YOMEDIA
ADSENSE
Giáo Án Tiếng Việt Lớp 3_Tuần 28
94
lượt xem 9
download
lượt xem 9
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : - Chú ý các từ ngữ : sửa soạn, bờm dài, chải chuốt, ngúng nguẩy, .... - Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con + Rèn kĩ năng đọc - hiểu : - Hiểu ND câu chuyện : Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan .... * Kể chuyện - Rèn kĩ năng nói : Dựa vào điểm tựa là các tranh minh hoạ từng đoạn câu chuyện,
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo Án Tiếng Việt Lớp 3_Tuần 28
- Tuần 28 Tập đọc - Kể chuyện Cuộc chạy đua trong rừng I. Mục tiêu * Tập đọc + Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : - Chú ý các từ ngữ : sửa soạn, bờm dài, chải chuốt, ngúng nguẩy, .... - Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa Ngựa Cha và Ngựa Con + Rèn kĩ năng đọc - hiểu : - Hiểu ND câu chuyện : Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo. Nếu chủ quan .... * Kể chuyện - Rèn kĩ năng nói : Dựa vào điểm tựa là các tranh minh hoạ từng đoạn câu chuyện, HS kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời của Ngựa Con, biết phối hợp lời kể.... - Rèn kĩ năng nghe. II. Đồ dùng GV : Tranh minh hoạ câu chuyện HS : SGK. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ - Kể lại câu chuyện Quả táo. - 1, 2 HS kể chuyện - Nhận xét. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu ) 2. Luyện đọc a. GV đọc toàn bài b. HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. * Đọc từng câu - HS nối nhau đọc từng câu trong bài - GV kết hợp sửa phát âm cho HS * Đọc từng đoạn trước lớp. - HS đọc 4 đoạn trước lớp. - GV HD HS nghỉ hơi đúng 1 số đoạn văn - Tìm hiểu nghĩa các từ ngữ mới * Đọc từng đoạn trong nhóm - HS đọc theo nhóm đôi. * Đọc đồng thanh toàn bài - Cả lớp đọc đồng thanh 3. HD HS tìm hiểu bài - Ngựa Con chuẩn bị tham dự hội thi như - Chú sửa soạn cuộc đua không biết chán. thế nào ? Chú mải mê soi bóng mình dưới dòng suối.. - Ngựa Cha khuyên nhủ con điều gì ? - Ngựa Cha thấy con chỉ mải ngắm vuốt, khuyên con : Phải đến bác thợ rèn xem lại bộ móng. Nó cần thiết hơn cho bộ đồ đẹp. - Nghe cha nói Ngựa Con phản ứng như thế - Ngựa Con ngúng nguẩy, đầy tự tin đáp : Cha yên tâm đi, móng của con chắc lắm. nào ? Con nhất định sẽ thắng. 1
- - Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong - Ngựa con chuẩn bị cuộc thi không chu hội thi ? đáo .... - Ngựa Con rút ra bài học gì ? - Đừng bao giờ chủ quan, dù là việc nhỏ. 4. Luyện đọc lại - GV đọc mẫu đoạn văn. - HD HS đọc đúng + 1, 2 nhóm HS tự phân vai đọc lại chuyện Kể chuyện 1. GV nêu nhiệm vụ - Dựa vào 4 tranh minh hoạ 4 đoạn câu - HS nghe. chuyện, kể lại toàn chuyện bằng lời của Ngựa Con. 2. HD HS kể chuyện theo lời Ngựa Con - GV HD HS QS kĩ từng tranh - HS nói nội dung từng tranh. - 4 HS tiếp nối nhau kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời Ngựa Con. - 1 HS kể toàn bộ câu chuyện. - Cả lớp và GV nhận xét IV. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn HS về nhà ôn bài. Tiếng việt + Ôn tập đọc bài : Cuộc chạy đua trong rừng. I. Mục tiêu - Củng cố kĩ năng đọc trơn và đọc hiểu bài : Cuộc chạy đua trong rừng - Đọc kết hợp trả lời câu hỏi II. Đồ dùng GV : SGK HS : SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ - Đọc bài : Cuộc chạy đua trong rừng - 4 HS đọc bài - Nhận xét bạn đọc 2. Bài mới a. HĐ1: Đọc tiếng - GV đọc mẫu, HD giọng đọc - HS theo dõi - Đọc câu - HS nối tiếp nhau đọc từng câu, kết hợp luyện đọc từ khó - Đọc đoạn + Đọc nối tiếp 4 đoạn - Kết hợp luyện đọc câu khó - Đọc đoạn theo nhóm 2
- - Thi đọc giữa các nhóm - Bình chọn nhóm đọc hay - Đọc cả bài + 4 HS nối nhau đọc cả bài - 1 HS đọc cả bài b. HĐ 2 : đọc hiểu - GV hỏi HS câu hỏi trong SGK - HS trả lời c. Đọc phân vai + HS tự phân vai đọc bài IV. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học, khen tổ, nhóm, cá nhân đọc tốt - Về nhà luyện đọc tiếp. Hoạt động tập thể + Giáo dục quyền trẻ em ( tiết 1 ) I. Mục tiêu - HS nắm được một số thông tin về công ước quốc tế về quyền trẻ em và bổn phận của trẻ em - Giáo dục HS thực hiện tốt bổn phận của mình II Chuẩn bị GV : Nội dung các điều 13, 15, 23, 28, 32, điều 13 về bổn phận trẻ em III Nội dung a GV nêu các quyền trẻ em * Điều 13 : Trẻ em có quyền bày tỏ quan điểm của mình, thu nhận thông tin và làm cho người khác biết đến các ý kiến, thông tin ...... * Điều 15 : Quyền được tự do ...... * Điều 28 : Trẻ em có quyền được học hành ...... - GV đọc tiếp các điều 23, 32 cho HS nghe b Bổn phận của trẻ em * Điều 13 : Yêu quý, kính trọng hiếu thảo dối với ông bà, cha mẹ. Lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè, giúp đỡ người già yếu, tàn tật, giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức của mình - Chăm chỉ học tập, rèn luyện thân thể, tuân theo nội quy của nhà trường - Tôn trọng pháp luật, thực hiện tốt nếp sống văn minh, trật tự nơi công cộng và an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác IV Hoạt động nối tiếp - Em đã thực hiện tốt bổn phận của mình chưa ? - Em thực hiện như thế nào ? + Về nhà thực hiện tốt bổn phận của mình Thứ ba ngày 27 tháng 3 năm 2007 Chính tả ( Nghe - viết ) 3
- Cuộc chạy đua trong rừng. I. Mục tiêu + Rèn kĩ năng viết chính tả : - Nghe - viết đúng đoạn tóm tắt truyện Cuộc chạy đua trong rừng. - Làm đúng bài tập phân biệt các âm, dấu thanh dễ viết sai do phát âm sai ; l/n..... II. Đồ dùng GV : Bảng lớp viết các từ ngữ trong đoạn văn BT2 HS : SGK. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ - GV đọc : rổ, quả dâu, rễ cây, giày dép. - 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con. - Nhận xét. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài - GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2. HD HS nghe - viết. a. HD HS chuẩn bị - GV đọc bài viết. - HS nghe, theo dõi SGK. - Đoạn văn trên có mấy câu ? - 3 câu - Những chữ nào trong đoạn viết hoa ? - Các chữ đầu bài, đầu đoạn, đầu câu và tên nhân vật. - HS tập viết các từ dễ sai vào bảng con. b. GV đọc bài. + HS viết bài vào vở. c. Chấm, chữa bài - GV chấm bài. - Nhận xét bài viết của HS 3. HD HS làm BT * Bài tập 2a / 83. - Nêu yêu cầu BT + Điền vào chỗ trống l hay n - 1 HS lên bảng làm BT. - Cả lớp làm bài vào vở. - Nhận xét. - Lời giải : thiếu niên, nai nịt, khăn lụa, thắt lỏng, rủ sau lưng, sắc nâu sẫm, trời lạnh buốt,, mình nó, chủ nó, từ xa lại. IV. Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà ôn bài. 4
- Thứ tư ngày 28 tháng 3 năm 2007 Tập đọc Cùng vui chơi. I. Mục tiêu + Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : - Chú ý các từ ngữ : đẹp lắm, nắng vàng, bóng lá, bay lên,... + Rèn kĩ năng đọc hiểu : - Hiểu ND bài : Các bạn HS chơi đá cầu trong giờ ra chơi rất vui. Trò chơi giúp các bạn tinh mắt, dẻo chân, khoẻ người .... - Học thuộc lòng bài thơ. II. Đồ dùng GV : Tranh minh hoạ ND bài đọc. HS : SGK. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ - Kể lại câu chuyện : Cuộc chạy đua trong - 2 HS tiếp nối nhau kể chuyện rừng. - Nhận xét. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài ( GV giới thiệu ) 2. Luyện đọc a. GV đọc bài thơ. b. HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ * Đọc từng dòng thơ - HS nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ. - GV kết hợp sửa phát âm cho HS * Đọc từng khổ thơ trước lớp - HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ trước lớp. - GV HD HS ngắt nhịp giữa các dòng thơ. - Giải nghĩa các từ chú giải cuối bài. * Đọc từng khổ thơ trong nhóm - HS đọc theo nhóm đôi. * Đọc đồng thanh bài thơ. - Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ. 3. HD HS tìm hiểu bài - Bài thơ tả hoạt động gì của HS ? - Chơi đá cầu trong giờ ra chơi. - HS chơi đá cầu vui và khéo léo ntn ? - Trò chơi rất vui mắt : quả cầu giấy màu xanh, bay lên bay xuống..., các bạn chơi rất khéo léo : nhìn rất tinh, đá rất dẻo.... - Em hiểu " chơi vui học vui " là thế nào ? - Chơi vui làm hết mệt nhọc, tinh thần thoait mái, tăng thêm tình đoàn kết, học tập sẽ tốt hơn. 4. Học thuộc lòng bài thơ. + 1 HS đọc lại bài thơ - GV HD HS học thuộc lòng từng khổ, cả - Cả lớp thi học thuộc lòng từng khổ, cả bài bài thơ thơ. IV. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét chung tiết học. 5
- - Dặn HS về nhà ôn bài. Luyện từ và câu Nhân hoá. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì ? Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than I. Mục tiêu - Tiếp tục học về nhân hoá. - Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì ? - Ôn luyện về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. II. Đồ dùng GV : Bảng lớp viết BT2, phiếu viết truyện vui BT3. HS : SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ - Kết hợp trong bài mới B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2. HD HS làm BT * Bài tập 1 / 85. - Nêu yêu cầu BT + Trong bài cây cối và sự vật tự xưng là gì ? - HS phát biểu ý kiến - Bèo lục bình tự xưng là tôi - Cách xưng hô ấy có tác dụng gì ? - Xe lu tự xưng là tớ. - Cách xưng hô ấy có tác dụng làm cho ta có cảm giác bèo lục bình và xe lu giống như 1 người bạn gần gũi đang nói chuyện cùng * Bài tập 2 / 85 ta. - Nêu yêu cầu BT. + Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi để làm gì ? - 3 HS lên bảng gạch chân dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Để làm gì ? - HS nhận xét - Lớp làm bài vào vở - Con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ - GV nhận xét móng. - Cả 1 vùng sông Hồng nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông. * Bài tập 3 / 86 - Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội 6
- thi chạy để chọn con vật nhanh nhất - Nêu yêu cầu BT + Chọn dấu phẩy, dấu chấm hay dấu chấm than để điền vào từng ô trống trong chuyện vui sau.. - GV nhận xét - 1 HS đọc ND bài tập - Lớp theo dõi trong SGK - 1 HS lên bảng làm bài - Nhận xét IV. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn HS về nhà ôn bài. Tiếng việt + Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi để làm gì ? Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than I. Mục tiêu - Tiếp tục ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì ? - Ôn luyện về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. II. Đồ dùng GV : Bảng phụ viết BT HS : Vở III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ - Kết hợp trong bài mới B. Bài mới a. HĐ1 : Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi : Để làm gì ? + GV treo bảng phụ viết các câu + 1,2 HS đọc. - Em phải đến bệnh viện để khám lại cái - HS làm bài vào vở, 3 em lên bảng làm răng. - Em phải đến bệnh viện để làm gì ? - Chiều nay chúng em phải lao động để - Chiều nay chúng em phải lao động để làm chuẩn bị cho ngày 20 - 11 gì ? - Chúng em phải luyện chữ để chuẩn bị thi - Chúng em phải luyện chữ để làm gì ? vở sạch chữ đẹp. - Nhận xét bài làm của bạn. + Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Để làm gì ? b. HĐ2 : Điền dấu chấm, chấm hỏi, chấm + HS làm bài vào vở than vào chỗ trống. - 1 em lên bảng làm. - Hôm chạy thử xe điện, người ta xếp hàng - Hôm chạy thử xe điện, người ta xếp hàng dài để mua vé Ê-đi-xơn mời bà cụ dạo dài để mua vé . . Ê-đi-xơn mời bà cụ dạo nọ đi chuyến đầu tiên . Ông bảo : nọ đi chuyến đầu tiên Ông bảo : ! 7
- - Tôi giữ đúng lời hứa với cụ rồi nhé - Tôi giữ đúng lời hứa với cụ rồi nhé + Nhận xét bài làm của HS IV. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét chung tiết học - Dặn HS về nhà ôn bài. Thứ năm ngày 29 tháng 3 năm 2007 Tập viết Ôn chữ hoa T ( tiếp theo ) I. Mục tiêu + Củng cố cách viết chữ hoa T ( Th ) thông qua bài tập ứng dụng : - Viết tên riêng Thăng Long bằng chữ cỡ nhỏ. - Viết câu ứng dụng Thể dục thường xuyên bằng nghìn viên thuốc bổ bằng chữ cỡ nhỏ. II. Đồ dùng GV : Mẫu chữ viết hoa T ( Th ) tên riêng và câu trên dòng kẻ ô li. HS : Vở tập viết. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ - Nhắc lại từ và câu ứng dụng học tiết - Tân Trào, Dù ai đi ngược về xuôi ...... trước. - 2 em lên bảng, cả lớp viết bảng con. - GV đọc : Tân Trào. - Nhận xét. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - GV nêu MĐ, YC của tiết học 2. HD HS viết trên bảng con a. Luyện viết chữ viết hoa - T ( Th ), L. - Tìm các chữ viết hoa có trong bài. - HS QS. - GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết. - HS tập viết Th, L trên bảng con b. Luyện viết từ ứng dụng. + Thăng Long. - Đọc từ ứng dụng. - GV giới thiệu : Thăng Long là tên cũ của - HS tập viết trên bảng con thủ đô Hà Nội do vua Lí Thái Tổ đặt .... c. Luyện viết câu ứng dụng + Thể dục thường xuyên bằng nghìn viên - HS đọc câu ứng dụng thuốc bổ. - GV giúp HS hiểu ý nghĩa của câu ứng dụng : năng tập thể dục làm cho con người - HS tập viết trên bảng con : Thể dục khoẻ mạnh như uống rất nhiều thuốc bổ. 3. HD HS viết vào vở tập viết + HS viết bài vào vở tập viết 8
- - GV nêu yêu cầu của giờ viết. - GV động viên, giúp đỡ HS viết bài. 4. Chấm, chữa bài - GV chấm, nhận xét bài viết của HS. IV. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn HS về nhà ôn bài. Chính tả ( Nhớ - viết ) Cùng vui chơi. I. Mục tiêu + Rèn kĩ năng viết chính tả : - Nhớ và viết lại chính xác các khổ thơ 2, 3, 4 của bài Cùng vui chơi. - Làm đúng bài tập phân biệt các tiếng có chứa âm dấu thanh dễ viết sai ; l/n ... II. Đồ dùng GV : Tranh vẽ 1 số môn thể thao HS : SGK. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ - GV đọc : thiếu niên. nai nịt, khăn lụa, lạnh - 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con. buốt. - Nhận xét. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2. HD HS viết chính tả. a. HD chuẩn bị. + 1 HS đọc thuộc lòng bài thơ. - 2 HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ cuối - HS đọc thầm 2, 3 lượt khổ thơ 2, 3, 4 - Viết những từ dễ sai ra bảng con. b. Viết bài + HS gấp SGK viết bài vào vở. c. Chấm, chữa bài - GV chấm, nhận xét bài viết của HS 3. HD HS làm BT * Bài tập 2 / 88 - Nêu yêu cầu BT + Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng l/n có nghĩa như sau ...... - 3 HS lên bảng, cả lớp làm bài vào vở. - GV nhận xét - Nhận xét - Lời giải : bóng ném, leo núi, cầu lông IV. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. 9
- - Dặn HS về nhà ôn bài. Thứ sáu ngày 30 tháng 3 năm 2007 Tập làm văn Kể lại trận thi đấu thể thao I. Mục tiêu - Rèn kĩ năng nói : kể được 1 số nét chính của 1 trận thi đấu thể thao đã được xem, được nghe tường thuật, giúp người nghe hình dung được trận đấu. - Rèn kĩ năng viết : Viết lại được 1 tin thể thao mới đọc được hoặc nghe, xem. Viết ngắn gọn, rõ, đủ thông tin. II. Đồ dùng GV : Bảng lớp viết các gợi ý trong SGK, tranh ảnh 1 số cuộc thi đấu thể thao. HS : SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ - Đọc bài viết những trò vui trong ngày hội. - 2 HS đọc bài - Nhận xét. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2. HD HS làm BT * Bài tập 1 / 88 + Nêu yêu cầu BT + Kể lại 1 chuyện thi đấu thể thao. + GV nhắc HS : - Có thể kể về buổi thi đấu thể thao các em đã tận mắt nhìn thấy hoặc trên ti vi. - Dựa theo gợi ý nhưng không nhất thiết phải theo sát gợi ý - GV nhận xét. - 1 HS giỏi kể mẫu - Từng cặp HS tập kể. - 1 số HS thi kể trước lớp. * Bài tập 2 / 88 - Cả lớp bình chọn bạn kể hấp dẫn nhất. - Nêu yêu cầu BT. + Viết lại 1 tin thể thao em mới đọc được trên báo hoặc nghe, xem trong các buổi phát thanh, truyền hình. - GV chấm bài, nhận xét - HS viết bài. - HS đọc các mẩu tin đã viết IV. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn HS về nhà ôn bài. 10
- Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu - HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần 28 - Có ý thức sửa sai những điều mình vi phạm, phát huy những điều mình làm tốt - GD HS có ý thức trong học tập và trong mọi hoạt động II Nội dung sinh hoạt 1 GV nhận xét ưu điểm : - Giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh sạch sẽ - Truy bài và tự quản tốt - Trong lớp chú ý nghe giảng : T. Tùng, Thư .... - Chịu khó giơ tay phát biểu : T. Tùng, Giang ..... - Có nhiều tiến bộ về đọc Khuê, Duy 2. Nhược điểm : - Chưa chú ý nghe giảng : Khuê, Đức, Luân, ..... - Chữ viết chưa đẹp : Khánh, Sơn, ..... - Sai nhiều lối chính tả : M. Tùng, Khuê, M. Tùng, ..... - Cần rèn thêm về đọc và tính toán: Khuê, Đ. Tùng, M. Tùng. 3 HS bổ xung 4 Vui văn nghệ + Sinh hoạt sao nhi đồng. 5 Đề ra phương hướng tuần sau - Duy trì nề nếp lớp - Trong lớp chú ý nghe giảng, chịu khó phát biểu - Một số bạn về nhà luyện đọc và rèn thêm về chữ viết. Hoạt động tập thể + Giáo dục quyền trẻ em ( Tiết 2 ) I. Mục tiêu - HS nắm được quyền và bổn phận của mình với gia đình. - Có trách nhiệm đối với gia đình và biết được quyền của mình. II. Chuẩn bị GV : Chuẩn bị tình huống III. Các hoạt động của thầy và trò Hoạt động của thầy Hoạt động của trò a. HĐ 1 : Giải quyết tình huống - GV đưa ra tình huống - Mẹ ốm không đưa Mai đi học được, mẹ - HS hoạt động nhóm nhờ cô hàng xóm đưa Mai đi học. Nếu là - Đại diện nhóm trả lời em em có để cô Mai đưa đến trường - Nhận xét nhóm bạn không ? Vì sao ? - GV nhận xét 11
- * GVKL : ở gia đình chúng ta phải biết nghe lời người trên ( ông, bà, cha mẹ, anh, chị,..... ) b. HĐ2 : Trả lời câu hỏi - Nếu có em nhỏ em phải đối sử với em - HS thảo luận nhóm đôi nhỏ như thế nào ? - Đại diện nhóm trả lời - GV nhận xét - Nhận xét nhóm bạn * GVKL : Là anh, chị trong gia đình chúng ta phải biết nhưỡng nhịn và chăm lo cho em của mình. IV. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét chung tiết học 12
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn