Giáo dục hướng nghiệp gắn kết với thị trường lao động và cơ hội việc làm tại địa phương (Tài liệu học sinh)
lượt xem 8
download
Giáo dục hướng nghiệp gắn kết với thị trường lao động và cơ hội việc làm tại địa phương (Tài liệu học sinh) gồm các nội dung chính như sau: tầm quan trọng của việc chọn nghề theo khoa học; tìm hiểu bản thân; thực hành: khảo sát sở thích nghề nghiệp và khả năng nghề nghiệp của bản thân; tìm hiểu thế giới nghề nghiệp và cơ hội việc làm tại địa phương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo dục hướng nghiệp gắn kết với thị trường lao động và cơ hội việc làm tại địa phương (Tài liệu học sinh)
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÀI LIỆU HỌC SINH GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP GẮN KẾT VỚI THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM TẠI ĐỊA PHƯƠNG Họ và tên: ………………………………. Lớp: …………………………………….. Trường: ………………………………… (Tài liệu dự án “Chúng tôi Có thể”)
- 2 MỤC LỤC BÀI 1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC CHỌN NGHỀ THEO KHOA HỌC 6 BÀI 2. TÌM HIỂU BẢN THÂN 133 BÀI 3. THỰC HÀNH: KHẢO SÁT SỞ THÍCH NGHỀ NGHIỆP VÀ KHẢ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CỦA BẢN THÂN 34 BÀI 4. TÌM HIỂU THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP VÀ CƠ HỘI VIỆC LÀM TẠI ĐỊA PHƯƠNG 387 BÀI 5. NGÀY HỘI HƯỚNG NGHIỆP - TRẢI NGHIỆM NGHỀ 477 BÀI 6. BỐ MẸ GIÚP CON HƯỚNG NGHIỆP. HỒ SƠ NĂNG LỰC HƯỚNG NGHIỆP CỦA HỌC SINH 522 BÀI 7. LẬP KẾ HOẠCH NGHỀ NGHIỆP 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
- 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CĐ Cao đẳng DN Doanh nghiệp ĐH Đại học GDNN Giáo dục nghề nghiệp GDTX Giáo dục thường xuyên GV Giáo viên HS Học sinh TC Trung cấp THPT Trung học phổ thông THCS Trung học cơ sở TH Trung học ST Sưu tầm
- 4 LỜI NÓI ĐẦU Học xong THCS Em dự định sẽ làm gì? Học THPT Học Tham gia THPT + lao động sản xuất Học nghề Tốt nghiệp THCS Học trung Học nghề cấp Các em thân mến, Sau khi học xong trung học cơ sở, khi tuổi đời còn chưa nhiều, các em đã phải đứng trước những lựa chọn khá lớn trong cuộc đời – những quyết định lựa chon ở lứa tuổi “vô lo, vô nghĩ” này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tương lai của các em sau này. Nên làm gì đây? Nên chọn hướng nào đây? – Băn khoăn lắm, lo lắng lắm,…
- 5 “CHỌN HƯỚNG ĐI, CHỌN NGHỀ LÀ CHỌN TƯƠNG LAI” Có thể thấy, nếu các em chọn đúng nghề bản thân yêu thích, đồng thời phù hợp với khả năng, tính cách, mong muốn của bản thân, phù hợp với nhu cầu lao động của địa phương và xã hội,… thì sẽ giúp các em luôn có cảm giác hài lòng, đam mê với nghề và dễ dàng thành công trong hoạt động nghề nghiệp tương lai. Ngược lại, việc chọn nhầm nghề có thể dẫn đến những hậu quả, như: chán nản, thiếu động lực làm việc, bỏ nghề hoặc đổi nghề, gây lãng phí tiền của, thời gian, công sức cho bản thân và gia đình. Cuốn tài liệu Giáo dục hướng nghiệp này sẽ giúp các em trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản, cần thiết để định hướng nghề nghiệp; giúp các em có khả năng chọn được cho mình hướng đi và nghề nghiệp vừa phù hợp với hứng thú cá nhân, khả năng của bản thân và hoàn cảnh gia đình, vừa phù hợp với nhu cầu lao động của địa phương và xã hội. Vì vậy, ngay từ bây giờ, các em hãy tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục hướng nghiệp, cùng cuốn tài liệu này để khám phá sở thích, khả năng, tính cách của bản thân, đồng thời tự mình khám phá thế giới nghề nghiệp, tích cực vận dụng những điều thu nhận được vào việc lựa chọn hướng đi, lựa chọn nghề và xây dựng kế hoạch nghề nghiệp cho bản thân. Nghề nào cũng có ích và cao quý nên dù làm nghề gì thì chúng ta cũng tự hào về đóng góp của bản thân cho xã hội. Tương lai tốt đẹp, tươi sáng đang chờ đón các em!
