Giáo trình An toàn lao động (Nghề: Chế tạo thiết bị cơ khí - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
lượt xem 5
download
Giáo trình "An toàn lao động (Nghề: Chế tạo thiết bị cơ khí - Trình độ: Cao đẳng)" biên soạn với mục tiêu giúp người học nêu được mục đích, nội dung, ý nghĩa, tính chất công tác bảo hộ lao động của nước ta hiện nay; nắm được ảnh hưởng của các yếu tố độc hại đến sức khoẻ người lao động và các biện pháp phòng chống; trình bày được kỹ thuật an toàn khi tổ chức và bố trí nơi làm việc. Mời các bạn cùng tham khảo giáo trình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình An toàn lao động (Nghề: Chế tạo thiết bị cơ khí - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 09: AN TOÀN LAO ĐỘNG NGHỀ: CHẾ TẠO THIẾT BỊ CƠ KHÍ TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 99/QĐ-CĐKTCNQN ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn Bình Định, năm 2018
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực cơ khí chế tạo ở Việt Nam nói chung và khu vực Miền trung – Tây nguyên nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. Chương trình khung quốc gia nghề chế tạo thiết bị cơ khí đã được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các môđun. Để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện dạy và học, việc biên soạn giáo trình kỹ thuật nghề theo theo các môđun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay. Môn học: An toàn lao động là môn học rất cần thiết cho nghề hàn và chế tạo thiết bị cơ khí. Trong quá trình thực hiện, nhóm biên soạn đã tham khảo nhiều tài liệu công nghệ hàn trong và ngoài nước, kết hợp với kinh nghiệm trong thực tế sản xuất. Trong quá trình biên soạn giáo trình, đã tham khảo ý kiến từ các Doanh nghệp trong nước, giáo trình của các trường Đại học, Cao đẳng, Học viện... Nhóm biên soạn đã có nhiều nỗ lực để giáo trình đạt được nội dung tốt nhất, sẽ không tránh được khiếm khuyết; mong nhận được ý kiến đóng góp để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! …….,Ngày……tháng……năm……… Tham gia biên soạn 1.Chủ biên: Mạc Thanh Lâm 2.Hỗ trợ chuyên môn: bộ môn Hàn và CTTB 3
- CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: An toàn lao động Mã số môn học: MH 09 Thời gian thực hiện môn học: 90 giờ (Lý thuyết: 60; Thực hành: 28; Kiểm tra: 2). I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC: - Vị trí: An toan lao động là môn học kỹ thuật cơ sở trong bàitrình các môn học, mô đun đào tạo nghề chế tạo thiết bị cơ khí nhằm trang bị cho người học kiến thức an toàn và vệ sinh trong lao động sản xuất. - Tính chất: Môn học An toàn lao động mang tính pháp luật, tính khoa học và tính quần chúng. II. MỤC TIÊU MÔN HỌC: - Nêu được mục đích, nội dung, ý nghĩa, tính chất công tác BHLĐ của nước ta hiện nay. - Nêu được ảnh hưởng của các yếu tố độc hại đến sức khoẻ người lao động và các biện pháp phòng chống. - Trình bày được kỹ thuật an toàn khi tổ chức và bố trí nơi làm việc. - Nêu được các biện pháp phòng cháy chữa cháy. - Có ý thức học tập tích cực, tự giác, chủ động. III. NỘI DUNG MÔN HỌC: Thời gian (giờ) Số Tên chương/Mục TS LT TH K TT T 1 Bài 1: Một số khái niệm về BHLĐ 6 3 3 1.1. Mục đích ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động 1.2. Công tác bảo hộ lao động và vệ sinh công nghiệp 2 Bài 2: Vệ sinh lao động 9 6 3 2.1. Mục đích ý nghĩa của công tác vệ sinh lao động 2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động 2.3. Nhiệm vụ quyền hạn của an toàn viên 3 Bài 3: Kỹ thuật an toàn 12 9 3 3.1. Kỹ thuật an toàn về điện 3.2. An toàn lao động trong công tác lắp ghép 4
- Thời gian (giờ) Số Tên chương/Mục TS LT TH K TT T 3.3. An toàn lao động khi làm việc ở trên cao 3.4. An toàn lao động khi sử dụng dụng cụ thi công 4 Bài 4: Kỹ thuật phòng cháy chữa cháy 6 3 2 1 4.1. Trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị, cán bộ công nhân viên chức với công tác phòng chữa cháy 4.2. Nguyên nhân gây ra cháy- Biện pháp phòng cháy 4.3. Các chất dùng để chữa cháy 4.4. Dụng cụ phương tiện dùng để chữa cháy 5 Bài 5: Cấp cứu nạn nhân bị tai nạn lao 6 3 3 động 5.1. Cấp cứu người bị điện giật 5.2. Cấp cứu người bị chấn thương 6 Bài 6: Một số biển báo trong thi công xây 6 3 3 lắp 6.1. Biển báo chỉ dẫn an toàn 6.2. Biển báo nguy hiểm 7 Bài 7: An toàn khi sử dụng thiết bị nghề 24 18 5 1 chế tạo thiết bị cơ khí 7.1 An toàn khi sử dụng dụng dung cụ cầm tay. 7.2 An toàn khi sử dụng máy công tác 8 Bài 8: An toàn khi sử dụng thiết bị hàn 21 15 6 8.1 An toàn khi sử dụng máy hàn hồ quang tay. 8.2 An toàn khi sử dụng thiết bị hàn khí 8.3 An toàn khi sử dụng máy hàn MAG Cộng 90 60 28 2 5
- MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 3 MỤC LỤC 6 BÀI 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ BHLĐ............................................................9 1.1 Mục đích và ý nghĩa của công tác BHLĐ....................................................9 1.1.1Mục đích 9 1.1.2Ý nghĩa 9 1.2 Công tác bảo hộ lao động:......................................................................... 10 1.2.1Tính chất của công tác bảo hộ lao động 10 1.2.2Nội dung của công tác bảo hộ lao động 11 BÀI 2: VỆ SINH CÔNG NGHIỆP..................................................................... 14 2.1 Đối tượng và nhiệm vụ của công tác vệ sinh công nghiệp........................ 14 2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động............................ 15 2.2.1Vi khí hậu 15 2.2.2Bụi công nghiệp 15 2.2.3Chất độc 15 2.2.4Ánh sáng (chiếu sáng) 16 2.2.5Tiếng ồn 16 2.2.6Rung và chấn động 16 2.2.7Làm việc quá sức 16 2.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ làm công tác bảo hộ lao động........... 16 2.3.1Nhiệm vụ 16 2.3.2Quyền hạn 17 BÀI 3: KỸ THUẬT AN TOÀN..........................................................................18 3.1 Kỹ thuật an toàn điện................................................................................. 18 3.1.1Tác hại của dòng điện đối với cơ thể con người 18 3.1.2Những nguyên nhân gây ra tai nạn về điện 23 6
- 3.1.3Các biện pháp bảo vệ an toàn khi sử dụng điện 23 3.2 Kỹ thuật an toàn khi sử dụng máy móc thiết bị......................................... 24 3.2.1Các bộ phận máy dễ gây tai nạn. 25 3.2.2Nguyên nhân gây ra chấn thương khi sử dụng máy móc thiết bị 26 3.2.3Những biện pháp an toàn 26 3.3 An toàn lao động trong công tác lắp ghép................................................. 29 3.4 An toàn lao động trong công tác hàn......................................................... 30 3.4.1Những yếu tố nguy hiểm và độc hại trong công tác hàn 30 3.4.2Các yếu tố độc hại 31 3.4.3Các yếu tố nguy hiểm 31 3.4.4Các biện pháp an toàn lao động trong công tác hàn 32 3.5 An toàn lao động khi làm việc trên cao..................................................... 34 3.5.1Nguyên nhân gây tai nạn ngã từ trên cao 34 3.5.2Các biện pháp an toàn lao động khi làm việc ở trên cao 36 3.6 An toàn lao động khi sử dụng dụng cụ thi công........................................ 40 3.6.1Sử dụng dụng cụ thô sơ chạy điện cầm tay 40 3.6.2Những nguyên nhân gây chấn thương 42 BÀI 4: KỸ THUẬT PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY.........................................43 4.1 Trách nhiệm người phụ trách với công tác PCCC..................................... 43 4.1.1Trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị 43 4.1.2Trách nhiệm của cán bộ công nhân viên chức 43 4.2 Nguyên nhân gây ra cháy, biện pháp phòng cháy......................................44 4.2.1Nguyên nhân gây ra cháy 44 4.2.2Biện pháp phòng cháy 44 4.2.3Phương pháp chữa cháy 45 4.3 Các chất dùng để chữa cháy.......................................................................46 4.3.1Định nghĩa 46 4.3.2Các chất chữa cháy 46 4.4 Dụng cụ phương tiện dùng để chữa cháy...................................................47 4.4.1Phân loại 47 4.4.2Cách sử dụng bình chữa cháy cầm tay 47 7
