GIÁO DỤC KHAI PHÓNG,<br />
ỨNG DỤNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN<br />
PGS.TS. Bùi Xuân An - Trường Đại học Hoa Sen<br />
<br />
<br />
Chúng ta đều biết giáo dục là hoạt động có ý nghĩa sống còn của một đất nước,<br />
nhưng dạy cái gì, học như thế nào thì còn nhiều tranh cãi. Trong thời đại chuyển biến kinh<br />
tế xã hội và công nghệ như vũ bão, nhu cầu nhân lực đáp ứng cho thị trường lao động trong<br />
nước cũng như trên thế giới biến động liên tục, ngành giáo dục do đó cũng cần thay đổi<br />
một cách cơ bản để có thể hoàn thành sứ mạng cung cấp nguồn nhân lực cho sự phát triển<br />
xã hội. Trong bài này, tôi chỉ nêu lên một số điểm cơ bản cũng như kinh nghiệm đã qua<br />
trong một khuôn khổ hạn hẹp nhằm góp ý kiến để tìm ra những giải pháp thiết thực cho<br />
hoạt động giáo dục trong trường đại học của chúng ta.<br />
1. Giáo dục khai phóng (GDKP-Liberal Education) là gì?<br />
Từ xưa đến nay có nhiều xu hướng dạy và học được áp dụng trong ngành giáo dục<br />
đại học trên thế giới, trong đó giáo dục khai phóng đã được áp dụng trên một số ngành,<br />
một số khu vực nhất là ở Bắc Mỹ, Châu Âu. Có thể nói một cách ngắn gọn về xu hướng<br />
giáo dục này tập trung vào ba điểm cốt lõi:<br />
- Là một cách tiếp cận trong giáo dục đại học nhằm tăng cường năng lực cho sinh<br />
viên để họ có thể tham gia vào một thế giới phức hợp, đa dạng và thay đổi.<br />
- GDKP trang bị cho sinh viên kiến thức về thế giới rộng lớn qua các môn học về<br />
khoa học, văn hoá và xã hội cũng như kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó.<br />
- GDKP giúp sinh viên phát triển nhận thức về trách nhiệm xã hội và các kỹ năng về<br />
tư duy và thực hành cần thiết trong tất cả các ngành học trọng yếu, như kỹ năng<br />
giao tiếp, kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề. GDKP bao gồm khả năng vận<br />
dụng kiến thức và kỹ năng vào các tình huống thật trong cuộc sống.<br />
Tuy nhiên, GDKP là một xu hướng luôn thay đổi, hoàn thiện theo thời gian, có sự<br />
khác biệt đáng kể trong quan điểm và cách thực hiện trước đây (từ thế kỷ XX trở về trước)<br />
và ngày nay (thế kỷ XIX).<br />
Bảng 1. Sự khác biệt trong giáo dục khai phóng giữa thế kỷ XX và thế kỷ XIX<br />
GDKH ở thế kỷ XX GDKP ở thế kỷ XIX<br />
<br />
Một chương trình giảng dạy ưu tú Cần thiết cho tất cả học sinh<br />
Không dạy nghề (Nonvocational) Cần thiết cho sự thành công<br />
Cái gì<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sự lựa chọn của những người “may mắn” trong nền kinh tế toàn cầu và cho<br />
việc hình thành người công dân<br />
Trường cao đẳng nghệ thuật hoặc các Tất cả các trường trung học, cao<br />
Ở đâu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
trường cao đẳng nghệ thuật/khoa học đẳng, đại học; trên tất cả các lĩnh<br />
trong các trường lớn vực học thuật<br />
Qua các môn học về lĩnh vực nghệ thuật Qua tất cả các môn học trong<br />
Như thế nào<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
và khoa học và/hoặc thông qua giáo dục toàn bộ chương trình: từ phổ<br />
tổng quát trong những năm đầu đại học thông lên đại học<br />
<br />
2. Phát triển GDKP ở Châu Âu và Hoa Kỳ<br />
Trong những năm 60 và 70 của thế kỷ trước, quá trình đào tạo tập trung vào giáo<br />
dục chuyên ngành, giáo dục nghề nghiệp, nhất là ở châu Âu. Nó đã góp phần gia tăng tốc<br />
độ tăng trưởng và phúc lợi xã hội một cách nhanh chóng trong thời gian trên.<br />
Thời đại thông tin của những năm 80 và 90, khi công nghệ mới nổi lên với một tốc<br />
độ vũ bão, trong khi ở Bắc Mỹ GDKP phát triển mạnh thì Châu Âu vẫn áp dụng phương<br />
thức giáo dục chuyên ngành. Phương thức này không còn có ưu thế như trước nữa, nó đã<br />
góp phần làm kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại và gia tăng cách biệt tăng trưởng tương<br />
đối giữa Mỹ và Châu Âu.<br />
Sự tái xuất hiện GDKP ở châu Âu đầu thế kỷ XIX nhằm đáp ứng sự cần thiết phải<br />
phát triển rộng hơn các chương trình đại học với mục đích nâng cao hiệu quả học tập và<br />
khả năng tìm việc làm cho sinh viên tốt nghiệp; sự cần thiết phải thành lập thêm nhiều chọn<br />
lựa cho giáo dục đại học, tập trung vào chất lượng đào tạo.<br />
Nhiều tác giả trên thế giới cho rằng GDKP là rất quan trọng cho một xã hội dân chủ<br />
ở cả châu Á cũng như Hoa Kỳ và các khu vực khác.<br />
3. Từ định nghĩa đến thực hiện<br />
Nhiều nước Âu Mỹ đã và đang triển khai hệ thống Giáo dục khai phóng trong nghệ<br />
thuật và khoa học (LAS). Đó là một hệ thống giáo dục đại học được thiết kế để thúc đẩy<br />
sinh viên gia tăng mong muốn và khả năng học hỏi, suy nghĩ chín chắn, giao tiếp thành<br />
thạo, để chuẩn bị cho các hoạt động như một công dân trong xã hội. Điểm đặc trưng của<br />
nó là có một chương trình đào tạo linh hoạt, đòi hỏi chiều rộng cũng như chiều sâu của<br />
môn học, khuyến khích các môn liên ngành, tăng quyền lựa chọn cho sinh viên.<br />
Hệ thống này được thực hiện thông qua một phương pháp sư phạm tương tác lấy<br />
người học làm trung tâm và yêu cầu học viên tham gia trực tiếp với tài liệu trong và ngoài<br />
lớp học. Hệ thống GDKP là một tập hợp các mô hình, bao gồm cả chương trình giảng dạy<br />
và phương pháp sư phạm. Thể chế để áp dụng GDKP phải được tất cả các bên có quan hệ<br />
(giảng viên, sinh viên, các quản trị viên, cơ quan quản lý và kiểm định) hiểu biết, chấp<br />
nhận và mong muốn thực hành nó.<br />
Mục đích của GDKP là phát triển con người chứ không phải chỉ để chuẩn bị một<br />
nghề nghiệp; Học tập/suy nghĩ/kỹ năng giao tiếp và khả năng thích ứng suốt đời; thành<br />
công dân có trách nhiệm của xã hội<br />
Chương trình đào tạo phải tạo điều kiện cho sinh viên được tự lựa chọn môn học,<br />
tập trung chuyên môn, có khả năng học rộng và sâu.<br />
Phương pháp sư phạm bao gồm từ gửi bài đọc trước khi lên lớp (giảng dạy tương<br />
tác, dân chủ trong lớp, học chủ động) đến đánh giá sinh viên (minh bạch, có trách nhiệm<br />
giải trình, đánh giá liên tục), đánh giá để học (nội dung và thông tin phản hồi kịp thời), đa<br />
dạng các hình thức đánh giá (kiểm tra, tiểu luận, đề tài nghiên cứu)<br />
Hệ thống áp dụng GDKP bao gồm các khâu từ công tác tuyển sinh (tự do, công<br />
bằng, minh bạch); tư vấn hiệu quả đến hệ thống đào tạo theo tín chỉ.<br />
4. Bảy nguyên tắc ứng dụng GDKP trong giáo dục đại học<br />
Kinh nghiệm ứng dụng GDKP ở các nước đã đúc kết ra bảy nguyên tắc hoạt động<br />
sau:<br />
1. Khuyến khích liên hệ giữa sinh viên và giảng viên: Việc lấy học viên làm trung<br />
tâm được thực hiện thông qua quan hệ giữa người học và người hướng dẫn.<br />
2. Phát triển hợp tác lẫn nhau giữa các học sinh: Như châm ngôn của nước ta “học<br />
thầy không tầy học bạn”, GDKP ưu tiên việc tăng cường các hoạt động giữa<br />
người học với nhau, thực hiện các hoạt động nhóm khi lên lớp cũng như trong<br />
giờ tự học.<br />
3. Khích lệ học tập chủ động: Quan hệ khăng khít giữa học viên và giảng viên,<br />
phương pháp tăng cường quan hệ giữa các học viên đều dựa trên động lực chủ<br />
động học tập của từng học viên.<br />
4. Phản hồi nhanh: trong cả quá trình sư phạm từ lên lớp đến các hoạt động đánh<br />
giá học viên.<br />
5. Nhấn mạnh thời gian trong công việc: với khối lượng tự học lớn như vậy, cần<br />
tạo tác phong thực hiện các bài tập, tiểu luận một cách chính xác về mặt thời<br />
gian.<br />
6. Tạo cho học viên có kỳ vọng trong học tập.<br />
7. Tôn trọng sự đa dạng tài năng và cách thức học tập của người học.<br />
5. Kinh nghiệm từ trường đại học Hoa Sen<br />
5.1. Xây dựng nhiệm vụ nhà trường<br />
Tạo cơ hội bình đẳng về giáo dục; đào tạo những con người có khả năng thích nghi,<br />
học tập suốt đời và có năng lực cạnh tranh lâu dài trong môi trường toàn cầu luôn biến<br />
đổi; góp phần vào sự phát triển nhanh, bền vững và tính nhân bản của kinh tế, xã hội Việt<br />
Nam và khu vực.<br />
5.2. Mục tiêu chiến lược trong giảng dạy và học tập<br />
Xây dựng và phát triển các chương trình giáo dục có chất lượng, ở nhiều bậc<br />
đào tạo, nhất quán với chuẩn đầu ra, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, đáp ứng<br />
nhu cầu đa dạng ngày càng cao của xã hội, tạo được sự chủ động, sáng tạo<br />
trong công tác tuyển sinh.<br />
Tạo trải nghiệm độc đáo, hào hứng và đầy thách thức nhằm phát triển tri thức,<br />
kỹ năng, ngoại ngữ, và nhân cách của người học.<br />
5.3. Nêu cao bảy giá trị cốt lõi của trường đại học Hoa Sen<br />
Hiếu học, hiếu tri<br />
Tư duy độc lập<br />
Trách nhiệm<br />
Chính trực<br />
Năng động, sáng tạo<br />
Tôn trọng sự khác biệt<br />
Cam kết dẫn đầu về chất lượng<br />
6. Một số hoạt động trong đào tạo ở trường đại học Hoa Sen có gắn với GDKP<br />
Sinh viên tự xây dựng lộ trình học của riêng mình dựa trên lộ trình mẫu với sự<br />
giúp đỡ của cố vấn học tập (tuitor).<br />
Đa dạng số lượng sinh viên trong một lớp: từ 10-90 sinh viên/lớp tùy theo yêu<br />
cầu môn học.<br />
Bài tập và các dự án hợp tác: gắn kết thường xuyên với các doanh nghiệp cũng<br />
như các đơn vị trong và ngoài nước tham gia đào tạo cùng nhà trường.<br />
Nghiên cứu Đại học: trong giảng viên và sinh viên (3/6 năm từ khi thành trường<br />
ĐH có hội nghị NCKH sinh viên Hoa Sen).<br />
Đa dạng/học tập toàn cầu: sinh viên trong và ngoài nước từ nhiều nền văn hóa<br />
khác nhau.<br />
Dịch vụ học tập/học tập cộng đồng (đã thành lập Trung tâm học tập thông qua<br />
phục vụ cộng đồng - Service Learning với chức năng: Hỗ trợ triển khai các môn<br />
học và dự án Service Learning tại các Khoa, Phối hợp liên kết với các tổ chức<br />
trong các dự án cộng đồng, Phối hợp liên kết với các doanh nghiệp, các nhà tài<br />
trợ cho các dự án và liên kết với các trường quốc tế cùng chia sẻ về mô hình<br />
Service Learning).<br />
Thực tập nhận thức, thực tập đồ án chuyên ngành: trong hai học kỳ tại các cơ sở<br />
thực tế tăng khả năng trải nghiệm và ứng dụng cho sinh viên.<br />
Chương trình giáo dục tổng quát: Hình thành ở tất cả các ngành đào tạo 3 môn<br />
học tự chọn (9 tín chỉ) với các nhóm môn học:<br />
o Phương pháp và kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sử dụng tiếng Việt,<br />
Phương pháp học đại học, Phương pháp nghiên cứu,…<br />
o Giá trị và xã hội: Giới và phát triển, Đạo đức nghề nghiệp, Con người và môi<br />
trường,…<br />
o Văn hóa và tư tưởng: Triết học trong cuộc sống, Tư duy phản biện, Giao tiếp<br />
liên văn hóa,…<br />
7. Kết luận<br />
Việc hình thành nên một phương thức dạy và học mới cần có thời gian, nghiên cứu<br />
lâu dài, rút tinh kinh nghiệm từ nhiều nguồn. Rất cần có sự đồng thuận từ tất cả các bên có<br />
liên quan đến hoạt động đào tạo với mục tiêu chính là cần đào tạo được đội ngũ nhân lực<br />
đáp ứng cho sự phát triển vũ bão của kinh tế, xã hội trong nước cũng như nhu cầu cho khu<br />
vực và thế giới.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Đỗ Bá Khang (2014), Giáo dục khai phóng (Liberal Education), Management<br />
Retreat 2014, Hoa Sen University<br />
2. Association of American Colleges and Universities (2007), College Learning for<br />
the New Global Century: A Report from the National Leadership Council for<br />
Liberal Education & America’s Promise.<br />
3. Becker, Jonathan (2003/2014), “What a Liberal Arts Education is … and is Not.”<br />
4. Janeksela, Galan M. (2012), “The Value of Liberal Arts Education,” Academic<br />
Exchange Quarterly 16 (4).<br />
5. Mulcahy, D. G. (2009), “Liberal Education and the Ideal of the Educated Person,”<br />
paper presentation at the annual conference of the American Education Studies<br />
Association, Pittsburgh.<br />
6. Wende, Marijk van der (2011), “The Emergence of Liberal Arts and Sciences<br />
Education in Europe: A Comparative Perspective,” Higher Education Policy 24:<br />
233-53.<br />