intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình An toàn và bảo hộ lao động (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới và Thủy lợi (Năm 2020)

Chia sẻ: Đàm Tuyết Hạ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

17
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình An toàn và bảo hộ lao động (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Trung cấp) được ban hành kèm theo quyết định số 546 ngày 11 tháng 8 năm 2020. Giáo trình được biên soạn với mục tiêu nhằm trang bị cho người học những kiến thức về đảm bảo an toàn thân thể người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất, hoặc không để xảy ra tai nạn, chấn thương, gây tàn phế hoặc tử vong trong lao động; bảo đảm người lao động mạnh khỏe, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động không tốt gây ra. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình An toàn và bảo hộ lao động (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới và Thủy lợi (Năm 2020)

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG BỘ LAOCAO ĐẲNG ĐỘNG CƠ BINH THƯƠNG GIỚI VÀ VÀXÃ THỦY HỘI LỢI TỔNG CỤC DẠY NGHỀ GIÁO TRÌNH GIÁO TRÌNH Môn Học: AN TOÀN & BHLĐ NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP AN TOÀN & BHLĐ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP Ban hành kèm theo Quyết định số:120/QĐ-TCDN ngày 25 tháng 02 năm 2013 TRÌNH của Tổng ĐỘ: TRUNG cục trưởng CẤP Tổng cục Dạy nghề (Ban hành kèm theo quyết định số 546 ngày 11 tháng 8 năm 2020) Năm 2020 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Năm 2020 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀ -1-
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Để thực hiện biên soạn giáo trình đào tạo nghề Điện tử công nghiệp ở trình độ Cao Đẳng Nghề và Trung Cấp Nghề, giáo trình Bảo hộ lao động và an toan điện là một trong những giáo trình môn học đào tạo chuyên ngành được biên soạn theo nội dung chương trình khung được Bộ Lao động Thương binh Xã hội và Tổng cục Dạy Nghề phê duyệt. Nội dung biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, tích hợp kiến thức và kỹ năng chặt chẽ với nhau, logíc. Khi biên soạn, nhóm biên soạn đã cố gắng cập nhật những kiến thức mới có liên quan đến nội dung chương trình đào tạo và phù hợp với mục tiêu đào tạo, nội dung lý thuyết và thực hành được biên soạn gắn với nhu cầu thực tế trong sản xuất đồng thời có tính thực tiển cao. Nội dung giáo trình được biên soạn với dung lượng thời gian đào tạo 45 giờ gồm có: Chương 1: Một số khái niệm về BHLĐ Chương 2:Vệ sinh lao động Chương 3:Kỹ thuật an toàn Chương 4:Kỹ thuật phòng cháy chữa cháy Chương 5: Cấp cứu nạn nhân bị tai nạn lao động Chương 6:Một số bảng ,biển trong thi công xây lắp Trong quá trình sử dụng giáo trình, tuỳ theo yêu cầu cũng như khoa học và công nghệ phát triển có thể điều chỉnh thời gian và bổ sung những kiên thức mới cho phù hợp. Trong giáo trình, chúng tôi có đề ra nội dung thực tập của từng bài để người học cũng cố và áp dụng kiến thức phù hợp với kỹ năng. Tuy nhiên, tuy theo điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị, các trường có thề sử dụng cho phù hợp. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị, các trường có thề sử dụng cho phù hợp. Mặc dù đã cố gắng tổ chức biên soạn để đáp ứng được mục tiêu đào tạo nhưng không tránh được những khiếm khuyết. Rất mong nhận được đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo, bạn đọc để nhóm biên soạn sẽ hiệu -2-