- BÀI 5: CẤP CỨU NẠN NHÂN BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG..............................52 5.1 Cấp cứu người bị điện giật:........................................................................52 5.1.1Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện 52 5.1.2Làm hô hấp nhân tạo 53 5.1.3Xoa bóp tim ngoài lồng ngực 54 5.2 Cấp cứu người bị chấn thương...................................................................55 5.2.1Cách buộc ga rô 55 5.2.2Cách nẹp gãy xương 55 BÀI 6. MỘT SỐ BIỂN BÁO TRONG THI CÔNG............................................58 6.1 Biển báo an toàn:....................................................................................... 58 6.2 Biển báo nguy hiểm................................................................................... 59 BÀI 7: AN TOÀN KHI SỬ DỤNG THIẾT BỊ NGHỀ CHẾ TẠO THIẾT BỊ CƠ KHÍ …………………………………………………………………………..61 7.1 An toàn khi sử dụng dụng dung cụ cầm tay...............................................61 7.1.1An toàn khi sử dụng cưa tay 61 7.1.2An toàn khi sử dụng máy mài 61 7.1.3An toàn khi sử dụng máy khoan 64 7.2 An toàn khi sử dụng máy công tác.............................................................64 7.2.1An toàn lao động khi gập uốn kim loại 64 7.2.2An toàn khi sử dụng máy cưa 64 7.2.3An toàn khi sử dụng máy gập 65 BÀI 8: AN TOÀN KHI SỬ DỤNG THIẾT BỊ HÀN......................................... 66 8.1 Nguyên tắc an toàn trong sử dụng máy hàn...............................................66 8.1.1Phòng chống điện giật khi thao tác với máy hàn 66 8.1.2Phòng chống nguy cơ bỏng hàn 66 8.1.3Tránh hít phải khói hàn và ga 67 8.1.4An toàn cháy nổ khi sử dụng máy hàn. 67 8.2 An toàn khi sử dụng thiết bị hàn khí..........................................................67 8.2.1Bảo hộ lao động khi hàn khí. 67 8.2.2Kỹ thuật an toàn đối với bình sinh khí: 67 8.2.3Kỹ thuật an toàn đối với van giảm áp: 67 8.2.4Kỹ thuật an toàn đối với bình chứa ôxy: 68 8
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 9
- BÀI 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ BHLĐ Mã bài: MH 09 – 01 Giới thiệu: Công tác BHLĐ là thông qua các biện pháp về khoa học kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại được phát sinh trong quá trình sản xuất, tạo nên một điều kiện lao động thuận lợi, và ngày càng được cải thiện tốt hơn để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau làm giảm sút sức khoẻ cũng như những thiệt hại khác đối với người lao động Mục tiêu: - Nêu được mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác bảo hộ lao động. - Trình bày được những nội dung chính của công tác bảo hộ lao động quy định trong bộ luật lao động hiện hành - Có ý thức học tập tích cực, tự giác, chủ động. Nội dung chính: 1.1 Mục đích và ý nghĩa của công tác BHLĐ 1.1.1 Mục đích Mục tiêu của công tác BHLĐ là thông qua các biện pháp về khoa học kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại được phát sinh trong quá trình sản xuất, tạo nên một điều kiện lao động thuận lợi, và ngày càng được cải thiện tốt hơn để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau làm giảm sút sức khoẻ cũng như những thiệt hại khác đối với người lao động, nhằm bảo vệ sức khoẻ, đảm bảo an toàn về tính mạng người lao động và cơ sở vật chất, trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động. 1.1.2 Ý nghĩa Bảo hộ lao động trước hết là phạm trù của lao động sản xuất, do yêu cầu của sản xuất và gắn liền với quá trình sản xuất. Bảo hộ lao động mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người nên nó mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Mặt khác, nhờ chăm lo sức khoẻ của người lao động mỡ công tác BHLĐ mang lại hiệu quả xã hội và nhân đạo rất cao. BHLĐ là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, là nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu được trong các dự án, thiết kế, điều hành và triển khai sản xuất. BHLĐ mang lại những lợi ích về kinh tế, chính trị và xã hội. Lao động tạo ra của cải vật chất, làm cho xã hội tồn tại và phát triển. Bất cứ dưới chế độ xã hội nào, lao động của con người cũng là yếu tố quyết định nhất. 10
- Xây dựng quốc gia giàu có, tự do, dân chủ cũng nhờ người lao động. Trí thức mở mang cũng nhờ lao động (lao động trí óc) vì vậy lao động là động lực chính của sự tiến bộ loài người. 1.2 Công tác bảo hộ lao động: 1.2.1 Tính chất của công tác bảo hộ lao động BHLĐ có 3 tính chất chủ yếu là: Pháp lý, Khoa học kỹ thuật và tính quần chúng. Chúng có liên quan mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau. 1.2.1.1 Tính pháp luật Những quy định và nội dung về BHLĐ được thể chế hoá chúng thành những luật lệ, chế độ chính sách, tiêu chuẩn và được hướng dẫn cho mọi cấp mọi ngành mọi tổ chức và cá nhân nghiêm chỉnh thực hiện. Những chính sách, chế độ, quy phạm, tiêu chuẩn, được ban hành trong công tác bảo hộ lao động là luật pháp của Nhà nước. Xuất phát từ quan điểm: Con người là vốn quý nhất, nên luật pháp về bảo hộ lao động được nghiên cứu, xây dựng nhằm bảo vệ con người trong sản xuất, mọi cơ sở kinh tế và mọi người tham gia lao động phải có trách nhiệm tham gia nghiên cứu, và thực hiện. Đó là tính pháp lý của công tác bảo hộ lao động. 1.2.1.2 Tính khoa học Mọi hoạt động của BHLĐ nhằm loại trừ các yếu tố nguy hiểm, có hại, phòng và chống tai nạn, các bệnh nghề nghiệp... đều xuất phát từ những cơ sở của KHKT. Các hoạt động điều tra khảo sát phân tích điều kiện lao động, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố độc hại đến con người để đề ra các giải pháp chống ô nhiễm, giải pháp đảm bảo an toàn đều là những hoạt động khoa học kỹ thuật. Hiện nay, việc vận dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào công tác bảo hộ lao động ngày càng phổ biến. Trong quá trình kiểm tra mối hàn bằng tia gamma (ó), nếu không hiểu biết về tính chất và tác dụng của các tia phóng xạ thì không thể có biện pháp phòng tránh có hiệu quả. Nghiên cứu các biện pháp an toàn khi sử dụng cần trục, không thể chỉ có hiểu biết về cơ học, sức bền vật liệu mà còn nhiều vấn đề khác như sự cân bằng của cần cẩu, tầm với, điều khiển điện, tốc độ nâng chuyên... Muốn biến điều kiện lao động cực nhọc thành điều kiện làm việc thoải mái, muốn loại trừ vĩnh viễn tai nạn lao động trong sản xuất, phải giải quyết nhiều vấn đề tổng hợp phức tạp không những phải hiểu biết về kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật thông gió, cơ khí hoá, tự động hoá... mà còn cần phải có các kiến thức về tâm lý lao động, thẩm mỹ công nghiệp, xã hội học lao động...Vì vậy công tác bảo hộ lao động mang tính chất khoa học kỹ thuật tổng hợp. 1.2.1.3 Tính quần chúng 11
- Tất cả mọi người từ người sử dụng lao động đến người lao động đều là đối tượng cần được bảo vệ. Đồng thời họ cũng là chủ thể phải tham gia vào công tác BHLĐ để bảo vệ mình và bảo vệ người khác. BHLĐ có liên quan đến tất cả mọi người tham gia sản xuất. Công nhân là những người thường xuyên tiếp xúc với máy móc, trực tiếp thực hiện các qui trình công nghệ... do đó họ có nhiều khả năng phát hiện những sơ hở trong công tác bảo hộ lao động, đóng góp xây dựng các biện pháp về kỹ thuật an toàn, tham gia góp ý kiến về mẫu mã, quy cách dụng cụ phòng hộ, quần áo làm việc… Mặt khác dù các qui trình, quy phạm an toàn được đề ra tỉ mỉ đến đâu, nhưng công nhân chưa được học tập, chưa được thấm nhuần, chưa thấy rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của nó thì rất dễ vi phạm. Muốn làm tốt công tác bảo hộ lao động, phải vận động được đông đảo mọi người tham gia. Cho nên BHLĐ chỉ có kết quả khi được mọi cấp, mọi ngành quan tâm, được mọi người lao động tích cực tham gia và tự giác thực hiện các luật lệ, chế độ tiêu chuẩn, biện pháp để cải thiện điều kiện làm việc, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. BHLĐ là hoạt động hướng về cơ sở sản xuất và trước hết là người trực tiếp lao động. Nó liên quan với quần chúng lao động. BHLĐ bảo vệ quyền lợi và hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà, cho toàn xã hội, vì thế BHLĐ luôn mang tính quần chúng sâu rộng. 1.2.2 Nội dung của công tác bảo hộ lao động Bảo hộ lao động gồm 4 phần: 1.2.2.1 Luật pháp bảo hộ lao động: Là những quy định về chế độ, thể lệ bảo hộ lao động như: - Giờ giấc làm việc và nghỉ ngơi. - Bảo vệ và bồi dưàng sức khoẻ cho công nhân. - Chế độ lao động đối với nữ công nhân viên chức. - Tiêu chuẩn quy phạm về kỹ thuật an toà và vệ sinh lao động. - Luật lệ bảo hộ lao động được xây dựng trên cơ sở yêu cầu thực tế của quần chúng lao động, căn cư vào trình độ phát triển kinh tế, trình độ khoa học được sửa đổi, bổ sung dần dần thích hợp với hoàn cảnh sản xuất trong từng thời kỳ kinh tế của đất nước. 1.2.2.2 Vệ sinh lao động: nhiệm vụ của vệ sinh lao động là Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường và điều kiện lao động sản xuất lên cơ thể con người. Đề ra những biện pháp về y tế vệ sinh nhằm loại trừ và hạn chế ảnh hưởng của các nhân tố phát sinh những nguyên nhân gây bệnh nghề nghiệp trong sản xuất. 12
- 1.2.2.3 Kỹ thuật an toàn lao động: Nghiên cứu phân tích các nguyên nhân chấn thương, sự phòng tránh tai nạn lao động trong sản xuất, nhằm bảo đảm an toàn sản xuất và bảo hộ lao động cho công nhân. Đề ra và áp dụng các biện pháp tổ chức và kỹ thuật cần thiết nhằm tạo điều kiện làm việc an toàn cho người lao động để đạt hiệu quả cao nhất. 1.2.2.4 Kỹ thuật phòng cháy chữa cháy: Nghiên cứu phân tích các nguyên nhân cháy, nổ trên công trường. Tìm ra biện pháp phòng cháy, chữa cháy có hiệu quả nhất. Hạn chế sự thiệt hại thấp nhất do hoả hoạn gây ra. - Các khái niệm các thuật ngữ dưới đây đã được quốc tế hoá và được sử dụng trong các văn bản trên: + An toàn lao động: tình trạng điều kiện lao động không gây nguy hiểm trong sản xuất. + Điều kiện lao động: tổng thể các yếu tố kinh tế, xã hội, tổ chức, kỹ thuật, tự nhiên thể hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, con người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng, tạo điều kiện hoạt động của con người trong quá trình sản xuất. + Yêu cầu an toàn lao động: các yêu cầu cần phải được thực hiện nhằm đảm bảo an toàn lao động. + Sự nguy hiểm trong sản xuất: khả năng tác động của các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất đối với người lao động. + Yếu tố nguy hiểm trong sản xuất: khả năng tác động của gây chấn thương cho người lao động trong sản xuất. + Yếu tố có hại trong sản xuất: khả năng tác động của gây bệnh cho người lao động trong sản xuất. + An toàn của thiết bị sản xuất: tính chất của thiết bị bảo đảm được tình trạng an toàn khi thực hiện các chức năng đã quy định trong điều kiện xác định và trong thời gian quy định. + An toàn của quy trình sản xuất: tính chất của quy trình sản xuất bảo đảm được tình trạng an toàn khi thực hiện các thông số đã cho trong suốt thời gian quy định. + Phương tiện bảo vệ người lao động: dùng để phòng ngừa hoặc làm giảm tác động của các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất đối với người lao động. + Kỹ thuật an toàn: hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người lao động. 13
- + Vệ sinh sản xuất: hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với người lao động. + Tai nạn lao động: tai nạn xảy ra gây tác hại đến cơ thể người lao động của các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất. + Chấn thương: chấn thương gây ra đối với người lao động trong sản xuất do không tuân theo các yêu cầu về an toàn lao động. Nhiễm độc cấp tính được coi như chấn thương. + Bệnh nghề nghiệp: bệnh phát sinh do tác động của điều kiện lao động có hại đối với người lao động. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động? 2. Nội dung của công tác bảo hộ lao động? 14
- BÀI 2: VỆ SINH CÔNG NGHIỆP Mã bài: MH 09 – 02 Giới thiệu: Vệ sinh lao động là môn khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của những yếu tố có hại trong sản xuất đối với sức khỏe người lao động, tìm các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp và nâng cao khả năng lao động cho người lao động. Mục tiêu: - Nêu được mục đích, ý nghĩa của công tác vệ sinh công nghiệp. - Trình bày được các yếu tố chính ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động. - Có ý thức học tập tích cực, tự giác, chủ động. Nội dung chính: 2.1 Đối tượng và nhiệm vụ của công tác vệ sinh công nghiệp Vệ sinh lao động là môn khoa học nghiên cứu ảnh hưởng của những yếu tố có hại trong sản xuất đối với sức khỏe người lao động, tìm các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp và nâng cao khả năng lao động cho người lao động. Trong sản xuất, người lao động có thể phải tiếp xúc với những yếu tố có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe ở nhiều mức độ khác nhau như mệt mỏi, suy nhược, giảm khả năng lao động, phát sinh các bệnh thông thường hoặc gây ra các bệnh nghề nghiệp. Ví dụ trong gia công nóng yếu tố tác hại nghề nghiệp là do nhiệt độ cao, tiếng ồn, khói bụi...Các yếu tố ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người lao động còn được gọi là những tác hại nghề nghiệp. Các tác hại nghề nghiệp có thể phân thành các loại sau: - Tác hại liên quan đến quá trình sản xuất: Bao gồm các yếu tố: + Các yếu tố vật lý và hóa học: Điều kiện vi khí hậu, bức xạ điện từ, bức xạ cao tần, siêu cao tần, tiếng ồn, bụi và chất độc, chất phóng xạ...trong sản xuất. + Yếu tố sinh vật: Vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng và các nấm mốc gây bệnh. - Tác hại liên quan đến tổ chức lao động: Bao gồm các yếu tố: + Bố trí thời gian làm việc không hợp lý như làm việc liên tục, quá lâu, không nghỉ... 15
- + Bố trí công việc không hợp lý như cường độ lao động quá cao không phù hợp với tình trạng sức khỏe người lao động, sự hoạt động quá khẩn trương làm căng thẳng các hệ thống cơ thể và các giác quan... + Bố trí chế độ làm việc nghỉ nghơi không hợp lý. + Bố trí vị trí làm việc không hợp lý như tư thế gò bó, không thoải mái phải cúi lom khom, vặn mình... + Công cụ lao động không phù hợp với cơ thể về trọng lượng, hình dáng kích thước... - Tác hại liên quan đến điều kiện vệ sinh an toàn: Bao gồm các yếu tố: + Bố trí hệ thống chiếu sáng không hợp lý như thiếu hoặc thừa ánh sáng... + Làm việc ngoài trời có thời tiết xấu như nóng về mùa hè, lạnh về mùa đông... + Thiếu các trang thiết bị cho hệ thống thông gió, chống bụi, chống ồn, hút khí độc... + Thiếu trang bị phòng hộ lao động hoặc có nhưng sử dụng và bảo quản không tốt... + Công tác thực hiện quy tắc VSLĐ và ATLĐ chưa tốt, chưa triệt để. 2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động Các yếu tố này phát sinh trong quá trình sản xuất khi tác động vào con người với mức độ vượt quá giới hạn chịu đựng của con người sẽ gây tổn hại đến các chức năng của cơ thể, làm giảm khả năng lao động. Sự tác động này thường diễn ra từ từ, kéo dài. Hậu quả cuối cùng là gây bệnh nghề nghiệp. Các yếu tố có hại thường là: 2.2.1 Vi khí hậu Là trạng thái lý học của không khí trong một không gian thu hẹp của nơi làm việc, bao gồm: Nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt, tốc độ chuyển động của không khí. Các yếu tố này phải đảm bảo ở giới hạn nhất định, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lao động của con người. Vượt qua giới hạn này là vi khí hậu không thuận lợi, sẽ gây ảnh hưởng tới tâm lý, sức khỏe và khả năng lao động của con người. 2.2.2 Bụi công nghiệp Là tập hợp nhiều hạt có kích thước nhỏ bé tồn tại trong không khí. Nguy hiểm nhất là bụi có kích thước 0.5 - 5 μm, khi hít phải loại bụi này sẽ có 70 - 80% lượng bụi đi vào phổi và ở trong các phế nang làm tổn thương phổi hoặc gây bệnh bụi phổi. 2.2.3 Chất độc 16
- Đa số các hoá chất dùng trong công nghiệp, nông nghiệp và nhiều chất phát sinh trong các quá trình công nghệ sản xuất có tác dụng độc đối với con người. Chúng thường ở các dạng lỏng, rắn khí và thâm nhập vào cơ thể bằng đường hô hấp, tiêu hoá hoặc thấm qua da. Khi các chất độc vào cơ thể với một lượng vượt quá giới hạn sức chịu đựng của con người sẽ bị nhiễm độc mãn tính gây bệnh nghề nghiệp, nếu nhiễm độc cấp tính có thể dẫn đến tử vong. 2.2.4 Ánh sáng (chiếu sáng) Có cường độ chiếu sáng hay còn gọi là độ rọi, nếu độ rọi quá lớn hoặc quá yếu đều có thể gây ra các bệnh lý cho cơ quan thị giác làm giảm khả năng lao động và dễ gây tai nạn lao động. 2.2.5 Tiếng ồn Tiếng ồn là âm thanh gây khó chịu cho con người, nó phát sinh do sự chuyển động của các chi tiết hoặc bộ phận của máy, do va chạm... tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép dẫn đến bệnh điếc nghề nghiệp. 2.2.6 Rung và chấn động Có thể chia 2 loại: rung toàn thân hoặc rung cục bộ. Rung toàn thân khi người lao động làm việc phải đứng hoặc ngồi trên bệ hoặc sàn đặt máy, máy chuyển động làm rung sàn hoặc bệ máy làm rung chuyển toàn thân người lao động. Rung cục bộ do một bộ phận thân thể người lao động trong thao tác công việc sử dụng các dụng cụ cầm tay chạy bằng khí nén tiếp xúc với một bộ phận của máy, thiết bị hoạt động tạo thành rung một bộ phận cơ thể người lao động gọi là rung cục bộ. Cả hai loại rung trên tùy theo mức độ đều gây tổn thương xương, khớp, rối loạn tim mạch. Nếu chấn động vượt quá giới hạn cho phép sẽ gây bệnh nghề nghiệp. 2.2.7 Làm việc quá sức Sự làm việc gắng sức quá mức chịu đựng của cơ thể có thể gây nên nhiều tác hại về hô hấp và tim mạch, mệt mỏi mất tập trung dễ dẫn đến tai nạn thậm chí có thể dẫn đến đột quị. 2.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ làm công tác bảo hộ lao động 2.3.1 Nhiệm vụ Phối hợp với bộ phận tổ chức lao động xây dựng nội quy, qui chế quản lý công tác BHLĐ của doanh nghiệp. Phổ biến các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, qui phạm về ATVSLĐ của Nhà nước và của doanh nghiệp đến các cấp và người lao động. Đề xuất việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền về ATVSLĐ và theo dõi đôn đốc việc chấp hành. 17
- Dự thảo kế hoạch BHLĐ hàng năm, phối hợp với bộ phận kỹ thuật, quản đốc phân xưởng, các bộ phận liên quan cùng thực hiện đúng các biện pháp đã đề ra trong kế hoạch BHLĐ. Phối hợp với bộ phận kỹ thuật, quản đốc phân xưởng, các bộ phận liên quan xây dựng quy trình, biện pháp ATVSLĐ, phòng chống cháy nổ, quản lý, theo dõi việc kiểm định, xin giấy phép sử dụng đối với các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ. Phối hợp với bộ phận tổ chức lao động, bộ phận kỹ thuật, quản đốc phân xưởng huấn luyện về BHLĐ cho người lao động. Phối hợp với bộ phận y tế tổ chức đo đạc các yếu tố có hại trong môI trường lao động, theo dõi tình hình bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, đề xuất với người sử dụng lao động các biện pháp quản lý và chăm sóc sức khỏe người lao động. Kiểm tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ BHLĐ, tiêu chuẩn ATVSLĐ trong doanh nghiệp và đề xuất biện pháp khắc phục những tồn tại. Điều tra và thống kê các vụ tai nạn lao động xảy ra trong doanh nghiệp. Tổng hợp và đề xuất với người sử dụng lao động giảI quyết kịp thời các đề xuất, kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra. Dự thảo trình lãnh đạo doanh nghiệp ký các báo cáo về BHLĐ theo quy định hiện hành. 2.3.2 Quyền hạn Được tham dự các cuộc họp giao ban sản xuất, sơ kết, tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh và kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch BHLĐ. Được tham dự các cuộc họp về xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập và duyệt các đồ án thiết kế, thi công, nghiệm thu và tiếp nhận đưa vào sử dụng Nhà xưởng mới xây dựng cải tạo, mở rộng hoặc máy, thiết bị mới sửa chữa, lắp đặt để có ý kiến về mặt ATVSLĐ. Trong khi kiểm tra các bộ phận sản xuất nếu phát hiện thấy các vi phạm hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động có quyền ra lệnh tạm thời đình chỉ công việc nếu thấy khẩn cấp) hoặc yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc để thi hành các biện pháp cần thiết bảo đảm an toàn lao động, đồng thời báo cáo người sử dụng lao động. CÂU HỎI ÔN TẬP 1 Công tác vệ sinh công nghiệp? 2 Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ BHLĐ? 3 Những yếu tố ảnh hưởng sức khỏe? 18
- 19
- BÀI 3: KỸ THUẬT AN TOÀN Mã bài: MH 09 – 03 Giới thiệu: An toàn lao động trong sản xuất là một yếu tố rất cần thiết để giảm thiểu nguy hiểm và tai nạn được phát sinh trong quá trình sản xuất, tạo nên một điều kiện lao động thuận lợi, và ngày càng được cải thiện tốt hơn để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp vì vậy nguời lao động cần phải trang bị đầy đủ về kỹ thuật an toàn Mục tiêu: - Nêu được nguyên nhân dẫn đến tai nạn về điện và chấn thương khi sử dụng máy móc thiết bị. - Trình bày được các biện pháp an toàn về điện và an toàn khi sử dụng máy móc thiết bị. - Có ý thức học tập tích cực, tự giác, chủ động. Nội dung chính: 3.1 Kỹ thuật an toàn điện 3.1.1 Tác hại của dòng điện đối với cơ thể con người 3.1.1.1 Tác động của dòng điện đối với cơ thể người Dòng điện đi qua cơ thể con người gây nên phản ứng sinh lý phức tạp như làm huỷ hoại bộ phận thần kinh điều khiển các giác quan bên trong của người, làm tê liệt cơ thịt, sưng màng phổi, huỷ hoại cơ quan hô hấp và tuần hoàn máu. Một trong những yếu tố chính gây tai nạn cho người là dòng điện (phụ thuộc điện áp mà người chạm phải) và đường đi của dòng điện qua cơ thể người vào đất. Dòng điện có thể tác động vào cơ thể người qua một mạch điện kín hoặc bằng tác động bên ngoài như phóng điện hồ quang. Tác hại và hậu quả của dòng điện gây nên phụ thuộc vào độ lớn và loại dòng điện, điện trở của người, đường đi của dòng điện qua cơ thể người, thời gian tác dụng và tình trạng sức khỏe của người. Cho đến nay vẫn có nhiều ý kiến khác nhau về trị số của dòng điện có thể gây chết người. Trường hợp nói chung, dòng điện có thể làm chết người có trị số khoảng 100 mA. Tuy nhiên vẫn có trường hợp trị số dòng điện chỉ khoảng 5 ÷ 10 mA đã làm chết người tuỳ thuộc điều kiện nơi xảy ra tai nạn và trạng thái sức khoẻ của nạn nhân. Nguyên nhân chết người, do dòng điện phần lớn làm hủy hoại khả năng làm việc của các cơ quan của người hoặc làm ngừng thở hoặc do sự thay đổi 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Công nghệ ô tô - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
105 p | 14 | 6
-
Giáo trình An toàn lao động điện - điện lạnh (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
60 p | 9 | 6
-
Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Hàn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
40 p | 10 | 6
-
Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
105 p | 14 | 5
-
Giáo trình An toàn lao động điện - lạnh (Ngành: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng/Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
106 p | 9 | 4
-
Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Quản lý xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
160 p | 7 | 4
-
Giáo trình An toàn lao động - Trường CĐ nghề Số 20
61 p | 14 | 3
-
Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Công nghệ kỹ thuật xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
128 p | 5 | 2
-
Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
160 p | 5 | 2
-
Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
160 p | 5 | 2
-
Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Hàn - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
40 p | 5 | 2
-
Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Cắt gọt kim loại - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
39 p | 3 | 2
-
Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Hàn - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
29 p | 2 | 1
-
Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Công nghệ ô tô - Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
29 p | 0 | 0
-
Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Điện công nghiệp - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
50 p | 1 | 0
-
Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Điện tử công nghiệp - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
50 p | 2 | 0
-
Giáo trình An toàn lao động điện - lạnh (Ngành: Vận hành sửa chữa thiết bị lạnh - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
53 p | 6 | 0
-
Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Hàn – Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
31 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn