intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo Án Tiếng Việt Lớp 3_Tuần 27

Chia sẻ: Nguyễn Thắng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

80
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tập đọc Bộ đội về làng. Ôn tiết 1 I. Mục tiêu - Ôn bài tập đọc : Bộ đội về làng - Ôn luyện về nhân hoá : Tập sử dụng phép nhân hoá để kể chuyện làm cho lời kể được sinh động. II. Đồ dùng GV : tranh minh hoạ truyện kể BT2 trong SGK. HS : SGK. III. Các hoạt động của thầy và trò Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo Án Tiếng Việt Lớp 3_Tuần 27

  1. Tuần 27 Tập đọc Bộ đội về làng. Ôn tiết 1 I. Mục tiêu - Ôn bài tập đọc : Bộ đội về làng - Ôn luyện về nhân hoá : Tập sử dụng phép nhân hoá để kể chuyện làm cho lời kể được sinh động. II. Đồ dùng GV : tranh minh hoạ truyện kể BT2 trong SGK. HS : SGK. III. Các hoạt động của thầy và trò Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ - Kết hợp trong bài mới B. Bài mới a. HĐ1 : Đọc bài : Bộ đội về làng - GV đọc bài * Gọi HS đọc từng câu trong bài - HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài. - Sửa phát âm cho HS. * Đọc từng đoạn trước lớp - HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ trong bài * Đọc theo nhóm - HS đọc theo nhóm đôi. * Đọc đồng thanh - Cả lớp đọc đồng thanh. - Tìm những hình ảnh thể hiện không khí - Mái ấm nhà vui, tiếng hát câu cười rộn tươi vui của xóm nhỏ khi bộ đội về làng ? ràng xóm nhỏ, đàn em hớn hở chạy theo.... - Tìm những hình ảnh nói lên tấm lòng yêu - Mẹ già bịn rịn, vui đàn con ở rừng sâu thương của dân làng với bộ đội ? mới về, nhà lá đơn sơ ..... - Theo em vì sao dân yêu thương bộ đội - Vì bộ đội chiến đấu bảo vệ dân .... như vậy ? - Bài thơ giúp em hiểu điều gì ? - Bài thơ nói về tấm lòng của nhân dân với bộ đội, ca ngợi tình quân dân thắm thiết trong thời kì kháng chiến. * HS học thuộc lòng bài thơ. + HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ. b. HĐ2 : Ôn luyện về nhân hoá. * Bài tập 2 / 73 - Nêu yêu cầu của bài. + Dùng phép nhân hoá kể lại câu chuyện Quả táo - HS QS 6 tranh minh hoạ - Trao đổi thao cặp - Nối tiếp nhau thi kể theo từng tranh. - Cả lớp và GV nhận xét - 1, 2 HS thi kể toàn truyện IV. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn HS về nhà ôn bài. 1
  2. Kể chuyện Trên đường mòn Hồ Chí Minh. Ôn tập tiết 2. I. Mục tiêu - Đọc bài : Trên đường mòn Hồ Chí Minh. - Tiếp tục ôn về nhân hoá : các cách nhân hoá. II. Đồ dủng GV : Bảng phụ kẻ BT2 HS : SGK. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ - Kết hợp trong bài mới B. Bài mới a. HĐ1 : Bài Trên đường mòn Hồ Chí Minh - GV đọc bài * Gọi HS đọc từng câu trong bài - HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài. - Sửa phát âm cho HS. * Đọc từng đoạn trước lớp - HS nối tiếp nhau đọc 2 đoạn trước lớp * Đọc theo nhóm - HS đọc theo nhóm đôi. * Đọc đồng thanh - Cả lớp đọc đồng thanh. - Tìm hiểu ND bài - GV hỏi những câu hỏi trong SGK - HS trả lời b. HĐ2 : Ôn về nhân hoá. * Bài tập 2 / 74 - Nêu yêu cầu BT + Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi. - GV đọc bài thơ Em thương. - Cả lớp theo dõi SGK - HS đọc thành tiếng câu hỏi a, b, c - Trao đổi theo cặp - Đại diện cá nhóm trình bày kết quả + Lời giải : a. Từ chỉ đặc điểm của làn gió và sợi nắng : mồ côi, gầy - Từ chỉ hoạt động của làn gió và sợi nắng : - GV nhận xét tìm, ngồi, run run, ngã b. Làn gió giống 1 bạn nhỏ mồ côi. Sợi nắng giống 1 người gầy yếu c. Tác giả bài thơ rất yêu thương, thônng cảm với những đứa trẻ mồ côi, cô đơn, những người ốm yếu, không nơi nương tựa. IV. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn HS về nhà ôn bài. 2
  3. Tiếng việt + Ôn các bài tập đọc : Chiếc máy bơm. Em vẽ Bác Hồ. I. Mục tiêu - Ôn bài tập đọc : Chiếc máy bơm, Em vẽ Bác Hồ. - HS đọc tốt và hiểu ND bài tập đọc. II. Đồ dùng. GV : SGK. HS : SGK. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ - Kết hợp trong bài mới B. Bài mới a. Đọc bài : Chiếc máy bơm. - GV đọc toàn bài + HS theo dõi SGK * Đọc từng câu - HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài - Sửa phát âm cho HS * Đọc từng đoạn trong bài - HS nối nhau đọc 3 đoạn trước lớp. * Đọc theo nhóm - HS đọc theo nhóm đôi. * Tìm hiểu bài - Nông dân tưới nước cho ruộng nương vất - Họ phải múc nước sông vào ống, rồi vác vả như thế nào ? lên tưới cho ruộng nương ở tận trên dốc - ác-si-mét nghĩ gì khi thấy cảnh ấy ? cao. - Anh nghĩ phải làm cách nào để nước chảy ngược lên ruộng nương để người lao động - ác-si-mét đã nghĩ ra cách gì để giúp nhân đỡ vất vả. - Ông làm 1 cái máy bơm dẫn nước từ dưới dân ? - Hãy tả chiếc máy bơm của ác-si-mét ? sông lên. - Đến nay chiếc máy bơm cổ xưa của ác-si- - Đó là 1 đường ống có 2 cửa ....... mét được sử dụng như thế nào ? - Đến nay loài người vẫn sử dụng nguyên lí - Nhờ đâu chiếc máy bơm của loài người của chiếc máy bơm đó. được ra đời ? - Nhờ óc sáng tạo và tình thương yêu của - Em thấy có điểm gì giống nhau giữa hai ác-si-mét với những người nông dân nhà khoa học ác-si-mét và Ê-đi-sơn ? - Cả hai cùng giàu óc sáng tạo và có lòng yêu thương con người. b. HĐ2 : Đọc bài : Em vẽ Bác Hồ + 3, 4 HS thi đọc đoạn văn - GV đọc bài * Đọc từng câu * HS theo dõi SGK - Sửa phát âm cho HS - HS nối tiếp nhau đọc từng dòng thơ trong * Đọc từng khổ thơ bài * Đọc theo nhóm - HS nối nhau đọc 3 khổ thơ trước lớp 3
  4. * Tìm hiểu bài - HS đọc theo nhóm ba. - Hình dung toàn cảnh bức tranh Bác Hồ của bạn nhỏ và tả lại ? + Bác Hồ có vầng trán cao, tóc râu vờn nhẹ. Bác bế trên tay hai bạn nhỏ : 1 bạn miền - Hình ảnh Bác Hồ bế hai cháu Bắc Nam Bắc, 1 bạn miền Nam, 1 đoàn thiếu nhi ....... trên tay có ý nghĩa gì ? - Bác yêu quý tất cả thiếu nhi Việt nam, từ - Hình ảnh thiếu nhi theo bước Bác Hồ có ý Bắc đến Nam. nghĩa gì ? - Thiếu nhi Việt Nam luôn làm theo lời bác - Hình ảnh chim trắng trên nền trời xanh có Hồ dạy. ý nghĩa gì ? - Chim trắng bay trên nền trời xanh biểu - Em biết những tranh, ảnh, tượng, hay bài hiện cuộc sống hoà bình. hát nào về bác ? - HS trả lời. - Học thuộc lòng bài thơ - Bài thơ giúp em hiểu điều gì ? - Tình cảm kính yêu, biết ơn của Thiếu nhi Việt Nam với bác Hồ, Tình cảm yêu quý của Bác Hồ với thiếu nhi, với đất nước với hoà bình IV. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn HS về nhà ôn bài. Hoạt động tập thể + Tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ chào mừng ngày 26 - 3 I. Mục tiêu - Tổ chức thi đấu thể dục thể dục, thể thao như cầu lông, cờ vua, bóng bàn, ... - HS thi đấu nhiệt tình, tham gia các hoạt động phong trào của đội, Đopàn, nhà trường đề ra. II. Đồ dùng GV : Nội dung HS : Cầu lông, bóng bàn ... III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò a. HĐ1 : Nêu ý nghĩa ngày 26 - 3 - GV tổng phụ trách nêu ý nghĩa của ngày + Tập trung HS toàn trường. - Tham gia các tiết mục văn nghệ 26 - 3. b. Tổ chức thi đấu các môn thể dục, thể thao - GV tổng phụ trách chia HS thành các khu thi đấu + HS thi đấu môn : - Phân GV chấm thi các môn - Cầu lông - Cờ vua - Bóng bàn. 4
  5. - HS không tham gia thi cổ vũ, động viên - GV công bố giải. - Nhận xét IV. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét chung giờ HĐTT - Dặn HS về nhà ôn bài Thứ ba ngày 20 tháng 3 năm 2007 Chính tả Người trí thức yêu nước. Ôn tập tiết 3, 4. I. Mục tiêu - Đọc bài : Người trí thức yêu nước - Ôn luyện về trình bày báo cáo ( miệng ) - Nghe viết đúng bài thơ Khói chiều. II. Đồ dùng GV : Bảng lớp viết các nội dung cần báo cáo. HS : SGK. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ - Kết hợp trong bài mới B. Bài mới a. HĐ1 : Đọc bài : Người trí thức yêu nước - GV đọc toàn bài + HS theo dõi SGK * Đọc từng câu - HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài - Sửa phát âm cho HS * Đọc từng đoạn trong bài - HS nối nhau đọc 2 đoạn trước lớp. * Đọc theo nhóm - HS đọc theo nhóm đôi. * Tìm hiểu bài - Tìm những chi tiết nói lên tinh thần yêu - HS trao đổi, phát biểu. nước của bác sĩ Đặng Văn Ngữ ? - Bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã có những đóng - Trong cuộc kháng chiến chống Pháp ông góp gì cho hai cuộc kháng chiến ? đã gây được 1 va li nấm pê-ni-xi-lin. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ ...... - Bác sĩ Đặng văn Ngữ hi sinh trong hoàn - Ông đã hi sinh trong 1 trận bom của kẻ cảnh nào ? thù - Em hiểu điều gì qua câu truyện : Người trí - HS phát biểu ý kiến. thức yêu nước ? b. HĐ2 : Ôn luyện trình bày báo cáo. * bài tập 2 / 74 - Nêu yêu cầu BT + Đóng vai chi đội trưởng báo cáo với thầy cô tổng phụ trách kết quả tháng thi đua Xây 5
  6. - GV đọc lại mẫu báo cáo ở tuần 20 dựng đội vững mạnh - GV HD các tổ làm việc theo các bước - Thống nhất kết quả hoạt động của chi đội + HS làm việc theo HD của GV trong tháng qua - Lầm lượt các thành viên trong tổ đóng vai chi đội trưởng - Đại diện các nhóm thi trình bày kết quả. c. HĐ3 : Nghe - viết bài thơ Khói chiều - GV đọc bài thơ 1 lần + HS theo dõi SGK, 2 HS đọc bài - Tìm những câu thơ tả cảnh khói chiều ? Chiều chiều từ mái rạ vàng Xanh rờn ngọn khói nhẹ nhàng bay lên. - Bạn nhỏ trong bài thơ nói gì với khói ? Khói ơi vươn nhẹ lên mây - GV nêu cách trình bày bài thơ lục bát. Khói đừng bay quẩn làm cay mắt bà - HS tập viết bảng con những tiếng dễ sai + GV đọc bài + HS nghe viết bài vào vở - Chấm, chữa bài - GV nhận xét bài viết của HS IV. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn HS về nhà ôn bài. Thứ tư ngày 21 tháng 3 năm 2007 Tập đọc Mặt trời mọc ở đằng Tây. Ôn tập tiết 5 I. Mục tiêu - Đọc bài : Mặt trời mọc ở đằng Tây - Ôn luyện viết báo cáo : Dựa vào bài báo cáo miệng ở tiết 3, HS viết lại 1 báo cáo đủ thông tin, ngắn gọn, rõ ràng, đúng mẫu. II. Đồ dùng GV : Nội dung HS : SGK. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ - Kết hợp trong bài mới B. Bài mới a. HĐ1 : Học bài : Mặt trời mọc ở đằng Tây - Đọc từng câu + HS theo dõi SGK - Sửa phát âm cho HS - HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài * Đọc từng đoạn trong bài * Đọc theo nhóm - HS nối nhau đọc 2 đoạn trước lớp. * Tìm hiểu bài - HS đọc theo nhóm đôi. 6
  7. - Câu chuyện sảy ra trong hoàn cảnh nào ? - Trong 1 giờ văn, thầy giáo bảo 1 HS làm thơ tả cảnh mặt trời mọc. - Câu thơ của người bạn Pu-skin có gì vô lí? - Câu thơ nói mặt tời mọc ở đằng Tây là vô lí. Vì mỗi sáng mặt trời mọc lên ở đằng đông. Buổi chiều mặt trời lặn ở đằng tây. - Pu-skin đã chữa thơ giúp bạn ntn ? - Pu-skin đã đọc tiếp 3 câu thơ khác ..... - Điều gì đã làm cho bài thơ của Pu-skin - HS phát biểu hợp lí ? + 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đonạ của bài. b. HĐ2 : Ôn luyện viết báo cáo * Bài tập 2 / 75 - Nêu yêu cầu BT. + Viết báo cáo gửi thầy tổng phụ trách - 1 HS đọc mẫu báo cáo - HS viết báo cáo vào vở - GV và HS nhận xét - 1 số HS đọc bài viết IV. Củng cố, dặn dò - GV nhẫn ét chung tiết học. - Dặn HS về nhà ôn bài. Luyện từ và câu Ngày hội rừng xanh. Ôn tập tiết 6 I. Mục tiêu - Đọc bài : Ngày hội rừng xanh - Luyện viết đúng các chữ có âm, vần dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương ( r/d/gi, l/n, uôt/uôc .... ) II. Đồ dùng GV : Bảng phụ viết ND BT2. HS : SGK. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ - Kết hợp trong bài mới B. Bài mới a. HĐ1 : Đọc bài : Ngày hội rừng xanh - GV đọc bài + HS theo dõi SGK - Đọc từng câu - HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài - Sửa phát âm cho HS * Đọc từng đoạn trong bài - HS nối nhau đọc 2 đoạn trước lớp. * Đọc theo nhóm - HS đọc theo nhóm đôi. * Tìm hiểu bài. - Chim gõ kiến nổi mõ, gà rừng gọi mọi - Tìm các từ ngữ tả các hoạt động của các người dậy đi hội, .... con vật trong ngày hội rừng xanh ? - Tre, trúc thổi nhạc sáo, khe suối gảy nhạc - Các sự vật khác cùng tham gia vào ngày đàn, cây rủ nhau thay áo khoác .... 7
  8. hội như thế nào ? - HS trả lời - Em thích hình ảnh nhân hoá nào nhất ? + 1 HS đọc lại bài thơ - HS học thuộc lòng. b. HĐ2 : Viết đúng các âm vần dễ sai * Bài tập 2 / 76 + Chọn các chữ thích hợp trong ngoặc đơn - Nêu yêu cầu BT để hoàn chỉnh đoạn văn sau. - Cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm bài - 1 HS lên bảng làm - 1 số HS đọc lại đoạn văn đã điền - GV nhận xét IV. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà ôn bài. Tiếng việt + Đi hội Chùa Hương. Ôn luyện tiết 7, 8 I. Mục tiêu - Học bài : Đi hội Chùa Hương. - Củng cố và mở rộng vốn từ qua trò chơi ô chữ - Đọc thầm dựa vào nội dung trả lời câu hỏi II. Đồ dùng GV: Nội dung HS : SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ - Kết hợp trong bài mới B. Bài mới a. Học bài : Đi hội Chùa Hương - GV đọc bài - HS theo dõi SGK - Đọc từng câu - HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài - Sửa phát âm cho HS * Đọc từng đoạn trong bài - HS nối nhau đọc 2 đoạn trước lớp. * Đọc theo nhóm - HS đọc theo nhóm đôi * Tìm hiểu bài. - GV hỏi câu hỏi trong SGK - HS trả lời - 1 HS đọc lại toàn bài - HS học thuộc lòng đoạn thơ yêu thích b. HĐ2 : Giải ô chữ + HS QS ô chữ và chữ điền mẫu. - GV chia lớp thành các nhóm - HS làm bài theo nhóm - Cả lớp cùng làm bài - Lời giải : ô chữ là Phát minh 8
  9. c. HĐ3 : Đọc trả lời câu hỏi + Cả lớp đọc bài : Suối - HS làm bài cá nhân - GV đọc từng câu hỏi trong SGK - HS trả lời - Lời giải : câu 1(c), câu 2(a), câu 3(b), câu 4( a), câu 5(b) IV. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét chung giờ học. - Dặn HS về nhà ôn bài. Thứ năm ngày 22 tháng 3 năm 2007 Tập viết Ôn tập tiết 9 I. Mục tiêu - HS nhớ viết bài bài : Em vẽ Bác Hồ ( từ đầu đến khăn quàng đỏ thắm ) - Viết 1 đoạn văn ngắn ( từ 7 đến 10 câu ) kể về 1 anh hùng chống ngoại xâm mà em biết. II. Đồ dùng GV : Nội dung HS : Vở. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ - Không kiểm tra B. Bài mới a. HĐ1 : Nhớ viết bài : Em vẽ Bác Hồ - GV yêu cầu HS đọc bài. + HS đọc thuộc lòng bài : Em vẽ Bác Hồ từ đầu ....... khăn quàng đỏ thắm. - GV QS động viên HS viết bài - HS nhớ và viết bài vào vở. b. HĐ2 : Viết 1 đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu kể về 1 anh hùng chống giặc ngoại xâm mà em biết. - GV QS động viên HS viết bài + HS viết bài vào vở IV. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà ôn bài Chính tả Kiểm tra đọc ( đọc hiểu + Luyện từ và câu ) ( Đề do PGD + Trường ra ) 9
  10. Thứ sáu ngày 23 tháng 3 năm 2007 Tập làm văn Kiểm tra viết ( Chính tả + Tập làm văn ) ( Đề do PGD + Trường ra ) Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu - HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần 27 - Có ý thức sửa sai những điều mình vi phạm, phát huy những điều mình làm tốt - GD HS có ý thức trong học tập và trong mọi hoạt động II Nội dung sinh hoạt 1 GV nhận xét ưu điểm : - Vệ sinh sạch sẽ lớp học - Tự quản giờ truy bài tốt - Trong lớp chú ý nghe giảng : Hưng, Giang, Linh,..... - Chịu khó giơ tay phát biểu : T. Tùng, Giang, Thư, ..... - Có nhiều tiến bộ về đọc : Đ. Tùng, Sơn, .... 2. Nhược điểm : - Chưa chú ý nghe giảng : Nguyên, Dương, Khuê,.... - Chữ viết chưa đẹp : Khánh, Sơn, Duy..... - Sai nhiều lối chính tả : M. Tùng, Khuê, M. Tùng, ..... - Cần rèn thêm về đọc và tính toán: Khuê, Đ. Tùng, M. Tùng. 3 HS bổ xung 4 Vui văn nghệ + Sinh hoạt sao nhi đồng. 5 Đề ra phương hướng tuần sau - Duy trì nề nếp lớp - Trong lớp chú ý nghe giảng, chịu khó phát biểu - Một số bạn về nhà luyện đọc và rèn thêm về chữ viết. Hoạt động tập thể + Văn nghệ ca ngơi Đảng và Bác Hồ I. Mục tiêu - Giúp HS ôn và nhớ lại các bài hát đã học với chủ đề về Đảng và Bác Hồ kính yêu - GD HS luôn luôn biết ơn Đảng và Bác Hồ - HS yêu thích ca hát II Nội dung 1. HĐ1 : Ôn một số bài hát với chủ đề về Đảng và Bác Hồ + GV cho HS nêu tên 1 số bài hát đã học - Em là mầm non của Đảng - Nhớ ơn Bác 10
  11. - Bác Hồ người cho em tất cả + GV cho HS hát tập thể, cá nhân, nhóm + GV theo dõi uốn nắn, sửa sai + GV cho HS hát vỗ tay đều theo nhịp 2. HĐ2 : Biểu diễn trước lớp - GV cho HS biểu diễn trước lớp dưới nhiều hình thức : đồng ca, tốp ca, đơn ca, song ca - Cả lớp cổ vũ, động viên III Hoạt động nối tiếp - GV nhận xét tiết học - Về nhà ôn lại các bài hát 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2