Giáo trình An toàn lao động (Nghề: Hàn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
lượt xem 3
download
Giáo trình An toàn lao động (Nghề: Hàn - Trung cấp) cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Bảo hộ lao động; Kỹ thuật an toàn; Vệ sinh công nghiệp; Phòng chống cháy nổ và sơ cứu người bị nạn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình An toàn lao động (Nghề: Hàn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2022)
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: AN TOÀN LAO ĐỘNG NGHỀ: HÀN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: 765 / QĐ-CĐCG ngày 25 tháng 11 năm 2022 của Trường Cao Đẳng Cơ giới Quảng Ngãi, năm 2022 (Lưu hành nội bộ)
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
- LỜI GIỚI THIỆU Hằng ngày mỗi chúng ta lao động sản xuất nên phải tiếp xúc thường xuyên với các mối nguy, rủi ro. Để phục vụ cho học viên học nghề hàn những kiến thức cơ bản cả về lý thuyết và kỹ năng nhận dạng các mối nguy hại và đánh giá rủi ro. Với mong muốn đó giáo trình được biên soạn, nội dung giáo trình bao gồm bốn chương Chương 1: Bảo hộ lao động Chương 2: Kỹ thuật an toàn Chương 3: Vệ sinh công nghiệp Chương 4: Phòng chống cháy nổ và sơ cứu người bị nạn Kiến thức trong giáo trình được biên soạn theo chương trình trường Cao đẳng Cơ giới, sắp xếp logic từ nhận dạng các mối nguy, đến cách phân tích các rủi ro, phương pháp kiểm tra và quy trình thực hành sơ, cấp cứu. Do đó người đọc có thể hiểu một cách dễ dàng. Kiến thức trong giáo trình được biên soạn theo chương trình đào tạo trường cao đẳng Cơ giới. Sau mỗi bài học đều có các bài tập đi kèm để sinh viên có thể nâng cao tính thực hành của môn học. Do đó, người đọc có thể hiểu một cách dễ dàng các nội dung trong chương trình. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi sai sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của người đọc để lần xuất bản sau giáo trình được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Quảng Ngãi, ngày..25..tháng 11 năm 2022 Tham gia biên soạn 1. Nguyễn Đình Kiên Chủ biên 2. ………….............. 3
- MỤC LỤC GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: KỸ THUẬT AN TOÀN VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG Mã môn học: MH 12 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Môn học có thể được bố trí giảng dạy song song với các môn học sau: MH 07, MH 08, MH 09, MH 10, MH 11. - Tính chất: Là môn học kỹ thuật cơ sở bắt buộc. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: Trang bị những kiến thức cơ bản về an toàn lao động, giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động. - Nhận biết những rủi ro, sự cố và biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động. - Đối tượng: Là giáo trình áp dụng cho học sinh trình độ Trung cấp nghề Hàn. Mục tiêu của môn học: - Kiến thức: A1. Nhận diện những mối nguy, rủi ro trong quá trình làm việc. A2. Giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động. A3. Trang bị những kiến thức cơ bản về an toàn lao động, giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động. A4. Trình bày được mục đích, ý nghĩa, tính chất và nhiệm vụ của công tác bảo hộ lao động. Trình bày được các biện pháp kỹ thuật an toàn lao động trong gia công cơ khí, an toàn điện, thiết bị nâng hạ và phòng chống cháy nổ A5. Hiểu biết những quy trình tiêu chuẩn, thông tư nghị định về an toàn lao động. - Về kỹ năng: B1. Phương pháp sơ cấp cứu nạn nhân bị tai nạn lao động và nạn nhân bị điện giật. B2. Tuân thủ an toàn lao động khi làm việc trên cao, điện, vận hành thiết bị nghiêm ngặt... 4
- B3. Xác định đúng các yếu tố nguy hiểm và có hại đối với người lao động; các biện pháp tổ chức bảo hộ lao động B4. Biết sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động. B5. Nhận diện những mối nguy rủi ro trong quá trình làm việc. B6. Cảnh báo khu vực đang làm việc bằng biển báo, cảnh báo. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1. Rèn luyện tác phong làm việc nghiêm túc, cẩn thận, an toàn vệ sinh môi trường làm việc. C2. Tuân thủ đúng quy định, quy phạm về ATVSMT. C3. Ý thức tiết kiệm, kỹ luật. C4. Tinh thần hợp tác làm việc theo tổ, nhóm. 1. Chương trình khung nghề công nghệ hàn MÃ MH, Thời gian đào tạo (giờ) Tên môn MĐ học, mô Trong đó đun Tín chỉ Tổng số Thực Lý thuyết Kiểm tra hành I Các môn 12 255 94 148 13 học chung MH 01 Chính trị 2 30 15 13 2 MH 02 Pháp luật 1 15 9 5 1 MH 03 Giáo dục thể chất 1 30 4 24 2 MH 04 Giáo dục quốc phòng An ninh 2 45 21 21 3 MH 05 Tin học 2 45 15 29 1 MH 06 Ngoại ngữ (Anh văn) 4 90 30 56 4 II Các môn học, mô đun 66 1650 468 1047 135 chuyên môn Vẽ kỹ MH 07 thuật cơ 4 60 20 35 5 khí MH 08 Dung sai 3 45 24 14 7 5
- lắp ghép và đo lường kỹ thuật Vật liệu MH 09 3 45 25 13 7 cơ khí Cơ kỹ MH 10 4 60 40 12 8 thuật Kỹ thuật điện – MH 11 Điện tử 3 45 27 11 7 công nghiệp Kỹ thuật an toàn MH 12 và bảo 2 30 13 11 6 hộ lao động Quy trình MH 13 5 75 30 41 4 hàn Kiểm tra và đánh giá chất lượng MĐ 14 2 60 20 36 4 mối hàn theo tiêu chuẩn quốc tế Chế tạo MĐ 15 4 90 20 62 8 phôi hàn Gá lắp MĐ 16 kết cấu 2 60 15 38 7 hàn Hàn hồ MĐ 17 quang tay 8 240 64 162 14 cơ bản Hàn hồ MĐ 18 quang tay 6 180 20 151 9 nâng cao MĐ 19 Hàn khí 2 60 15 41 4 MĐ 20 Hàn 4 120 21 90 9 MIG/MA 6
- G cơ bản Hàn TIG MĐ 21 3 90 18 64 8 cơ bản MĐ 22 Hàn ống 4 120 19 90 11 Hàn hồ quang dây lõi MĐ 23 3 90 24 58 8 thuốc (FCAW) cơ bản Thực tập MĐ24 4 180 53 118 9 sản xuất Tổng số: 78 1905 562 1195 148 2. Chương trình chi tiết môn học: Thời gian Tên Tổng Lý Thực Kiểm Số số thuyết hành, thí tra chương TT nghiệm, (LT mục thảo luận, hoặc bài tập TH) 1 Mở đầu 1 1 0 0 2 Chương 1: Bảo hộ lao động 5 3 2 0 1. Mục đích và ý nghĩa của 1 1 0 0 công tác bảo hộ lao động. 2. Tính chất của công tác bảo 1 1 0 0 hộ lao động. 3. Trách nhiệm đối với công 2 1 1 0 tác bảo hộ lao động. 4. Nội dung của công tác bảo 1 0 1 0 hộ lao động. 3 Chương 2: Kỹ thuật an toàn 8 3 4 1 1. An toàn điện. 4 2 2 2. An toàn lao động. 4 2 1 1 4 Chương 3: Vệ sinh công nghiệp 4 2 2 0 1. Mục đích và ý nghĩa của 2 1 1 0 công tác vệ sinh công nghiệp. 2. Các nhân tố ảnh hưởng và biện pháp phòng chống bệnh 2 1 1 0 nghề nghiệp. 7
- 5 Chương 4: Phòng chống cháy nổ và sơ cứu người bị nạn 8 4 3 1 1. Mục đích và ý nghĩa của việc phòng chông cháy nổ. 1 1 0 2. Nguyên nhân gây ra cháy nổ. 3 2 1 0 3. Phương pháp phòng chống 4 1 2 1 cháy nổ. 6 Kiểm tra kết thúc 4 4 Cộng 30 13 11 6 3. Điều kiện thực hiện môn học: 3.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn. 3.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn, tranh vẽ.... 3.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, giáo trình điện tử... 3.4. Các điều kiện khác: Người học hiểu được vai trò khi học môn học này. 4. Nội dung và phương pháp đánh giá: 4.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 4.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 4.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Trung cấp hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-BLĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Cơ giới như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 4.2.2. Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn Số Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đầu ra cột đánh giá kiểm tra Thường xuyên Viết/ Tự luận/ A1, C1, C2 1 Sau 10 giờ. 8
- Thuyết trình Trắc nghiệm/Báo cáo Định kỳ Viết và Tự luận/ A2, B1, 2 Sau 20 giờ thực hành Trắc nghiệm/ thực hành C1, C2 Kết thúc môn Vấn đáp và thực Vấn đáp và thực A1, A2, A3, 1 Sau 30 giờ học hành hành trên mô hình B1, B2, C1, C2, 4.2.3. Cách tính điểm Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ. 5. Hướng dẫn thực hiện môn học 5.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Trung cấp hàn 5.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 5.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: Trình chiếu, thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập cụ thể, câu hỏi thảo luận nhóm…. * Thực hành: - Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập thực hành theo nội dung đề ra. - Khi giải bài tập, làm các bài Thực hành, thí nghiệm, bài tập:... Giáo viên hướng dẫn thao tác mẫu và sửa sai tại chỗ cho nguời học. - Sử dụng các mô hình, học cụ mô phỏng để minh họa các rủi ro và biện pháp phòng ngừa. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 5.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu... và những quy định hiện hành). - Sinh viên trao đổi với nhau, thực hiện bài thực hành và báo cáo kết quả. - Tham dự tối thiểu 70% các giờ giảng tích hợp. Nếu người học vắng >30% số giờ tích hợp phải học lại mô đun mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: Là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 2-3 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9