- 6 BÀI 1 TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC CHỌN NGHỀ THEO KHOA HỌC I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi tham gia các hoạt động của bài này, Học sinh cần: - Kiến thức: + Hiểu được ý nghĩa của việc chọn nghề theo khoa học. + Nêu được các bước cần thực hiện để chọn nghề theo khoa học. - Kỹ năng: Vận dụng được những kiến thức thu nhận được qua bài học; có kỹ năng xác định những việc bản thân cần làm nhằm chọn được nghề phù hợp. - Thái độ: Quan tâm, hứng thú tìm hiểu và thực hành những điều đã học được. II. NỘI DUNG BÀI HỌC 1. Truyện đọc Câu chuyện 1: Hùng rất thích tìm hiểu về máy tính và Hùng chơi điện tử khá tốt. Lúc này, quê Hùng đang bắt đầu sử dụng rất nhiều về máy tính, mạng kết nối Internet. Hùng nghe mọi người nói, làm về công nghệ thông tin đang “hót”, dễ xin việc, lương lại cao. Hùng nghĩ, mình thích tìm hiểu về máy tính, thì mình cũng giỏi công nghệ thông tin. Sau khi học xong trung học cơ sở, Hùng thi vào trung cấp ngành Công nghệ thông tin. Nhưng ngay kì học đầu, Hùng đã bị thi lại đến 3 môn; đến năm thứ 2, sức học càng yếu, số môn nợ ngày càng nhiều. Hùng chán học, bỏ về nhà. Sau đó, Hùng đi làm thuê cho cửa hàng mua bán, sửa chữa điện thoại, nhưng Hùng rất hay bị khách phàn nàn và chủ cửa hàng trừ lương. Hùng chán nản và đang tính làm công việc khác. Hình 1.1. Hình mô phỏng nghề sửa chữa điện tử (ST) Câu hỏi thảo luận: Tại sao ngành mà Hùng chọn đang rất “hot” mà Hùng lại chán? Câu chuyện 2: Lan, Xuân và Tùng là 3 bạn cùng lớp 9a5, và chơi khá thân với nhau. Lan thì học giỏi toán lắm, điểm các bài kiểm tra toán của lan luôn đạt 9, 10 và Lan còn là
- 7 lớp phó học tập; Xuân thì viết văn rất hay và Xuân cũng hay được cô giáo chọn viết báo cho lớp; Nhưng Tùng thì ngược lại, Tùng rất hay bị bố mẹ mắng là học dốt, lại hay nghịch, tại sao chơi thân với Lan và Xuân thế mà không học theo Lan và Xuân để bố mẹ tự hào. Tùng buồn lắm. Tùng không biết phải làm thế nào, vì Tùng chỉ thích đá bóng thôi, Tùng không thích ngồi học các môn toán hay văn như Lan và Xuân đâu; nhưng Tùng chạy nhanh lắm nhé, Tùng còn được giải nhất khi tham gia thi chạy ở huyện. Hình 1.2. Hình ảnh mô phỏng Tùng chạy giỏi (ST) Câu hỏi thảo luận: Lớp em hay cá nhân em có gặp trường hợp giống Tùng không? Tùng có đáng trách vì thích chơi đá bóng, điểm học toán, văn không cao không? Tùng có phải là người học dốt như bố mẹ Tùng nghĩ không? Câu chuyện 3: Sau khi tốt nghiệp lớp 9, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên Mến không học tiếp lên trung học phổ thông. Mến thấy mình yêu thích thiên nhiên, trồng trọt, chăm sóc cây cối; lúc đang học trung học cơ sở, Mến đã có khả năng làm tốt các công việc liên quan đến kĩ thuật trồng rau, các luống rau vườn nhà Mến rất xanh tốt và giúp Mến có thu nhập để giúp bố mẹ. Vì vậy, sau khi học xong trung học cơ sở, mến đã đăng kí theo học ngành trồng trọt ở trường trung cấp nông nghiệp tỉnh. Học xong, Mến tìm hiểu thấy, nhiều người có nhu cầu sử dụng rau an toàn, trong khi đó, đất đai quê Mến rất phù hợp với việc trồng cây rau ôn đới như: su hào, bắp cải, cà chua, rau cải,…, Mến mạnh dạn xin phép bố mẹ và nhờ bố mẹ giúp thêm tiền, vay thêm của ngân hàng để đầu tư làm trang trại rau sạch đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn Mến được học. Được sự động viên, hỗ trợ của mọi người và của cả phòng nông nghiệp tỉnh, trang trại rau sạch của mến đã rất thành công, hàng ngày Mến có rất nhiều đơn hàng cung cấp rau sạch cho các bếp ăn của trường học và
- 8 bệnh viện. Mến vui và yêu công việc của mình lắm. Mến dự định sẽ mở rộng thêm trang trại và một số các cơ sở cung cấp rau sạch cho người dân và tạo việc làm cho nhiều người trong thôn, bản của Mến. Hình 1.3. Hình ảnh mô phỏng ruộng rau của mến (ST) Câu hỏi thảo luận: Theo em vì sao Mến thành công trong công việc? Qua câu chuyện thứ 3, em có thích mình có được niềm vui trong công việc như Mến không? Em cần làm những gì để việc chọn hướng đi, chọn nghề cũng đem lại cho em thành công và niềm vui như Mến? 2. Cơ sở khoa học của việc chọn nghề 2.1. Lý thuyết Cây nghề nghiệp Hình 1.4. Mô hình Cây nghề nghiệp
- 9 2.2. Khung năng lực hướng nghiệp đa lĩnh vực (Dựa theo Thuyết đa trí tuệ của Gardner) TK Vẽ, thiết kế, làm việc với màu sắc và hình dạng. Biến ý tưởng thành hình dạng cụ thể Hình 1.5. Khung năng lực hướng nghiệp đa lĩnh vực Dựa theo Lý thuyết về trí thông minh đa dạng của tiến sĩ Howard Gardner, khung năng lực hướng nghiệp đa lĩnh vực bao gồm năm nhóm năng lực hướng nghiệp: Năng lực ngôn ngữ (NN); năng lực thể chất – cơ khí (TC); năng lực phân tích logic (PT); năng lực hình học – màu sắc – thiết kế (TK); năng lực làm việc với con người (CN).
- 10 a. Mô hình lập kế hoạch nghề nghiệp Bước 1: Nhận thức bản thân Bước 2: Nhận thức nghề nghiệp NĂNGLỰC HƯỚNG HIỆP NG Bước 3: Ra quyết định & Lập kế hoạch nghề nghiệp Hình 1.6. Ba bước xây dựng kế hoạch nghề nghiệp Hình 1.7. Mô hình lập kế hoạch nghề nghiệp
- 11 III. VẬN DỤNG Tình huống 1: Mạnh yêu thích môn Văn, thích giao tiếp với bạn bè và tham gia các hoạt động xã hội; không thích môn Toán vì môn Toán thật là khô khan, khó hiểu. Kết quả môn Toán của Mạnh thường kém nhất trong các môn học. Thế nhưng, học xong lớp 9, Mạnh lại theo học lớp kế toán ở trường Trung cấp Kinh tế - Kĩ thuật vì bác của Mạnh đã khuyên Mạnh nên theo học nghề kế toán. Theo em, Mạnh đã vi phạm nguyên tắc nào khi chọn nghề? Điều gì sẽ xảy ra nếu mạnh tiếp tục theo đuổi ngành Kế toán? Tình huống 2: Từ khi còn học lớp 9, Bảo đã luôn mơ ước trở thành bác sĩ. Bảo có khả năng học tương đối tốt môn Sinh vật, môn Hóa học, môn Vật lí. Tốt nghiệp Trung học phổ thông, Bảo đã thi đỗ vào trường Đại học Y Thái Nguyên. Học xong đại học Y ra trường, đến bệnh viện nào xin việc, họ cũng nói là họ đã đủ biên chế, không nhận người nữa. Vì sao Bảo không xin được việc? Nếu em là Bảo, em sẽ làm gì trước khi chọn hướng đi và chọn trường thi? IV. GHI NHỚ - Không có nghề nào là tốt nhất cho tất cả mọi người, cũng không có nghề nào là tệ nhất cho tất cả mọi người. Nghề nào xã hội đang cần và phù hợp với mỗi người sẽ là nghề tốt nhất. Nghề phù hợp nhất với em sẽ giúp cuộc sống sau này của em thuận lợi, thành công. - Sở thích, khả năng, cá tính và giá trị nghề nghiệp là những yếu tố cơ bản, được coi là “gốc rễ” của “cây nghề nghiệp” trong việc lựa chọn nghề. - Không ai thông minh, giỏi hơn ai, chỉ là mỗi học sinh có những năng lực hướng nghiệp nổi trội riêng. Dựa theo Lý thuyết về trí thông minh đa dạng của tiến sĩ Howard Gardner, khung năng lực hướng nghiệp đa lĩnh vực bao gồm 5 nhóm Năng lực hướng nghiệp. - Con đường khám phá nghề nghiệp gồm 3 bước: Tìm hiểu bản thân; Tìm hiểu thế giới nghề nghiệp; Xây dựng kế hoạch nghề nghiệp.
- 12 V. DẶN DÒ + Để chọn được một nghề phù hợp nhất cho mình, em cần chọn nghề một cách khoa học, bằng cách: - Tìm hiểu thế giới nghề nghiệp (nhu cầu về lao động của địa phương và xã hội; đặc điểm, yêu cầu của nghề, trường đào tạo;…); - Tìm hiểu bản thân (khám phá khả năng, sở thích của bản thân, phân tích điểm mạnh và điểm yếu của bản thân,…); - Xây dựng kế hoạch nghề nghiệp, phương án chọn nghề. + Hoạt động trong các bài tiếp theo sẽ giúp em làm được những việc này.
- 13 BÀI 2 TÌM HIỂU BẢN THÂN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, học sinh cần: - Kiến thức: + Phân biệt được sở thích, khả năng nghề nghiệp và năng lực hướng nghiệp; + Nêu được năm nhóm năng lực hướng nghiệp và dấu hiệu đặc trưng của mỗi nhóm năng lực; + Nắm được bộ công cụ để tự đánh giá năng lực của bản thân trong việc chọn nghề. - Kỹ năng: Vận dụng được những kiến thức thu nhận được qua bài học, có kỹ năng xác định được sở thích và khả năng của bản thân để chọn được nghề phù hợp. - Thái độ: Hứng thú, quan tâm tìm hiểu năng lực hướng nghiệp của bản thân để có thể lựa chọn cho mình nghề phù hợp. II. NỘI DUNG BÀI HỌC 1. Tìm hiểu bản thân Câu chuyện 1: Lan đang học lớp 9A11, Lan rất thích ca hát, nhất là hát Karaoke. Nhưng mỗi khi Lan hát thì bạn bè và bố mẹ hay cười và bảo Lan hát không hay, lại hay hát sai nhạc. Tính Lan lại rất hay xấu hổ, cứ đứng trước đông người là Lan run lắm, không nhớ mình định làm gì nữa. Và Lan cũng rất thích nghe hát. Lan là fan hâm mộ của ca sĩ Mĩ Tâm, Đàm Vĩnh Hưng nên Lan luôn mơ ước trở thành ca sĩ.
- 14 Hình 2.1. Hình ảnh mô phỏng cô ca sĩ đang hát (ST) Câu hỏi thảo luận: Sở thích của Lan là gì? Lan có khả năng hát không? Nếu lan quyết tâm đi theo nghề ca sĩ thì theo em tương lai của Lan thế nào? Lan có thành công với nghề ca sĩ không? Vì sao? Câu chuyện 2: Bách năm nay học lớp 9, nhưng từ khi còn nhỏ, Bách đã vẽ rất đẹp. Bách vẽ trên đất, vẽ trên giấy,… tất cả những hình ảnh, đồ vật như sống động, như hình ảnh thật, dù chúng chỉ được vẽ từ 1 cái bút chì hay một viên gạch vỡ. Từ khi học lớp 1 đến lớp 9, mỗi khi lớp cần vẽ hay trang trí gì, cô giáo đều tín nhiệm giao trọng trách đó cho Bách phụ trách và cùng các bạn làm. Nhờ Bách vẽ rất đẹp nên bích báo ngày 20/11 hay các cuộc thi vẽ do trường tổ chức, lớp Bách đều giật giải cao. Nhưng Bách chỉ làm giúp lớp vì cô giáo phân công thôi, chứ Bách không tham gia bất kì cuộc thi vẽ cá nhân nào và Bách cũng không có một giấy khen, bằng khen cá nhân nào. Bách không tham gia thi cá nhân, một phần vì Bách không thích thi thố, nhưng nguyên nhân chính vẫn là mỗi khi ngồi tỉ mẩn trang trí, làm đẹp cho bức vẽ hoàn hảo, Bách thấy rất sốt ruột, chỉ thích vất đó chạy đi đá bóng hay sửa chữa giúp mẹ những đồ điện hỏng trong nhà thôi. Bách đang băn khoăn, Bách chuẩn bị học xong THCS rồi, Bách muốn học nghề gì đó thật nhanh, để đi làm giúp bố mẹ, vậy Bách có nên học tiếp THPT không?
- 15 Hình 2.2. Hình ảnh mô phỏng Bách đang vẽ tranh (ST) Câu hỏi thảo luận: 1. Bách có sở thích và khả năng gì? Nếu em là bạn Bách, em sẽ khuyên Bách như thế nào khi Bách hỏi ý kiến em? 2. Qua 2 câu chuyên của Lan và Bách, các em cho biết để có thể lựa chọn được cho mình một nghề phù hợp, thì bước “Tìm hiểu bản thân” là các em cần tìm hiểu những gì?
- 16 Sở thích Khả năng NĂNG LỰC Sở thích là: Khả năng là: • Những việc bạn ________ làm. • Những việc bạn có thể làm ___________ • Những việc bạn có ___________ . • Những việc bạn có năng khiếu ___________ . • Những việc bạn làm mà không thấy ___________ . • Những việc bạn làm mà không thấy ___________ . Sở thích — Khả năng — Năng lực hướng nghiệp Sở thích Năng lực hướng nghiệp là NL HN gì? Khả năng Hình 2.3. Tìm hiểu bản thân
- 17 Kết luận: “Tìm hiểu bản thân” là bước quan trọng trên con đường khám phá nghề nghiệp. Tìm hiểu bản thân là:tìm hiểu sở thích, khả năng và năng lực hướng nghiệp. Sở thích là những hoạt động bạn thích làm, khả năng là những hoạt động bạn có thể làm tốt. Những gì bạn vừa thích làm, vừa có khả năng làm tốt là năng lực hướng nghiệp. 2. Công cụ tìm hiểu bản thân A. Công cụ tìm hiểu sở thích nghề nghiệp (Sở thích của tôi) SỞ THÍCH ĐỐI VỚI NGÔN NGỮ Tổng điểm:……………………. Sở thích Giải thích Khoanh MỘT mức độ hứng thú của bạn 1 Viết bài văn và Sử dụng từ ngữ để diễn tả suy nghĩ, quan sát 1 = rất thấp bài báo và trải nghiệm của bạn thành văn viết cho 2 = thấp người khác đọc. Diễn tả ý tưởng, tin tức, hiểu biết, số liệu dưới dạng viết. 3 = cao 4 = rất cao
- 18 Sở thích Giải thích Khoanh MỘT mức độ hứng thú của bạn 2 Sử dụng ngôn Học và sử dụng các ngôn ngữ mới (nghe, nói, 1 = rất thấp ngữ đọc, viết). 2 = thấp 3 = cao 4 = rất cao 3 Làm việc với tài Đọc sách, văn bản, bài luận, bài báo để hiểu 1 = rất thấp liệu và giấy tờ nội dung. Kiểm tra và/ hoặc soạn các tài liệu 2 = thấp như di chúc, văn bằng chứng chỉ, giấy phép, báo cáo kế toán. 3 = cao 4 = rất cao 4 Dạy và hướng Thông qua ngôn từ rõ ràng, mạch lạc để truyển 1 = rất thấp dẫn người khác tải đến người khác các kiến thức, các nội dung 2 = thấp họ chưa biết, khiến họ hiểu được qua những chỉ dẫn, thuyết trình của mình. 3 = cao 4 = rất cao 5 Tranh luận và Thảo luận các vấn đề, đưa ra câu, từ rõ nghĩa, 1 = rất thấp thảo luận nói lưu loát, để bảo vệ ý kiến của mình.. 2 = thấp 3 = cao 4 = rất cao 6 Sử dụng từ điển Kiểm tra nghĩa của từ, dịch từ ngôn ngữ này 1 = rất thấp sang ngôn ngữ khác, sử dụng từ mới để truyền 2 = thấp đạt ý tưởng một cách rõ ràng, tìm những từ phù hợp nhất cho một ý tưởng. 3 = cao 4 = rất cao 7 Kiểm tra văn bản Kiểm tra xem câu từ, ngữ pháp và chính tả có 1 = rất thấp về độ chính xác chính xác, đúng văn phạm tiếng Việt không. 2 = thấp và ngữ nghĩa 3 = cao 4 = rất cao 8 Diễn đạt suy nghĩ Viết ý tưởng, suy nghĩ và trải nghiệm của bạn 1 = rất thấp và ý tưởng thành thành lời để mọi người thích đọc những gì bạn 2 = thấp văn viết viết. Bài viết có thể dưới dạng bài văn, bài báo, truyện, thơ, báo cáo. 3 = cao 4 = rất cao
- 19 Sở thích Giải thích Khoanh MỘT mức độ hứng thú của bạn 9 Nói chuyện trước Dùng lời nói để trình bày ý tưởng với mọi 1 = rất thấp nhiều người người. Giảng dạy, thuyết trình, làm mẫu hoặc 2 = thấp diễn thuyết. 3 = cao 4 = rất cao 10 Sử dụng ngôn Nói chuyện hấp dẫn để mọi người thích nghe 1 = rất thấp ngữ làm công cụ bạn nói. Sử dụng ngôn ngữ chính xác. Nói rõ 2 = thấp giao tiếp ràng. 3 = cao 4 = rất cao 11 Đọc và hiểu văn Đọc và hiểu những gì mọi người viết ra. Phát 1 = rất thấp bản viết hiện ra sai sót trong văn bản viết. 2 = thấp 3 = cao 4 = rất cao 12 Lắng nghe và Hiểu ý nghĩa những gì người khác nói. Có thể 1 = rất thấp hiểu lời nói tập trung và không bỏ sót chi tiết nào. 2 = thấp 3 = cao 4 = rất cao SỞ THÍCH ĐỐI VỚI PHÂN TÍCH LÔGIC Tổng điểm:……………. Sở thích Giải thích Khoanh MỘT mức độ hứng thú của bạn 1 Thực hiện các Tìm hiểu tại sao một công việc kinh doanh tại 1 = rất thấp vấn đề liên quan thành thị hay nông thôn không thuận lợi và 2 = thấp đến kinh doanh nghĩ phương án để cải thiện. Thử các biện pháp để tìm ra cách làm ăn phát đạt hơn. So sánh các 3 = cao loại hình kinh doanh khác nhau để hiểu cách hoạt động kinh doanh. 4 = rất cao
- 20 Sở thích Giải thích Khoanh MỘT mức độ hứng thú của bạn 2 Phân tích dữ liệu Nghiên cứu kĩ thông tin ở các dạng khác nhau 1 = rất thấp và hiểu sâu ý nghĩa của thông tin. Áp dụng toán 2 = thấp học và thống kê. Phát hiện điểm đặc biệt của thông tin để tìm ra xu hướng. 3 = cao 4 = rất cao 3 Sử dụng dữ liệu Dự báo những gì có thể xảy ra dựa trên tính 1 = rất thấp để dự báo toán các dữ liệu thông tin bạn có và đề xuất kế 2 = thấp hoạch tương lai. 3 = cao 4 = rất cao 4 Làm việc với sự Sử dụng con số, tìm kiếm bằng chứng, kiểm tra 1 = rất thấp kiện và con số phép tính. 2 = thấp 3 = cao 4 = rất cao 5 Thu thập và tổ Sắp xếp thông tin theo trình tự để người khác 1 = rất thấp chức thông tin có thể dễ dàng hiểu và sử dụng. 2 = thấp 3 = cao 4 = rất cao 6 Áp dụng lí luận Giải ô chữ, giải quyết các vấn đề thuộc nhiều 1 = rất thấp và lôgic để giải lĩnh vực bằng cách sử dụng kiến thức và thông 2 = thấp quyết vấn đề tin chính xác. 3 = cao 4 = rất cao 7 Áp dụng các Áp dụng các nguyên tắc trong các môn như 1 = rất thấp công thức khác toán học, thống kê, vật lí, hóa học để tìm hiểu 2 = thấp nhau và giải quyết vấn đề. 3 = cao 4 = rất cao 8 Hiểu thông tin và Hiểu những gì đang diễn ra để quyết định hành 1 = rất thấp ra quyết định một động tiếp theo. Suy nghĩ nhanh. 2 = thấp cách nhanh chóng 3 = cao 4 = rất cao
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Xây dựng và sử dụng bản mô tả nghề trong tư vấn hướng nghiệp cho học sinh phổ thông - TS. Phạm Văn Sơn
8 p | 147 | 25
-
Năng lực số cho sinh viên đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong thế kỷ 21
10 p | 28 | 10
-
Giáo dục hướng nghiệp gắn kết với thị trường lao động và cơ hội việc làm tại địa phương (Tài liệu giáo viên)
175 p | 20 | 7
-
Xây dựng mô hình liên kết nhà trường - doanh nghiệp trong đào tạo và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở đào tạo
15 p | 40 | 6
-
Chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo nghề nghiệp và giải pháp tăng cường gắn kết giữa nhà trường với doanh nghiệp
6 p | 25 | 5
-
Thực trạng năng lực giáo dục hướng nghiệp theo hướng gắn kết nghề nghiệp với phát triển cộng đồng của sinh viên sư phạm trường Đại học Hải Phòng
9 p | 46 | 5
-
Nhà trường và doanh nghiệp gắn kết vào đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ chuyển đổi số
6 p | 15 | 5
-
Một số hình thức liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập
7 p | 36 | 4
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả liên kết giữa doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục đại học
8 p | 21 | 4
-
Thực trạng và biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
9 p | 38 | 3
-
Hợp tác đại học - doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay
8 p | 11 | 3
-
Gắn kết giáo dục, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp với pháp luật chuyên ngành – giải pháp nâng cao cơ hội tiếp cận việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp
8 p | 35 | 2
-
Xây dựng mô hình đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo định hướng ứng dụng thực hành trên cơ sở gắn kết giữa trường đại học và doanh nghiệp phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam trong giai đoạn 2025-2030
8 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn