intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình An ninh an toàn trong khách sạn (Ngành: Quản trị khách sạn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:48

13
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "An ninh an toàn trong khách sạn (Ngành: Quản trị khách sạn - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Môi trường an ninh - an toàn trong kinh doanh nhà hàng; các nguyên tắc về bảo vệ môi trường và công tác vệ sinh an toàn - an ninh trong kinh doanh nhà hàng;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình An ninh an toàn trong khách sạn (Ngành: Quản trị khách sạn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NINH THUẬN ********************* GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: AN NINH AN TOÀN TRONG KHÁCH SẠN NGÀNH/NGHỀ: QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐN ngày…..tháng…….năm…… của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận Ninh Thuận, năm 2019
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. GIỚI THIỆU Giáo trình môn học AN NINH AN TOÀN TRONG KHÁCH SẠN là môn học chuyên ngành cho ngành Quản trị nhà hàng. Trong giáo trình gồm có 4 chương: Bài 1: Bảo vệ môi trường trong kinh doanh nhà hàng Bài 2: An toàn trong phục vụ Bài 3: An toàn vệ sinh thực phẩm Trong quá trình giảng dạy và học tập giáo trình môn QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG, AN TOÀN TRONG NHÀ HÀNG có gì chưa rõ hoặc cần thêm hoặc bớt nội dung, mong quý Thầy Cô và các Em sinh viên góp ý để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Tham gia biên soạn: 1. Ths. Trần Thị Bích Lành 2. Ths. Nguyễn Thanh Nhàn Trang 1
  4. MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU………………………………………………………………1 CHƯƠNG I: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ................................................................................... 7 1.Tổng quan về bảo vệ môi trường trong kinh doanh du lịch - khách sạn . 7 1.1.Vai trò của công tác bảo vệ môi trường trong kinh doanh du lịch - khách sạn ............................................................................................................................................... 7 1.2. Những tác động về môi trường của khách sạn và cơ sở kinh doanh du lịch .................................................................................................................................................... 11 2. Một số nguyên tắc và các biện pháp quản lý tài nguyên bảo vệ môi trường trong khách sạn và các cơ sở kinh doanh du lịch..................................... 13 2.1. Nguyên tắc cơ bản về quản lý tài nguyên bảo vệ môi trường trong các khách sạn và cơ sở kinh doanh du lịch ..................................................................... 13 2.2. Quản lý năng lượng. .......................................................................................................... 12 2.3. Quản lý nước. ......................................................................................................................... 23 2.4. Quản lý rác thải .................................................................................................................... 26 CHƯƠNG II: AN TOÀN LAO ĐỘNG ................ Error! Bookmark not defined. 3.1. Các loại tai nạn thường xảy ra ..................... Error! Bookmark not defined. 3.2. Nguyên nhân xảy ra tai nạn......................................................................................... 29 3.3. Biện pháp đề phòng tai nạn ......................................................................................... 29 3.4. Biện pháp xử lý sơ cứu ban đầu ............................................................................... 30 CHƯƠNG III: VỆ SINH THỰC PHẨM VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG .......... 29 1. Vệ sinh thực phẩm ...................................................................................................................... 33 1.1. Tầm quan trọng của việc bảo đảm vệ sinh thực phẩm ............................ 33 1.2. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm .................................................................. 34 1.3. Biện pháp ngăn ngừa ngộ độc phẩm ..................................................................... 36 1.4. Vệ sinh trong chế biến thực phẩm .......................................................................... 38 1.5. Vệ sinh trong bảo quản thực phẩm ........................................................................ 40 2. Thu dọn và xử lý rác thải ....................................................................................................... 42 2.1. Tầm quan trọng của công tác thu dọn và xử lý rác thải.......................... 44 Giáo trình An ninh an toàn trong KS Trang 2
  5. 2.2. Phân loại rác thải ................................................................................................................ 45 2.3. Biện pháp thu dọn và xử lý rác thải ...................................................................... 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................. 46 Giáo trình An ninh an toàn trong KS Trang 3
  6. QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG, AN TOÀN TRONG NHÀ HÀNG I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MÔN HỌC: - Vị trí: + Quản trị môi trường, an toàn trong nhà hàng là môn học thuộc nhóm các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn trong chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng nghành “Quản trị nhà hàng”. + Môn học này nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức bổ trợ cho nghiệp vụ phục vụ nhà hàng của sinh viên. Môn học này cần được tổ chức giảng dạy trước các môn học nghiệp vụ nhà hàng. II. MỤC TIÊU MÔN HỌC: - Xác định được tầm quan trọng của môi trường an ninh – an toàn trong kinh doanh nhà hàng. - Nêu được các nguyên tắc về bảo vệ môi trường và công tác vệ sinh an toàn - an ninh trong kinh doanh nhà hàng. - Phát hiện kịp thời các mối nguy hiểm về môi trường, an ninh và an toàn trong kinh doanh nhà hàng để phòng tránh. - Ủng hộ các sáng kiến bảo vệ môi trường. - Chấp hành các quy định về an ninh, an toàn trong kinh doanh nhà hàng. III. NỘI DUNG MÔN HỌC: Thời gian(giờ) Thực Kiểm Số Tên chương, mục Tổng Lý hành, tra TT số thuyết Bài tập Bài 1: Bảo vệ môi trường trong kinh doanh nhà hàng 2.1. Khái niệm và vai trò của bảo vệ môi trường trong kinh doanh nhà hàng 1 2.2. Các nguyên tắc bảo vệ môi 10 6 3 1 trường trong kinh doanh nhà hàng 2.3. Các biện pháp bảo vệ môi trường trong kinh doanh nhà hàng Bài 2: An toàn trong phục vụ 2.1. Nguyên nhân gây mất an toàn trong nhà hàng 2 2.2. Biện pháp đảm bảo an toàn 10 5 5 0 trong trong nhà hàng 2.3. Các biện pháp xử lý và sơ Giáo trình An ninh an toàn trong KS Trang 4
  7. cứu ban đầu Bài 3: An toàn vệ sinh thực phẩm 2.1.Tầm quan trọng của việc bảo đảm vệ sinh thực phẩm 2.2.Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm 3 2.3.Biện pháp ngăn ngừa ngộ 10 4 5 1 độc phẩm 2.4.Biện pháp xử lý ngộ độc phẩm 2.5. Biện pháp xử lý dị ứng thực phẩm Cộng 30 15 13 2 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực hành được tính vào giờ thực hành. Giáo trình An ninh an toàn trong KS Trang 5
  8. YÊU CẦU HOÀN THÀNH VÀ ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC 1. Kiến thức: Kiểm tra khách quan về nội dung kiến thức: - Môi trường và môi trường du lịch - Môi trường với phát triển du lịch bền vững - Những vấn đề về môi trường tác động đến phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam - Bảo vệ môi trường - Tổng quan về bảo vệ môi trường trong kinh doanh du lịch - khách sạn - Một số nguyên tắc và các biện pháp quản lý tài nguyên bảo vệ môi trường trong khách sạn và các cơ sở kinh doanh du lịc - Vệ sinh thực phẩm và an toàn lao động - An ninh trong kinh doanh nhà hàng 2. Kỹ năng: - Kỹ năng sử dụng tài nguyên du lịch một cách bền vững - Kỹ năng phát hiện các vấn đề tác động đến môi trường du lịch - Kỹ năng phát hiện và ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm - Kỹ năng thu dọn và xử lý rác thải. - Kỹ năng sơ cứu và đề phòng tai nạn. 3. Thái độ: - Thực hiện tốt nội quy, quy chế của nhà trường. - Thái độ học tập cầu tiến, khả năng tự học hỏi. - Quan hệ tốt, đúng mực bạn bè với thầy cô. - Tác phong công nghiệp của một người làm quản lý chất lượng - Tham gia ít nhất 80% thời lượng môn Giáo trình An ninh an toàn trong KS Trang 6
  9. CHƯƠNG I: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG KINH DOANH NHÀ HÀNG Mục tiêu: - Phân tích được vai trò của công tác bảo vệ môi trường trong kinh doanh du lịch - khách sạn. - Xác định được nguyên tắc và các biện pháp quản lý tài nguyên bảo vệ môi trường trong khách sạn và các cơ sở kinh doanh du lịch. - Tích cực bảo vệ môi trường ngay từ các hoạt động hàng ngày trong kinh doanh nhà hàng. Nội dung chính: 1. Vai trò bảo vệ môi trường trong kinh doanh du lịch - khách sạn 1.1.Vai trò của công tác bảo vệ môi trường trong kinh doanh du lịch - khách sạn 1.1.1. Bảo vệ môi trường trong khách sạn và các cơ sở kinh doanh du lịch đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trường du lịch nói chung Môi trường trong khách sạn và các cơ sở kinh doanh du lịch là một phần của môi trường du lịch nói chung. Quá trình hoạt động bảo vệ môi trường trong ngành Du lịch nhằm tạo không gian và sản phẩm sạch. Các chương trình hoạt động bảo vệ môi trường cùng với ý thức trách nhiệm với môi trường của người lao động trong các cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch sẽ là tiền đề thuận lợi cho việc tuyên truyền, hướng dẫn, giáo dục khách du lịch một mặt có nhu cầu đối với sản phẩm sạch, mặt khác có ý thức bảo vệ môi trường trong thời gian đi du lịch và sử dụng dịch vụ du lịch. Thông qua các hoạt động bảo vệ môi trường, các biển báo, chỉ dẫn cụ thể, các cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch khuyến khích du khách tham gia bảo vệ môi trường. Hình_08: KDL nghỉ dưỡng Phú quốc Quá trình bảo vệ môi trường trong các cơ sở kinh doanh du lịch góp phần nâng cao tuyên truyền nhận thức của người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường. Thông qua việc tham gia vào các hoạt động dịch vụ lư trú, các điểm du lịch, người dân địa phương có việc làm, có thu nhập, họ sẽ không phải khai thác tài nguyên để phục vụ cho nhu cầu sống của họ, từ đó góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên. Bảo vệ môi trường trong cơ sở lưu trú du lịch cần thực hiện những nhiệm vụ sau: - Xây dựng cơ sở lưu trú phải thực hiện theo quy hoạch và kế hoạch phát triển của ngành Du lịch và của địa phương, không xây dựng tràn lan; phải đảm bảo tiêu chuẩn xếp hạng và quy chuẩn xây dựng, tránh lãng phí. Giáo trình An ninh an toàn trong khách sạn Trang 7
  10. - Công trình xây dựng cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch cần quan tâm tới thiết kế, xây dựng phù hợp với môi trường xung quanh về độ cao, màu sắc trang thiết bị nội thất, phải đảm bảo yêu cầu thân thiện với môi trường, giảm thiểu chất thải độc hại, tăng cường sử dụng vật liệu địa phương và nhân công địa phương; khuyến khích chiếu sáng, thông gió tự nhiên. - Quản lý tốt công tác xây dựng: sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng, tài nguyên, lao động, quản lý chất thái, tiếng ồn, an ninh, trật tự để không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. - Cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch cần phải có kế hoạch đầu tư mua sắm trang thiết bị, nguyên vật liệu, thực phẩm an toàn, thân thiện với môi trường, tố chức, triển khai áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường. - Quản lý, sử dụng hợp lý tài nguyên (đất, nước...), năng lượng (điện, gas...). nguyên vật liệu thực phẩm; khuyến khích sử dụng năng lượng tự nhiên (năng lượng mặt trời) cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của khách sạn; - Quản lý và xử lý rác thải, nước thải, khí thải hợp vệ sinh. - Quản lý tiếng ồn. - Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, đối tác, khuyến khích du khách và cư dân xung quanh cơ sở lưu trú du lịch thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường. - Phổ biến thông tin, tập huấn, đào tạo và tổ chức hội thảo nâng cao nhận thức, ý thức, kiến thức và kinh nghiệm báo vệ môi trường trong cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch. - Hợp tác quốc tế, học tập kinh nghiệm trong công tác bảo vệ môi trường. - Gây quỹ môi trường để đầu tư thực hiện những hoạt động bảo vệ môi trường. 1.1.2. Bảo vệ môi trường là một trong những điều kiện kinh doanh đối với cơ sở lưu trú du lịch. Trong những năm qua, lượng khách du lịch tới Việt Nam gia tăng nhanh chóng, do đó hệ thống các cơ sở lưu trú du lịch đã có bước phát triển vượt bậc. Tổng cả nước Khách sạn 5 sao Khách sạn 4 sao Khách sạn 3 sao Số Số Số Số Số Số Số Số lượng lượng lượng lượng lượng lượng lượng lượng 12.000 235.000 46 11.756 110 13.493 235 16.353 (Nguồn: Tổng cục du lịch) Thống kê cơ sở lưu trú du lịch năm 2010 (tính đến hết năm) - Với sự phát triển như vậy hoạt động xây dựng và kinh doanh lưu trú và dịch vụ du lịch đã gây tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới môi trường, góp phần làm phát sinh những vấn đề ô nhiễm và ảnh hưởng xấu tới chất lượng môi trường ở nhiều địa phương. Vì vậy bảo vệ môi trường là một trong những điều kiện kinh doanh đối với cơ sở lưu trú du lịch. Giáo trình An ninh an toàn trong KS Trang 8
  11. - Về mặt pháp lý, khi đăng ký kinh doanh, các cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch là nơi có lượng khách từ các địa phương khác đến, có thể là khách nước ngoài đến lưu trú, điều này gây xáo trộn đời sống nhân dân địa phương, nên các cơ sở lưu trú phải cam kết tuân thủ và được cơ quan chức năng kiểm tra các điều kiện về đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo tính mạng cho du khách và phòng chống các tệ nạn xã hội. Hình_09: DK đang dọn rác bãi biển - Các cơ sở kinh doanh lưu trú và dịch vụ du lịch là những nơi thường tiếp xúc trực tiếp với tài nguyên du lịch, đây cũng là nơi thải ra một lượng chất thải lớn thông qua quá trình sinh hoạt của du khách, sự hoạt động của các phương tiện vận chuyển gây tình trạng khói bụi, tiếng ồn, dầu loang. Vì vậy các cơ sở kinh doanh du lịch cần phải có các biện pháp xử lý triệt để các vấn đề trên để tránh ô nhiễm môi trường, hủy hoại cảnh quan thiên nhiên. 1.1.3. Bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu của khách du lịch. - Với vai trò là điều kiện phát triển du lịch, môi trường có tác động tích cực tới tâm lý du khách. Môi trường tốt sẽ tạo cho khách có những ấn tượng tốt về đất nước và con người nơi đến thăm. Ngày nay, xu hướng phổ biến của nhu cầu du lịch (đặc biệt đối với khách quốc tế) là chỉ lựa chọn các cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch thực hiện tốt hoạt động bảo vệ môi trường(môi trường tự nhiên, môi trường xã hội). Vì vậy ngày càng nhiều cơ sở dịch vụ du lịch quan tâm thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, nhằm tạo môi trường trong sạch, an toàn, tạo niềm tin cho du khách trong sử dụng dịch vụ của cơ sở kinh doanh du lịch. - Nhu cầu của khách du lịch ngày càng cao và ngày càng quan tâm tới điều kiện về an toàn và sức khỏe, xu hướng du khách chỉ chọn những điểm đến, những cơ sở dịch vụ du lịch quan tâm đến bảo vệ môi trường. Chỉ những nơi môi trường xanh - sạch - đẹp với những sản phẩm an toàn mới có thể có sức cạnh tranh thu hút khách và từ đó các doanh nghiệp du lịch, cộng đồng dân cư địa phương mới có thể thu lợi từ du lịch. Hiện nay, do quá trình công nghiệp hóa, dân số ngày càng tăng, vấn đề đô thị hóa và nạn xây dựng tràn lan không theo quy hoạch, kế hoạch dẫn tới việc khai thác và sử dụng quá mức làm cạn kiệt tài nguyên, gia tăng các chất thải và khí thải, nước thải, tiếng ồn làm ô nhiễm và xuống cấp môi trường ảnh hưởng tới sức khoẻ của cả cộng đồng dân cư. - Bảo vệ môi trường góp phần bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử văn hóa, góp phần làm thỏa mãn nhu cầu tham quan, thưởng thức phong cảnh của du khách. Giáo trình An ninh an toàn trong KS Trang 9
  12. - Bảo vệ môi trường góp phần tạo mối liên kết giữa cơ sở kinh doanh du lịch, người dân địa phương và khách du lịch. Đây là tiền đề cho sự phát triển tính cộng đồng, tăng tình đoàn kết, phát triển các mối quan hệ xã hội. Giúp du khách mở mang kiến thức, hòa nhịp cùng với cuộc sống của người dân địa phương. Hình_10: Nhà vệ sinh công cộng - Bảo vệ môi trường giúp du khách yên tâm, thoải mái khi tham gia các hoạt động du lịch. (Vd: Việc xây dựng nhà vệ sinh công cộng vừa giải quyết các vấn đề môi trường, vừa giải quyết các nhu cầu cơ bản của khách du lịch). 1.1.4. Bảo vệ môi trường tạo hình ảnh tốt để thu hút khách du lịch - Bảo vệ môi trường thúc đẩy việc bảo vệ và tái tạo các cảnh quan thiên nhiên, làm cho cảnh quan nhiên nhiên trở lên đẹp và môi trường trong sạch. - Du khách luôn hướng tới một môi trường trong sạch. Việc bảo vệ môi trường của các khu du lịch thể hiện trách nhiệm đối với môi trường và sự phát triển xã hội. Nắm bắt được điều này, các công ty lữ hành đã tổ chức các tour du lịch bảo vệ môi trường và thu hút được sự hưởng ứng nhiệt tình của du khách. Sau mỗi hành trình như thế, du khách không chỉ khám phá cảnh đẹp ở những vùng đất mới mà còn tìm thấy ý nghĩa và giá trị đích thực của cuộc sống. Những tour du lịch vì môi trường thường được các đơn vị lữ hành triển khai như: trồng cây xanh, nhặt rác thải, phát túi nilon tự hủy... Công ty Du lịch Vietravel đã tổ chức các chiến dịch "Vì một môi trường du lịch sạch" trên khắp các tỉnh, thành, những điểm du lịch nổi tiếng, tập trung đông du khách như: TP Hồ Chí Minh, Huế, Lào Cai, Nha Trang, Long Xuyên… Chi nhánh miền Bắc và Chi nhánh Hà Nội phối hợp với Thành đoàn Hà Nội phát động tại tượng đài Lý Tự Trọng, phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ với sự tham gia của 850 tình nguyện viên là du khách và nhân viên công ty với những hành động thiết thực như: đạp xe, quét, thu gom rác kết hợp phát túi nilon tự hủy quanh các tuyến phố chính, các khu du lịch, khu chợ, bến xe… chương trình sẽ góp phần làm tăng sức hấp dẫn của điểm đến đối với du khách trong và ngoài nước, đồng thời tuyên truyền, vận động người dân, du khách nâng cao ý thức giữ gìn cảnh quan môi sinh, không gian du lịch. Saigontourist cũng đã triển khai thành công tour "Mỗi du khách một cây xanh cho Đà Lạt" với ý nghĩa: Khi tự tay trồng một cây xanh tại điểm du lịch, mỗi du khách sẽ góp phần tích cực giữ gìn, tôn tạo cảnh quan môi trường Không chỉ có các đơn vị lữ hành, ngay cả trung tâm vui chơi, giải trí, cơ sở lưu trú… cũng đã và đang tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn lôi cuốn du khách tham gia bảo vệ môi trường. Đơn cử như tại Trung tâm Lặn biển Việt Nam TP Nha Trang, Khánh Hòa vào mỗi dịp hè thường tổ chức một ngày cho khách và nhân viên dọn rác dưới nước và lặn bắt sao biển gai ăn san hô ở các điểm lặn Giáo trình An ninh an toàn trong KS Trang 10
  13. Hình_11: KDL tham gia dọn rác bãi biển Cùng góp sức với ngành du lịch, đại diện nhiều công ty lữ hành cho rằng, không chỉ tổ chức những tour chuyên đề vì môi trường du lịch sạch, mà hoạt động này cần triển khai sâu rộng trên toàn bộ hệ thống các tour, tuyến tham quan trong và ngoài nước. Chính du khách sẽ góp phần tích cực với vai trò chủ động và đồng hành cùng các đơn vị lữ hành với tư cách là người tuyên truyền, vận động và trực tiếp tham gia bằng những việc làm thiết thực. Qua đó, mỗi chuyến du lịch sẽ là hành trình khám phá, hành trình sẻ chia cảm xúc và ý nghĩa. Đó cũng là cách để quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam ngày càng xanh hơn, đẹp hơn, sạch hơn trong mắt bạn bè thế giới. “ Hãy thử một lần tham gia những tour du lịch như thế này để thấy cuộc sống thêm ý nghĩa.” 1.1.5. Bảo vệ môi trường có tác động tích cực đến hành vi tiêu dùng của khách du lịch . - Nhận thức được tậm quan trọng của môi trường sống nên ngày nay, du khách hay hướng đến nhưng nơi có môi trường tốt, thân thiện và du khách sẵn sàng trả thêm tiền đối với các cơ sở kinh doanh du lịch thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường. Theo nghiên cứu của SNV tại Nepal lại cho thấy: Hơn 2/3 khách du lịch Mỹ, Úc và 90% khách du lịch Anh rất quan tâm tới việc bảo vệ môi trường và coi việc ủng hộ cộng đồng địa phương là một phần trách nhiệm của khách sạn. Bên cạnh đó, khoảng 70% khách du lịch Mỹ, Anh và Úc sẵn sàng trả thêm 150 USD cho 2 tuần ở một khách sạn có quan điểm thân thiện với môi trường. - Tại mỗi điểm du dịch, khách du lịch có xu hướng chi tiêu vào những sản phẩm thân thiện với môi trường, những sản phẩm sử dụng chất liệu từ thiên nhiên, mang đậm nét văn hóa đặc sắc riêng của vùng (VD: Những sản phẩm bằng cói như túi xách, nón thời trang của cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ (TP Hội An - Quảng Nam) … đang được du khách nước ngoài ưa chuộng, Những bức tượng làm từ gốc tre, rễ cây, dừa ở khu vực miền tây…) - Những điểm du lịch làm tốt công tác bảo vệ môi trường sẽ tác động tới hành vi, cách ứng xử của du khách đối với môi trường như du khách sẽ hạn chế vứt rác bừa bãi, sử dụng các chất liệu thân thiện với môi trường như túi bóng tự hủy… 1.2. Những tác động về môi trường của khách sạn và cơ sở kinh doanh du lịch 1.2.1. Tiêu thụ năng lượng - Tiêu thụ năng lượng trong khu du lịch thường không hiệu quả và lãng phí. Đây là một đặc điểm của ngành du lịch (VD: Nhà hàng có 1 khách thì cũng phải bật hết điện, 100 khách cũng phải bật hết điện). Tại các sân golg vào buổi tối, lượng điện Giáo trình An ninh an toàn trong KS Trang 11
  14. tiêu thụ rất mạnh (VD sân gold Phú Mỹ - Bình Dương) mặc dù lượng khách chơi không nhiều nhưng sân golg vẫn phải bật tất cả các hệ thống chiếu sáng trên một diện tích rộng. Ở các nhà hàng khách sạn, việc sử dụng điện luôn diễn ra thường xuyên và hết công suất, đặc biệt là hệ thống điện trang trí cả ngày lẫn đêm. - Việc tiêu thụ năng lượng ở các điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh du lịch thường rất lớn. Theo số liệu của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về tiết kiệm năng lượng (Enerteam) cho thấy: tại khách sạn 5 sao một ngày đêm, mỗi phòng có thể tiêu thụ hết gần 86kWh điện, ở các khách sạn 4 sao con số này là khoảng 45kWh và khách sạn 3 sao là gần 27kWh. Hình_12: Hình ảnh điện trang trí tại KS 5 sao Việc tiêu thụ năng lượng nhiều đã làm cho việc tiêu thụ năng lượng của cả quốc gia tăng lên. Đòi hỏi ngành điện quốc gia phải tiêu thụ một lượng dầu, than đá nhiều hơn. Từ đó làm suy giảm môi trường và cạnh kiệt tài nguyên thiên nhiên. 1.2.2. Tiêu thụ nước Cùng với việc tăng số lượng khách, nhu cầu nước cho sinh hoạt của khách du lịch tăng nhanh (trung bình khoảng 100 - 150 lít /ngày đối với khách du lịch nội địa, 200 - 250 lít /ngày đối với khách quốc tế). Điều này sẽ làm tăng mức độ suy thoái và ô nhiễm các nguồn nước ngầm hiện đang khai thác, đặc biệt ở vùng ven biển do khả năng xâm nhập mặn cao khi áp lực các bể chứa giảm mạnh vì bị khai thác quá mức cho phép. Hiện tượng này đã quan sát thấy ở nhiều khu vực có hoạt động du lịch tập trung như: Hạ Long, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Đà Nẵng... Vấn đề này sẽ càng trở nên nghiêm trọng vào mùa du lịch Tác động tiềm ẩn lên chất lượng nước: Làm suy giảm nguồn nước ngầm. Làm gia tăng ô nhiễm nước, đây là kết quả của việc xả thẳng nước thải chưa qua sử lý xuống kênh rạch, sông hồ, vừa làm suy giảm chất lượng nguồn nước, mặt khác chất ô nhiễm có thể tích tụ trong cơ thể thủy sinh động vật và thực vật và đi vào cơ thể con người 1.2.3. Rác thải Hoạt động du lịch làm tăng áp lực về chất thải sinh hoạt, đặc biệt ở các trung tâm du lịch, góp phần làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước. Lượng chất thải trung bình từ sinh hoạt của khách du lịch khoảng 0,67 kg chất thải rắn và 100 lít chất thải lỏng/khách/ngày (ví dụ như ở chùa Hương vào mùa lễ hội, ước tính trung bình lượng rác thải từ 4 đến 5 tấn/ngày chưa tính đến nước thải và ô nhiễm về tiếng ồn, khói bụi… nhưng khối lượng thu gom mới chỉ đạt khoảng 80%). Thống kê của Ban quả lý Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang, mỗi ngày có khoảng 10 tấn rác thải du lịch, cộng với rác thải sinh hoạt của cư dân đổ xuống biển. Hình 13: Rác thải tại bãi biển 1.2.4. Khí thải Giáo trình An ninh an toàn trong KS Trang 12
  15. Tuy được gọi là ngành “công nghiệp không khói”, nhưng du lịch có thể gây ô nhiễm không khí thông qua phát xả khí thải, từ khí thải của hoạt động nấu ăn đế đến khí thải của xe cộ và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trung tâm trọng điểm và trục giao thông chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dã và con người. Ngoài ra, lượng khí CFCs thải ra từ các thiết bị điều hoà nhiệt độ của hệ thống khách sạn cũng có tác động không nhỏ đến môi trường không khí. Trong quá trình xây dựng, việc sử dụng các loại máy móc cũng góp phần làm gia tăng lượng khí thải vào môi trường. Hình_13: Khói thải từ nhà máy Lượng phát thải CO2 của khách du lịch quốc tế gấp 5 lần phát thải CO2 hằng năm của cư dân trong nước công nghiệp; phát thải CO2 toàn cầu/đầu người/năm bằng một chuyến bay 14 ngày từ châu Âu đến châu Á. Phát thải CO2 là một phần chính nguyên nhân dẫn tới hiện tượng Trái đất nóng lên và gây biến đổi khí hậu toàn cầu. 2. Một số nguyên tắc và các biện pháp quản lý tài nguyên bảo vệ môi trường trong khách sạn và các cơ sở kinh doanh du lịch 2.1. Nguyên tắc cơ bản về quản lý tài nguyên bảo vệ môi trường trong các khách sạn và cơ sở kinh doanh du lịch 2.1.1. Quản lý môi trường trên cơ sở pháp lý * Quản lý môi trường trên cơ sở pháp lý thể hiệ rõ ở nội dung công tác quản lý nhà nước về môi trường được thể hiện trong Ðiều 37, Luật Bảo vệ Môi trường, gồm các điểm: - Ban hành và tổ chức việc thực hiện các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường. - Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường, kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường. - Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường, các công trình có liên quan đến bảo vệ môi trường. - Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường. - Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở sản xuất kinh doanh. - Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường. - Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. - Ðào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường. Trang 13 Giáo trình An ninh an toàn trong KS
  16. - Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Ví dụ trong quản lý môi trường về pháp luật: xử phạt các xe ô tô có lượng khí thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 200.000 đồng – 400.000 đồng. Ngoài việc phải nộp phạt hành chính, các xe vi phạm sẽ không được cấp tem lưu hành trên đường và buộc phải bảo dưỡng, thay thế máy móc để khí thải đạt chuẩn. * Sử dụng các công cụ kinh tế nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt động của tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động tới hành vi ứng xử của nhà sản xuất có lợi cho môi trường. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường gồm: Thuế và phí môi trường. Giấy phép chất thải có thể mua bán được hay "cota ô nhiễm". Ký quỹ môi trường. Trợ cấp môi trường. Nhãn sinh thái. * Các loại thuế và phí môi trường: Thuế và phí chất thải. Thuế và phí rác thải. Thuế và phí nước thải. Thuế và phí ô nhiễm không khí. Thuế và phí tiếng ồn. Phí đánh vào người sử dụng. Thuế và phí đánh vào sản phẩm mà quá trình sử dụng và sau sử dụng gây ra ô nhiễm (ví dụ thuế sunfua, cacbon, phân bón...). Thuế và phí hành chính nhằm đóng góp tài chính cho việc cấp phép, giám sát và quản lý hành chính đối với môi trường. 2.1.2. Quản lý môi trường trên cơ sở tự nguyện * Cơ sở kinh doanh du lịch. Do nhận thức được vai trò của môi trường đối với sự phát triển du lịch nên những năm qua các cở sở kinh doanh du lịch đã ra sức bảo vệ môi trường. Các khu resort, khu nghỉ mát ven biển đã cho trồng nhiều cây xanh, vừa tạo cảnh quan, vừa làm gia tăng diện tích cây xanh. Các cơ sở kinh doanh du lịch đã vận động mọi người tham gia tự nguyện dọn rác ven biển, có hệ thống xử lý nước thải riêng và đặt các thùng chứa rác ở nhiều nơi công cộng. Các phong trong trào thanh niên tình nguyện đã góp phần cải thiện môi trường một cách đáng kể Ở các khách sạn lớn đã tự nguyện sử dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.VD: Majestic, Rex Các cơ sở kinh doanh du lịch đã phát động các chương trình bảo vệ môi trường và đã được sự hưởng ứng nhiệt tình của khách du lịch và người dân. * Người dân địa phương. Cộng đồng địa phương chính là những người chủ sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Họ là những người hiểu rõ nhất về các nguồn tài nguyên của mình. Vì vậy, sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường du lịch là hết Giáo trình An ninh an toàn trong KS Trang 14
  17. sức quan trọng. Sự tham gia của cộng đồng không những có tác dụng to lớn trong việc giáo dục du khách mà còn góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức của chính họ trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Người dân địa phương là những người tiếp xúc trực tiếp với tài nguyên du lịch, khai thác tài nguyên du lịch làm những sản phẩm như quà lưu niệm, đặc sản vùng. Nhưng những năm qua nhận thức được vai trò của tài nguyên du lịch trong đời sống kinh tế, nhiều cộng đồng địa phương ra tự nguyện ra sức bảo vệ môi trường như không xả rác xuống song ngòi, kênh, biển, tham gia trồng cây xanh, đặc biệt là vùng vẹn biển. Khai thác và nôi trồng thủy hải sản theo hướng có lợi với môi trường. Những việc làm thực tế của cộng đồng dân cư để bảo vệ môi trường: - Phân loại, thu gom và xử lý rác thải, nước thải trước khi đưa ra môi trường. - Không xả rác bừa bãi, trực tiếp xuống sông, hồ, kênh, mương, hè, đường phố, nơi công cộng - Duy trì sự phát triển du lịch bền vững thông qua các loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hoá gắn với cộng đồng địa phương. - Tham gia vào các phong trào làm sạch môi trường định kỳ tại địa phương. - Bảo vệ di tích lịch sử văn hoá và thuần phong mỹ tục của dân tộc. - Có thái độ ứng xử thân thiện với khách du lịch ( không đeo bám, chèo kéo, ép giá khách). - Không săn bắt, mua bán các loài động vật hoang dã trong danh mục bị cấm để chế biến món ăn hoặc nhồi làm hàng lưu niệm, và khai thác các rạn san hô, dùng chất nổ, xung điện khai thác các loài hải sản. - Không xây dựng các công trình xâm hại đến cảnh quan, di tích lịch sử văn hoá. - Không sử dụng phương tiện giao thông gây ô nhiễm không khí, lắp thiết bị tăng âm trái quy định gây tiếng ồn. * Khách du lịch. Khách du lịch là những người tiếp xúc trực tiếp với tài nguyên thiên nhiên, nên vấn đề bảo vệ môi trường tự nguyện của du khách là rất quan trọng. Những việc làm thể hiện sự tự nguyện của du khách khi bảo vệ môi trường: - Tham gia các phong trào trồng cây do các công ty du lịch phát động. - Không khắc, viết, vẽ lên thân cây, vách đá, hang động và tường rào các di tích lịch sử văn hoá. - Không vùi, lấp đồ ăn thừa, vỏ chai lọ, đồ hộp túi ni lông và các chất phế thải khác xuống bãi biển. - Không sử dụng thịt, sản phẩm lưu niệm từ động vật hoang dã. Trang 15 Giáo trình An ninh an toàn trong KS
  18. - Tôn trọng nội quy khi vào tham quan rừng quốc gia, khu du lịch tự nhiên, các di tích lịch sử văn hoá. 2.1.3. Quản lý môi trường từ các cấp. Quản lý môi trường là trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của toàn xã hội, của các cấp từ trung ương đến địa phương. Điều này được thể hiện rõ trong luật bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn Iso 14000. Đối với cơ quan Nhà nước: “ban hành các quy định nhằm bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch”. Theo quy định này, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ ban hành những quy định để bảo vệ môi trường du lịch ở khía cạnh tự nhiên, ngăn ngừa và khắc phục các hiện tượng ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường trong lĩnh vực du lịch, bảo vệ cảnh quan nơi diễn ra hoạt động du lịch; Bộ Công an có những quy định nhằm đảm bảo an ninh, trật tự trong hoạt động du lịch; Bộ Văn hóa -Thông tin quy định về việc giữ gìn nếp sống văn minh trong ứng xử đối với khách du lịch, bảo vệ các thuần phong mỹ tục…Tuy nhiên, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành liên quan để bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch mới đạt được hiệu quả như mong muốn. Đối với UBND các cấp, khoản 3 Điều 9 Luật DL quy định “UBND cần có biện pháp để bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch phù hợp với thực tế của địa phương”. Theo đó, UBND từ cấp tỉnh, huyện, xã đều có trách nhiệm đề xuất và tổ chức triển khai các biện pháp cụ thể bảo vệ môi trường du lịch trên địa bàn của mình. Đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, khoản 4 Điều 9 quy định các tổ chức, cá nhân này “có trách nhiệm thu gom, xử lý các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt kinh doanh; khắc phục tác động tiêu cực do hoạt động của mình gây ra đối với môi trường; có biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội trong cơ sở kinh doanh của mình”. Với quy định này, Luật Du lịch đã đề cao vai trò của các chủ thể kinh doanh trong bảo vệ môi trường du lịch. Các chủ thể này phải có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong phạm vi cơ sở kinh doanh của mình (thu gom, xử lý các loại chất thải phát sinh), đồng thời chịu trách nhiệm về những hậu quả đối với môi trường mà hoạt động kinh doanh du lịch gây ra. Khoản 5 Điều 9 Luật Du lịch quy định về trách nhiệm bảo vệ môi trường của khách du lịch, cộng đồng dân cư địa phương và các tổ chức, cá nhân khác:“bảo vệ và gìn giữ cảnh quan, môi trường, bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc; có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự nhằm nâng cao hình ảnh đất nước, con người và du lịch Việt Nam”. Bảo vệ môi trường ở cấp cơ sở ngành Để bảo vệ môi trường, ngành du lịch cần: - Tăng cường phổ biến thông tin về nâng cao nhận thức, ý thức, kiến thức bảo vệ môi trường du lịch tại các điểm du lịch, cơ sở dịch vụ du lịch; - Giáo dục cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường du lịch từ đó hướng dẫn khách du lịch tham gia bảo vệ môi trường. Giáo trình An ninh an toàn trong KS Trang 16
  19. - Áp dụng những biện pháp, kinh nghiệm hay của quốc tế trong bảo vệ môi trường du lịch. - Tăng cường quản lý công tác bảo vệ môi trường thông qua kiểm tra, hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn. Đối với hệ thống khách sạn Việt Nam, Tổng cục Du lịch sẽ tiến hành xây dựng tiêu chuẩn và thực hiện cấp nhãn sinh thái, giúp hướng dẫn quản lý công tác bảo vệ môi trường trong cơ sở lưu trú du lịch, phù hợp với nhu cầu và xu hướng quốc tế. - Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa Tổng cục Du lịch, UBND các cấp, các bộ ngành hữu quan để thực hiện kế hoạch và quản lý môi trường du lịch; nâng cao chất lượng môi trường nhằm phát triển du lịch bền vững. - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm duy trì nề nếp trong công tác bảo vệ môi trường, kịp thời động viên, khen thưởng những đơn vị thực hiện tốt để khuyến khích, nhân rộng. 2.1.4. Quản lý môi trường theo nguyên tắc 3R (reuse-reduce-recycle) Hình_15:Nguyên tắc 3R Báo cáo Môi trường Quốc gia 2011 đã chỉ ra lượng chất thải rắn tại các khu vực của nền kinh tế đã không ngừng gia tăng trong những năm qua (trung bình 10%/năm) với tỷ lệ 46% là chất thải rắn từ các đô thị, 17% từ hoạt động sản xuất công nghiệp và dự báo đến năm 2015 tỷ trọng này sẽ tăng lên 51% đối với các đô thị và 22 % đối với các khu sản xuất công nghiệp. Trong khi hoạt động thu gom, tái chế, xử lý chất thải rắn vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, gây những hệ lụy đến cuộc sống của công đồng và sự phát triển kinh tế xã hội. Nguyên tắc 3R (Reduction: giảm thiểu, Reuse: tái sử dụng và Recycle: tái chế). Đây là giải pháp quản lý tổng hợp chất thải rắn và đang là hướng đi mới cho ngành môi trường trong việc xử lý hiệu quả chất thải rắn. Đây là cách tiếp cận do Trung tâm Công nghệ môi trường của LHQ nghiên cứu, phổ biến trong nhiều năm qua ở các quốc gia trên thế giới và được đánh giá là cách tiếp cận Trang 17 Giáo trình An ninh an toàn trong KS
  20. khoa học, phù hợp đối với các nước đang phát triển nhằm quản lý chất thải đạt hiệu quả cao nhất về môi trường và tiết kiệm tài nguyên. Reduce (Giảm thiểu): Giảm thiểu lượng rác thông qua việc thay đổi lối sống hoặc/và cách tiêu dùng, cải tiến các quy trình sản xuất , mua bán sạch…Ví dụ: Sử dụng làn hay túi vải để đi chợ thay cho túi nilon để nhằm giảm lượng rác thải phát sinh từ túi nilon… Reuse (Tái sử dụng): Sử dụng lại các sản phẩm hay một phần của sản phẩm cho chính mục đích cũ hay cho một mục đích khác. Ví dụ: sử dụng lại chai đựng nước khoáng để đựng nước uống, hiện nay có rất nhiều tác phẩm nghệ thuật làm từ rác thải… Recycle (Tái chế): Sử dụng rác thải làm nguyên liệu sản xuất ra các vật chất có ích khác. Sau khi rác thải được phân loại thì sẽ được tái chế. VD: rác thải hữu cơ được ủ làm phân bón sinh học, các loại rác thải nhựa sẽ được chế biến thành các vật dụng bằng nhựa….. 2.1.5. 10 nguyên tắc quản lý môi trường trong hoạt động du lịch. Trong hoạt động du lịch, cách tiếp cận 10R trong phát triển bền vững chủ yếu là cách tiếp cận từ phía cung, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, kiểm soát chi phí kinh doanh và lượng chất thải. Nội dung của quy trình 10R bao gồm: Recognize (Nhận thức), Refuse (Từ chối), Reduce (Giảm thải), Replace (Thay thế), Re-use (Tái sử dụng), Recycle (Tái chế), Reengineer(Tái cơ cấu), Retrain(Đào tạo lại), Reward (Thưởng), Re- educate (Giáo dục lại). Mười nguyên tắc trên được xem như một quá trình thống nhất và trong đó một số nguyên tắc có liên hệ trực tiếp với nhau. Đối với những tập đoàn lớn, nguyên tắc 10R được thực hiện theo cả một quy trình nằm trong hệ thống quản lý môi trường của tập đoàn EMS và thường được đưa vào chương trình đào tạo thường xuyên dành cho nhân viên. (1).Nhận thức (Recognise): Nhận thức được coi là bước đầu tiên trong việc thực hiện chương trình quản lý môi trường vì đây là bước nhận thức những vấn đề, những tác động môi trường cũng như những cơ hội có được từ việc thực hiện chương trình quản lý môi trường. Nhận thức có nghĩa là nhận biết và hiểu được những nội dung thông qua việc thực hiện những nghiên cứu và phân tích trước khi thực hiện chương trình quản lý môi trường. Hoạt động nghiên cứu là cơ sở cho việc đề xuất ra sứ mệnh doanh nghiệp liên quan tới môi trường và đưa ra khuôn khổ cho việc xác định xem có đạt được các mục tiêu đề ra hay không. Giai đoạn này còn bao gồm việc xác định các chỉ tiêu môi trường. Ví dụ như, chỉ số đo lường mật độ khách trên một khu vực bãi tắm để đảm bảo tính bền vững môi trường hay chỉ số xác định mức nước thải ô nhiễm có nguồn gốc từ hoạt động du lịch. (2). Từ chối (Refuse): Đối với doanh nghiệp du lịch, cách đơn giản nhất trong việc thực hiện chương trình quản lý môi trường là từ chối không tiến hành những hoạt động có thể gây ra những tác hại đối với môi trường. Ví dụ như để tránh tác hại tới tầng khí quyển, doanh nghiệp có thể từ chối việc sử dụng thiết bị làm lạnh có chứa khí CFC. Việc từ chối này còn thể hiện nguyên tắc cảnh báo trước ngay cả khi chưa có đủ chứng cứ khoa học để cho rằng một hoạt động nào Giáo trình An ninh an toàn trong KS Trang 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2