- 6. Tài liệu tham khảo: [1] Số: 49/2016/TT-BLĐTBXH(28/12/2016): Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn [2]- Số: 04/2014/TT-BLĐTBXH (12/2/2014): Hướng Dẫn Thực Hiện Chế Độ Trang Bị Phương Tiện Bảo Vệ Cá Nhân [3]- Nghị định 14/2014/NĐ-CP(26/02/2014) gồm 04 chương 27 điều : Quy định chi tiết thi hành luật điện lực về an toàn điện [4]- Số: 34/2012/TT-BLĐTBXH: Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với dụng cụ điện cầm tay truyền động bằng động cơ [5]- Các tiêu chuẩn Nhà nước Việt Nam về ATVSMT [6]- TT25/2022-Quy định về chế độ trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động. [7]. Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động - NXB KHKT – 2000 BÀI MỞ ĐẦU: CHƯƠNG 1: BẢO HỘ LAO ĐỘNG Mã bài: MH12-01 Giới thiệu: 10
- An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại nhằm bảo đảm không làm suy giảm sức khỏe, thương tật, tử vong đối với con người, ngăn ngừa sự cố gây mất an toàn lao động trong quá trình làm việc. Phương tiện bảo vệ cá nhân là những dụng cụ, phương tiện cần thiết mà người lao động phải được trang cấp để sử dụng trong khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ để bảo vệ cơ thể khỏi tác động của các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại phát sinh trong quá trình lao động, khi các giải pháp công nghệ, thiết bị, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết. Mục tiêu: - Trình bày được những khái niệm cơ bản về bảo hộ lao động. - Thực hiện được một số công tác an toàn lao động. - Trình bày được tính chất và nhiệm vụ của công tác bảo hộ lao động. - Bảo đảm cho mọi người lao động những điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, thuận lợi và tiện nghi nhất. - Không ngừng nâng cao năng suất lao động, tạo nên cuộc sống hạnh phúc cho người lao động. - Góp phần vào việc bảo vệ và phát triển bền vững nguồn nhân lực lao động. - Nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người mà trước hết là của chính người lao động. Phương pháp giảng dạy và học tập bài mở đầu - Đối với người dạy: Sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu tuân thủ an toàn và vệ sinh môi trường. - Đối với người học: Chủ động đọc trước giáo trình trước buổi học. Điều kiện thực hiện bài học - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học chuyên môn. - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác. - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có - Kiểm tra và đánh giá bài học - Nội dung: Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. 11
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng) Kiểm tra định kỳ lý thuyết: có Kiểm tra định kỳ thực hành: không có Nội dung chính: 1. Mục đích và ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động. 1.1. Mục đích Trong quá trình lao động sử dụng công cụ thông thường hay máy móc hiện đại, áp dụng cộng nghệ đơn giản hay phức tạp, tiên tiến đều có thể tiềm ẩn và phát sinh các yếu tố nguy hiểm có hại gây ra tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Một quá trình lao động sản xuất có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại. Nếu không được phòng ngừa cẩn thận có thể tác động vào con người gây chấn thương, bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút hoặc mất khả năng lao động hoặc tử vong. Cho nên việc chăm lo và cải thiện điều kiện lao động,nơi làm việc an toàn, vệ sinh là những nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất và cao năng suất lao động. Vì vậy Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác bảo hộ lao động là lĩnh vực công tác lớn nhằm mục đích: - Đảm bảo an toàn thân thể người lao động, hạn chế tới mức thấp nhất hoặc không để xảy ra tai nạn làm chấn thương gây tàn phế hay tử vong. - Đảm bảo người lao động khoẻ mạnh, không bị mắc các bệnh nghề nghiệp và các bệnh tật khác do điều kiện lao động xấu gây ra. - Bồi dưỡng kịp thời và duy trì sức khoẻ, khả năng lao động cho người lao động. - Công tác bảo hộ lao động chiếm một vị trí quan trọng trong những yêu cầu khách quan của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.2. Ý nghĩa a. Ý nghĩa chính trị - Bảo hộ lao động thể hiện quan điểm của Đảng và nhà nước ta coi nhân tố con người lao động vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển đất nước. Nếu một đất nước có tỷ lệ tai nạn thấp, người lao động mạnh khoẻ không mắc bệnh nghề nghiệp, chứng tỏ xã hội đó luôn coi trọng con người là vốn quý nhất,sức lao động, lực lượng lao động được bảo vệ và phát triển. Công tác bảo hộ lao động tốt góp phần tích cực chăm lo bảo vệ sức khoẻ, tính mạng, đời sống người lao động. 12
- - Nếu công tác bảo hộ lao động chưa tốt, điều kiện lao động quá nặng nhọc, độc hại sẽ gây ra nhiều tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nghiêm trọng thì uy tín của chế độ,uy tín của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút. b. Ý nghĩa xã hội Công tác bảo hộ lao động là chăm lo đời sống, hạnh phúc của người lao động bảo hộ lao động là yêu cầu cần thiết là nguyện vọng chính đáng của người lao đông, trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy ai cũng muốn mạnh khoẻ, lành lặn có trình độ có nghề nghiệp lao động đạt năng suất cao `11để chăm lo hạnh phúc gia đình,góp phần xây dựng phát triển xã hội. - Công tác bảo hộ lao động đảm bảo cho xã hội trong sáng lành mạnh, mọi người lao động khoẻ mạnh có vị trí xứng đáng trong xã hội làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên, làm chủ kỹ thuật. - Nếu tai nạn lao động không xảy ra, người lao đông khoẻ mạnh. Nhà nước và xã hội sẽ giảm bớt những tổn thất trong việc khắc phục hậu quả và tập trung đầu tư vào các công trình phúc lợi xã hội khác. - Ngoài ra việc chăm lo sức khỏe cho người lao động,mang lại hạnh phúc cho bản thân và gia đình họ còn có ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. c. Ý nghĩa về lợi ích kinh tế. Thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động sẽ đem lại lợi ích kinh tế rõ rệt. - Trong sản xuất nếu người lao động được bảo vệ tốt có sức khỏe, không bị ốm đau bệnh tật, điều kiện làm việc thoải mái không nơm nớp lo sợ bị tai nạn lao động, bị mắc bệnh nghề nghiệp sẽ an tâm phấn khởi làm việc nâng cao năng suất lao động đạt chất lượng sản phẩm tốt. Luôn hoàn thành được kế hoạch sản xuát kinh doanh, do đó phúc lợi tăng lên có thêm điều kiện cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động, đảm bảo đoàn kết nội bộ đẩy mạnh sản xuất. - Nếu để điều kiện, môi trường làm việc quá xấu dẫn đến tai nạn lao động, ốm đau bệnh tật xảy ra nhiều sẽ gây khó khăn cho sản xuất, người lao động phải nghỉ việc để chữa trị, ngày công lao động bị giảm sút, người lao đông bị tàn phế mất sức lao động xã hội phải lo việc chăm sóc, chữa trị và thực hiện các chính sách xã hội (trợ cấp), chi phí bồi thường tai nạn ốm đau, điều trị, ma chay. Chi phí sửa chữa máy móc nhà xưởng, nguyên vật liệu bị hư hỏng là rất lớn nói chung tai nạn lao động ốm đau xảy ra nhiều hay ít đều dẫn tới thiệt hại về người và tài sản. Vì vậy phải thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển đi lên. 2. Tính chất của công tác bảo hộ lao động. 2.1. Bảo hộ lao động mang tính pháp lý Tính chất luật pháp của bảo hộ lao động thể hiện ở các quy định về công tác bảo hộ lao động bao gồm các quy định về kỹ thuật (quy trình,quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn), quy định về tổ chức trách nhiệm và chính sách, chế độ bảo hộ lao động đều là những văn bản luật pháp bắt buộc mọi người có trách nhiệm phải tuân theo nhằm bảo vệ sinh mạng, toàn vẹn thân thể và sức khỏe của người lao động. Mọi vi phạm về tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn,tiêu chuẩn vệ sinh lao động trong quá trình lao động sản xuất đều là những hành vi vi phạm luật pháp về bảo hộ lao động, đặc biệt đối với qui phạm về tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn có tính bắt buộc rất cao, không thể châm trước hay hạ thấp. Các yêu cầu và biện pháp đã qui định, đòi hỏi phải được thi hành nghiêm chỉnh thực hiện vì nó liên quan trực tiếp đến tính mạng con người và tài sản quốc gia. 13
- 2.2. Bảo hộ lao động mang tính khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động gắn liền với sản xuất. Khoa học kỹ thuật về bảo hộ lao động gắn liền với khoa học công nghệ sản xuất. Người lao động sản suất trực tiếp trong dây chuyền phải chịu ảnh hưởng bụi hơi khí độc, tiếng ồn sự rung động của máy móc. Những yếu tố nguy hiểm có hại có thể gây ra tai nạn lao động, bệnh nghề nhiệp. Muốn khắc phục những hiểm đó phải áp dụng các biện pháp khoa học công nghệ. - Khoa học kỹ thuật về bảo hộ lao động là khoa học tổng hợp dựa trên tất cả các thành tựu khoa học của các môn khoa học cơ, lý, hóa, sinh vật, gồm cả những ngành kỹ thuật cơ khí, điện, mMuốn thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động phải tổ chức nghiên cứu khoa học kỹ thuật, bảo hộ lao động gắn liền với sự phát triển của kỹ thuật sản xuất, nghiên cứu cải tiến trang bị kỹ thuật công nghệ, kỹ thuật an toàn cải thiện điều kiện làm việc cần dựa vào chương trình tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ huy động đông đảo cán bộ và người lao động tham gia. Thực chất của tiến bộ khoa học công nghệ việc sử dụng máy móc thay lao động thủ công, lao động của con người thay bằng máy móc hiện đại (cơ khí hóa tự động hóa tổng hợp các quá trình sản xuất), lao động của con người giảm nhẹ tiến tới loại bỏ được điều kiện lao động nguy hiểm và độc hại. 2.3. Bảo hộ lao động mang tính quần chúng: Quần chúng lao động là lực lượng đông trong xã hội, họ la những người trực tiếp thực hiện qui phạm qui trình và các biện pháp kỹ thuật an toàn, cải thiện điều kiện làm việc… Vì vậy chỉ có quần chúng tự giác thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động thì mới ngăn ngừa được tại nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Hàng ngày người lao động phải tiếp xúc với thiết bị máy móc, đối tượng lao động và quá trình sản xuất. Chính họ là người phát hiện những yếu tố nguy hiểm có hại trong sản xuất, đề xuất các biện pháp giải quyết hay tự mình giải quyết để phòng ngừa tai nạn và bệnh nghề nghiệp. Công tác bảo hộ lao động cho phép huy động các biện pháp khoa học kỹ thuật, công nghệ. Vận động quần chúng thực hiện biện pháp về luật pháp nhằm nâng cao nhận thức trách nhiệm về công tác bảo hộ lao động sẽ đạt kết quả tốt khi mọi cấp quản lý, mọi người sử dụng lao động và người lao động tự giác tích cực thực hiện. 3. Trách nhiệm đối với công tác bảo hộ lao động 3.1. Mối quan hệ giữa bảo hộ lao động và môi trường Môi trường là những cái quanh ta không phải là ta mà có ảnh hưởng đến sự sống còn của ta. Như vậy: Bảo hộ lao động không chỉ đảm bảo an toàn cho người lao động không bị tai nạn làm chấn thương, hoặc bệnh nghề nghiệp mà bảo hộ lao động còn phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường. Nếu bất chấp mọi vấn đề để đảm bảo an toàn cho người lao động mà bỏ qua vấn đề bảo vệ môi trường thì sẽ phải gánh chịu hậu quả khôn lường trong tưong lai, bằng chứng cụ thể là trong những năm qua rất nhiều doanh nghiệp ở nước ta phải đóng cửa vì đã xả thải ra môi trường những chất thải, nước thải chưa qua sử lý ra môi trường gây ô nhiễm môi trường và tạo ra rất nhiều hệ lụy cho con người. 3.2. Mối quan hệ giữa bảo hộ lao độngvới sự phát triển bền vững 3.3. Lĩnh vực kinh tế Trong sản xuất nếu công tác bảo hộ lao động được thực hiện tốt, người lao động có sức khỏe, không bị ốm đau bệnh tật, điều kiện làm việc thoải mái không nơm nớp lo 14
- sợ bị tai nạn lao động, bị mắc bệnh nghề nghiệp sẽ an tâm phấn khởi làm việc nâng cao năng suất lao động đạt chất lượng sản phẩm tốt. Luôn hoàn thành được kế hoạch sản xuát kinh doanh, do đó phúc lợi tăng lên có thêm điều kiện cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động, đảm bảo đoàn kết nội bộ đẩy mạnh sản xuất 3.4. Lĩnh vực nhân văn Công tác bảo hộ lao động là chăm lo đời sống, hạnh phúc của người lao động bảo hộ lao động là yêu cầu cần thiết là nguyện vọng chính đáng của người lao đông, trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy ai cũng muốn mạnh khoẻ, lành lặn có trình độ có nghề nghiệp lao động đạt năng suất cao để chăm lo hạnh phúc gia đình, góp phần xây dựng phát triển xã hội. Vì vậy bảo hộ lao động không chỉ chăm lo sức khỏe cho người lao động, mang lại hạnh phúc cho bản thân và gia đình họ mà nó còn có ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. 