intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình An toàn công nghiệp và môi trường - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:56

22
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình An toàn công nghiệp và môi trường được biên soạn gồm 9 bài: Bài 1 những vấn đề chung về bảo hộ lao động, bài 2: các thiết bị bảo hiểm - che chắn và tín hiệu an toàn; bài 3 trang bị phòng hộ lao động, bài 4 an toàn điện, bài 5 kỹ thuật vệ sinh lao động, bài 6 kỹ thuật phòng cháy chữa cháy, bài 7 phòng chống tiếng ồn và rung động, bài 8 chiếu sáng và thông gió trong sản xuất công nghiệp, bài 9: môi trường. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình An toàn công nghiệp và môi trường - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM

  1. TRƯỜNG CAO KINH TẾ - KỸ THUẬT VINATEX TP.HCM GIÁO TRÌNH AN TOÀN CÔNG NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG (Lưu hành nội bộ) Thành Phố Hồ Chí Minh – 2017 1
  2. BAØI 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG I- Muïc ñích, YÙ nghóa và tính chất của công tác bảo hộ lao động 1.Khái niệm Lao động là hoạt động quan trọng của con người, nó tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần của xã hội. lao động có năng xuất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước, xã hội gia đình và bản thân mỗi người lao động.bát cứ một chế độ xã hội nào, lao động của con người cũng là một trong những yếu tố quyết định nhất, năng động nhất trong sản xuất Trong quá trình lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội, con người luôn luôn phải tiếp xúc với máy móc, trang thiết bị, công cụ và môi trường..đây là một quá trình phong phú, đa dạng và rất phức tạp, vì vây luôn phát sinh những nguy hiểm và rủi ro.. làm cho người lao động có thể bị tai nạn hoặc mắc bệnh nghề nghiệp, vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế tai nạn tới mức thấp nhất. một trong những biện pháp tích cực nhất đó là giáo dục ý thức bảo hộ lao động cho mọi người và làm cho mọi người hiểu được mục đích ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động. 2. Mục đích của công tác Bảo hộ lao động Một quá trình lao động có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại. nếu không có phòng ngừa ngăn chặn chúng có thể tác động vào con người gây chấn thương, gây bệnh nghề nghiệp làm giảm sút, làm mất khả năng lao động hoặc gây tử vong. Cho nên việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo nơi làm việc an toàn, vệ sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động. Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác bảo hộ lao động, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình lao động nhằm mục đích: -Đảm bảo an toàn thân thể người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất, hoặc không để xảy ra tai nạn trong lao động. - Đảm bảo cho người lao động mạnh khỏe, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động không tốt gây nên. - Bồi dưỡng phục hồi và duy trì sức khỏe, khả năng lao động cho người lao động. Coù nhaän thöùc ñuùng nhö vaäy thì môùi ñaët nhieäm vuï BHLÑ ñuùng vò trí, ñuùng taàm quan troïng cuûa noù, môùi ñaûm baûo cho söï phaùt trieån ñoàng boä cuûa coâng taùc BHLÑ trong söï phaùt trieån kinh teá xaõ hoäi cuûa ñaát nöôùc 3. Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động a. Ý nghĩa chính trị Bảo hộ lao động thể hiện quan điểm coi người lao động vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển.Một đất nước có tỷ lệ tai nạn lao động thấp, con người lao động khỏe mạnh, không mắc bệnh nghề nghiệp là một xã hội luôn coi con người là vốn quý nhất, sức lao động, lực lượng lao động luôn luôn được bảo vệ và phát triển. công tác bảo hộ lao động làm tốt là góp phần tích cực chăm lo bảo vệ sức khỏe, tính mạng và đời sống của người lao động, biểu hiện quan điểm quần chúng, quan điểm quý trọng con người của Đảng và Nhà nước ta, vai trò của con người trong xã hội được tôn trọng. b. Ý nghĩa xã hội Bảo hộ lao động là chăm lo đời sống hạnh phúc của người lao động. Bảo hộ lao động là yêu cầu thiết thực của các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời là yêu cầu, là nguyện vọng chính đáng của người lao động. c. Ý nghĩa kinh tế Thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động sẽ đem lại lợi ích kinh tế rõ rệt. trong lao động sản xuất nếu người lao động được bảo vệ tốt, điều kiện lao động thoải mái, thì sẽ an tâm, phấn khởi sản xuất, phấn đấu để có ngày công giờ công cao, phấn đấu tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm, góp hần hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất. do vậy phúc lợi tập thể được tăng lên, có thêm điều kiện cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của cá nhân người lao động và tập 2
  3. thể lao động..Khi tai nạn không xảy ra thì Nhà nước và xã hội sẽ giảm bớt được những tổn thất trong việc khắc phục hậu quả tập trung đầu tư cho các công trình phúc lợi xã hội. II- Tính chaát 1. Tính pháp luật: Công tác BHLĐ là một pháp lệnh được xây dựng trên cơ sở để bảo vệ tốt nhất cho người lao động sản xuất. Người nào vi phạm các luật định về công tác BHLĐ thì tùy theo mức độ nặng nhẹ đều phải chịu xét xử trước pháp luật 2. Tính khoa học kỹ thuật: Áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và lao động sản xuất để cải tiến lao động và luôn luôn được cải tiến trong lao động sản xuất nhằm làm nhẹ cường độ cho lao động, đảm bảo an toàn cho người lao động sản xuất, đồng thời thúc đẩy năng suất lao động phát triển tiến bộ hơn. 3. Tính quần chúng: Công tác BHLĐ liên quan đến tất cả mọi người, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người lao động. Từ đó mọi người lao động hưởng ứng, đồng thời trong lao động họ cũng phát hiện ra những thiếu sót trong công tác BHLĐ để đóng góp ý kiếm, đề ra biện pháp an toàn trong lao động sản xuất được hoàn thiện hơn. III. Nội dung bảo hộ lao động 1. Kỹ thuật an toàn Kỹ thuật an toàn là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại nguy hiểm trong sản xuất đối với người lao động. để đạt được mục đích phòng ngừa tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người lao động, trong quá trình hoạt động sản xuất phải thực hiện đồng bộ các biện pháp về tổ chức, kỹ thuật, sử dụng các thiết bị an toàn và các thao tác làm việc an toàn thích ứng. tất cả các biên pháp đó được qui định cụ thể trong các quy phạm, tiêu chuẩn, các văn bản khác về lĩnh vực an toàn. Nội dung kỹ thuật an toàn chủ yếu gồm các vấn đề sau: -Xác định vùng nguy hiểm -Xác định các biện pháp về quản lý tổ chức và thao tác làm việc đảm bảo an toàn; - Sử dụng các thiết bị an toàn thích ứng: thiết bị che chắn, thiết