  3. chỉnh hoàn thiện hơn. Các ý kiến đóng góp xin gửi về Trường Cao đẳng cơ giới và thủy lợi -3-
  4. MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN LỜI MỞ ĐẦU MÔN HỌC AN TOÀN Chương 1: Một số khái niệm về BHLĐ 1.1. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động. 1.2. Công tác bảo hộ lao động. Chương 2: Vệ sinh lao động. 2.1. Mục đích ý nghĩa của vệ sinh công nghiệp. 2.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động. 2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của an toàn viên. Chương 3: Kỹ thuật an toàn. 3.1. Kỹ thuật an toàn về điện. 3.2. Kỹ thuật an toàn khi sử dụng máy móc thiết bị. 3.3. An toàn lao động khi làm việc trên cao. 3.4. An toàn lao động khi sử dụng dụng cụ thi công. Chương 4: Kỹ thuật phòng cháy chữa cháy. 4.1. Trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị, cán bộ công nhân viên chức với công tác phòng cháy, chữa cháy. 4.2. Nguyên nhân gây ra cháy- Biện pháp phòng cháy. 4.3. Các chất dùng để chữa cháy. 4.4. Dụng cụ và phương tiện dùng để chữa cháy. 4.5. Thực hành chữa cháy. Chương 5: Cấp cứu nạn nhân bị tai nạn lao động. 5.1. Cấp cứu người bị điện giật. 5.2. Cấp cứu người bị chấn thương Chương 6: Một số bảng, biển báo trong thi công xây lắp. 6.1. Các loại biển báo cấm. 6.2. Các loại biển báo chú ý an toàn Tài liệu tham khảo: [1] TS. Trần Quang Khánh - Kỹ thuật an toàn điện và bảo hộ a động , Nhà Xuất Bản Khoa Học và Kỹ Thuật, 2008. [2] Nguyễn Xuân Phú - Kỹ thuật an toàn trong cung cấp và sử dụng điện, NXB KHKT 1996. [3] PGTS Quyền Huy Ánh - Giáo trình an toàn điện, Nhà Xuất Bản Đại học quốc gia TP. HCM, 2007 [4] Kỹ Thuật Điện - Đặng Văn Đào, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 1999. -4-
  5. [5] Phan Thị Thu Vân - Giáo trình an toàn điện, Nhà Xuất Bản Đại học quốc gia TP. HCM, 2002 -5-
  6. CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG 1.1.Mục đích, ý nghĩa,tầm quan trọng của công tác bảo hộ lao động: Mục đích:Trong quá trình lao động, dù sử dụng công cụ lao động thông thường hay máy móc hiện đại; dù áp dụng kỹ thuật, công nghệ đơn giản hay áp dụng kỹ thuật, công nghệ phức tạp, tiên tiến đều tiềm ẩn và phát sinh những yếu tố nguy hiểm, có hại, gây tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Một quá trình lao động có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm có hại. Nếu không được phòng ngừa, ngăn chặn chúng có thể tác động vào con người gây chấn thương, gây bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút, làm mất khả năng lao động hoặc gây tử vong, cho nên việc chăm lo cảI thiện điều kiện lao động, đảm bảo nơi làm việc an toàn, vệ sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động. Đảng và Nhà nước luôn luôn quan tâm đến công tác bảo hộ lao động, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình lao động, nhằm mục đích: - Đảm bảo an toàn thân thể người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất, hoặc không để xảy ra tai nạn, chấn thương, gây tàn phế hoặc tử vong trong lao động. - Bảo đảm người lao động mạnh khỏe, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao đông không tốt gây ra. - Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động cho người lao động. Công tác bảo hộ lao động có vị trí hết sức quan trọng và là một trong những yêu cầu khách quan của hoạt động sản xuất kinh doanh. Ý nghĩa : - ý nghĩa và lợi ích chính trị: Bảo hộ lao động thể hiện quan điểm coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển. Một đất nước có tỉ lệ tai nạn lao động thấp, người lao động khỏe mạnh, không mắc bệnh nghề nghiệp là một xã hội luôn luôn coi con người là vốn quý nhất, sức lao động, lực lượng lao động luôn được bảo vệ và phát triển. Công tác bảo hộ lao động làm tốt là góp phần tích cực chăm lo bảo vệ sức khỏe, tính mạng và đời sống người lao động, biểu hiện quan điểm quần chúng, quan điểm quý trọng con người của Đảng và nhà nước: vai trò của con người trong xã hội được tôn trọng. Ngược lại nếu công tác bảo hộ lao động không được thực hiện tốt, điều kiện làm việc của người lao động còn quá nặng nhọc, độc hại, để xảy ra nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng thì uy tín của chế độ, uy tín của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút. -6-
  7. - ý nghĩa và lợi ích xã hội: Bảo hộ lao động là chăm lo đời sống, hạnh phúc người lao động. Bảo hộ lao động là yêu cầu thiết thực của các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời là yêu cầu, là nguyện vọng chính đáng của người lao động. Các thành viên trong mỗi gia đình ai cũng mong muốn được khỏe mạnh, lành lặn, trình độ văn hóa, nghề nghiệp được nâng cao để cùng chăm lo hạnh phúc gia đình và góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội ngày càng phồn vinh, phát triển. Bảo hộ lao động đảm bảo cho xã hội lành mạnh, mọi người lao động được sống khỏe mạnh, làm việc có hiệu quả cao và có vị trí xứng đáng trong xã hội, làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên, làm chủ khoa học kỹ thuật. Tai nạn lao động không xảy ra, sức khoẻ người lao động được đảm bảo thì Nhà nước và xã hội sẽ giảm bớt được những tổn thất trong việc khắc phục hậu quả và tập trung đầu tư cho các công trình phúc lợi xã hội. -ý nghĩa và lợi ích kinh tế: Thực hiện công tác bảo hộ lao động sẽ đem lại lợi ích kinh tế rõ rệt. Trong sản xuất nếu người lao động được bảo vệ tốt, có sức khỏe, không bị ốm đau bệnh tật, điều kiện làm việc thoải mái, không nơm nớp lo sợ bị tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp thì sẽ an tâm, phấn khởi sản xuất; phấn đấu để có ngày công, giờ công cao; phấn đấu tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất công tác. Do vậy, phúc lợi tập thể được tăng lên, có thêm những điều kiện để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của cá nhân người lao động và tập thể lao động. Từ đó có tác dụng tích cực bảo đảm đoàn kết nội bộ và đẩy mạnh sản xuất. Ngược lại, nếu để môi trường làm việc quá xấu, tai nạn lao động, ốm đau xãy ra nhiều sẽ gây rất nhiều khó khăn cho sản xuất. - Người bị tai nạn lao động, ốm đau phải nghỉ việc để chữa trị, ngày công lao động sẽ giảm, nếu nhiều người lao động bị tàn phế, mất sức lao động, thì ngoài việc khả năng lao động của họ sẽ giảm, sức lao động của xã hội vì thế cũng giảm sút; xã hội còn phải lo việc chăm sóc chữa trị và các chính sách xã hội khác liên quan. - Chi phí bồi thường tai nạn lao động, ốm đau, điều trị, ma chay... là rất lớn, đồng thời kéo theo những chi phí lớn do máy móc, nhà xưởng, nguyên vật liệu bị hư hỏng. Nói chung tai nạn lao động, ốm đau xảy ra dù ít hay nhiều đều dẫn tới sự thiệt hại về người và tài sản, gây trở ngại cho sản suất. Vì vậy quan tâm thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động là thể hiện quan điểm đúng đắn về sản xuất, sản xuất phải an toàn - an toàn để sản xuất - an toàn là hạnh phúc người lao động; là điều kiện đảm bảo cho sản xuất phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao. 1.2.Công tác bảo hộ lao động -7-
  8. 1.2.1. Tính chất công tác bảo hộ lao động . - Tính pháp luật - Tính khoa học, công nghệ. - Tính quần chúng 1.2.2.Nội dung công tác bảo hộ lao động. - Bảo hộ lao động mang tính pháp luật Tính chất pháp luật của bảo hộ lao động thể hiện ở tất cả các quy định về công tác bảo hộ lao động, bao gồm: - Các quy định về kỹ thuật: quy phạm, quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn. - Các quy định về tổ chức, trách nhiệm và chính sách, chế độ bảo hộ lao động đều là những văn bản pháp luật bắt buộc mọi người có trách nhiệm phải tuân theo, nhằm bảo vệ sinh mạng, toàn vẹn thân thể và sức khỏe người lao động. - Mọi vi phạm tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh lao động trong quá trình lao động sản xuất đề là những hành vi vi phạm pháp luật về bảo hộ lao động. Đặc biệt đối với quy phạm và tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn có tính chất bắt buộc rất cao, nó đảm bảo tính mạng người lao dộng, vì vậy không thể châm chước hoặc hạ thấp. Các yêu cầu và biện pháp đã quy định, đòi hỏi phải được thi hành nghiêm chỉnh. Vì nó luôn liên quan đến tính mạng con người và tài sản quốc gia. - Bảo hộ lao động mang tính khoa học công nghệ: Bảo hộ lao động gắn liền với sản xuất, khoa học kỹ thuật về bảo hộ lao động gắn liền khoa học công nghệ sản xuất. - Người lao động sản xuất trực tiếp trong dây chuyền phải chịu ảnh hưởng của bụi, của hơi, khí độc, tiếng ồn, sự rung động của máy móc và những nguy cơ có thể xảy ra tai nạn lao động. Muốn khắc phục được những nguy hiểm đó, không có cách nào khác là áp dụng các biện pháp khoa học công nghệ. - Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động là khoa học tổng hợp dựa trên tất cả các thành tựu khoa học của các môn khoa học như: cơ; lý; hóa; sinh vật... và bao gồm tất cả các ngành kỹ thuật như: cơ khí; mỏ; xây dựng... Muốn thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động phải tổ chức nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Bảo hộ lao động gắn liền với việc nghiên cứu cảI tiến trang thiết bị, cải tiến kỹ thuật công nghệ sản xuất. ở các cơ sở sản xuất, những vấn đề về kỹ thuật an toàn, cảI thiện đIều kiện làm việc cần đựoc đưa vào chương trình tiến bộ kỹ thuật, công nghệ để huy động đông đảo cán bộ và nguời lao động tham gia. - Công tác bảo hộ lao động phụ thuộc rất lớn vào trình độ công nghệ sản xuất của xã hội. -8-
  9. - Trình độ công nghệ sản xuất phát triển, cùng với nền kinh tế phát triển sẽ góp phần tạo ra các điều kiện lao động ngày một tốt hơn. - Thực hiện sự tiến bộ của khoa học công nghệ chính là việc sử dụng máy móc để thay thế lao động sống bằng lao động quá khứ. ở trình độ cao của kỹ thuật, công nghệ sản xuất là tự động hóa, tổng hợp các quá trình sản xuất và sử dụng người máy công nghiệp. Như vậy quá trình phát triển kỹ thuật, công nghệ sản xuất chính là diễn ra quá trình thay đổi về chất lao động của - Bảo hộ lao động mang tính quần chúng Tính quần chúng của công tác bảo hộ lao động thể hiện ở các khía cạnh sau: - Quần chúng lao động là những người trực tiếp thực hiện quy phạm, quy trình và các biện pháp kỹ thuật an toàn, cải thiện điều kiện làm việc. Vì vậy chỉ có quần chúng tự giác thực hiện thì mới ngăn ngừa được tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. - Hàng ngày, hàng giờ người lao động trực tiếp làm việc, tiếp xúc với quá trình sản xuất, với máy móc, thiết bị và đối tượng lao động. Như vây, chính họ là người có khả năng phát hiện những yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất. từ đó có thể đề xuất các biện pháp giải quyết, để phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Từ tính chất này, công tác bảo hộ lao động cho phép ta huy động một cách đồng bộ các biện pháp khoa học kỹ thuật, công nghệ. Vận đông, tổ chức quần chúng kết hợp với việc thực hiện các biện pháp, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác bảo hộ lao động, mang lại hiệu quả hoạt động của công tác bảo hộ lao động ngày càng tốt hơn. Công tác bảo hộ lao động sẽ đạt hiệu quả tốt khi mọi cấp quản lý, mọi người sử dụng lao động và người lao động tự giác và tích cực thực hiện 1.2.3 Các chế độ bảo hộ lao động Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân: Đối tượng để được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân là tất cả những người lao động trực tiếp trong môi trường có yếu tố nguy hiểm, độc hại Yêu cầu đối với phương tiện bảo vệ cá nhân là phải phù hợp việc ngăn ngừa có hiệu quả các tác hại của các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong môi trường lao động nhưng lại thuận tiện và dễ dàng trong sử dụng cũng như bảo quản đồng thời bảo đảm đạt tiêu chuẩn quy phạm về ATLĐ của nhà nước ban hành. Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm độc hại: Nguyên tắc bồi dưỡng bằng hiện vật: - Khi người lao động đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật, các thiết bị an toàn vệ sinh lao động để cải thiện điều kiện lao động nhưng chưa khắc phục được hết các -9-
  10. yếu tố độc hại thì người SDLĐ phải tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động để ngăn ngừa bệnh tật và đảm bảo sức khoẻ cho người lao động. - Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện trong ca làm việc, bảo đảm thuận tiện và vệ sinh, không được trả bằng tiền, không được đưa vào đơn giá tiền lương ( được hạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc phí lưu thông). Hiện vật dùng bồi dưỡng phải đáp ứng được nhu cầu về giúp cơ thể thải độc, bù đắp những tổn thất về năng lượng, các muối khoáng và vi chất…Có thể dùng đường, sữa, trứng, chè, hoa quả… hoặc các hiện vật có giá trị tương đương.  Người lao động nếu bị tai nạn sẽ được: - Người SDLĐ thanh toán các khoản chi phí y tế và tiền lương từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định thương tật. Tiền lương trả trong thời gian chữa trị được tính theo mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng trước khi bị TNLĐ. - Được hưởng trợ cấp một lần từ 4 đến 12 tháng lương tối thiểu nếu mức suy giảm khả năng lao động từ 5 - 30% hoặc hưởng trợ cấp hàng tháng với mức từ 0,4 - 1,6 tháng tiền lương tối thiểu nếu mức suy giảm khả năng lao động từ 31 - 100%. - Được phụ cấp phục vụ bằng 80% mức tiền lương tối thiểu nếu mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù 2 mắt, cụt 2 chi, tâm thần nặng. - Được trang cấp phương tiện trợ giúp cho sinh hoạt phù hợp với tổn thất chức năng do tai nạn gây ra như: chân tay giả, mắt giả, răng giả, máy trợ thính, xe lăn… - Người lao động chết khi bị tai nạn lao động ( kể cả chết trong thời gian điều trị lần đầu thì gia đình được trợ cấp một lần bằng 24 tháng tiền lương tối thiểu và được hưởng chế độ tử tuất. - Người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp theo danh mục bệnh nghề nghiệp hiện hành được hưởng chế độ trợ cấp bệnh nghề nghiệp như đối với người bị tai nạn lao động nói trên.) Họ phải được huấn luyện đầy đủ để có đủ kiến thức, kinh nghiệm tiến hành công việc một cách an toàn, cần có bằng cấp/ chứng chỉ chính thức. Mới đến làm việc tại công trường cần được huấn luyện khởi đầu, bắt đầu bằng việc đưa họ đi khảo sát toàn bộ công trường,chỉ cho họ thấy và giải thích cho họ những rủi ro tiềm ẩn, cách kiểm soát các rủi ro, cách sơ cấp cứu và ứng phó trong trường hợp khẩn cấp. Cần huấn luyện cho những người nhận nhiệm vụ mới hoặc sử dụng thiết bị mới Các loại phương tiện bảo vệ cá nhân để khai thác và chế biến. - 10 -
  11. Người lao động phải được trang bị và sử dụng đầy đủ, đúng chủng loại các loại phương tiện bảo vệ cá nhân nhằm ngăn ngừa các tác hại nghề nghiệp, phòng tránh tai nạn và bệnh nghề nghiệp. Dây an toàn: Dùng khi leo trèo, làm việc trên cao Khẩu trang: Dùng để ngăn bụi thâm nhập vào cơ thể ở những khu vực có bụi ít, bụi cỡ hạt lớn Quần áo bảo hộ: Dùng trong quá trình sản xuất, chế biến, khai thác đá,nhằm ngăn ngừa tai nạn do trầy, xước chân, tay, bảo vệ chống nóng, nắng, tia tử ngoại Kính an toàn: dùng để ngăn bụi, dăm đá văng bắn vào mắt, thường sử dụng khi đập, mài, đục hoặc đẻo đá, khoan đá. Thực trạng: Không đeo khẩu trang, nút tai chống ồn, mang giầy bảo hộ Không mang kính bào hộ Biện pháp Cấp phát đầy đủ, đảm bảo chất lượng Hướng dẫn cách sử dụng và mục đích, ý nghĩa,tác dụng của việc sử dụng PTBVCN; Có bảng nêu mục đích sử dụng của từng loại phương tiện treo trên công trường, nhà xưởng Có nơi cất giữ, bảo quản và giặt các loại PTBVCN tại nơi làm việc, để người lao động không quên đem đến nơi làm, có ý thức sử dụng và không ngại sử dụng khi PTBVCN bị bụi, bẩn. - 11 -
  12. - 12 -
  13. CHƯƠNG 2:VỆ SINH LAO ĐỘNG 2.1. Mục đích ý nghĩa của vệ sinh lao động Môi trường xung quanh ảnh hưởng đến điều kiện lao động, và do đó ảnh hưởng đến con người, dụng cụ, máy và trang thiết bị. Ảnh hưởng này còn có khả năng lan truyền trong một phạm vi nhất định. Sự chịu đựng quá tải dẫn đến khả năng sinh ra bệnh nghề nghiệp. Để phòng ngừa bệnh nghề nghiệp cũng như tạo ra điều kiện tối ưu cho sức khỏe và tình trạng lành mạnh cho người lao động chính là mục đích của vệ sinh lao động. Các yếu tố tác động xấu đến hệ thống lao động cần được phát hiện và tối ưu hoá. Mục đích này không chỉ nhằm đảm bảo về sức khoẻ và an toàn lao động mà đồng thời tạo nên những cơ sở cho việc làm giảm sự căng thẳng trong lao động, nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế, điều chỉnh những hoạt động của con người một cách thích hợp. 2.2 Những yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động: 2.2.1 Nhiệt độ nơi làm việc: Quy định nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ chuyển động của không khí, cường độ bức xạ nhiệt áp dụng cho nơi làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, hợp tác xã, có chú ý đến mức độ nặng nhọc của công việc và thời gian trong năm. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho những nơi làm việc ngoài trời, các công trình xây dựng, trong hầm mỏ, phương tiện giao thông, kho chứa sản phẩm, nhà lạnh. Nhiệt độ kk (0C) hời gian Loại lao Độ ẩm kk Tốc độ chuyển động Cường độ (mùa) động (%) kk (m/s) Tối Tối đa thiểu Nhẹ 20 0,2 35 khi tiếp thể con ng dưới hoặc Mùa lạnh Trung bình 18 bằng 80 0,4 70 khi tiếp Nặng 16 0,5 thể con ng dưới hoặc 100 khi ti Mùa nóng Nhẹ 34 bằng 80 1,5 cơ thể con - 13 -
  14. Trung bình 32 Nặng 30 2.2.2. Ánh sáng trong sản xuất. Phạm vi Điều chỉnh Quy chuẩn này quy định mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc trong nhà. Đối tượng áp dụng Quy chuẩn này áp dụng cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường; các cá nhân, tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động; các cá nhân, tổ chức có sử dụng lao động mà người lao động chịu ảnh hưởng của Điều kiện chiếu sáng trong môi trường lao động. Giải thích từ ngữ Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: Độ rọi hay độ chiếu sáng (illuminance): Là độ sáng của một vật được một chùm sáng chiếu vào, đơn vị là Lux. 1 Lux là độ sáng của một vật được một nguồn sáng ở cách xa 1m có quang thông bằng 1 Lumen chiếu trên diện tích bằng 1m2. Độ rọi duy trì (Em) (maintained illuminance): Độ rọi trung bình trên bề mặt quy định không được nhỏ hơn giá trị này. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT 1. Độ rọi duy trì tối thiểu với các loại hình công việc được quy định ở bảng sau: Bảng yêu cầu về độ rọi duy trì tối thiểu cho các phòng, khu vực làm việc Loại phòng, công việc hoặc các hoạt động Em (Lux) 1. Khu vực chung trong nhà Tiền sảnh 100 Phòng đợi 200 Khu vực lưu thông và hành lang 100 Cầu thang (máy, bộ), thang cuốn 150 Căng tin 150 - 14 -
  15. Phòng nghỉ 100 Phòng tập thể dục 300 Phòng gửi đồ, phòng rửa mặt, phòng tắm, nhà vệ sinh 200 Phòng cho người bệnh 500 Phòng y tế 500 Phòng đặt tủ điện 200 Phòng thư báo, bảng điện 500 Nhà kho, kho lạnh 100 Khu vực đóng gói hàng gửi đi 300 Băng tải 150 Khu vực giá để hàng hóa 150 Khu vực kiểm tra 150 2. Hoạt động công nghiệp và thủ công 2.1. Công nghiệp sắt thép Máy móc sản xuất không yêu cầu thao tác bằng tay 50 Máy móc sản xuất đôi khi yêu cầu thao tác bằng tay 150 Khu vực sản xuất thường xuyên thao tác bằng tay 200 Kho thép 50 Lò luyện 200 Máy cán, cuộn, cắt thép 300 Sàn Điều khiển và bảng Điều khiển 300 Thử nghiệm, đo đạc và kiểm tra 500 Đường hầm dưới sàn, băng tải, hầm chứa 50 - 15 -
  16. 2.2. Các lò đúc và xí nghiệp đúc kim loại Đường hầm dưới sàn, hầm chứa 50 Sàn thao tác 100 Chuẩn bị cát 200 Gọt giũa ba via 200 Sàn làm việc khu vực lò đúc và trạm trộn 200 Xưởng làm khuôn đúc 200 Khu vực dỡ khuôn 200 Đúc máy 200 Đổ khuôn bằng tay và đúc lõi 300 Đúc khuôn dập 300 Nhà làm mẫu 500 2.3. Công nghiệp cơ khí chế tạo Tháo khuôn phôi 200 Rèn, hàn, nguội 300 Gia công thô và chính xác trung bình: dung sai ≥ 0,1 mm 300 Gia công chính xác: dung sai
  17. - Thô 200 - Trung bình 300 - Nhỏ 500 - Chính xác 750 Mạ điện 300 Xử lý bề mặt và sơn 750 Chế tạo công cụ, khuôn mẫu, đồ gá lắp, cơ khí chính xác và siêu nhỏ 1000 2.4. Công nghiệp chế tạo và sửa chữa ô tô Làm thân xe và lắp ráp 500 Sơn, buồng phun sơn, buồng đánh bóng 750 Sơn: sửa, kiểm tra 1000 Sản xuất ghế 1000 Kiểm tra hoàn thiện 1000 Dịch vụ ô tô, sửa chữa, kiểm tra 300 2.5. Nhà máy điện Trạm cấp nhiên liệu 50 Xưởng nồi hơi 100 Phòng máy 200 Các phòng phụ trợ, phòng máy bơm, phòng ngưng tụ, bảng điện 200 Phòng Điều khiển 500 2.6. Công nghiệp điện Sản xuất cáp và dây điện 300 Quấn dây: - 17 -
  18. - Cuộn dây lớn 300 - Cuộn dây trung bình 500 - Cuộn dây nhỏ 750 Nhúng cách điện 300 Mạ điện 300 Công việc lắp ráp: - Chi Tiết thô; ví dụ: biến thế lớn 300 - Chi Tiết trung bình; ví dụ: bảng điện 500 Chi Tiết nhỏ; ví dụ: điện thoại, đài radio, sản phẩm kỹ thuật thông 750 tin (máy vi tính) - Chính xác; ví dụ: thiết bị đo lường, bảng mạch in 1000 Xưởng điện tử, thử nghiệm, hiệu chỉnh 1500 2.7. Công nghiệp xi măng, bê tông, gạch Phơi sấy vật liệu 50 Chuẩn bị vật liệu, làm việc ở máy trộn, lò nung 200 Vận hành máy móc 300 Làm khuôn thô 300 2.8. Công nghiệp gốm, thủy tinh, tấm lợp Phơi sấy vật liệu 50 Chuẩn bị, vận hành máy móc 300 Tráng men, lăn, ép, tạo hình các chi Tiết đơn giản, lắp kính, thổi 300 thủy tinh Mài, khắc, đánh bóng thủy tinh, tạo hình các chi Tiết chính xác, chế 750 tạo các dụng cụ thủy tinh - 18 -
  19. Mài kính quang học, mài và khắc pha lê bằng tay 750 Công việc chính xác; ví dụ: mài, vẽ, trang trí... 1000 Chế tác đá quý nhân tạo 1500 2.9. Công nghiệp hóa chất, chất dẻo và cao su Lắp đặt quy trình sản xuất Điều khiển từ xa 50 Lắp đặt quy trình sản xuất với thao tác bằng tay 150 Công việc ổn định trong quy trình sản xuất 300 Phòng đo chính xác, phòng thí nghiệm 500 Sản xuất dược phẩm 500 Sản xuất lốp xe 500 Kiểm tra màu 1000 Cắt, sửa, kiểm tra 750 2.10. Công nghiệp giấy Bóc gỗ, máy nghiền bột giấy 200 Sản xuất giấy, máy gấp giấy, sản xuất bìa các tông 300 Công việc đóng sách; ví dụ: gấp giấy, sắp xếp, dán keo, xén, đóng 500 bìa, khâu sách 2.11. Công nghiệp in Xén giấy, mạ vàng, chạm nổi, chế bản khắc chữ, làm trên đá và tấm 500 ấn giấy, máy in, làm ma trận (matrix) Phân loại giấy và in bằng tay 500 Sắp chữ, sửa bản bông, in li tô 1000 Kiểm tra màu trong in nhiều màu 1500 Khắc bản thép và đồng 2000 - 19 -
  20. 2.12. Công nghiệp da Bể, thùng ngâm, hầm chứa da 200 Lọc, bào, chà, xát, giũ da 300 Làm yên ngựa, đóng giày, khâu, may, đánh bóng, tạo phom, cắt, dập 500 Phân loại 500 Nhuộm da (máy nhuộm) 500 Kiểm tra chất lượng 1000 Kiểm tra màu 1000 Làm giày 500 Làm găng tay 500 2.13. Công nghiệp dệt Vị trí làm việc và vùng tháo dỡ kiện bông 200 Chải, giặt, là, máy xé bông, kéo sợi, ghép sợi thô, hồ sợi, cắt, xe sợi 300 thô, xe sợi đay và sợi gai Xe sợi con, đánh ống, mắc khung cửi, dệt, tết sợi, đan len 500 May, đan sợi nhỏ, thêu móc 750 Thiết kế bằng tay, vẽ mẫu 750 Hoàn thiện, nhuộm 500 Phòng phơi sấy 100 In vải tự động 500 Gỡ nút sợi, chỉnh sửa 1000 Kiểm tra màu, kiểm tra vải 1000 Sửa lỗi 1500 - 20 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0