3.5. Lĩnh vực môi trường Nếu nếu công tác bảo hộ lao động thực hiện không tốt điều kiện, môi trường làm việc quá xấu dẫn đến tai nạn lao động, ốm đau bệnh tật xảy ra nhiều sẽ gây khó khăn cho sản xuất, người lao động phải nghỉ việc để chữa trị, ngày công lao động bị giảm sút, người lao đông bị tàn phế mất sức lao động xã hội phải lo việc chăm sóc, chữa trị và thực hiện các chính sách xã hội (trợ cấp), chi phí bồi thường tai nạn ốm đau, điều trị, ma chay. Chi phí sửa chữa máy móc nhà xưởng, nguyên vật liệu bị hư hỏng là rất lớn nói chung tai nạn lao động ốm đau xảy ra nhiều hay ít đều dẫn tới thiệt hại về người và tài sản. 3.6. Lĩnh vực kỹ thuật Muốn thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động phải tổ chức nghiên cứu khoa học kỹ thuật, bảo hộ lao động gắn liền với sự phát triển của kỹ thuật sản xuất, nghiên cứu cải tiến trang bị kỹ thuật công nghệ, kỹ thuật an toàn cải thiện điều kiện làm việc cần dựa vào chương trình tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ huy động đông đảo cán bộ và người lao động tham gia. Thực chất của tiến bộ khoa học công nghệ việc sử dụng máy móc thay lao động thủ công, lao động của con người thay bằng máy móc hiện đại (cơ khí hóa tự động hóa tổng hợp các quá trình sản xuất), lao động của con người giảm nhẹ tiến tới loại bỏ được điều kiện lao động nguy hiểm và độc hại cho con người. 4. Nội dung của công tác bảo hộ lao động 4.1. Điều kiện lao động Điều kiện lao động là tập hợp tổng thể các yếu tố tổ chức, kỹ thuật, kinh tế, xã hội, tự nhiên, thể hiện quá trình công nghệ, công cụ,phương tiện lao động, đối tượng lao động, năng lực của người lao động và sự tác động qua lại giữa các yếu tố đó trong mối quan hệ với con người tạo nên điều kiện làm việc nhất định cho con người trong quá trình lao động sản xuất. Để có thể làm tốt công tác bảo hộ lao động thì phải đánh giá được các yếu tố điều kiện lao động, đặc biệt là phải phát hiện và xử lý được các yếu tố không thuận lợi đe dọa đến an toàn và sức khỏe người lao động trong quá trình lao động. 4.2. Các yếu tố nguy hại và có hại Điều kiện lao động không thuận lợi luôn tiềm ẩn và phát sinh các yếu tố nguy hiểm là nguy cơ gây ra tai nạn làm chấn thương hoặc tử vong người lao động bao gồm: Các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương - Các bộ phận truyền động và chuyển động. 15
- - Nguồn nhiệt. - Nguồn điện. - Vật rơi, đổ, sập. - Vật văng bắn. - Nổ. - Trơn trượt, ngã. - Các yếu tố có hại - Vi khí hậu xấu - Bụi trong sản xuất - Tiếng ồn - Rung động - Bức xạ, phóng xạ - Chiếu sáng không hợp lý - Điện từ trường - Hóa chất độc hại 4.3. Tai nạn lao động 4.3.1. Khái niệm Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động hoặc có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ lao động, công tác do hậu quả của sự tác động đột ngột của các yếu tố nguy hiểm có hại, làm chết người hoặc làm tổn thương hoặc làm phá hủy chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó của cơ thể. Khi người lao động bị nhiễm độc đột ngột với sự xâm nhập vào cơ thể một lượng lớn các chất độc, có thể gây chết người ngay tức khắc hoặc hủy hoại chức năng nào đó của cơ thể thì gọi là nhiễm độc cấp tính và cùng được coi là tai nạn lao động. Phân loại tai nạn lao động Tai nạn lao động chết người: người lao động chết khi bị tai nạn tại hiện trường, chết trên đường đi cấp cứu, chết trong thời gian điều trị lần đầu do vết thương tái phát (gia đình được hưởng trợ cấp một lần bằng 24 tháng lương tối thiểu và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định tại mục VI của điều 22); - Tai nạn lao động nặng; - Tai nạn lao động nhẹ. Căn cứ vào tình trạng thương tích (do hội đồng Y khoa xác định và qui định của Bộ luật lao động) để đánh giá tai nạn lao động nặng hay tai nạn lao động nhẹ. + Bị suy giảm từ 5 – 30% khả năng lao động được trợ cấp 1 lần Mức suy giảm khả năng lao động Mức trợ cấp một lần Từ 5% đến 10% Từ 11% đến 20% Từ 21% đến 30% 4 tháng tiền lương tối thiểu 8 tháng tiền lương tối thiểu 12 háng tiền lương tối thiểu + Bị suy giảm từ 31% khả năng lao động trở lên được trợ cấp hàng tháng Mức suy giảm khả năng lao động Mức trợ cấp hàng tháng Từ 31% đến 40% 0,4 tháng tiền lương tối thiểu 16
- Từ 41% đến 50% 0,6 tháng tiền lương tối thiểu Từ 51% đến 60% 0,8 tháng tiền lương tối thiểu Từ 61% đến 70% 1,0 tháng tiền lương tối thiểu Từ 71% đến 80% 1,2 tháng tiền lương tối thiểu Từ 81% đến 90% 1,4 tháng tiền lương tối thiểu Từ 91% đến 100% 1,6 tháng tiền lương tối thiểu Những người bị tai nạn từ 81% trở lên hàng tháng được phụ cấp phục vụ bằng 80% mức lương tối thiểu. Tần suất tai nạn lao động. (K) K = n.1000/N n là số người bị tai nạn N là tổng số người lao động. K là tần suất tai nạn lao động của một đơn vị sản xuất, một doanh nghiệp, một ngành, một địa phương hay cho một quốc gia nếu n và N được tính ở một đơn vị sản xuất, một doanh nghiệp, một ngành, một địa phương hay cho một quốc gia. K là tần suất tai nạn chết ngưởi nếu thay n là số người bị chết do tai nạn lao động. Thông qua phân tích hệ số K mà các nhà chuyên môm trong lĩnh vực này có thể đánh giá tình hình tai nạn lao động ở một đơn vị sản xuất, một doanh nghiệp, một ngành, một địa phương hay cho một Quốc gia có tỷ lệ tai nạn cao hay thấp, tăng hay giảm. Hiện nay có một số nước trên thế giới đang đề ra mục tiêu thực hiện “K= 0”, nghĩa là phấn đấu không để xảy ra tai nạn lao động. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Trình bày mục đích, ý nghĩa, lợi ích kinh tế và tính chất của công tác bảo hộ lao động ? 2. Phân tích các nội dung bảo hộ lao động? 17
- CHƯƠNG 2: KỸ THUẬT AN TOÀN Mã bài: MH12-02 1. An toàn điện 1.1. Một số khái niệm cơ bản về an toàn điện. 1.1.1. Tác động của dòng điện với cơ thể con người Dòng điện đi qua cơ thể con người gây ra phản ứng sinh lý phức tạp như làm hủy hoại bộ phận thần kinh điều khiển các giác quan bên trong của người, làm tê liệt cơ thịt, sưng màng phổi, hủy hoại cơ quan hô hấp và tuần hoàn máu. Tác động của dòng điện còn tăng lên đối với những nguười hay uống rượu. Nghiên cứu tác hại của dòng điện đối với cơ thể cho đến nay vẫn chưa có một thuyết nào có thể giải thích một cách hoàn chỉnhvvề tác động của dòng điện đối với cơ thể con người. Một trong những yếu tố chính gây ra tai nạn cho người là dòng điện (đòng điện này phụ thuộc vào điện áp mà người chạm phải) và đường đi của dòng điện qua cơ thể người và đất. 1.1.2. Các loại tổn thương do dòng điện gây nên đối với cơ thể con người Tổn thương do chạm phải vật dẫn điện co mang điện áp. Tổn thương do chạm phải những bộ phận bằng kim loại hay vỏ thiết bị có mang điện áp vì bị hỏng cách điện. Tổn thương do điện áp bước xuất hiện ở chỗ bị hư hỏng cách điện hay chỗ điện đi vào đất. Dòng điện có thể tác động vào cơ thể con người qua một mạch điện kín hay bằng tác động bên ngoài như phóng điện hồ quang. Tác hại của dòng điện gây nên và hậu quả của nó phụ thuộc vào độ lớn và loại dòng điện, điện trở của người, đường đi của dòng điện qua cơ thể con người, thời gian tác dụng và tình trạng sức khỏe của người. Đến nay vẫn có nhiều ý kiến khác nhau về trị số của dòng điện có thể gây nguy hiểm chết người. Trường hợp chung thì dòng điện có trị số 100 mA đã làm chết người. Tuy vậy có dòng điện chỉ khoảng 5 10 mA đã làm chết người vì còn tùy thuộc điêu kiện nơi xảy ra tai nạn và trạng thái sức khỏe của nạn nhân. 18
- Chúng ta cũng cần chú ý đến yếu tố thời gian tác dụng của dòng điện. Thời gian tác dụng càng lâu càng nguy hiểm cho nạn nhân. 1.2. Các dạng tai nạn điện Tai nạn điện được phân ra 2 dạng : chấn thương do điện và điện giật. 1.2.1. Các chấn thương do điện Các chấn thương do điện là sự phá hủy cục bộ các mô của cơ thể do dòng điện hoặc hồ quang điện (thường là ở da, ở một số phần mềm khác hoặc ở xương). Chấn thương do điện sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng lao động, một số trường hợp có thể dẫn đến tử vong. Các đặc trưng của chấn thương điện là: Bỏng điện: Bỏng gây nên do dòng điện qua cơ thể người hoặc tác động của hồ quang có nhiệt độ rất cao (từ 3500 C 15000 C), một phần do bột kim loại nóng bắn vào gây bỏng. - Dấu vết điện: Khi dòng điện chạy qua sẽ tạo nên các dấu vết trên bề mặt da tại điểm tiếp xúc với điện cực. - Kim loại hóa mặt da do các kim loại nhỏ bắn vào với tốc đọ lớn thấm sâu vào trong da gây bỏng. - Co giật cơ: Khi có dòng điện chạy qua người, các cơ bị co giật. - Viêm mắt do tác dụng của tia cực tím hoặc tia hồng ngoại của hồ quang điện. 1.2.2. Điện giật Dòng điện qua cơ thể sẽ gây kích thích các mô kèm theo co giật cơ ở các mức độ khác nhau: - Cơ bị co giật nhưng người không bị ngạt. - Cơ bị co giật, người bị ngất nhưng vẫn duy trì được hô hấp và tuần hoàn. - Người bị