Hợp tác đại học - doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 3
download
Bài viết "Hợp tác đại học - doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay" phân tích lợi ích của việc hợp tác giữa đại học với doanh nghiệp, kết quả đã đạt được ở một số trường đại học ở Việt Nam từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị tháo gỡ các rào cản nhằm thúc đẩy hợp tác, tăng hiệu quả hoạt động của các đại học ở Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hợp tác đại học - doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay
- HỢP TÁC ĐẠI HỌC - DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Nguyễn Thanh Bình Khoa Công nghệ Thông tin. Trường Đại học Tài chính – Marketing Email: ntbinh@ufm.edu.vn Tóm tắt: Hợp tác giữa đại học - doanh nghiệp là xu hướng phổ biến trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Nó có tác động tích cực tới hoạt động đào tạo, nghiên cứu và phát triển trong đại học và không ngừng nâng cao trình độ sinh viên. Bài viết phân tích lợi ích của việc hợp tác giữa đại học với doanh nghiệp, kết quả đã đạt được ở một số trường đại học ở Việt Nam từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị tháo gỡ các rào cản nhằm thúc đẩy hợp tác, tăng hiệu quả hoạt động của các đại học ở Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Từ khóa: doanh nghiệp, đại học, hợp tác 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đòi hỏi người lao động phải có kiến thức chung, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực thực hành nghề nghiệp, tác phong và thái độ làm việc chuyên nghiệp. Nhằm đáp ứng đòi hỏi về đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của xã hội, thời gian qua nền giáo dục Việt Nam chú trọng phát triển giáo dục đào tạo theo định hướng ứng dụng. Giáo dục định hướng ứng dụng cung cấp các chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế, tập trung mạnh vào việc đào tạo sinh viên có khả năng đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng ngay sau khi tốt nghiệp ra trường, đáp ứng được những nhu cầu nguồn lực lao động của xã hội. Một trong những giải pháp hiệu quả triển khai giáo dục định hướng ứng dụng chính là xây dựng mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp. Tại sao cần phải liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp? Điều này mang lại lợi ích gì? Giải pháp tăng cường hiệu quả của mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp? Những nội dung này sẽ được tác giả trình bày trong bài viết “Hợp tác đại học – doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay”. 2. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Khái quát về quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp Mô hình đào tạo liên kết giữa cơ sở giáo dục và doanh nghiệp được đề xướng bởi nhà triết học Đức Willhelm Humboldt. Theo ông, trường đại học ngoài chức năng đào tạo phải có chức năng nghiên cứu và hợp tác với các ngành công nghiệp. Quan hệ hợp tác giữa Trường Đại học (TĐH) và doanh nghiệp (DN) là tất cả mọi hình thức tương tác trực tiếp 126
- hay gián tiếp, có tính chất cá nhân hay tổ chức giữa trường đại học và các DN nhằm hỗ trợ lẫn nhau vì lợi ích của cả hai bên: Hợp tác trong nghiên cứu và phát triển; Kích thích sự vận động năng động qua lại của giảng viên, sinh viên và các nhà chuyên môn đang làm việc tại các DN; Thương mại hóa các kết quả nghiên cứu; Xây dựng chương trình đào tạo; hỗ trợ các nỗ lực sáng nghiệp và quản trị tổ chức. Mối quan hệ hợp tác giữa TĐH và DN được hiểu như là những giao dịch giữa các TĐH và các tổ chức sản xuất kinh doanh vì lợi ích của cả hai bên. Đẩy mạnh việc hợp tác này và khai thác giá trị của nó có thể giúp nhà trường tháo gỡ những khó khăn về tài chính, giúp các DN đạt được hoặc duy trì ưu thế cạnh tranh trong thị trường năng động ngày nay. Mối quan hệ này cũng đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia và đáp ứng đòi hỏi của thị trường lao động (Carayon, 2003,Gibb & Hannon (2006), Storm (2008), Razvan & Dainora (2009). Ở Việt Nam, hợp tác giữa TĐH và DN được Đảng và Nhà nước quan tâm từ hai thập niên trở lại đây. Các văn bản tuyên bố chủ trương và chỉ đạo khẳng định: các TĐH phải là các trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ, chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống; thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các DN, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội; coi DN là trung tâm của đổi mới ứng dụng và chuyển giao công nghệ, là nguồn nhu cầu quan trọng nhất của thị trường khoa học – công nghệ… 2.2. Lợi ích của việc liên kết, hợp tác giữa trường đại học với doanh nghiệp Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, mà bản chất là thay đổi động lực của tăng trưởng kinh tế, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng đòi hỏi phải có nguồn nhân lực có chất lượng cao: được đào tạo bài bản, có kỹ năng làm việc. Tuy nhiên, theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), chưa đến 20% lực lượng lao động của Việt Nam được đào tạo chuyên môn và những kỹ năng được trang bị thường không phù hợp với đòi hỏi của thị trường. Bên cạnh đó, trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, sự chuyển dịch nguồn lao động giữa các nước là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp luôn mong muốn xây dựng được lực lượng lao động mạnh. Trong khi đó, các trường có sứ mệnh đào tạo và cung 127
- cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu lao động của doanh nghiệp và xã hội. Như vậy, về mặt lý thuyết, doanh nghiệp và nhà trường rất cần “hợp tác” trong công tác đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, qua đó tận dụng được thế mạnh của nhau. Theo kinh nghiệm của các nước phát triển, quan hệ hợp tác giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp là yếu tố cốt lõi trong việc xây dựng hệ thống giáo dục gắn liền yêu cầu thực tiễn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội. Các nghiên cứu gần đây đều cho thấy, mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp mang lại nhiều lợi ích trực tiếp cho cả hai bên và cho xã hội. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc hợp tác giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Hầu hết các doang nghiệp đang đóng vai trò "săn bắt" hơn là "nuôi trồng" nguồn nhân lực trong tương lai. Hình thức hợp tác phổ biến hiện nay là: tuyển dụng trực tiếp từ cơ sở đào tạo, một số doanh nghiệp tạo điều kiện cho sinh viên làm thêm, thực tập. Rào cản lớn nhất của hợp tác cơ sở đào tạo và doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay là sự thiếu hụt thông tin từ cả hai phía. Bên cạnh đó, phần lớn các hoạt động hợp tác đều xuất phát từ các mối quan hệ cá nhân giữa cán bộ, giảng viên trong cơ sở đào tạo với đại diện doang nghiệp, làm giảm tính bền vững và chuyên nghiệp trong quản lý, tổ chức các hoạt động. 3. KẾT QUẢ HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VỚI DOANH NGHIỆP ĐIỂN HÌNH Ở MỘT SỐ ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM 3.1. Kết quả hợp tác điển hình ở một số đại học Kết quả nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục bậc đại học tham gia Dự án “Giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng” do Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai (POHE) cho thấy: hoạt động hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp ở Việt Nam đã và đang phát triển nhưng chưa thực sự phổ biến. Trong số các TĐH, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh là trường thiết lập được mối quan hệ hợp tác nhiều nhất với 120 doanh nghiệp. Các trường đại học khác có số lượng các doanh nghiệp hợp tác chưa nhiều nhưng lợi ích mang lại thì rất lớn. Kết quả khảo sát của một số TĐH: Đại học Quốc gia Hà Nội đã đẩy mạnh việc liên kết với doanh nghiệp. Kết quả là, trường đã thực hiện hợp tác toàn diện với các tập đoàn và doanh nghiệp lớn như VinGroup, Viettel, Dầu khí,… bình quân mỗi năm đã có gần 1.500 lượt cán bộ và trên 1.200 lượt sinh viên được trao đổi với nước ngoài, hàng nghìn sinh viên bậc đại học được trao học bổng từ các doanh nghiệp với tổng giá trị 5 tỷ đồng/năm; các nhà khoa học và các đơn vị thuộc Đại 128
- học Quốc gia Hà Nội triển khai hàng chục đề tài/chương trình/dự án lớn phục vụ cộng đồng và theo đặt hàng của các doanh nghiệp. Đại học Công nghiệp Hà Nội: Theo báo cáo tổng kết của Trung tâm Hợp tác với doanh nghiệp, năm 2017, Trường đã liên kết với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc mở các lớp đào tạo ngắn hạn cho cán bộ, công nhân ngành Điện nâng cao được kiến thức mới, công nghệ mới và trình độ quản lý, các công nhân đã nâng cao được trình độ tay nghề trong quá trình sản xuất. số lượng các khóa học ngắn hạn do doanh nghiệp gửi tới Trường tăng 174,78% so với năm trước. Số lượng chương trình thực tập trải nghiệm tại doanh nghiệp là 26, với khoảng 1.938 sinh viên tham gia tại các doanh nghiệp như: Samsung Việt Nam, Canon Việt Nam, Foxconn, Toyo Denso, TNHH Gia Minh... Năm 2017, Nhà trường tiếp tục ký kết hợp tác với Hiệp hội Kế toán công chứng Anh (ACCA) triển khai chương trình chất lượng cao chuyên ngành kế toán - tài chính theo tiêu chuẩn quốc tế, đào tạo trao đổi cán bộ giảng dạy và hỗ trợ tài chính đào tạo cho sinh viên. Thông qua việc liên kết đào tạo trên, chất lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường được các doanh nghiệp đánh giá cao. Theo thống kê của Nhà trường, số lượng sinh viên tốt nghiệp có việc làm chiếm 95,22%. Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng đã có mối quan hệ chặt chẽ với hơn 200 doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn, tạo cầu nối vững chắc giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc giới thiệu sinh viên thực tập và tạo việc làm sau khi tốt nghiệp. Doanh nghiệp trực tiếp đặt hàng với nhà trường trong công tác đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng rất tích cực tham gia vào quá trình xây dựng chương trình đào tạo thông qua việc cung cấp ý kiến phản hồi, góp ý có giá trị về sinh viên cũng như chương trình đào tạo của nhà trường. Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, nhờ có sự gắn kết chặt chẽ, nhiều công ty đã hỗ trợ trang thiết bị cho nhà trường. Chẳng hạn, Công ty Toyota Việt Nam đã hỗ trợ xưởng thực hành với đầy đủ trang thiết bị, phụ tùng cơ khí ô tô để sinh viên làm quen với máy móc, sửa chữa, lắp ráp phụ tùng ô tô... Trong khi đó, nhiều công ty khác đã đặt phòng thí nghiệm tại trường với trang thiết bị hiện đại. Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh đã có 120 xưởng thực hành được trang bị hiện đại và trên 400 phòng thí nghiệm các loại, trong đó đã có sự đầu tư không nhỏ của các doanh nghiệp. 129
- Hợp tác giữa Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (ĐHBKHN), một trường đại học trọng điểm thực hiện với Công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông trong R&D, chuyển giao công nghệ là một hợp tác tiêu biểu, nhiều đề tài, dự án tăng cường năng lực nghiên cứu, hai phòng thí nghiệm chung (01 đặt tại Rạng Đông và 01 tại Trường) đã hình thành góp phần tạo nên sự tăng trưởng vượt bậc của Rạng Đông trong sản xuất - kinh doanh. Đặc biệt là mô hình BK Holding (BKH) gồm hệ thống các doanh nghiệp: 8 công ty thành viên, 1 chương trình hợp tác đào tạo và 2 trường đào tạo (Cao đẳng và Trung học phổ thông) do Trường ĐHBKHN góp vốn sáng lập và cử người tham gia hội đồng quản trị. BKH đóng vai trò cầu nối hợp tác, kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp và cá nhân cho các nhà khoa học và nhà trường khi có nhu cầu phát triển sản phẩm, thương mại hóa hoặc đầu tư nghiên cứu ban đầu về công nghệ. Điểm đặc biệt là Trường ĐHBK hoặc các đơn vị, cá nhân trong trường có thể góp vốn vào các doanh nghiệp này bằng chính “sáng kiến, quy trình công nghệ và sở hữu trí tuệ”. Kết quả sản xuất - kinh doanh của BKH tăng đều hàng năm từ năm 2009 đến nay về doanh thu, chia cổ tức và đóng góp doanh thu cho nhà trường từ lợi nhuận. Năm 2013, BKH đã chia trên 3 tỷ đồng cổ tức, chuyển về nhà trường gần 5 tỷ đồng chi phí sử dụng cơ sở vật chất và trên 8 tỷ đồng lợi nhuận. 3.2. Một số hạn chế Như vậy, mô hình đại học - doanh nghiệp đã và đang được áp dụng khá rộng rãi ở Việt Nam. Mô hình hợp tác này đã mang đến nhiều lợi ích cho cả trường đại học và doanh nghiệp và đặc biệt là sinh viên, tuy nhiên, sự hợp tác này còn tồn tại một số vấn đề sau: Một là, hợp tác TĐH - DN ở Việt Nam thời gian vừa qua còn mang tính ngắn hạn, hoặc gắn với tư tưởng nhiệm kỳ, chưa cam kết đảm bảo duy trì nguồn nhân lực và chất lượng đào tạo đồng đều ở các sinh viên. Chưa có các hợp tác mang tính dài hạn giữa các bên. Các TH và các DN chưa coi các hợp tác giữa hai bên là phương tiện, giải pháp đóng góp vào sự phát triển để thực hiện chiến lược của mỗi bên. Hai là, về phương thức, các đại học chủ yếu thực hiện hình thức nhận tài trợ từ doanh nghiệp. Số lượng các ký kết hợp tác và số lượng các đối tác có xu hướng tăng nhanh về mặt số lượng nhưng các đối tác doanh nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng thấp. Ba là, về nội dung, hợp tác thời gian qua của các đại học chủ yếu là ở hoạt động đào tạo, cung ứng lao động cho doanh nghiệp. Hợp tác trong nghiên cứu khoa học và công nghệ còn hạn chế và chưa theo kịp xu thế của thế giới. 130
- Bốn là, vai trò hỗ trợ đào tạo của DN đối với đào tạo sinh viên còn mờ nhạt, một số DN chỉ kí kết trên giấy tờ, rất ít các cuộc trao đổi của chủ các doanh nghiệp, lãnh đạo doanh nghiệp, nhà quản lý,… được thực hiện cho sinh viên trên lớp học. Năm là, vai trò thúc đẩy hợp tác lớn nhất vẫn là lãnh đạo hai bên, đặc biệt là lãnh đạo doanh nghiệp và cựu sinh viên, chưa được xây dựng trên cơ sở những cam kết có tính chất lâu dài và bền vững giữa các bên. Sáu là, vai trò của Nhà nước chưa rõ rệt, nhà nước chưa có chính sách cụ thể để phát triển và duy trì mối gắn kết giữa TĐH và DN và chưa thể hiện được vị trí của người tạo ra “luật chơi”, “sân chơi” cho việc phát triển mô hình đại học - doanh nghiệp. 4. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY SỰ LIÊN KẾT HỢP TÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VỚI DOANH NGHIỆP Việc gắn kết giữa TĐH với DN trong đào tạo ĐH cần phải có vai trò của Nhà nước trong việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thể chế lĩnh vực giáo dục đại học để tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho cả TĐH và DN thực hiện. Tuy nhiên, TĐH và DN với vai trò là chủ thể cần chủ động vào cuộc bằng hành động quyết liệt, cụ thể. Sau đây là một số khuyến nghị với trường đại học và doanh nghiệp để góp phần đẩy mạnh hoạt động này trong thời gian tới: Một là, nâng cao nhận thức của cả 2 phía TĐH lẫn DN trong việc gắn kết và hợp tác với nhau trong đào tạo ĐH vì lợi ích của cả 2 bên, lợi ích của người học và lợi ích chung của xã hội. Đặc biệt, ở các TĐH cần thực hiện tốt phương châm đào tạo những gì xã hội, DN cần chứ không đào tạo những gì nhà trường có; đào tạo phải lấy người học làm trung tâm và coi chất lượng kết quả đầu ra là quyết định. Đây là một trong những khâu quan trọng và có tính đột phá về đổi mới đào tạo ĐH trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Hai là, các TĐH cần xây dựng chiến lược hành động cụ thể để định hướng và điều chỉnh hoạt động gắn kết giữa nhà trường và DN không trái với chính sách chung của Nhà nước, tạo hành lang, khung thể chế quản trị nhà trường gắn kết trên thực tế. Các chiến lược cần tập trung vào vấn đề bảo đảm chia sẻ lợi ích hài hòa giữa các bên, thu hút đầu tư cơ sở vật chất, cơ chế động lực đối với giảng viên, với sinh viên... 131
- Ba là, việc các TĐH xây dựng và thực hiện mô hình gắn kết với DN trong đào tạo ĐH là một quá trình và cần có bước đi thích hợp. Để xây dựng mô hình gắn kết này cần bắt đầu từ nghiên cứu nhu cầu của DN về ngành, nghề, kỹ thuật và công nghệ áp dụng; yêu cầu về kiến thức, kỹ năng nghề và thái độ của lao động để xây dựng tiêu chí đầu vào và chuẩn chất lượng đầu ra. Tiếp đó là đánh giá năng lực thực tế của nhà trường về quy trình và công nghệ đào tạo, các yếu tố bảo đảm đào tạo cho kết quả đầu ra là nguồn nhân lực trình độ ĐH đáp ứng nhu cầu của DN để có sự điều chỉnh hoặc đổi mới cho phù hợp. Trên cơ sở đó thiết lập mạng lưới DN theo mô hình gắn kết lựa chọn khả thi. Việc lựa chọn mô hình gắn kết có thể rất linh hoạt, nhưng nên phát triển mô hình từ thấp đến cao, có thể bắt đầu từ lựa chọn mô hình với những hình thức gắn kết riêng lẻ; tiến tới mô hình gắn kết tổng thể; cao hơn là xây dựng nhà trường thành trường “ĐH đào tạo gắn với chuyển giao công nghệ” và tiến tới xây dựng trường “ĐH nghiên cứu và triển khai”... Bốn là, trong xu thế chuyển đổi TĐH thành đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo (dịch vụ công hoặc DN xã hội), để thực hiện mô hình gắn kết giữa TĐH với DN trong đào tạo ĐH, nhà trường cần tiếp tục đổi mới cơ chế hoạt động theo hướng tự chủ, có pháp nhân đầy đủ, có quyền quyết định và tự chịu trách nhiệm về đào tạo, nghiên cứu và triển khai, bao gồm cả gắn kết với DN trong đào tạo ĐH. Trong đó, thực hiện nguyên tắc chia sẻ, hài hòa lợi ích giữa các bên phù hợp với cơ chế thị trường trong đào tạo ĐH gắn kết với nhu cầu sử dụng của DN. Về lâu dài, vấn đề quan trọng nhất là các trường ĐH cần có chiến lược xây dựng TĐH thành trường có chất lượng cao nhằm xây dựng thương hiệu có uy tín được DN tin tưởng. Năm là, về thiết chế tổ chức thực hiện mô hình gắn kết giữa nhà trường với DN trong đào tạo ĐH, các trường ĐH cần thiết lập bộ phận chuyên trách xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình gắn kết này thông qua thỏa thuận hoặc hợp đồng ký kết giữa nhà trường và DN cụ thể. Thiết lập được mối quan hệ gắn kết với mạng lưới các DN phù hợp với sở trường của trường mình (cùng ngành nghề). Trường ĐH cũng có thể nghiên cứu thành lập tổ chức dịch vụ đào tạo gắn với nhu cầu của DN (marketing đào tạo, PR thương hiệu nhà trường, thông tin thị trường lao động, tư vấn nghề nghiệp, giới thiệu việc làm...). 5. KẾT LUẬN Hợp tác giữa các TĐH và DN là xu hướng tất yếu và mang lại lợi ích lâu dài cho các bên tham gia. Mối liên kết bền vững giữa TĐH và DN có vị trí đặc biệt quan trọng trong 132
- việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm đào tạo của TĐH, đồng thời là nguồn nhân lực chất lượng đầu vào của DN. Vì vậy, xây dựng và củng cố mối gắn kết bền vững giữa TĐH và DN trong việc phát triển nguồn nhân lực là yêu cầu cấp bách, là nhiệm vụ bắt buộc và là đòi hỏi của xã hội. TĐH và DN cần phải có những giải pháp đồng bộ và tối ưu nhằm xây dựng và phát triển mối gắn kết bền vững này TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đỗ Thị Thanh Toàn (2016), Liên kết trường đại học và doanh nghiệp -phương thức nâng cao chất lượng đào tạo, Tạp chí Giáo dục, , Số 432 - 6/2018 [2] Phạm Thị Hằng (2021), Hợp tác đại học và doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Trang web https://www.quanlynhanuoc.vn/2021/09/14/hop-tac-dai-hoc-va-doanh- nghiep-trong-boi-canh-hien-nay/ truy cập 18/5/2022 [3] Nguyễn Đình Luận, (2015), Sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị, Tạp chí phát triển & hội nhập, Số 22 (32) - Tháng 05-06/2015 [4] Trần Ái Cầm - Đặng Như Thảo (2021), Giải pháp tăng cường hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong giáo dục đại học: Trường hợp nghiên cứu tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Tạp chí công thương, Số 25, tháng 10 năm 2021. [5] Trần Anh Tài, (2009), Gắn đào tạo với sử dụng, nhà trường với doanh nghiệp, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, số 25-2009 [6] Đinh Văn Toàn (2016), Hợp tác đại học - doanh nghiệp trên thế giới và một số gợi ý cho Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, số4, năm 2016. [7]. Trần Sỹ Nguyên, Hợp tác giữa đại học với doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam: Một số vấn đề đặt ra và giải pháp, trang web: Hợp tác giữa đại học với doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam: Một số vấn đề đặt ra và giải pháp (tapchicongthuong.vn), truy cập ngày 20/05/2022 133
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kĩ năng hợp tác trong học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 99 | 6
-
Tự chủ đại học ở Đại học Huế: thực trạng, ảnh hưởng và một số khuyến nghị
9 p | 57 | 6
-
Thực trạng rèn luyện kỹ năng hợp tác của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế
9 p | 106 | 5
-
Phân tích các yếu tố văn hóa chất lượng ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền tự chủ đại học: Nghiên cứu trường hợp trường đại học Trà Vinh
7 p | 10 | 5
-
Chất lượng dịch vụ đào tạo và sự hài lòng của người học Trường hợp Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
0 p | 58 | 5
-
Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở trường đại học ngoài công lập – thực trạng và những vấn đề đặt ra (nghiên cứu trường hợp trường Đại học Thành Đô)
10 p | 8 | 3
-
Áp dụng mô hình học tập hợp tác trong giảng dạy học phần Xác suất thống kê cho sinh viên tại Trường Đại học Xây dựng miền Tây
3 p | 10 | 3
-
Áp dụng học tập kết hợp trong giáo dục đại học tại Việt Nam
12 p | 8 | 3
-
Thực trạng phát triển năng lực hợp tác trong học tập cho sinh viên thông qua hoạt động dạy học giáo dục học
10 p | 45 | 3
-
Kĩ năng hợp tác trong học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội
5 p | 60 | 3
-
Các phương pháp dạy học nhằm nâng cao năng lực tự học tự nghiên cứu của sinh viên trường Đại học Kinh tế Nghệ An
9 p | 38 | 2
-
Hợp tác quốc tế trong đào tạo đại học cho sinh viên nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại các trường đại học khu vực miền Trung Việt Nam
9 p | 5 | 2
-
Chuyển đổi số trong giáo dục đại học: Kết quả học tập và sự hài lòng của người học khi học theo phương thức kết hợp
8 p | 6 | 2
-
Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực các lĩnh vực STEM: Nghiên cứu trường hợp tại Đại học Thái Nguyên
10 p | 4 | 2
-
Biện pháp giáo dục kĩ năng hợp tác cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi vận động
4 p | 37 | 2
-
Hợp tác khoa học với hệ thống đại học Cộng hòa Pháp nhu cầu và triển vọng (Từ kinh nghiệm nghiên cứu và đào tạo của Khoa Văn học)
9 p | 59 | 1
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên: Nghiên cứu trường hợp tại Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh - Phân hiệu Vĩnh Long
6 p | 11 | 1
-
Hợp tác giáo dục ở bậc đại học giữa Việt Nam và Hàn Quốc từ năm 1992 đến năm 2023
12 p | 4 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn