intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Xây dựng dân dụng và công nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:130

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "An toàn lao động (Ngành: Xây dựng dân dụng và công nghiệp - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Biện pháp an toàn lao động cho các công tác chính trong thi công xây lắp; biện pháp an toàn trong sử dụng điện, biện pháp phòng chống cháy nổ trong thi công cho các công trình dân dụng và công nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung giáo trình!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Xây dựng dân dụng và công nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 ------ 000 ------ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: AN TOÀN LAO ĐỘNG NGÀNH: XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số: 368ĐT/QĐ- CĐXD1 ngày 10 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởng trường CĐXD số 1) Hà Nội, năm 2021
  2. Bài giảng An toàn lao động – Tổ Thi công TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. -2-
  3. Bài giảng An toàn lao động – Tổ Thi công LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình AN TOÀN LAO ĐỘNG được biên soạn nhằm phục vụ cho giảng dạy và học tập cho hệ Trung cấp ở trường Cao đẳng Xây dựng số 1, thuộc chuyên ngành Xây dựng dân dụng & Công nghiệp... AN TOÀN LAO ĐỘNG là một môn học chuyên ngành quan trọng, nó cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản, cần thiết để có thể tổ chức sản xuất an toàn ngoài công trường. Với mục đích cung cấp cho người học những kiến thức và tạo cho người học kỹ năng phân tích tình huống, tìm ra những nguy cơ tiềm ẩn và từ đó đưa ra biện pháp an toàn, vệ sinh lao động, trong cuốn giáo trình này chúng tôi đã đưa các câu hỏi ôn tập, các tình huống để người học có thể sử dụng kiến thức được học để trả lời các câu hỏi, để giải quyết các tình huống. Giáo trình AN TOÀN LAO ĐỘNG do bộ môn Thi công gồm: Th.s Nguyễn Thị Lý, Ts Trần Đăng Quế, Th.s Nguyễn Văn Việt, Th.s Lê Thế Huy đã và đang giảng dạy trực tiếp trong bộ môn cùng tham gia biên soạn. Bài giảng này được viết theo đề cương môn học An toàn lao động, tuân thủ theo các quy tắc thống nhất của Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO). Ngoài ra giáo trình còn bổ sung thêm một số kiến thức mà trong các giáo trình trước chưa đề cập tới. Nội dung gồm 13 bài sau: Bài 1: Tổ chức công tác BHLĐ trên công trường xây dựng. Bài 2: Phòng chống bụi trong xây dựng. Bài 3: Phòng chống tiếng ồn và rung động trong xây dựng. Bài 4: Phòng chống nhiễm độc trong xây dựng. Bài 5: Kỹ thuật an toàn khi sử dụng các máy móc thi công. Bài 6: Kỹ thuật an toàn điện trong thi công xây dựng. Bài 7: Kỹ thuật an toàn trong thi công trên cao và an toàn sử dụng giàn giáo Bài 8: Kỹ thuật an toàn trong thi công công tác đất. Bài 9: Kỹ thuật an toàn trong thi công công tác xây. Bài 10: Kỹ thuật an toàn trong thi công công tác BTCT tại chỗ. Bài 11: Kỹ thuật an toàn trong thi công công tác lắp ghép. Bài 12: Kỹ thuật an toàn khi thi công trong không gian hạn chế. Bài 13: Kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy. Trong quá trình biên soạn, nhóm giảng viên Bộ môn Thi công, khoa xây dựng của Trường Cao đẳng Xây dựng Số 1 - Bộ Xây dựng, đã được sự động viên quan tâm và góp ý của các đồng chí lãnh đạo, các đồng nghiệp trong và ngoài trường. -3-
  4. Bài giảng An toàn lao động – Tổ Thi công Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng trong quá trình biên soạn, biên tập và in ấn khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi xin được lượng thứ và tiếp thu những ý kiến đóng góp. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày……tháng……năm……… Tham gia biên soạn 1. Th.s Nguyễn Thị Lý 2. Ts Trần Đăng Quế 3. Th.s Nguyễn Văn Việt 4. ThS. Lê Thế Huy -4-
  5. Bài giảng An toàn lao động – Tổ Thi công MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ........................................... Error! Bookmark not defined. BÀI 1. TỔ CHỨC CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG TRÊN CÔNG TRƯỜNG ................................................................................. 9 I. Các chủ thể quản lý an toàn, vệ sinh lao động trên công trường xây dựng ........................................ 9 II. Quyền, nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động. ............................................................................................................................ 10 III. Quyền, trách nhiệm của chủ đầu tư trong công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trên công trường (tham khảo). ............................................................................................................................ 11 IV. Quyền, trách nhiệm của Ban Quản lý dự án và Tư vấn trong công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trên công trường. ............................................................................................................................ 11 V. Quyền, trách nhiệm của Nhà thầu trong công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trên công trường. ............................................................................................................................ 12 VI. Cơ cấu tổ chức của nhà thầu trong việc tổ chức công tác an toàn, vệ sinh lao động trên công trường ............................................................................................................................ 13 BÀI 2. PHÒNG CHỐNG BỤI TRONG XÂY DỰNG ...................... 25 I. Khái niệm bụi trong sản xuất .............................................................................................................. 25 II. Tác hại của bụi đối với cơ thể người ................................................................................................... 28 III. Biện pháp phòng và chống bụi ............................................................................................................ 29 IV. Bài tập tình huống ............................................................................................................................ 31 V. Câu hỏi ôn tập ............................................................................................................................ 31 BÀI 3. PHÒNG CHỐNG TIẾNG ỒN VÀ RUNG ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG ............................................................................. 32 I. Tiếng ồn ............................................................................................................................ 32 II. Rung động ............................................................................................................................ 34 3. Tác hại của rung động ............................................................................................................................ 35 III. Nhận biết biển báo ............................................................................................................................ 37 IV. Bài tập tình huống ............................................................................................................................ 37 V. Câu hỏi ôn tập ............................................................................................................................ 38 BÀI 4. PHÒNG CHỐNG NHIỄM ĐỘC TRONG XÂY DỰNG ...... 39 I. Khái niệm chung ............................................................................................................................ 39 II. Phân tích nguyên nhân, tác hại của chất độc và cách phòng tránh một số loại chất độc trong xây dựng ............................................................................................................................ 39 III. Câu hỏi ôn tập ............................................................................................................................ 44 BÀI 5. KỸ THUẬT AN TOÀN KHI SỬ DỤNG CÁC MÁY MÓC THI CÔNG ............................................................................. 46 I. Các loại máy móc thiết bị chính sử dụng trong xây dựng .................................................................. 46 II. Phân tích nguy cơ tiềm ẩn gây ra sự cố, tai nạn liên quan tới máy móc, thiết bị thi công trên các công trường xây dựng ............................................................................................................................ 46 III. Các biện pháp phòng ngừa tai nạn liên quan tới máy móc, thiết bị thi công trên các công trường xây dựng ............................................................................................................................ 51 BÀI 6. KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG. ................................................................................. 54 I. Khái niệm cơ bản về an toàn điện ....................................................................................................... 54 -5-
  6. Bài giảng An toàn lao động – Tổ Thi công II. Tác động của dòng điện lên cơ thể người và hậu quả của nó. ........................................................... 56 III. Phân tích các nguyên nhân gây ra tai nạn điện trên công trường. .................................................... 56 IV. Các biện pháp phòng ngừa tai nạn điện.............................................................................................. 59 V. Chống sét cho công trình xây dựng ..................................................................................................... 61 VI. Câu hỏi ôn tập và tình huống thảo luận.............................................................................................. 65 BÀI 7. KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG THI CÔNG TRÊN CAO VÀ AN TOÀN TRONG SỬ DỤNG GIÀN GIÁO ......................................... 67 I. Phân tích nguy cơ tiềm ẩn khi làm việc trên cao ................................................................................ 67 II. Các biện pháp phòng ngừa tai nạn ngã cao. ....................................................................................... 70 III. Phân tích nguyên nhân gây tai nạn trong sử dụng giàn giáo ............................................................ 74 IV. Biện pháp đảm bảo an toàn khi sử dụng giàn giáo ............................................................................ 76 V. Câu hỏi ôn tập và tình huống thảo luận.............................................................................................. 79 BÀI 8. KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG THI CÔNG CÔNG TÁC ĐÀO ĐẤT ................................................................................. 80 I. Phân tích nguy cơ tiềm ẩn gây sự cố, tai nạn khi thi công đào đất .................................................... 80 II. Các biện pháp phòng ngừa .................................................................................................................. 82 BÀI 9. KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG THI CÔNG CÔNG TÁC XÂY. ................................................................................. 86 I. Phân tích nguy cơ tiềm ẩn gây sự cố, tai nạn trong công tác xây ...................................................... 86 II. Biện pháp an toàn trong công tác xây ................................................................................................. 88 BÀI 10. KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG CÔNG TÁC THI CÔNG BÊ TÔNG CỐT THÉP TẠI CHỖ. ........................................... 90 I. Kỹ thuật an toàn trong công tác ván khuôn. ....................................................................................... 90 II. Kỹ thuật an toàn trong công tác cốt thép. ............................................................................................ 93 III. Kỹ thuật an toàn trong công tác vận chuyển, đổ, đầm và bảo dưỡng bê tông ........................................ 96 IV. Câu hỏi ôn tập và tình huống thảo luận ................................................................................................ 100 BÀI 11. KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG THI CÔNG LẮP GHÉP ................................................................................. 101 I. Phân tích các nguy cơ tiềm ẩn trong thi công lắp ghép .................................................................... 101 II. Biện pháp phòng ngừa tai nạn trong lắp ghép ................................................................................. 104 III. Câu hỏi ôn tập và tình huống thảo luận............................................................................................ 107 BÀI 12. KỸ THUẬT AN TOÀN KHI THI CÔNG TRONG KHÔNG GIAN HẠN CHẾ ................................................................................... 108 I. Giới thiệu chung về không gian hạn chế ................................................................................................ 108 II. Phân tích các nguy cơ tiềm ẩn khi làm việc trong không gian hạn chế........................................... 108 III. Các biện pháp phòng ngừa tai nạn khi làm việc trong không gian hạn chế. .................................. 109 IV. Câu hỏi ôn tập và tình huống thảo luận ................................................................................................ 113 BÀI 13. KỸ THUẬT PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY ................... .114 I. Điều kiện, hình thức cháy và hiện tượng cháy. ........................................................................................ 114 II. Phân tích các nguy cơ gây cháy, nổ trên công trường xây dựng. .......................................................... 117 III. Các giải pháp phòng ngừa cháy, nổ trên công trường xây dựng. ........................................................ 119 IV. Nguyên lý chữa cháy .......................................................................................................................... 121 VI. Các chất chữa cháy .......................................................................................................................... 122 VII. Dụng cụ và phương tiện chữa cháy ...................................................................................................... 125 VIII. Nhận biết biển báo .......................................................................................................................... 128 -6-
  7. Bài giảng An toàn lao động – Tổ Thi công IX. Bài tập tình huống .......................................................................................................................... 128 PHỤ LỤC: DANH MỤC CÁC LOẠI MÁY MÓC THIẾT BỊ BẮT BUỘC PHẢI ĐƯỢC KIỂM ĐỊNH TRƯỚC KHI SỬ DỤNG ........................... 129 -7-
  8. Bài giảng An toàn lao động – Tổ Thi công CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: AN TOÀN LAO ĐỘNG Mã môn học: MH13 Thời gian thực hiện môn học: 30 giờ. Trong đó: - Lý thuyết: 28 giờ; - Kiểm tra: 2 giờ. I. Vị trí, tính chất của môn học - Vị trí: + Môn học được bố trí ở kỳ học 3 + Môn học tiên quyết: Kỹ thuật thi công (MH12). - Tính chất: Là môn học chuyên môn chung. II. Mục tiêu môn học Học xong môn này người học có khả năng: II.1. Kiến thức 1.1. Hiểu và trình bày được biện pháp an toàn lao động cho các công tác chính trong thi công xây lắp (công tác có sử dụng điện, công tác thi công trên cao, công tác đất, công tác bê tông cốt thép toàn khối, công tác xây, công tác thi công trong không gian hạn chế). 1.2. Hiểu và trình bày được biện pháp an toàn trong sử dụng điện, biện pháp phòng chống cháy nổ trong thi công cho các công trình dân dụng và công nghiệp. II.2. Kỹ năng 2.1. Thực hiện và đảm bảo được biện pháp an toàn lao động đã được phê duyệt cho các công tác chính trong thi công xây lắp (công tác có sử dụng điện, công tác thi công trên cao, công tác đất, công tác bê tông cốt thép toàn khối, công tác xây, công tác thi công trong không gian hạn chế). 2.2. Thực hiện và đảm bảo được biện pháp an toàn trong sử dụng điện, biện pháp phòng cháy, chữa cháy trong thi công cho các công trình dân dụng và công nghiệp đã được phê duyệt. II.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm 3.1. Có tác phong nghề nghiệp: Nghiêm túc, cẩn thận, khoa học... 3.2. Cập nhật kiến thức và sáng tạo trong công việc. -8-
  9. Bài giảng An toàn lao động – Tổ Thi công BÀI 1. TỔ CHỨC CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG TRÊN CÔNG TRƯỜNG  Giới thiệu Bài học này giới thiệu về những khái niệm chung, chức năng nhiệm vụ của từng chủ thể quản lý an toàn, vệ sinh lao động trên công trường  Mục tiêu môn học 1. Trình bày được quyền và nghĩa vụ của NSDLĐ và NLĐ trên công trường xây dựng trong công tác ATVSLĐ 2. Trình bày được cơ cấu tổ chức bộ máy ATVSLĐ của nhà thầu trên công trường xây dựng I. Các chủ thể quản lý an toàn, vệ sinh lao động trên công trường xây dựng 1. Chủ đầu tư Chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn dự án đầu tư xây dựng. 2. Ban Quản lý dự án Ban Quản lý dự án là đơn vị thực hiện nhiệm vụ do chủ đầu tư giao và quyền hạn do chủ đầu tư ủy quyền. Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư, pháp luật theo nhiệm vụ được giao và quyền hạn được ủy quyền. 3. Tư vấn GS Tư vấn là tổ chức hoặc cá nhân hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư vấn xây dựng hoặc là các chuyên gia tư vấn có kiến thức rộng trong lĩnh vực xây dựng. 4. Nhà thầu Nhà thầu (Bao gồm cả thầu chính và thầu phụ) là tổ chức hoặc cá nhân thực hiện công tác xây dựng. Những tổ chức, cá nhân này có đủ năng lực và chuyên nghiệp trong hoạt động xây dựng. Hình 1.1. Các chủ thể quản lý an toàn, VSLĐ trên công trường xây dựng -9-
  10. Bài giảng An toàn lao động – Tổ Thi công 5. Bộ phận an toàn, vệ sinh lao động Bộ phận an toàn, vệ sinh lao động: là bộ phận tham mưu, giúp việc cho người sử dụng lao động trong việc tổ chức thực hiện, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các hoạt động an toàn, vệ sinh lao động. II. Quyền, nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động. 1. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động a. Quyền của người sử dụng lao động Theo quy định tại điều 6, chương I, bộ luật lao động số 10/1012/QH13: - Bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh - Khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động; b. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động Theo quy định tại điều 137, 138 chương IX, bộ luật lao động số 10/1012/QH13 - người sử dụng lao động có nghĩa vụ: - Tuân theo quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động. - Bảo đảm nơi làm việc đạt yêu cầu VSLĐ về không gian, độ thoáng, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và các yếu tố đó phải được định kỳ kiểm tra, đo lường; - Bảo đảm các điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nhà xưởng đạt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động hoặc đạt các tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc đã được công bố, áp dụng; - Kiểm tra, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc của cơ sở để đề ra các biện pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động; - Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng; - Phải có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị, nơi làm việc và đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy tại nơi làm việc; - Lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động. 2. Quyền và nghĩa vụ của người lao động a. Quyền của người lao động Theo quy định tại điều 5, chương I, bộ luật lao động số 10/1012/QH13 người lao động có quyền: - Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể. - Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe doạ nghiêm trọng tính mạng, sức khoẻ của mình và phải báo ngay với người phụ - 10 -
  11. Bài giảng An toàn lao động – Tổ Thi công trách trực tiếp, từ chối trở lại làm việc nơi nói trên nếu những nguy cơ đó chưa được khắc phục; - Khiếu nại hoặc tố cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụng lao động vi phạm quy định của Nhà nước hoặc không thực hiện đúng các giao kết về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động. b. Nghĩa vụ của người lao động Theo quy định tại điều 138, chương IX, bộ luật lao động số 10/1012/QH13 - người lao động có nghĩa vụ sau đây: - Chấp hành các quy định, quy trình, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao; - Sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang bị; các thiết bị an toàn lao động, vệ sinh lao động nơi làm việc; - Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động. III. Quyền, trách nhiệm của chủ đầu tư trong công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trên công trường (tham khảo). 1. Quyền của chủ đầu tư Theo quy định tại điều 112, mục 2 luật xây dựng số 50/2014/QH13 - chủ đầu tư có quyền dừng thi công xây dựng công trình và yêu cầu khắc phục hậu quả khi nhà thầu thi công xây dựng công trình vi phạm các quy định về chất lượng công trình, an toàn và vệ sinh môi trường 2. Trách nhiệm của chủ đầu tư Theo quy định tại điều 9, 112, 115 luật Xây dựng số 50/2014/QH13 - chủ đầu tư có trách nhiệm: - Mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đối với công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng, môi trường, công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công phức tạp; - Kiểm tra biện pháp thi công, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường. - Trong quá trình thi công xây dựng chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho công trình, người lao động, thiết bị, phương tiện thi công làm việc trên công trường xây dựng; - Chủ đầu tư phải bố trí người có năng lực theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn của nhà thầu thi công xây dựng; tạm dừng hoặc đình chỉ thi công khi phát hiện có sự cố gây mất an toàn công trình, dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn; phối hợp với nhà thầu xử lý, khắc phục khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn lao động; thông báo kịp thời với cơ quan chức năng có thẩm quyền khi xảy ra sự cố công trình, tai nạn lao động gây chết người. Ngoài ra với vai trò là người sử dụng lao động chủ đầu tư cũng phải làm tốt vai trò của mình như quy định ở trên. IV. Quyền, trách nhiệm của Ban Quản lý dự án và Tư vấn trong công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trên công trường. 1. Quyền của Ban Quản lý dự án và Tư vấn - 11 -
  12. Bài giảng An toàn lao động – Tổ Thi công Ban Quản lý dự án: là đơn vị thực hiện nhiệm vụ do chủ đầu tư giao và quyền hạn do chủ đầu tư ủy quyền. Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư, pháp luật theo nhiệm vụ được giao và quyền hạn được ủy quyền. Theo quy định tại điều 122, mục 2 luật xây dựng số 50/2014/QH13 - Tư vấn có quyền tạm dừng thi công trong trường hợp phát hiện công trình có nguy cơ xảy ra mất an toàn hoặc nhà thầu thi công sai thiết kế và thông báo kịp thời cho chủ đầu tư để xử lý. 2. Trách nhiệm của Ban Quản lý dự án và Tư vấn Theo quy định tại điều 7, chương III, thông tư 22/2010/TT-BXD - ban quản lý dự án hoặc Tư vấn quản lý dự án và Tư vấn giám sát thi công xây dựng có trách nhiệm: - Giám sát việc thực hiện của nhà thầu tuân thủ các biện pháp thi công, biện pháp đảm bảo an toàn đã được phê duyệt; tuân thủ các quy phạm kỹ thuật an toàn trong thi công xây dựng. - Thông báo cho chủ đầu tư những nguy cơ có thể ảnh hưởng đến an toàn trong quá trình thi công để có các giải pháp xử lý và điều chỉnh biện pháp thi công cho phù hợp. - Kiểm tra, báo cáo chủ đầu tư xử lý vi phạm, dừng thi công và yêu cầu khắc phục khi nhà thầu thi công vi phạm các quy định về an toàn trên công trường. V. Quyền, trách nhiệm của Nhà thầu trong công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trên công trường. 1. Quyền của Nhà thầu Theo quy định tại điều 113, mục 2 luật xây dựng số 50/2014/QH13 - Nhà thầu thi công có quyền: - Từ chối thực hiện những yêu cầu trái luật; - Dừng thi công xây dựng khi có nguy cơ gây mất an toàn cho người và công trình hoặc bên giao thầu không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng. 2. Trách nhiệm của Nhà thầu: Theo quy định tại điều 113, mục 2 luật xây dựng số 50/2014/QH13 - Nhà thầu thi công có trách nhiệm: - Lập và trình chủ đầu tư phê duyệt thiết kế biện pháp thi công trong đó có quy định cụ thể các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình; - Thi công xây dựng theo đúng thiết kế, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, đảm bảo chất lượng, tiến độ, an toàn và bảo vệ môi trường. - Quản lý lao động trên công trường xây dựng, đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ môi trường; - Bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, không đảm bảo yêu cầu theo thiết kế được duyệt, thi công không đảm bảo chất lượng, gây ô nhiễm môi trường và hành vi vi phạm khác do mình gây ra. Theo quy định tại điều 6, chương III, thông tư số 22 /2010/TT-BXD - nhà thầu có trách nhiệm: - Lập và phê duyệt thiết kế biện pháp thi công, trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình. Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra - 12 -
  13. Bài giảng An toàn lao động – Tổ Thi công thực tế các diễn biến trên công trường để điều chỉnh biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao động cho phù hợp. - Tuyển chọn và bố trí người lao động kỹ thuật trên công trường đúng chuyên môn được đào tạo, đủ năng lực hành nghề, đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật. Đồng thời cung cấp đầy đủ các trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động. - Thành lập mạng lưới và bộ phận quản lý công tác an toàn lao động trên công trường; đồng thời quy định cụ thể công việc thực hiện và trách nhiệm đối với những cá nhân quản lý công tác an toàn lao động trong quá trình thi công. - Tổ chức tập huấn và huấn luyện về an toàn cho đội ngũ làm công tác an toàn và người lao động thuộc quyền quản lý theo quy định. - Kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn lao động theo biện pháp đã được phê duyệt, tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan. - Chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư khắc phục hậu quả, khai báo, điều tra, lập biên bản khi xảy ra sự cố công trình xây dựng, tai nạn lao động trên công trường. - Thực hiện công tác kiểm định, đăng ký (nếu có), bảo dưỡng máy và thiết bị nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động và công trình theo quy định. VI. Cơ cấu tổ chức của nhà thầu trong việc tổ chức công tác an toàn, vệ sinh lao động trên công trường 1. Sơ đồ tổ chức Nhà nước không quy định cơ cấu tổ chức của Nhà thầu trên công trường, do vậy tùy theo độ lớn, mức độ phức tạp của dự án mà các nhà thầu xây dựng một cơ cấu tổ chức ban điều hành dự án/ ban chỉ huy công trường phù hợp. Ta có thể tham khảo một sơ đồ tổ chức của một ban chỉ huy công trường như hình 1.2: - 13 -
  14. Bài giảng An toàn lao động – Tổ Thi công Chỉ huy trưởng công trường Bộ phận kỹ Bộ phận quản Bộ phận Bộ phận hành thuật thi công lý chất lượng ATVSLĐ chính Các cán bộ kỹ Các cán bộ Các cán bộ Kế toán; thuật chất lượng ATVSLĐ Thủ quỹ; Thủ kho; Bảo vệ; tạp vụ.... Các tổ, đội thi công Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức ban chỉ huy công trường 2. Chức năng, nhiệm vụ của các cá nhân trong công tác an toàn, vệ sinh lao động trên công trường a. Chỉ huy trưởng công trường Chỉ huy trưởng công trường là người thay mặt công ty giải quyết mọi vấn đề trên công trường, trong đó trách nhiệm của chỉ huy trưởng công trường với công tác an toàn lao động gồm: - Tổ chức lập và phê duyệt và trình chủ đầu tư phê duyệt thiết kế biện pháp thi công, trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình. Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra thực tế các diễn biến trên công trường để điều chỉnh biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao động cho phù hợp. - Tuyển chọn và bố trí người lao động kỹ thuật trên công trường đúng chuyên môn được đào tạo, đủ năng lực hành nghề, đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật. - Cung cấp đầy đủ các trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động. - Thành lập mạng lưới và bộ phận quản lý công tác an toàn lao động trên công trường; đồng thời quy định cụ thể công việc thực hiện và trách nhiệm đối với những cá nhân quản lý công tác an toàn lao động trong quá trình thi công. - Tổ chức tập huấn và huấn luyện về an toàn cho đội ngũ làm công tác an toàn và người lao động thuộc quyền quản lý theo quy định. - Tổ chức thi công, kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn lao động theo - 14 -
  15. Bài giảng An toàn lao động – Tổ Thi công biện pháp đã được phê duyệt, tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan. - Chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư khắc phục hậu quả, khai báo, điều tra, lập biên bản khi xảy ra sự cố công trình xây dựng, tai nạn lao động trên công trường. - Thực hiện công tác kiểm định, đăng ký (nếu có), bảo dưỡng máy và thiết bị nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động và công trình theo quy định. b. Bộ phận kỹ thuật thi công Lập biện pháp thi công, trong đó có biện pháp an toàn lao động trình chủ đầu tư phê duyệt. Tổ chức, hướng dẫn, giám sát các tổ đội thực hiện biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao động được duyệt. Tuân thủ các quy định về an toàn lao động trên công trường. c. Bộ phận an toàn lao động Cán bộ phụ trách về an toàn lao động trên công trường chịu trách nhiệm thực hiện những công việc sau: - Kiểm tra hàng ngày trên công trường theo quy định của nhà thầu. Nếu phát hiện thấy các vi phạm về an toàn lao động hoặc các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động thì yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc hoặc có thể quyết định việc tạm đình chỉ công việc (trong trường hợp khẩn cấp) khi phát hiện các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động để thi hành các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, đồng thời phải báo cáo chỉ huy công trường. - Đình chỉ hoạt động của máy, thiết bị không bảo đảm an toàn hoặc đã hết hạn sử dụng. - Người làm công tác an toàn hoặc cán bộ kỹ thuật của nhà thầu phải giám sát liên tục công tác an toàn lao động trong suốt quá trình thi công xây dựng công trình. - Ngoài ra cán bộ phụ trách an toàn lao động còn có trách nhiệm phối hợp với các bộ phận có liên quan trên công trường tiến hành:  Tham gia xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn - vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ trên công trường;  Quản lý theo dõi việc đăng ký, kiểm định các máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn - vệ sinh lao động;  Xây dựng kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động hằng năm trình Chỉ huy trưởng công trường phê duyệt và đôn đốc, giám sát việc thực hiện kế hoạch; đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp;  Tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định về an toàn - VSLĐ của Nhà nước, của Nhà thầu trong phạm vi công trường;  Tổ chức huấn luyện về an toàn – VSLĐ cho người lao động;  Tham gia điều tra, thống kê, báo cáo và quản lý các vụ tai nạn lao động theo quy định pháp luật hiện hành.  Tham dự các cuộc họp giao ban sản xuất, sơ kết, tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh và kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch an toàn - VSLĐ. - 15 -
  16. Bài giảng An toàn lao động – Tổ Thi công  Tham gia góp ý về lĩnh vực an toàn - vệ sinh lao động tại các cuộc họp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, trong việc lập và duyệt các đề án thiết kế, thi công, nghiệm thu, trong việc tổ chức tiếp nhận và đưa vào sử dụng nhà xưởng, máy, thiết bị.  Tham gia ý kiến vào việc thi đua, khen thưởng; tổng hợp, đề xuất khen thưởng, xử lý kỷ luật đối với tập thể, cá nhân trong công tác an toàn - vệ sinh lao động.  Thực hiện các công việc khác có liên quan đến công tác an toàn - vệ sinh lao động do chỉ huy trưởng công trường phân công. d. Trách nhiệm của an toàn –vệ sinh viên trên công trường với công tác ATLĐ - Đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người trong tổ, phòng, ban chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn - vệ sinh lao động, bảo quản các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nhắc nhở tổ trưởng, trưởng phòng, trưởng ban chấp hành các quy định về an toàn - vệ sinh lao động. - Giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các quy trình, nội quy an toàn - vệ sinh lao động, phát hiện những thiếu sót, vi phạm về an toàn - vệ sinh lao động của người lao động trong tổ, phòng, ban; phát hiện những trường hợp mất an toàn của máy, thiết bị. - Tham gia xây dựng kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động, các biện pháp, phương án làm việc an toàn - vệ sinh lao động trong phạm vi tổ, phòng, ban; tham gia hướng dẫn biện pháp làm việc an toàn đối với người lao động mới đến làm việc ở tổ, phòng, ban. - Kiến nghị với tổ trưởng hoặc cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động, biện pháp bảo đảm an toàn - vệ sinh lao động và khắc phục kịp thời những hiện tượng thiếu an toàn, vệ sinh của máy, thiết bị và nơi làm việc. - Yêu cầu người lao động trong tổ ngừng làm việc để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn - vệ sinh lao động, nếu thấy có nguy cơ trực tiếp gây sự cố, tai nạn lao động. e. Các tổ, đội sản xuất Tổ chức thực hiện các công việc được giao tuân theo biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao động được duyệt. Người lao động trên công trường xây dựng có quyền và trách nhiệm sau: - Có quyền từ chối thực hiện các công việc được giao khi thấy không đảm bảo an toàn lao động sau khi đã báo cáo với người phụ trách trực tiếp mà vẫn không được khắc phục, xử lý hoặc nhà thầu không cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân theo đúng quy định. - Chỉ được nhận thực hiện những công việc phù hợp với chuyên môn được đào tạo. Chấp hành đầy đủ các quy định, nội quy về ATLĐ có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao. - Người lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì phải được huấn luyện an toàn lao động và có thẻ an toàn lao động theo quy định. f. Các bộ phận khác Tất cả các cá nhân vào công trường đều phải được học về an toàn lao động và phải tuân theo quy định tại công trường. VII. Một số trang thiết bị, dụng cụ BHLĐ thường sử dụng. 1. Khẩu trang; Khẩu trang lọc bụi, chống độc; Mặt nạ phòng độc - 16 -
  17. Bài giảng An toàn lao động – Tổ Thi công 2. Nút chống ồn, bịt tai chống ồn 3. Găng tay (găng tay sợi, găng tay cao su, găng tay hàn, găng tay chống hóa chất, chống va đập, chống sốc) 4. Giầy HBLĐ, ủng BHLĐ, ủng chống hóa chất 5. Quần áo BHLĐ, áo phản quang 6. Đai an toàn 7. Phao cứu sinh 8. Bình cứu hỏa 9. Đèn cảnh báo, băng cảnh báo, trụ cảnh báo 10. Hộp dụng cụ y tế VIII. Huấn luyện ATLĐ trên công trường - Phương tiện bảo hộ cần dùng trên công trường - Hệ thống biển báo trên công trường: - An toàn điện trên công trường - An toàn khi làm việc ở trên cao - An toàn khi làm việc trên giàn giáo - An toàn phòng chống cháy nổ IX. Nhận biết biển báo Biển báo an toàn trên các công trường có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác an toàn vệ sinh môi trường trên các công trường. Biển báo an toàn được sử dụng để nhắc nhở người lao động chú ý tới mối nguy hiểm trực tiếp, báo trước về nguy hiểm có thể xảy ra, chỉ thị phải thực hiện những hành động đã xác định hoặc sẽ chỉ dẫn những thông báo cần thiết. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5053:1990 về Màu sắc tín hiệu và dấu hiệu An toàn do Ủy ban Khoa học kỹ thuật Nhà nước ban hành; và TCVN 8092:2009 về ký hiệu đồ họa – màu sắc an toàn và biển báo an toàn – biển báo an toàn sử dụng ở nơi làm việc và nơi công cộng 1. Quy định chung Dấu hiệu an toàn được đặt tại vị trí có thể xảy ra nguy hiểm cho người lao động hoặc gắn ngay vào thiết bị sản xuất là nguồn gây ra nguy hiểm. Tại những vị trí và khu vực nguy hiểm tạm thời phải đặt dấu hiệu an toàn có thể di chuyển được, và các che chắn tạm thời cũng phải được sơn đúng với màu sắc tín hiệu quy định Chữ để ghi chú thuyết minh dùng tiếng Việt có dấu và sử dụng kiển chữ in hoặc chữ thường không chân. Trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng song ngữ Việt - Anh trong đó phần tiếng Việt phải được ưu tiên đặt tại vị trí dễ đọc hoặc được đọc trước phần tiếng Anh. 2. Màu sắc Màu sắc tín hiệu phải được thể hiện trên nền có màu tương phản. Màu sắc và bảng ghi chú thuyết minh phải tuân theo quy định về tương phản màu sắc nêu trong bảng dưới đây. - 17 -
  18. Bài giảng An toàn lao động – Tổ Thi công Biểu trưng và chữ ghi chú thuyết minh trên dấu hiệu an toàn được thể hiện bằng màu đen hoặc màu tương phản với màu nền, trừ dấu hiệu an toàn cháy dùng màu đỏ. Ý nghĩa của màu sắc tín hiệu được trình bày trong bảng sau: Bảng 1. Ý nghĩa cơ bản của các màu sắc tín hiệu Màu sắc tín hiệu Ý nghĩa cơ bản Màu sắc tương phản - Nghiêm cấm Đỏ - Nguy hiểm trực tiếp Trắng - Phương tiện phòng chống cháy - Phòng ngừa Vàng - Đề phòng Đen - Báo trước khả năng có nguy hiểm - Thoát hiểm - Y tế Xanh lá mạ Trắng - Môi trường - Tín hiệu an toàn - Chỉ dẫn Xanh da trời - Hướng dẫn Trắng - Thông báo 3. Các loại dấu hiệu dùng trong xây dựng a. Dấu hiệu nghiêm cấm - Dấu hiệu tổng quát là dạng hình tròn đỏ có một gạch chéo ở giữa màu đỏ nghiêng 450 so với mặt phẳng nằm ngang và dốc theo chiều từ trái sang phải, được đặt trên nền trắng (trừ biển báo hiệu cấm vào) - Biểu trưng diễn đạt nội dung cấm có màu đen và nằm trên nền tròn trắng ở giữa dấu hiệu, nhưng dải gạch chéo đỏ đi qua chỗ nào thì chỗ đó biểu trưng bị gạch chéo đỏ che khuất. - Cho phép sử dụng dấu hiệu nghiêm cấm có ghi chú thuyết minh bằng chữ in màu đen, khi đó không cần có dải gạch chéo màu đó. Trên dấu hiệu an toàn cháy nếu ghi chú thì phải được thể hiện bằng chữ in màu đỏ. Bảng 2. Một số dấu hiệu cấm và ý nghĩa của chúng. Ký hiệu Ý nghĩa Ký hiệu Ý nghĩa Ký hiệu Ý nghĩa Không được Cấm hút phép vào thuốc Cấm vào No Entry No Smoking Not Allowed - 18 -
  19. Bài giảng An toàn lao động – Tổ Thi công Ký hiệu Ý nghĩa Ký hiệu Ý nghĩa Ký hiệu Ý nghĩa Cấm trèo Cấm xả rác Cấm vào Not Climb No Rubbish Cấm sử dụng Cấm Cấm đóng (Không đứng tại điện được vận khu vực No Turn On hành) này(Cấm No Use (Do đi vào) not operate) Không chạm Cấm sử Biển cấm vào dụng thang trèo thang Cấm sử Biển cấm sử dụng cần Cấm sử dụng điện trục để dụng thang thoại di vận máy động chuyển người - Biển báo cấm vào đối với người và phương tiện thi công: Tất cả người cũng như phương tiện thi công trên công trường khi nhìn thấy biển hiệu này đều không được vào trừ những người và phương tiện có trách nhiệm. - Biển báo hiệu cấm người đi vào: Cấm tất cả những người không có trách nhiệm đi vào nhưng không cấm máy và phương tiện. - Biển báo hiệu cấm phương tiên, thiết bị thi công đi vào: Thường đặt ở trước các vị trí nguy hiểm với máy móc và phương tiện thi công di chuyển vào, như vị trí mà đất yếu hoặc dễ sụt lở,… - Biển báo cấm hút thuốc: treo ở nhưng nơi dễ cháy nổ, trong các phòng kín, phòng có sử dụng điều hòa. - Biển báo cấm lửa: Đặt ở chỗ dễ cháy nổ, chứa nhiều nhiên liệu. - 19 -
  20. Bài giảng An toàn lao động – Tổ Thi công - Biển báo cấm sử dụng điện thoại di động: Đặt tại các vị trí liên quan tới xăng, dầu hoặc gần các thiết bị thông tin liên lạc của công trình. b. Dấu hiệu phòng ngừa (Biển báo nguy hiểm) - Hình dạng tổng quát là hình tam giác đều, đỉnh hướng lên trên, có viền đen trên nền vàng. Nó có tính trực quan và mô tả các mối nguy hiểm có thể xuất hiện để giúp mọi người có thể nhận ra mối nguy hiểm để đề phòng Bảng 3. Một số dấu hiệu phòng ngừa và ý nghĩa của chúng. Ký hiệu Ý nghĩa Ký hiệu Ý nghĩa Ký hiệu Ý nghĩa Coi chừng chất dễ Coi chừng Biển cảnh báo cháy nguy cơ nổ bị kẹp Coi chừng Cảnh báo dàn Coi chừng chất ăn giáo chưa lắp chất độc mòn xong Cảnh báo rơi Coi chừng Coi chừng ngã từ trên có điện cần trục cao Biển báo Coi chừng Cảnh báo bị nguy hiểm té ngã máy cuốn chung Biển báo Biển báo Biển báo nguy hiểm có nguy hiểm đề phòng hóa chất độc có chất vấp chân hại (chất độc phóng xạ hóa học) Cảnh báo Biển báo va chạm trơn trượt với xe nâng - 20 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2