ngất, hoạt động của tim và hệ hô hấp bị dối loạn. - Chết lâm sàng(không thở, hệ tuần hoàn không hoạt động) Điện giật chiếm một tỷ lệ rất lớn khoảng 80% trong tổng số tai nạn điện, và 85% 87% số vụ tai nạn điện chết người là do điện giật. 1.3. Bảo vệ nối đất bảo vệ dây trung tính và bảo vệ chống sét 1.3.1. Bảo vệ bằng nối đất Những nơi có yêu cầu an toàn cao như hầm lò, trên tàu thuyền, phải áp dụng mạng điện 3 pha có trung tính cách ly. Khi dùng mạng điện 3 pha trung tính cách ly, phải áp dụng thiết bị kiểm tra cách điện làm biện pháp bảo vệ chính. Để nâng cao mức độ an toàn cho người, vỏ thiết bị còn được nối đất bảo vệ. Nối đất bảo vệ là tạo ra mạch điện rẽ đẻ giảm điện áp trạm đặt lên người khi có chạm vỏ thiết bị có điện, đồng thời còn tạo ra chạm đất khi có chạm vỏ để thiết bị kiểm tra cách điện tác động kịp thời cắt nguồn điện dẫn tới chỗ chạm vỏ (Hình 1) L1 L 2 19
- L 3 1.3.2. Bảo vệ nối dây trung tính Theo tiêu chuẩn Việt Nan (TCVN) 4756 – 89 còn gọi là “ nối không ” Đây là biện pháp thông dụng và rẻ tiền nhất. Theo TCVN 4756 – 89 tất cả các bộ phận kim loại không mang điện mà người có thể chạm tới của các thiết bị điện được cấp điện từ mạng điện 3 pha 4 dây, có dây trung tính nối đất trực tiếp, đều phả được nối với dây trung tính (Hình 2) L1 L 2 L 3 N Hình 2. Biện pháp bảo vệ nối dây trung tính Khi vỏ của thiết bị đã được nối với dây trung tính, nếu có chạm vỏ sẽ hình thành ngắn mạch 1 pha. Dòng điện ngắn mạch sẽ gây tác động ở thiết bị bảo vệ và cắt dòng điện dẫn tới chỗ chạm vỏ. Biện pháp bảo vệ này phải có 2 yêu cầu đồng thời là: Điện trở mạch vòng pha – dây không phải đủ nhỏ; - Giá trị chỉ định của bộ phận tác động phải đúng. Dòng điện ngắn mạch phải lớn hơn 3 lần dòng điện danh định của bộ phận ngắt hoặc 3 lần dòng điện danh định của dây chảy ở cầu chảy gần nhất. Điện trở mạch pha – dây không phải được định kỳ kiểm tra theo máy đo điện trở mạch pha – dây không chế tạo theo bằng sáng chế số 039 của viện nghiên cứu KHKT bảo hộ lao động. 1.3.3. Bảo vệ chống sét 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Công nghệ ô tô - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
105 p | 14 | 6
-
Giáo trình An toàn lao động điện - điện lạnh (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
60 p | 9 | 6
-
Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Hàn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
40 p | 10 | 6
-
Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
105 p | 14 | 5
-
Giáo trình An toàn lao động điện - lạnh (Ngành: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng/Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
106 p | 9 | 4
-
Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Quản lý xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
160 p | 7 | 4
-
Giáo trình An toàn lao động - Trường CĐ nghề Số 20
61 p | 14 | 3
-
Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Công nghệ kỹ thuật xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
128 p | 5 | 2
-
Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
160 p | 5 | 2
-
Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
160 p | 5 | 2
-
Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Hàn - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
40 p | 5 | 2
-
Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Cắt gọt kim loại - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
39 p | 3 | 2
-
Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Hàn - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
29 p | 2 | 1
-
Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Công nghệ ô tô - Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
29 p | 0 | 0
-
Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Điện công nghiệp - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
50 p | 1 | 0
-
Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Điện tử công nghiệp - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
50 p | 2 | 0
-
Giáo trình An toàn lao động điện - lạnh (Ngành: Vận hành sửa chữa thiết bị lạnh - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
53 p | 6 | 0
-
Giáo trình An toàn lao động (Ngành: Hàn – Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
31 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn