intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

GIÁO DỤC HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

193
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1.1. Đối tượng – Nhiệm vụ – Phương pháp nghiên cứu GDH 1.1.1. Đối tượng của giáo dục học Đối tượng nghiên cứa của giáo dục học là một quá trình sư phạm toàn vẹn hay là quá trình giáo dục tổng thể, cụ thể: nghiên cứu bản chất và các quy luật của quá trình giáo dục con người và trên cơ sở đó thiết kế mục tiêu, nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức quá trình đó nhằm đạt tới kết quả tối ưu trong những điều kiện xã hội nhất định. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: GIÁO DỤC HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC

  1. GIÁO DỤC HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC 1.1. Đối tượng – Nhiệm vụ – Phương pháp nghiên cứu GDH 1.1.1. Đối tượng của giáo dục học Đối tượng nghiên cứa của giáo dục học là một quá trình sư phạm toàn vẹn hay là quá trình giáo dục tổng thể, cụ thể: nghiên cứu bản chất và các quy luật của quá trình giáo dục con người và trên cơ sở đó thiết kế mục tiêu, nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức quá trình đó nhằm đạt tới kết quả tối ưu trong những điều kiện xã hội nhất định. Quá trình giáo dục giáo dục chính là: quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch, thông qua các hoạt động và quan hệ giữa người với người giáo dục và người được giáo dục, nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người. Quá trình giáo dục tổng thể này bao gồm nhiều quá trình bộ phận hợp thành như quá trình giáo dục (hẹp), dạy học, giáo dưỡng… 1.1.2. Nhiệm vụ: ( HD SV tự học) Giáo dục học là một khoa học cần thực hiện các nhiệm vụ sau: - Giải thích nguồn gốc phát sinh, phát triển và bản chất của hiện tượng giáo dục, phân biệt, các mối quan hệ có tính quy luật và tính ngẫu nhiên. Tìm ra các quy luật có chi phối quá trình giáo dục để tổ chức chúng đạt hiệu quả tối ưu. - GDH nghiên cứu, dự báo tương lai gần và tương lai xa của GD, nghiên cứu xu thế phát triển và mục tiêu chiến lược của giáo dục trong mỗi giai đoạn phát triển của XH để xây dựng chương trình giáo dục và đào tạo. - Nghiên cứu xây dựng lý thuyết GD mới, hoàn thiện các mô hình giáo dục, dạy học, phân tích kinh nghiệm giáo dục, tìm ra con đường ngắn nhất và các phương tiện để áp dụng chúng vào thực tiễn giáo dục. - Trên cơ sở các thành tựu của khoa học và công nghệ, GDH còn nghiên cứu tìm tòi các phương pháp và phương tiện GD mới nhằm nâng cao hiệu quả GD.
  2. - Ngoài ra còn một số nhiệm vụ khác như: kích thích tính tích cực học tập của học sinh, nguyên nhân của việc kém nhận thức, các yếu tố lựa chọn nghề nghiệp của học sinh, tiêu chuẩn giáo viên..v..v.) 1.1.3. Phương pháp 1.1.3.1.. Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục. * Khái niệm về PPNC KHGD - Phương pháp nghiên cứu khoa học là những con đường, cách thức để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, đồng thời được coi là công cụ để nhận thức khoa học. - Phương pháp nghiên cứu khoa học là tổ hợp các thao tác, biện pháp thực tiễn hoặc lý thuyết mà nhà khoa học sử dụng để nhận thức, khám phá đối tượng tạo ra những kiến thức về đối tượng. * Mục đích: Nhận thức và cải tạo thế giới * Chức năng: - Mô tả: thực trạng các sự vật hiện tượng - Giải thích: nguồn gốc phát sinh, phát triển, hủy diệt của svht, nguyên nhân, cấu trúc, so sánh, mâu thuẩn… - Dự báo: đưa ra tiên đoán, dự kiến về một sự vật, hiện tượng trong tương lai. - Giải pháp: đưa ra các giải pháp phù hợp. 1.1.3.2. Các giai đoạn cơ bản của một quá trình nghiên cứu. * Giai đoạn chuẩn bị: - Xác định tên đề tài - Xây dựng đề cương nghiên cứu
  3. - Lựa chọn các phương pháp nghiên cứu. - Chuẩn bị những cơ sở vật chất và kỹ thuật cho quá trình nghiên cứu * Giai đoạn thực hiện công trình - Thu thập số liệu thông qua nghiên cứu lý luận - Điều tra khảo sát thực tiễn - Xử lý thông tin - Tổ chức thực nghiệm khoa học ( nếu có) - Viết công trình nghiên cứu + Lời mở đầu + Nội dung + Kết luận + Danh mục tài liệu tham khảo + Phụ lục. * Giai đoạn nghiệm thu bảo vệ công trình - Viết tóm tắt công trình - Trình bày kết quả nghiên cứu trước hội đồng. 1.1.3.3. Các phương pháp nghiên cứu khoa học Giáo dục Quan sát sư phạm, Thực nghiệm khoa học, Tổng kết kinh nghiệm, Trò chuyện, phỏng vấn, Nghiên cứu sản phẩm hoạt động của đối tượng, Điều tra, trắc nghiệm. Sau đây chúng ta nghiên cứu sơ lược một số phương pháp nêu trên.
  4. 1.1.3.3.1- Phương pháp quan sát. * Quan sát là phương pháp tri giác có mục đích các hiện tượng sư phạm hoặc quá trình giáo dục để thu lượm số liệu, sự kiện cụ thể đặc trưng cho quá trình diễn biến của hiện tượng đó. * Dựa vào quan hệ giữa người quan sát và đối tượng quan sát mà có các loại quan sát sau: Quan sát trực tiếp, Quan sát gián tiếp, Quan sát tự nhiên, Quan sát kín đáo. * Dựa vào thời gian và không gian, có các loại sau: Quan sát liên tục, Quan sát gián đoạn, Quan sát theo đề tài tổng hợp, Quan sát theo chuyên đề. * Khi quan sát thì cần chú ý các yêu cầu sau : - Có mục đích rõ ràng khi tiến hành quan sát. - Khéo léo, kín đáo. - Thu thập tài liệu phải trung thục, chính xác. - Kết hợp các phương tiện kỹ thuật khi quan sát .... 1.1.3.3.2. Phương pháp trò chuyện. * Trò chuyện là phương pháp dùng lời để tìm hiểu, khai thác đối tượng nghiên cứu. Phỏng vấn cũng là một kiểu trò chuyện, song có sự định hướng trong trao đổi ý kiến, nhà nghiên cứu đặt câu hỏi, đối tượng trả lời. * Khi sử dụng phương pháp này cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Nắm được đặc điểm tâm lý đối tượng. - Xắc định mục đích buổi trò chuyện.
  5. - Trước khi trò chuyện cần tạo ra không khí vui vẻ cởi mở..
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0