bị phòng ngừa, thiết bị bảo hiểm, tín hiệu, biển báo, trang bị bảo hộ cá nhân. 2. Vệ sinh lao động Vệ sinh lao động là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với người lao động. Để ngăn ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trước hết phải nghiên cứu sự phát sinh và tác động của các yếu tố có hại đối với cơ thể con người, trên cơ sở đó xác định tiêu chuẩn giới hạn cho phép của các yếu tố trong môi trường lao động, xây dựng các biện pháp vệ sinh lao động. Nội dung của vệ sinh lao động gồm: - Xác định khoảng cách về vệ sinh; - Xác định các yếu tố có hại cho sức khỏe - Giáo dục ý thức và kiến thức vệ sinh lao động, theo dõi quản lý sức khỏe; - Biện pháp vệ sinh học, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường; - Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh: kỹ thuật thông gió, thoát nhiệt, kỹ thuật chống bụi, chống ồn, chống rung động, kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật chống bức xạ, phóng xạ, điện từ trường… - Trong quá trình sản xuất phải thường xuyên theo dõi sự phát sinh các yếu tố có hại, thực hiện các biện pháp bổ sung làm giảm các yếu tố có hại, đảm bảo tiêu chẩun vệ sinh cho phép. Chính sách, chế độ bảo hộ lao động các chính sách chế độ bảo hộ lao động chủ yếu bao gồm: các biện pháp kinh tế xã hội, tổ chức quản lý và cơ chế quản lý công tác bảo hộ lao động. Các chính sách, chế độ báo hộ lao động nhằm bảo đảm thúc đẩy việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn, biện pháp về vệ sinh lao động như chế độ trách nhiệm của cán bộ quản lý, của tổ chức bộ máy làm công tác bảo hộ lao động, các chế động về tuyên truyền huấn luyện, chế độ thanh tra kiểm tra, chế độ khai báo điều tra, thống kê, báo cáo về tai nạn lao động… 3
  4. Hiểu được nội dung của công tác bảo hộ lao động sẽ giúp cho người quản lý đề cao trách nhiệm và có biện pháp tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động đạt kết quả tốt nhất. IV. Hệ thống pháp luật lao động và những qui định về bảo hộ lao động 1. Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ban hành năm 1992 (đã được sửa đổi bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa 10, kỳ họp thứ 10) Điều 56 của hiến pháp quy định chế độ bảo hộ lao động. Nhà nước qui định thời gian lao động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và chế độ bảo hiểm xã hội đối với viên chức Nhà nước và những người làm công ăn lương; khuyến khích các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động. Các điều 39,61,63 quy định các nội dung khác về bảo hộ lao động. 2. Bộ luật lao động và các luật khác, pháp lệnh có liên quan tới an tòan vê sinh lao động. Bộ luật lao động của Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã được Quốc hội thông qua ngày 23/6/1994 và có hiệu lực từ 01/1/1995 quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng và quảm lý lao động, góp phần thúc đẩy sản xuất. 3. Một số luật có liên qua đến an toàn vệ sinh lao động a. Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân, ban hành năm 1989 Quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động phải chăm lo, bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho người lao động. phải tạo điều kiện cho người lao động được điều dưỡng nghỉ ngơi, phục hồi chức năng lao động; Nghiêm cấm làm ô nhiễm các nguồn nước sinh hoạt, tránh làm ô nhiễm đất, nước và không khí.. b. Luât bảo vệ môi trường ban hành năm 2005 Luật này quy định về họat động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong bảo vệ môi trường. Luật này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. c. Luật công đoàn ban hành năm 1990 Trong Luật công đoàn qui định trách nhiệm và quyền hạn của công đoàn trong công tác bảo hộ lao động từ việc phối hợp nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm an toàn lao động, kiểm tra việc chấp hành luật pháp bảo hộ lao động, tham gia điều tra tai nạn lao động. 4. Hệ thống các văn bản quy định của chính phủ, của các bộ ngành chức năng và hệ thống các tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động, hệ thống các quy định an toàn lao động theo nghề và công tác. Cùng với các nghị định của chính phủ, các thông tư, quyết định của các bộ, các ngành chức năng, hệ thống các tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động, các quy trình về an toàn bao gồm: Tiêu chuẩn, quy phạm cấp Nhà nước, Tiêu chuẩn, quy phạm cấp ngành; Nội quy, quy định của đơn vị sản xuất ban hành hành đảm bảo an toàn cho người lao động. V. Nội dung của kế hoạch bảo lao động 1. Ý nghĩa của kế hoạch bảo hộ lao động Công tác bảo hộ lao động nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc những tác động xấu đến sức khỏe người lao động. do đó kế hoạch bảo hộ lao động là một văn bản pháp lý của doanh nghiệp nêu lên những nội dung, những công việc doanh nghiệp phải làm nhằm đạt các mục tiêu trên. Mặt khác, đây cũng là nghĩa vụ đầu tiên trong các nghĩa vụ của người sử dụng lao động. nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ quy định “ Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động” 4
  5. Kế hoạch bảo hộ lao động là một trong những yếu tố rất quan trong bảo đảm cho công tác bảo hộ lao động của doanh nghiệp được thực hiện tốt. 2. Nội dung của kế hoạch bảo hộ lao động Kế hoạch bảo hộ lao động gồm 5 nội dung cơ bản sau: -Các biện pháp về an toan và phòng chống cháy nổ; - Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc; -Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động; - Chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp; - Tuyên truyền giáo dục huấn luyện về bảo hộ lao động. 3. Yêu cầu của kế hoạch bảo hộ lao động - Kế hoạch bảo hộ lao động phải đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Kế hoạch bảo hộ lao động phải bao gồm 5 nội dung trên với những biện pháp cụ thể kèm theo kinh phí, vật tư, ngày công, thời gian bắt đầu và thời gian hoàn thành, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân trong việc tổ chức thực hiện. 4. Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động a. Cơ sở lập Nhiệm vụ, phương pháp kế hoạch sản xuất kinh doanh, tình hình lao động của năm kế hoạch -Kế hoạch bảo hộ lao động và những thiếu sót của năm trước - Các kiến nghị của người lao động, ý kiến của tổ chức công đoàn, kiến nghị của thanh tra, kiểm tra; - Tình hình tài chính của doanh nghiệp. kinh phí phí kế hoạch bảo hộ lao động được hạch toán vào giá thành sản phẩm, phí lưu thông của doanh nghiệp. b. Tổ chức thực hiện sau khi kế hoạch bảo hộ lao động được phê duyệt thì bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện; Bộ phận bảo hộ lao động hoặc cán bộ lao động cùng bộ phận kế hoạch đôn đốc thực hiện và thường xuyên báo cáo với người sử dụng lao động; Người sử dụng lao động có trách nhiệm định kỳ kiểm điểm đánh giá việc thực kế hoạch bảo hộ lao động và thông báo kết quả cho người lao động trong đơn vị biết. VI. Công tác thanh tra, kiểm tra bảo hộ lao động Công tác thanh tra, kiểm tra về bảo hộ lao động ở nước ta được thực hiện dưới các hình thức: Thanh tra Nhà nước, kiểm tra của cấp trên với cấp dưới, tự kiểm tra của cở sở và việc kiểm tra giám sát của tổ chức Công đoàn các cấp. 1. Hệ thống thanh tra Nhà nước về bảo hộ lao động ở nước ta hiện nay gồm: Thanh tra về An toàn lao động đặt trong Bộ lao động –Thương binh và Xã hội; Thanh tra về vệ sinh lao động đặt trong Bộ Y tế. Các hệ thống này có nhiệm vụ thanh tra việc thực hiện pháp luật về bảo hộ lao động của tất cả các ngành các cấp, các tổ chức cá nhân có sử dụng lao động. Thanh tra viên có quyền xử lý tại chỗ các vi phạm, có quyền đình chỉ hoạt động sản xuất ở những nơi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động hoặc ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. 2. Các cấp địa phương hoặc ngành trong phạm vi quản lý của mình cần tiến hành các đợt kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về bảo hộ lao động đối với cơ sở. 3. Các cơ sở phải định kì tiến hành tự kiểm tra về bảo hộ lao động để đánh giá tình hình, phát hiện những sai sót, tồn tại và đề ra các biện pháp khắc phục để cho công tác bảo hộ được thực hiện tốt theo qui định của Luật Công đoàn và pháp lệnh bảo hộ lao động, tổ chức Công đoàn các cấp có quyền tiến hành kiểm tra giám sát các ngành các cấp tương ứng, người sử dụng lao động, ngưới lao động trong việc chấp hành pháp luật bảo hộ lao động. đồng thới Công đoàn cấp trên tiến hành kiểm tra cấp dưới trong hoạt động bảo hộ lao động. 4. Ngoài các hình thức thanh tra và kiểm tra nêu trên, Liên bộ và Tổng Liên đoàn lao động cũng như các sở và Liên đoàn lao động địa phương hoặc các cấp dưới còn tiến hành các đợt kiểm tra liên tịch đối với các ngành, địa phương, cơ sở trong việc thi hành pháp luật, chế độ chính sách về bảo hộ lao động. VII. Khai báo điều tra tai nạn lao động 5
  6. Công tác khai báo, điều tra tai nạn lao động là hết sức quan trong vì nó nhằm mục đích phân tích, xác định được các nguyên nhân tai nạn lao động trên cơ sở đó đề ra các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các trường hợp tai nạn tương tự tái diễn, đồng thời để phân rõ trách nhiệm đối với những người liên quan đến tai nạn lao động. Tất cả tai nạn xảy ra đối với người lao động (không phân biệt trong biên chế hay hợp đồng tạm tuyển, hợp đồng ngắn hạn hay dài hạn) trong giờ làm việc, ở công trườgn hay đi công tác đều phải khai báo điều tra theo Quyết định số 45/KB-QĐ ngày 20/3/1992 của Liên bộ Lao động-Thương binh và xã hội, y tế và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Muốn cho công tác điều tra đạt kết quả tốt, khi tiến hành phải luôn luôn nắm vững các yêu cầu sau: 1. Khẩn trương kịp thời: tiến hành điều tra ngày sau tai nạn xảy ra, lúc hiện trường nơi xảy ra còn được giữ nguyên vẹn, việc khai thác các thông tin các nhân chứng cũng kịp thời; 2. Đảm bảo tính khách quan: Phải tôn trọng sự thật, không bao che không định kiến, không suy diễn chủ quan thiếu căn cứ; 3. Cụ thể và chính xác: Phải xem xét một cách toàn diện, kỹ lưỡng từng chi tiết trách tình trạng qua loa đại khái 6
  7. BAØI 2: CAÙC THIEÁT BÒ BAÛO HIEÅM - CHE CHAÉN VAØ TÍN HIEÄU AN TOAØN  Mục đích, yêu cầu: . Trang bị sự hiểu biết về tính năng, tác dụng của các loại thiết bị trong lao động sản xuất và thực hiện sử dụng, bảo quản tốt các thiết bị an toàn trong lao động sản xuất . Nắm rõ nội dung công tác an toàn trong lao động sản xuất. Chủ động loại trừ các yếu tố nguy hiểm, có hại ngay từ đầu là phương hướng mới, tích cực để thực hiện việc chuyển từ “Kỹ thuật an toàn” sang “An toàn kỹ thuật” trong lao động sản xuất. I- Kỹ thuật an toàn: 1- Định nghĩa: Kỹ thuật an toàn là môn khoa học chuyên nghiên cứu: Những nguyên nhân gây ra tai nạn trong lao động sản xuất . Những biện pháp tổ chức và kỹ thuật nhằm hạn chế, loại trừ tai nạn lao động để công nhân làm việc được an toàn. . Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật an toàn là tập trung vào điều kiện lao động cụ thể có các nguy cơ tai nạn lao động có thể xảy ra trong lao động sản xuất để đề ra các biện pháp phòng tránh. VD: Muốn bảo vệ công nhân vận hành máy, người ta trang bị hệ thống che chắn các bộ phận truyền động, chuyển động, che kín các bộ phận truyền điện, dẫn nhiệt….. 2- Phân loại: Thiết bị an toàn gồm các loại sau (5 loại): . Thiết bị bảo hiểm . Thiết bị che chắn . Tín hiệu an toàn . Biển báo phòng ngừa . Trang bị phòng hộ cá nhân a- Thiết bị bảo hiểm:  Định nghĩa: Là loại thiết bị dùng để phòng ngừa sự cố (hỏng hóc, gãy vỡ ….) các bộ phận của thiết bị máy, các cơ cấu gây nguy hiểm hoặc tai nạn cho công nhân trong lao động sản xuất.  Công dụng: Tự động dừng máy khi có một thông số nào đó vượt quá trị số giới hạn cho phép VD: Hộp số, thắng, chốt an toàn, van …. Cầu dao. Cầu chì, rơle  Yêu cầu: Phải thật chính xác, linh nhạy, vị trí lắp phải thuận tiện: dễ thấy, dễ sử dụng và dễ sửa chữa … b- Thiết bị che chắn:  Định nghĩa: Là loại thiết bị được bố trí để cách ly con người với vùng nguy hiểm.  Mục đích: Tạo điều kiện an toàn, nghĩa là không để công nhân tiếp xúc hoặc đi vào vùng nguy hiểm  Che chắn được chia làm 2 loại: . Che chắn tạm thời (di chuyển được) . Che chắn cố định c- Bảng báo an toàn  Định nghĩa: Bảng báo an toàn là loại bảng để thông báo cho mọi người biết rõ chỗ nguy hiểm để chú ý, để tránh hoặc là nhắc nhở mọi người phải tôn trọng những yêu cầu về an toàn  Phân loại: Chia làm 3 nhóm chính: . Bảng báo phòng ngừa . Bảng cấm . Bảng chỉ dẫn 7
  8.  Tóm lại: Bảng báo an toàn có tác dụng ngăn ngừa tai nạn trong lao động sản xuất, do vậy lúc làm việc tuyệt đối không được tháo gỡ hoặc di chuyển đi nơi khác nếu chưa cho phép II- Vùng nguy hiểm: 1- Định nghĩa: Vùng nguy hiểm là khoảng không gian nhất định trong đó các yếu tố nguy hiểm có hại cho sức khỏe, sự sống của con người thường xuyên hay bất ngờ có thể xảy ra. Vị trí, kích thước của vùng nguy hiểm trong không gian luôn thay đổi 2- Phân loại: . Vùng nguy hiểm cơ cấu truyền động (bộ phận truyền đai, bộ phận truyền bánh răng …) . Vùng nguy hiểm không gian (do các vật liệu, dụng cụ văng bắn ra …) . Vùng nguy hiểm nhiệt (thường ở các khâu gia công nóng, ủi là …) . Vùng nguy hiểm phóng xạ (lò luyện kim, máy hàn …) . Một số vùng nguy hiểm khác (dây diện trần, bình đựng hóa chất …) III- Những biện pháp an toàn chính:  Thiết bị sử dụng trong lao động sản xuất phải có cơ cấu che chắn bảo vệ các bộ phận truyền động, chuyển động, dẫn điện, dẫn nhiệt ….  Phải có cơ cấu phòng ngừa sự cố: rơ le điện, rơ le nhiệt, ly hợp, chốt an toàn …. 8
  9. BAØI 3 TRANG BÒ PHOØNG HOÄ LAO ÑOÄNG  Mục đích, yêu cầu: . Trang bị cho học sinh, sinh viên những kiến thức, kinh nghiệm về phòng hộ trong lao động sản xuất . Nắm vững những biện pháp xử lý tình huống về an toàn lao động trong lao động sản xuất I- Trang bị phòng hộ lao động là gì ? 1- Định nghĩa: . Trang bị phòng hộ lao động là những vật dụng, dụng cụ mà người lao động thường sử dụng trong quá trình làm việc nhằm bảo vệ các cơ quan chức năng hoặc các bộ phận nhất định của cơ thể người lao động VD: Kính để bảo vệ mắt, dùng mũ để bảo vệ đầu …. . Trang bị phòng hộ lao động (BHLĐ) là phương tiện cần thiết làm tăng thêm điều kiện an toàn và bảo vệ sức khỏe cho người lao động . Trong trường hợp các biện pháp vệ sinh công nghiệp chưa thực hiện được thì Trang bị phòng hộ lao động càng đóng vai trò quan trọng 2- Phân loại:có 7 loại Trang bị phòng hộ lao động . Bảo vệ mắt . Bảo vệ hô hấp . Bảo vệ thính giác . Bảo vệ đầu . Bảo vệ tay . Bảo vệ chân . Bảo vệ thân thể 3- Cách sử dụng PHLĐ a- Chống chấn thương mắt: Trong quá trình lao động sản xuất do mảnh kim loại, chất lỏng ăn mòn, kim loại nóng chảy … các tia hồng ngoại, tia tử ngoại cũng có thể làm cho mắt bị tổn thương Để bảo vệ mắt người ta dùng kính phòng hộ Kính phòng hộ có 2 loại chủ yếu:  Loại 1: Bảo vệ mắt thông thường: Đề phòng những hạt cát, bụi, kim loại cứng, chất lỏng ăn mòn bám vào mắt, người ta thường dùng kính không màu (kính trắng có số và không số). Yêu cầu kính phòng hộ phải chắc chắn  Loại 2: Bảo vệ mắt tránh tác động của các tia năng lượng. Loại này có tác dụng lọc ánh sáng, giảm độ chói sáng, tránh các tia phóng xạ của tia tử ngoại, không bị nung nóng bởi các tia hồng ngoại (người ta thường dùng kính màu, đổi màu, có số và không số) VD: Kính trang bị cho thợ hàn: . Kính số 1 dùng cho cường độ dòng điện 300 A . Kính số 2 dùng cho cường độ dòng điện 100  300 A . Kính số 3 dùng cho cường độ dòng điện 100 A . Kính số 4 & 5 dùng cho hàn hơi và phụ hàn b- Chống các chất độc (đường hô hấp) Tùy theo tính chất đặc biệt như là bụi, hơi độc có trong không khí của môi trường làm việc mà người ta trang bị phòng hộ: . Nồng độ thấp: dùng khẩu trang nhiều lớp, như vậy sẽ nhẹ nhàng . Nồng độ cao: dùng mặt nạ có lọc (vì loại này không gọn) c- Chống ồn: có 2 loại . Nút tai chống ồn . Chụp tai chống ồn Dụng cụ này có tác dụng cách âm, giảm tiếng ồn lọt vào tai. Nghĩa là không để thính giác tiếp xúc với sóng âm thanh quá lớn d- Bảo vệ đầu: Tùy theo điều kiện làm việc cụ thể mà mũ bảo hiểm có thể làm bằng vải sợi, cao su, chất dẻo, kim lọai … 9
  10. VD: Mũ phòng hỏa thì phải chịu được lửa và không bị biến dạng ở nhiệt độ cao, phải chống được va chạm mạnh. Mũ dùng trong công nghiệp lại phải gọn nhẹ, chịu được ăn mòn của các chất như a-xít, kiềm …. e- Bảo vệ chân tay: Chống chấn thương, chống tác động của hóa chất. Người lao động phải được trang bị giày, ủng, găng tay f- Bảo vệ thân thể: Quần áo BHLĐ là phương tiện bảo vệ toàn thân. Quần áo có tác dụng phòng ngừa sự tác động của các yếu tố bên ngoài, các chất như a-xít, khói, bụi ẩm … phòng ngừa được chấn thương, bệnh nghề nghiệp, có tác dụng giữ thân nhiệt, cản nhiệt bên ngoài thâm nhập vào cơ thể. Yêu cầu quần áo BHLĐ phải gọn nhẹ, không cản trở thao tác, động tác lao động. II- Phân loại tai nạn lao động  Định nghĩa: TNLĐ là những việc không may xảy ra trong lao động sản xuất dưới tác động của các yếu tố bên ngoài như: cơ, điện, nhiệt … gây ra làm hủy hoại sức khỏe, cơ thểngười lao động Tai nạn lao động được chia làm 3 loại: 1- Chấn thương: Trong trường hợp tai nạn có thể làm gãy xương, dập xương hoặc những hủy hoại khác trên cơ thể người lao động là tạm thời, có thể là vĩnh viễn mất khả năng lao động, chậm chí chết người 2- Bệnh nghề nghiệp: Trong lao động sản xuất có những điều kiện bất lợi, những tính chất độc hại thường xuyên với người lao động sản xuất dẫn đến có bệnh 3- Nhiễm độc nghề nghiệp: Là sự hủy hoại sức khỏe do tác động của chất độc, khí độc xâm nhập vào cơ thể người lao động. . Nếu nhiễm độc lâu dài một lượng chất độc nhỏ sẽ gây ra bệnh mãn tính . Nếu nhiễm độc đột ngột lượng chất độc lớn sẽ gây ra nhiễm độc cấp tính (chấn thương) * Cả 2 trường hợp trên đều tác hại đến cơ thể người lao động, đều ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. Tuy nhiên, những nguy hại ấy người lao động có hiểu biết đều có thể tìm ra những biện pháp phòng chống tốt được III- Phân tích điều kiện lao động 1- Quá trình lao động: Trong thời gian lao động tâm trí, sức lực con người sẽ trở nên căng thẳng, trong đó hệ thần kinh trung ương căng thẳng nhất dù ngay cả lao động giản đơn. Bởi vậy sau ngày làm việc chúng ta phải được nghỉ ngơi để bù đắp lại sức lực 2- Tình trạng môi trường: Nơi lao động sản xuất nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió, hàm lượng bụi, khí độc, tiếng ồn, chấn động …. Các yếu tố này xuất hiện dưới dạng tổng hợp hay riêng rẽ đều ảnh hưởng xấu đến cơ thể người lao động trong thời gian làm việc IV- Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động Phân tích nguyên nhân tai nạn lao động 6 tháng đầu năm 2008 Về phía người sử dụng lao động - Không huấn luyện về an toàn lao động cho người lao động: 195 vụ (chiếm 7,94% tổng số vụ); - Thiết bị không đảm bảo an toàn, nhiều máy, thiết bị, công cụ sản xuất không đảm bảo an toàn vẫn đưa vào sử dụng: 81 vụ (chiếm 3,30% tổng số vụ); - Không có thiết bị an toàn: 65 vụ (chiếm 2,65% tổng số vụ); - Không có quy trình, biện pháp an tồn lao động: 58 vụ (chiếm 2,36% tổng số vụ); - Không đảm bảo điều kiện làm việc và môi trường làm việc an toàn cho người lao động theo quy định tại các tiêu chuẩn: 39 vụ (chiếm 1,59% tổng số vụ); - Do tổ chức lao động (bố trí lao động làm việc không có tay nghề hoặc chưa phù hợp với ngành nghề chuyên môn được đào tạo): 29 vụ (chiếm 1,18% tổng số vụ); - Không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động: 24 vụ (chiếm 0,97% tổng số vụ); 10
  11. - Do yếu tố khách quan, khó tránh: 452 vụ (chiếm 18,41% tổng số vụ); - Nguyên nhân khác 486 vụ chiếm 19,81%: Do không thường xuyên kiểm tra nhắc nhở người lao động tuân thủ các quy định của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động; không thực hiện đúng các quy định tại Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ngày 31/10/1998 của Liên tịch Bộ Lao động Thương binh và X hội – Bộ Y tế – Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh… Về phía người lao động - Có 825 vụ do người lao động vi phạm các quy định về an toàn lao động (chiếm 33,60 % tổng số vụ). Nhiều người lao động xuất phát từ các vùng nông thôn đi làm thuê không được đào tạo cơ bản qua trường lớp, khi vào làm việc lại chỉ được hướng dẫn về các thao tác trong công việc nên không hiểu biết luật pháp an toàn lao động, không biết các mối nguy hiểm cần phải đề phịng trong mơi trường lao động của mình…; - Có 133 vụ (chiếm 5,42% tổng số vụ) do không sử dụng các trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động mặc dù đ được người sử dụng lao động cấp phát đủ và hướng dẫn cách sử dụng. - Cĩ 68 vụ (chiếm 2,77% tổng số vụ) do người khác vi phạm quy định về an toàn lao động. Một số người lao động mặc dù đ được đào tạo cơ bản, được huấn luyện kỹ về an toàn lao động nhưng do chủ quan, chạy theo năng suất, ý thức chấp hnh kỷ luật km… nn đ gy ra những TNLĐ đáng tiếc cho bản thân và những người làm việc xung quanh; Về phía các cơ quan quản lý Nh nước - Công tác thanh tra của Thanh tra Nhà nước về lao động chưa thường xuyên, thiếu nhạy bén dẫn đến việc thực hiện công tác bảo hộ lao động ở doanh nghiệp chưa tốt; - Số cuộc thanh tra, kiểm tra về thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp cịn ít, hiệu quả chưa cao. Số lượng, chất lượng thanh tra viên chưa tương xứng với tốc độ phát triển của các doanh nghiệp cả về số lượng lẫn quy mô sản xuất, kinh doanh. Nhiều địa phương do thiếu thanh tra viên lao động nên hầu hết chỉ tổ chức các cuộc kiểm tra liên ngành, số cuộc thanh tra lao động cịn rất ít. Do đó không kịp thời phát hiện những vi phạm pháp luật Lao động, dẫn đến nhiều vụ TNLĐ nghiêm trọng đ xảy ra; - Một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chưa được các cơ quan quản lý Nh nước thanh, kiểm tra, hướng dẫn thường xuyên, kịp thời nên tình trạng vi phạm cc quy định của pháp luật, các Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn lao động cịn phổ biến đặc biệt tại các doanh nghiệp tư nhân; lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp; các hộ kinh doanh cá thể, các làng nghề; - Việc xử lý các vụ TNLĐ chết người đặc biệt nghiêm trọng chưa nghiêm: 6 tháng đầu năm 2008 Bộ Lao động – Thương binh v X hội nhận được 69 biên bản điều tra hoặc báo cáo nhanh tai nạn lao động chết người của các địa phương trong đó chỉ có 1 trường hợp TNLĐ nghiêm trọng bị đề nghị truy tố trách nhiệm hình sự (vụ TNLĐ sập lị gạch xảy ra tại cơ sở sản xuất gạch của Ông Nguyễn Văn Đủ, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây). Việc xử lý hnh chính theo thẩm quyền đối với những người vi phạm để xảy ra TNLĐ nghiêm trọng cũng chưa nghiêm, chưa kịp thời; - Một số vụ xác định nguyên nhân gây tai nạn chưa chính xác nên chưa đưa ra được các biện pháp phù hợp để phịng ngừa TNLĐ tái diễn. 1- Nguyên nhân về tổ chức: Do tổ chức làm việc không đúng phương pháp, không hợp lý: . Vi phạm quy tắc an toàn lao động 11
  12. . Sai phạm quy trình kỹ thuật . Không hoặc thiếu giám sát đầy đủ . Làm việc quá nhiều giờ . Sử dụng công nhân không đúng ngành nghề . Chưa hướng dẫn an toàn lao động 2- Nguyên nhân về kỹ thuật: . Các dụng cụ, thiết bị quá cũ kỹ . Thiếu che chắn bảo vệ . Thiếu cơ cấu an toàn hoặc cơ cấu an toàn kém 3- Nguyên nhân về vệ sinh công nghiệp . Thiếu trách nhiệm  nơi làm việc không sạch sẽ  trơn trượt té ngã, dẫm phải miểng ….  tai nạn lao động . Thiếu quan tâm tới môi trường  môi trường không khí bị ô nhiễm  bệnh nghề nghiệp đáng tiếc V- Phương pháp phân tích nguyên nhân TNLĐ: Từ: * Phương pháp thống kê: Dựa vào danh sách thống kê, biên bản TNLĐ người ta phân nhóm theo một quy ước sau: - Tuổi tác (phân tích sức khỏe, tính tình)  TNLĐ - Tuổi nghề, ngành nghề (khả năng, năng lực)  TNLĐ - Đặc tính chấn thương (ngành nghề khác nhau  chấn thương cũng khác nhau) Rút ra 2 phương pháp: 1. Địa hình: bằng, dốc, trơn … 2. Phương pháp chuyên khảo: Tâm sinh lý người lao động  có biện pháp phòng chống TNLĐ được tốt hơn 12
  13. 13
  14. BÀI 4 (3 tiết) AN TOÀN ĐIỆN  Mục đích, yêu cầu: . Trang bị cho học sinh, sinh viên những kiến thức hiểu biết cơ bản về điện trong lao động sản xuất và những nguyên nhân gây tai nạn do điện trong lao động sản xuất . Biết cách phòng chống những tai nạn do điện để sử lý tình huống kịp thời, hiệu quả I- Khái niệm chung: Nguy hiểm vì điện không nhìn thấy, cảm thấy khi tiếp xúc. 1- Điện trở người: (Khoảng 10.000   100.000 ) Điện trở người là đại lượng không ổn định (phụ thuộc vào trạng thái sức khỏe và môi trường xung quanh) điện trở hạ thấp nhất lúc da bị ẩm,thời gian tác động của dịng điện tăng lên hoặc điện áp tăng lên. Điện trở người quyết định mức độ nguy hiểm khi tiếp xúc với điện; Điện trở cơ thể người chủ yếu là lớp da: . Da dày, da chai, da khô có điện trở lớn . Da có mồ hôi, da mỏng, da non, da bị xây xát có điện trở nhỏ . Áp lực tiếp xúc  (R lớn, nhỏ) * Điện trở lớn có mức nguy hiểm về điện giật nhỏ và ngược lại 2- Những tác dụng của điện với cơ thể người  Tác dụng kích thích (dễ gây chết người) . Đặc điểm thời gian: Tiếp xúc với dòng điện được quá ngắn (vài giây) . Cường độ dòng điện qua người sức chịu đựng được rất nhỏ: 25  100 MA (Mê ga am pe) 3- Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của tai nạn Điện giật và điện đốt cháy: Gồm các yếu tố Giá trị dòng điện (lớn, nhỏ) . Điện áp (lớn, nhỏ) . Điện trở của người (lớn, nhỏ) . Đường đi của dòng điện (qua cơ thể) . Trạng thái sức khỏe (mạnh, yếu) . Tần số dòng điện (cao, thấp)  Mức nguy hiểm tổn thương về điện: hiện tượng điện giật là nguy hiểm nhất, vì: 1. Điện tác động đến trung ương thần kinh (não) làm cho hô hấp bị ngưng trệ  tim rối loạn …. Nếu dòng điện tác động mạnh trước hết là ảnh hưởng đến phổi  tim ngưng hoạt động  Bệnh nhân chết trong tình trạng bị ngạt. Vì vậy phải kịp thời làm hô hấp nhân tạo + cấp cứu cần thiết thì mới có thể cứu sống được 2. Dòng điện còn làm co rút, đau nhức, tê liệt cơ bắp. Khi bị điện giật, người bị nạn không tự rút ra khỏi nơi chạm điện được  Đại lượng quyết định độ nguy hiểm do điện là cường độ dòng điện: dòng điện càng lớn thì càng nguy hiểm, tác hại càng nghiêm trọng  Thực nghiệm chứng minh dòng điện 1 chiều 0,01A, dòng điện xoay chiều 0,025A đủ gây ra tai nạn chết người * Đặc điểm thời gian: Cơ thể tiếp xúc với dòng điện được quá ngắn (2s) 1. Thời gian duy trì dòng điện: ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm do điện giật 2. Với dòng điện nhỏ nhưng tồn tại lâu thì mức độ rối loạn hoạt động chức năng của hệ thần kinh càng tăng do đó càng nguy hiểm * Tác dụng gây chấn thương Điện áp tác dụng vào cơ thể và điện áp an toàn  Trị số trở của người khoảng 10.000 . Nếu ta lấy giới hạn thấp nhất là 5.000 (Rng = 5.000) và dòng điện an toàn là 0,005A thì điện áp an toàn là Uat = 0,005A x 5.000 = 25v 14
  15.  Ngoài ra còn tùy theo môi trường mỗi nước khác có quy định riêng về điệp áp an toàn. Ở nước ta, môi trường công tác bình thường Uat quy định là 36. Những nơi dễ cháy, dễ dẫn điện, điện áp an toàn quy định là 12v  Trường hợp điện cao thế tuy chưa chạm phải, nhưng do hiện tượng phóng điện thì nạn nhân vẫn có thể bị thương hoặc chết  Thời gian dòng điện qua người được rất ngắn khi: Cường độ dòng điện và điện thế lớn  Đường đi của dòng điện: . Dòng điện đi qua tim là nguy hiểm nhất . Dòng điện đi từ tay này qua tay kia, hay từ tay qua chân cũng nguy hiểm nhất (vì dòng này đi qua tim nhiều nhất)  Tần số dòng điện: . Dòng điện có tần số 50 – 60 Hz thì mức độ tác hại với cơ thể nghiêm trọng . Tần số càng cao càng ít nguy hiểm (>5.000Hz) ít nguy hiểm hơn vì dòng điện chỉ đi ngoài da, không làm co cơ bắp (không giật nhưng gây bỏng)  Môi trường làm việc: Độ ẩm cao  Điện trở giảm  Cường độ tăng. Hay nơi ẩm thấp càng dễ gây nguy hiểm về điện II- Những nguyên nhân gây ra tai nạn về điện:  Che chắn, bọc kín các bộ phận dẫn điện chưa tốt (để công nhân vô tình chạm phải)  Không thực hiện biệp pháp an toàn khi làm việc ở máy có động cơ điện  Do hỏng, tróc lớp cách điện  Không thực hiện quy định bảo vệ hành lang, mạng lưới điện trên không, để máy làm việc dưới đường day tải điện  Không có nối đất hoặc nối sai quy cách (dây an toàn)  Kiểm tra, quan sát không đầy đủ các điều kiện an toàn khi tiến hành sử dụng, vận hành thiết bị. III- Biện pháp phòng tránh: Để tránh những tai nạn do điện gây ra, ta phải có biện pháp phòng chống thật tốt trước khi sử dụng điện;  Kiểm tra thường xuyên và kịp thời các bộ phận che chắn thiết bị;  Phải thực hiện đầy đủ biện pháp an toàn khi làm việc ở máy có động cơ điện;  Thường xuyên kiểm tra đường dây (để bọc và che chắn tốt);  Không đặt máy dưới đường dây tải điện để đề phòng sự cố bất trắc gây nguy hiểm;  Phải có nối đất đầy đủ và đúng quy cách;  Thường xuyên kiểm tra an toàn về điện trước khi sử dụng. IV. Các nguyên tắc sử dụng điện an toàn Dây dẫn điện trong nhà không được dùng dây trần mà phải dùng dây có bọc cách điện chất lượng tốt. Tiết diện dây dẫn phải chọn đủ khả năng tải dịng điện đến các dụng cụ điện, có tính đến khả năng phát triển phụ tải sau ny. Cấm dng dy cĩ tiết diện nhỏ cho thiết bị cho thiết bị cĩ cơng suất lớn nhằm trnh chy dy v cĩ thể gy hoả hoạn hoặc chy nh 1. Quy tắc an toàn lắp dây dẫn trong gia đình - Dây dẫn điện trong nhà không được dùng dây trần mà phải dùng dây có bọc cách điện chất lượng tốt. Tiết diện dây dẫn phải chọn đủ khả năng tải dịng điện đến các dụng cụ điện, có tính đến khả năng phát triển phụ tải sau này. Cấm dùng dây có tiết diện nhỏ cho thiết bị cho thiết bị có công suất lớn nhằm tránh cháy dây và có thể gây hoả hoạn hoặc cháy nhà. - Dây dẫn xuyên tường phải đặt trong ống nhựa hoặc sứ bảo vệ, không để nước mưa đọng lại trong ống hoặc chảy theo ống vào nhà. Tại đầu hồi của nhà có thể dùng giá đỡ bắt chặt vào tường để đỡ dây điện vào nhà. Khoảng cách từ sứ trên giá đỡ đến mặt đất không được nhỏ hơn 3,5 m. - Nếu lắp đật dây dẫn đi nổi trong nhàn có thể dùng sứ kẹp, puli sứ hoặc luồn dây trong ống nhựa bảo vệ. Nếu dùng sứ kẹp hoặc puli sứ thì khoảng cch giữa hai sứ khơng được quá 0,7 m. Khoảng cách giữa hai dây và tường nhà, trần nhà, kèo... là 1 cm. Khi nối dây dẫn điện phải nối so le và quấn băng cách điện ngoài mối nối ( trong nhà cần hạn chế các mối nối ). 15
  16. - Nếu lắp đặt dây điện đi ngầm trong tường thì dy khơng được có mối nối và phải dùng dây bọc có 2 lớp cách điện thật tốt. Không kéo dây chéo qua tường để đề phịng đóng đinh phải dây gây sự cố, tai nạn. Các mối nối phải đặt trong hộp kỹ thuật để có thể kiểm tra sữa chữa khi cần thiết. 2. Qui tắc an toàn lắp đặt thiết bị bảo vệ, đóng cắt điện: - Các nhánh sau công tơ về nhà đều phải đặt cầu chì hoặc ptomat - Cầu dao cầu chì, ptomat tổng trong gia đình phải đặt gần cửa chính ra vào để khi cần thiết có thể cắt điên được toàn bộ gia đình. - Điện nguồn phải được lấy từ dây pha qua cầu chì hoặc ptomat rồi mới vo ổ cắm v cơng tắc đèn, quạt...Khi rút cầu chì kiểm tra thì phía đầu cực nối vào phải có điện, phía nối vào ổ cắm và công tắc đi ra đèn, quạt... phải mất điện. Kiểm tra bằng bút thử điện cả hai lỗ ổ cắm đều không có điện. - Dịng điện định mức của cầu chì, ptơmat phải chọn ph hợp với cơng suất thiết bị. Khi cĩ chạm, chập gy ngắn mạch hoặc khi qu tải vượt 1,3 công suất định mức thì cầu chì hoặc ptơmat phải tc đông sau một thời gian nhất định. - Cầu dao và cầu chì phải có nắp đậy an toàn để tránh người vô ý chạm vo điện. Cấm dùng giấy bạc, dây đồng, dây thép... có tiết diện tuỳ tiện để thay dây chảy cầu chì. 3. Quy tắc sử dụng an toàn điện trong gia đình: - Nếu trong gia đình cĩ trẻ nhỏ hoặc khi nền nh bị úng ngập nước thì dy điện bảng điện, ổ cắm điện phải đặt trên cao, cách nền nhà từ 1,4-1,6 m. - Khi chân tay ướt, đi chân trần không được thao tác cắm hoặc rút phích điện thay dây chảy cầu chì, đóng cắt cầu dao... - Khi thấy dây điện trong nhà bị sờn, thiết bị điện trong nhà bị hư hỏng hoặc có hiện tượng bị rị điện phải cắt điện và tổ chức sửa chữa ngay. - Người không có kiến thức về điện không được tự ý tháo lắp, sữa chữa điện. BÀI 5 KỸ THUẬT VỆ SINH LAO ĐỘNG I- Những vấn đề chung về kỹ thuật vệ sinh lao động 1. Đối tượng và nhiệm vụ của vệ sinh lao động: . Vệ sinh lao động là môn khoa học nghiên cứu những ảnh hưởng của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với sức khỏe của người lao động. . Tìm các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp và nâng cao khả năng lao động của người lao động. Trong sản xuất, người lao động có thể 16
  17. tiếp xúc với những yếu tố có ảnh hưởng tới sức khỏe, các yếu tố này gọi là tác hại nghề nghiệp VD: Nghề rèn đúc kim loại yếu tố tác hại chính là do nhiệt độ cao Nghề dệt may là tiếng ồn và bụi Tác hại nghề nghiệp ảnh hưởng tới sức khỏe nhiều mức khác nhau như: mệt mỏi, suy nhược, giảm khả năng lao động, làm tăng các bệnh thông thường (cảm cúm, đau dạ dày….) thậm chí còn gây ra bệnh nghề nghiệp (Bệnh nhiễm bụi phổi ở các công nhân tiếp xúc với bụi than, bụi đá, bệnh nhiễm độc chì ở công nhân khai thác chất phóng xạ)  Nội dung của vệ sinh lao động gồm: . Nghiên cứu đặc điểm vệ sinh của quá trình sản xuất . Nghiên cứu các biến đổi sinh lý, sinh hóa của cơ thể . Nghiên cứu việc tổ chức lao động và nghỉ ngơi hợp lý . Nghiên cứu các biện pháp đề phòng tình trạng mệt mỏi trong lao động, hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố tác hại nghề nghiệp trong sản xuất, đánh giá hiệu quả các biện pháp đó . Quy định tổ chức vệ sinh, chế độ vệ sinh xí nghiệp và cá nhân, chế độ BHLĐ . Quản lý theo di tình hình sứx khỏe cơng nhn, tổ chức khm sức khỏe định kỳ, phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp. . Tổ chức khám tuyển vàsắp xếp công nhân hợp lý vào làm ở các bộ phận sản xuất khác nhau trong xí nghiệp . Giám định khả năng lao động cho công nhân bị tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp và bệnh mãn tính khác . Đôn đốc kiểm tra thực hiện các biện pháp vệ sinh an toàn trong sản xuất  Tác hại nghề nghiệp có thể phân loại như sau: (3 lọai theo tác hại nghề nghiệp) a- Tác hại liên quan đến quá trình sản xuất  Yếu tố vật lý và hóa học . Điều kiện vi khí hậu trong sản xuất không phù hợp: nhiệt độ, độ ẩm cao hoặc thấp, thoáng khí kém, cường độ bức xạ mạnh . Bức xạ điện từ, bức xạ cao tần, siêu cao tần trong vô tuyến, hồng ngoại, tử ngoại …. Các chất phóng xạ và tia phóng xạ như a, p, y…. . Tiếng ồn và rung động . Áp suất cao (thợ lặn, thợ hàn trong thùng chìm), áp suất thấp (lái máy bay, leo núi) . Bụi và các chất độc trong sản xuất  Yếu tố sinh vật: Vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng và các nấm mốc gây bệnh b- Tác hại liên quan đến tiêu chuẩn lao động . Thời gian làm việc liên tục và quá lâu, liên tục không nghỉ, thông ca… . Cường độ lao động quá cao, không phù hợp với sức khỏe . Chế độ làm việc, nghỉ ngơi bố trí không hợp lý . Làm việc với tư thế gò bó, không thoải mái: cúi lom khom, vặn mình, ngồi, đứng quá lâu . Sự hoạt động khẩn trương, căng thẳng quá độ, các hệ thống giác quan như thần kinh thị giác, thính giác …. . Công cụ lao động không phù hợp với cơ thể: trọng lượng, hình dáng, kích thước….. c- Tác hại liên quan đến điều kiện vệ sinh, an toàn . Thiếu hoặc thừa áng sáng, sắp xếp bố trí hệ thống chiếu sáng không hớp lý . Làm việc ở ngoài trời có thời tiết xấu: nóng về mùa hạ, lạnh về mùa đông . Phân xưởng chật chội, sắp xếp làm việc lộn xộn, mất trật tư ngăn nắp . Thiếu thiết bị thông gió, chống bụi, chống nóng, chống ồn, chống hơi nước, khí độc . Thiếu trang bị phòng hộ lao động hoặc có nhưng sử dụng bảo quản kém . Việc thực hiện quy tắc vệ sinh, an toàn lao động chưa triệt để, nghiêm chỉnh  Dựa vào tính chất nghiêm trọng của tác hại nghề nghiệp và phạm vi tồn tại của nó rộng hay hẹp, người ta phân các yếu tố tác hại nghề nghiệp ra làm 4 loại (4 loại theo tính chất và phạm vi tồn tại)  Loại có tác hại tương đối rộng: 17
  18. Bao gồm các chất độc trong sản xuất gây nhiễm độc nghề nghiệp thường gặp: chì, benzene, thủy ngân, mangan, CO, SO2, Cl2 …thuốc trừ sâu, lân hữu cơ, bụi oxít silich gây ra bụi phổi, nhiễm bụi si lích nhiệt độ cao, bức xạ mạnh gây ra say nóng.  Loại có tác hại tương đối nghiêm trọng: Hiện nay phạm vi ảnh hưởng còn chưa phổ biến: các hợp chất hữu cơ của kim loại và á kim như: thủy ngân hữu cơ, các hợp chất hóa hợp cao phân tử và nguyên tố hiếm, các chất phóng xạ và tia phóng xạ.  Loại có ảnh hưởng rộng nhưng tính chất tác hại không rõ lắm: Như ánh sáng mạnh, tia tử ngoại gây bệnh viêm mắt, chiếu sáng không tốt có thể gây rối loạn thị giác, ảnh hưởng đến năng suất lao động. Tiếng ồn và rung động gây ảnh hưởng tổn thương đến cơ quan thính giác và các hệ thống khác. Tổ chức lao động không tốt ảnh hưởng đến khả năng làm việc. Thiếu sót trong việc xây dựng, thiết kế phân xưởng sản xuất … các vấn đề trên tuy ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe không lớn lắm, nhưng phạm vi ảnh hưởng rộng và có quan hệ mật thiết đến năng suất lao động. Trong công tác bảo hộ cần có sự chú ý.  Những vấn đề có tính chất đặc biệt và mới: Làm việc trong điều kiện áp suất cao hoặc thấp, làm việc với các máy phát sóng cao tần, siêu cao tần (ra đa, vô tuyến), làm việc trong điều kiện có gia tốc, những vấn đề liên quan đến khai thác dầu mỏ, hơi đốt và chế biến các sản phẩm của dầu mỏ …. Đều dẫn tới sinh bệnh (bệnh nghề nghiệp) 2. Các bệnh nghề nghiệp Từ tháng 2-1997 đến nay, Nhà nước Việt Nam đã công nhận 21 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm. Đó là: 1. Bệnh bụi phổi do si lích 2. Bệnh bụi phổi do amiăng 3. Bệnh bụi phổi do bông 4. Nhiễm độc chì và hợp chất chì 5. Nhiễm độc ben zen và đồng đẳng ben zen 6. Nhiễm độc thủy ngân và hợp chất thủy ngân 7. Nhiễm độc mangan và hợp chất mangan 8. Nhiễm độc TNT (Tri Nitrô Toluen) 9. Nhiễm độc các tia phóng xạ và tia X 10. Điếc nghề nghiệp do tiếng ồn 11. Bệnh run nghề nghiệp 12. Bệnh sạm da nghề nghiệp 13. Loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc 14. Bệnh lao nghề nghiệp 15. Viêm gan do vi rút nghề nghiệp 16. Bệnh do lep tospi ra nghề nghiệp 17. Nhiễm độc asen và hợp chất của asen nghề nghiệp 18. Nhiễm độc Nicotin nghề nghiệp 19. Nhiễm độc hóa chất trừ sâu nghề nghiệp 20. Bệnh giảm áp nghề nghiệp 21. Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp Trong 21 bệnh nghề nghiệp này ở Việt Nam có tới 70% loại bệnh do Nhiễm độc mãn tính khi tiếp xúc với hóa chất trong công việc 3. Các biện pháp đề phòng tác hại nghề nghiệp Tùy tình hình cụ thể ta có thể áp dụng các biện pháp đề phòng sau: a. Biện pháp kỹ thuật công nghệ: Cần cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ như: Cơ giới hóa, tự động hóa. Dùng những chất không độc hại, hay ít độc hại thay dần cho những hợp chất có tính độc cao b. Biện pháp kỹ thuật vệ sinh Các biệp pháp kỹ thuật vệ sinh như: Cải tiến hệ thống thông gió, hệ thống chiếu sáng …. Nơi sản xuất cũng là những biện pháp góp phần cải thiện điều kiện làm việc 18
  19. c. Biện pháp phòng hộ cá nhân: Đây là biệp pháp bổ trợ, nhưng trong nhiều trường hợp khi biện pháp cải tiến quá trình công nghệ, biện pháp kỹ thuật vệ sinh thực hiện chưa được thì nó đóng vai trò chủ yếu trong việc đảm bảo an toàn cho công nhân trong sản xuất và phòng bệnh nghề nghiệp Dựa theo tính chất độc hại trong sản xuất, mỗi người công nhân sẽ được trang bị dụng cụ phòng hộ thích hợp d. Biện pháp tổ chức lao động khoa học: Thực hiện phân công lao động hợp lý theo đặc điểm sinh lý của công nhân. Tìm ra biện pháp cải tiến cho lao động bớt nặng nhọc, tiêu hao năng lượng ít hơn hoặc làm cho lao động thích nghi được với con người và con người thích nghi được với công cụ sản xuất mới vừa có năng suất lao động cao hơn, vừa an toàn hơn e. Biện pháp y tế bảo vệ sức khỏe: Bao gồm: - Kiểm tra sức khỏe công nhân, khám tuyển: không tuyển người mắc bệnh vào làm ở những nơi có yếu tố bất lợi cho sức khỏe làm cho bệnh nặng thêm  bệnh nghề nghiệp - Khám định kỳ cho công nhân tiếp xúc với các yếu tố độc hại, nhằm phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp, bệnh mãn tính khác để kịp thời có biện pháp giải quyết, theo dõi sức khỏe công nhân một cách liên tục, như vậy mới quản lý bảo vệ được sức lao động, kéo dài tuổi đời, tuổi nghề cho công nhân. Ngoài ra còn phải giám định khả năng lao động và hướng dẫn luyện tập phục hồi khả năng lao động cho công nhân mắc tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bệnh mãn tính khác đã được điều trị. - Thường xuyên kiểm tra vệ sinh an toàn lao động, cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống đảm bảo chất lượng cho công nhân làm việc với các chất độc hại II- Vi khí hậu trong sản xuất: 1. Khái niệm và định nghĩa: Vi khí hậu là nói đến vùng khí hậu có giới hạn hẹp như phân xưởng, nhà máy, địa phương nhỏ. Vi khí hậu thường gồm các yếu tố sau đây: một là tiếng ồn và rung sóc, tiếng ồn phát ra do máy nổ hoặc sự chuyển động của các bộ phận của máy, do va chạm…; rung sóc do các dụng cụ cầm tay bằng các động cơ nổ như khoan điện, máy cưa, bào… tạo ra. Nếu tiếng ồn và rung sóc quá giới hạn cho phép dễ gây điếc, viêm thần kinh, rối loạn cảm giác, rối loạn phát dục, tổn thương cơ, xương, khớp. Hai là ánh sáng chói quá hoặc tối quá: ánh sáng chói quá gây lóa mắt, bỏng giác mạc; ánh sáng mờ quá dễ gây tai nạn sinh hoạt, lao động tăng. Ba là bụi: bụi hữu cơ nguồn gốc từ động vật, thực vật; bụi nhân tạo: nhựa, cao su, sắt, đồng, silic, amiăng… Hít phải bụi gây tổn thương cơ quan hô hấp: bệnh bụi phổi, viêm phổi, ung thư phổi; lở loét da; tổn thương mắt… Bốn là các hóa chất độc như: chì, cc khí bụi SO, NO, CO…, cc dung dịch axit, bazơ… gây nhiễm độc cấp tính, bệnh nghề nghiệp. Năm là bức xạ và phóng xạ: do nguồn thiên nhiên hoặc nhn tạo: mặt trời, lị luyện gang thp, hn cắt kim loại… Phĩng xạ: pht ra do thảm họa của nh my điện nguyên tử, vũ khí hạt nhân. Tia phóng xạ quá giới hạn an toàn gây nhiễm độc cấp tính hoặc mạn tính, bỏng rộp đỏ da, thiếu máu, vô sinh, ung thư, tử vong. Ngồi ra cịn nhiều loại vi khí hậu khc nữa - Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp gồm các yếu tố: Nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc chuyển động không khí. - Điều kiện vi khí hậu trong sản xuất phụ thuộc vào tính chất của quá trình công nghệ và vi khí hậu địa phương. - Về mặt vệ sinh, vi khí hậu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh tật của công nhân. - Làm việc trong điều kiện vi khí hậu lạnh và ẩm có thể mắc bệnh thấp khớp, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi và làm cho bệnh lao nặng thêm. Vi khí hậu lạnh và khô làm cho rối loạn sự lưu thông máu, làm giảm tiết niêm dịch đường hô hấp, gây khô niêm mạc, nứt nẻ da. - Vi khí hậu nóng ẩm làm giảm khả năng bay hơi mồ hôi, gây ra rối loạn cân bằng nhiệt, làm cho mệt mỏi xuất hiện sớm, nó còn làm cho vi sinh vật phát triển  gây bệnh ngoài da  Tùy theo tính tỏa nhiệt của quá trình sản xuất, người ta chia ra 3 loại vi khí hậu sau: 19
  20. + Vi khí hậu tương đối ổn định: Nhiệt tỏa ra khoảng 20 Kcal/m3 không khí một giờ ở trong xưởng cơ khí dệt may … + Vi khí hậu nóng: Tỏa nhiệt hơn 20 Kcal/m3/h ở xưởng đúc, rèn, cán thép, luyện gang thép …. + Vi khí hậu lạnh: Nhiệt tỏa ra dưới 20 Kcal/m3/h, ở trong các xưởng lên men rượu bia, nhà ướp lạnh, chế biến thực phẩm 2. Các yếu tố vi khí hậu a- Nhiệt độ: Là yếu tố quan trọng, phụ thuộc vào quá trình sản xuất . Lò phát nhiệt, ngọn lửa, bề mặt máy bị nóng, năng lượng điện, cơ biến thành nhiệt, phản ứng hóa học sinh nhiệt, bức xạ nhiệt của mặt trời, nhiệt độ công nghiệp sản ra …. Các nguồn nhiệt này làm cho nhiệt độ không khí lên cao, có khi lên tới 50-600C . Điều lệ vệ sinh quy định nhiệt độ tối đa cho phép ở nơi làm việc mùa hè là 300C và không được vượt quá nhiệt độ cho phép từ 3-50C b- Bức xạ nhiệt: Là những sóng điện từ bao gồm:Tia hồng ngoại, tia sáng thường và tia tử ngoại. Bức xạ nhiệt do vật thể đen được nung nóng phát ra, khi nung 5000C chỉ phát ra tia hồng ngoại, nung 18000-20000C còn phát ra tia sáng thường và tia từ ngoại, nung tới 30000C tia tử ngoại càng nhiều. Về mặt vệ sinh bức xạ được biểu thị bằng Cal/m2/phút và được đo bằng nhiệt kế cầu hoặc bằng actinometre. Ở xưởng rèn, đúc, cán thép bức xạ nhiệt tới 5  10 Kcal/m2/ph (Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép 1Kcal/m2/ph) c- Độ ẩm: Là lượng hơi nước có trong không khí biểu thị bằng gam trong 1 m3 không khí hoặc bằng sức trương hơi nước tính bằng mm cột thủy ngân. Về mặt vệ sinh thường lấy độ ẩm tương đối là tỷ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối ở một thời điểm nào đó so với độ ẩm tối đa để biểu thị mức độ cao hay thấp. Điều lệ vệ sinh quy định độ ẩm tương đối nơi sản xuất 75 – 85% d- Vận tốc chuyển động không khí: . Được biểu thị bằng m/s. Theo Sácbazan giới hạn trên của vận tốc chuyển động không khí không được vượt quá 3m/s, trên 5m/s gây kích thích bất lợi cho cơ thể. . Nhiệt độ hiệu quả tương đương là để đánh giá tác dụng tổng hợp các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm và vận tốc gió của môi trường không khí đối với cảm giác nhiệt độ của cơ thể con người . Người ta đưa ra khái niệm về “Nhiệt độ hiệu quả tương đương” ký hiệu là t0hqtđ . Nhiệt độ hiệu quả tương đương của không khí có nhiệt độ t, độ ẩm  và vận tốc gió chuyển động v là nhiệt độ của không khí bão hòa hơi nước có  = 100% và không có gió v = 0 mà gây ra cảm giác nhiệt giống như cảm giác gây ra bởi không khí với t, , v đã cho 3. Điều hòa thân nhiệt ở người: . Cơ thể có nhiệt độ không đổi trong khoảng 370C  0,50C là nhờ có 2 quá trình điều nhiệt do trung tâm chỉ huy điều nhiệt điều khiển. Để duy trì thăng bằng thân nhiệt, trong điều kiện vi khí hậu nóng, cơ thể thải nhiệt thừa bằng cách dãn mạch ngoại biên và tăng cường tiết mồ hôi. Chuyển 1 lít máu từ nội tạng ra ngoài da thải được khoảng 2,5Kcal và nhiệt độ hạ được 30C. Một lít mồ hôi bay hơi hoàn toàn thải ra được chừng 580Kcal . Còn trong điều kiện khí hậu lạnh cơ thể tăng cường quá trình sinh nhiệt và hạn chế quá trình thải nhiệt để duy trì sự thăng bằng nhiệt. Thăng bằng nhiệt chỉ có thể thực hiện được trong phạm vi trường điều nhiệt, gồm 2 vùng: vùng điều nhiệt hóa học và vùng điều nhiệt lý học. Vượt quá giới hạn này về phía dưới cơ thể sẽ bị nhiễm lạnh, ngược lại về phía trên sẽ bị quá nóng a- Điều nhiệt hóa học: - Là quá trình biến đổi sinh nhiệt do sự oxy hóa các chất dinh dưỡng. Biến đổi chuyển hóa thay đổi theo nhiệt độ không khí. Quá trình chuyển hóa tăng khi nhiệt độ bên ngoài thấp và vận động nặng, ngược lại quá trình giảm khi nhiệt độ môi trường cao và cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi Bảng biến đổi quá trình điều nhiệt theo nhiệt độ không khí Quá trình điều nhiệt Biến thiên nhiệt độ Kết quả điều nhiệt 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0