ” ( Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân ) - Là một người làm nghề coi ngục, là công cụ trấn áp của bộ mãy thống trị đương thời, nhưng viên quản ngục lại có thú chơi thanh cao- thú chơi chữ. Ngay từ thời trẻ khi mới “ biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền” ông đã có sở nguyện “ một ngày kia được treo ơ rnhà riêng của mình một câu đối do tay ông Huấn Cao viết - Quản ngục trân trọng giá trị con người. Điều đó thể hiện rõ qua hành động “ biệt đãi” của ông đối với Huấn Cao: Dám chơi chữ của một kẻ đại nghịch là Huấn Cao, Dám xin chữ tử tù ngay trong nhà ngục; Kiên trì, nhẫn nhục để có được một bức chữ như sở nguyện - Sở nguyện thanh cao muốn có được chữ Huấn Cao để treo ở nhà riêng của mình bất chấp nguy hiểm, cùng thái độ thành kính đón nhận chữ của Huấn Cao cho thấy tấm lòng “ biệt nhỡn liên tài”, biết trân trọng những giá trị văn hoá của viên quản ngục.
  12. - Diễn biến nội tâm, hành động và cách ững xử của viên quản ngục cho ta thấy không chỉ Huấn Cao mà cả viên quản ngục cũng có một nhâ cách đẹp đẽ “ một tấm lòng trong thiên hạ” tri âm, tri kỉ với Huấn Cao. Đó là một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”. - Viên quan ngục là một người biết chữ thiên lương, biết trân trọng giá trị văn hoá và tài năng, là người có tâm hồn nghệ sĩ, không có tài nhưng yêu tài, không sáng tạo được cái đẹp nhưng biết yêu và trân trọng cái đẹp. IV. Giá trị tư tưởng và nghệ thuật của đoạn văn tả cảnh ông Huấn Cao cho chữ. Tại sao có thể nói là “ đây là một cảnh xưa nay chưa từng có”? - Hoàn cảnh cho chữ: thời gian, địa điểm, ánh sáng - Tư thế cua rngười xin và người cho xưa nay chưa có: Sự đôi ngôi giữa Huấn Cao và Quản ngục - Lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng - Giá trị, ý nghĩa: cái đẹp không thể chung sống với cái ác, muốn tôn thờ cái đẹp phái có thiên lương, Khẳng định sự bất tử của cái đẹp và cái thiện, của thiên lương - Nghệ thuật tạo hình , tương phản
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2