intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp: Phần 2

Chia sẻ: Chen Linong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

37
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp phần 1, "Giáo trình An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp: Phần 2" tiếp tục trình bày những nội dung về kỹ thuật an toàn lao động; những cấn đề chung về an toàn lao động; kỹ thuật an toàn trong sản xuất công nghiệp; an toàn khi làm việc với máy móc và thiết bị cơ khi; phòng chống cháy, nổ; kỹ thuật vận hành các phương tiện và thiết bị chống cháy, nổ;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp: Phần 2

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA -------  ------- GIÁO TRÌNH AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP GVPT : BÙI XUÂN ĐÔNG BIÊN SOẠN : ThS. GVC. Phan Thị Bích Ngọc TS. Bùi Xuân Đông Đà Nẵng, tháng 08 năm 2017
  2. GIÁO TRÌNH ATLĐ và VSCN PHẦN 2 : KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG CHƯƠNG 4: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG 4.1. Đối tượng và nhiệm vụ của ATLĐ Các yếu tố nguy hiểm và tai nạn lao động: - Các yếu tố nguy hiểm là những yếu tố xuất hiện trong quá trình lao động và có thể dẫn đến tai nạn + Các yếu tố vận chuyển : máy cẩu, cần trục, máy nâng, khớp nối truyền động, băng tải… + Điện + Cháy nổ : thiết bị chịu áp lực, bình nén khí. + Chất độc công nghiệp: hóa chất độc hại + Mảnh nguyên, vật liệu + Các yếu tố khác : làm việc trên cao, trượt ngã,… - Vùng nguy hiểm : là khoảng không gian trong đó các yếu tố nguy hiểm xuất hiện thường xuyên theo chu kỳ hoặc bất ngờ: vùng dễ cháy nổ, vùng làm việc của máy cẩu,… - Tìm biện pháp để phòng ngừa tai nạn LĐ 4.2. Các biện pháp ATLĐ cơ bản : - Đối với con người : + Thao tác đúng kỹ thuật, đảm bảo không gian thao tác. + Thị giác + Thính giác + Tải trọng phù hợp với thể lực + Tâm lý - Thiết bị che chắn: Cần hạn chế, ngăn ngừa các yếu tố nguy hiểm: yêu cầu không ảnh hưởng đến thao tác khi sản xuất. - Cơ cấu phòng ngừa: rơ le, cầu chì, van an toàn… - Tín hiệu an toàn: báo vùng nguy hiểm hoặc nguy hiểm sắp xảy ra (màu sắc, âm Biên soạn: ThS. GVC. Phan Thị Bích Ngọc, TS. Bùi Xuân Đông Trang 35
  3. GIÁO TRÌNH ATLĐ và VSCN thanh, biển báo,…) - Khoảng cách và kích thước an toàn: khoảng cách an toàn là khoảng không gian tối thiểu giữa người lao động với các thiết bị, phương tiện lao động hoặc giữa chúng với nhau - Cơ khí hóa và tự động hóa: điều khiển từ xa - Kiểm nghiệm dự phòng - Phương tiện phòng hộ cá nhân Biên soạn: ThS. GVC. Phan Thị Bích Ngọc, TS. Bùi Xuân Đông Trang 36
  4. GIÁO TRÌNH ATLĐ và VSCN CHƯƠNG 5: KĨ THUẬT AN TOÀN TRONG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP 5.1. An toàn khi làm việc với máy móc và thiết bị cơ khí Trong các nhà máy, xí nghiệp đều có các thiết bị, máy móc cơ khí: máy bơm, máy khuấy, máy lọc, máy ly tâm, máy nghiền, băng tải, xe nâng… Đó là những yếu tố tạo nguy cơ mất an toàn trong sản xuất. 5.1.1. Các loại hình tai nạn lao động đối với các máy móc và thiết bị cơ khí. - Bị cuốn, kẹp vào các vùng nguy hiểm trên máy móc, thiết bị. Các vùng nguy hiểm thường là chỗ tiếp xúc giữa 2 bộ phận chuyển động hoặc một chuyển động, một cố định: 2 trục đang quay, bộ phận truyền động bánh răng, trục cán,… - Đứt dây đai, băng tải, xích truyền động, các chi tiết máy bị vỡ. - Nguyên vật liệu rắn bắn ra ngoài: từ các thiết bị nghiền, đập không được che chắn tốt. - Dung dịch nguy hiểm, độc hại bắn vào người. - Khi làm việc trong vùng nguy hiểm, vùng mà có máy cẩu, xe nâng, các thiết bị vận chuyển đang hoạt động, - Nguy hiểm khi hàn để sửa chữa, lắp rắp các máy móc, thiết bị (cháy nổ, hồ quang điện,…) 5.1.2. Các yêu cầu chung về an toàn đối với máy móc, thiết bị cơ khí - Phải được đặt trên nền có đủ độ cứng để chịu được tải trọng của bản thân thiết bị và lực động phát sinh khi thiết bị hoạt động. - Phải có đầy đủ cơ cấu an toàn: đề phòng dịch chuyển quá giới hạn, quá tải trọng, cơ cấu dừng máy. - Tất cả các bộ phận truyền động đều phải được che chắn. - Các bộ phận điều khiển phải bố trí vừa tầm người thao tác. Các nút điều khiển phải nhạy và chính xác. Nút hãm, dừng máy phải sơn màu đỏ. - Các máy móc, thiết bị cao hơn 2m phải có sàn thao tác với cầu thang, tay vịn chắc chắn. Biên soạn: ThS. GVC. Phan Thị Bích Ngọc, TS. Bùi Xuân Đông Trang 37
  5. GIÁO TRÌNH ATLĐ và VSCN - Khi sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ hoặc đột xuất phải báo cho người phụ trách bộ phận, chỉ có công nhân có đầy đủ chuyên môn mới sửa chữa thiết bị. 5.1.3. Các biện pháp an toàn: Để đề phòng và hạn chế tai nạn lao động thì có các biện pháp 5.1.3.1. Sử dụng các thiết bị bảo hiểm: a) Công dụng: tự động ngừng hoạt động của máy móc, thiết bị khi có 1 thông số làm việc vượt quá trị số giới hạn cho phép và do đó phòng được sự cố. b) Kiểu hoạt động: Có 3 dạng: - Dạng 1: tự ngắt và có thể tự phục hồi khả năng làm việc khi thấy thông số kỹ thuật đạt đến mức quy định. - Dạng 2: tự ngắt và chỉ phụ hồi khả năng làm việc sau khi có tác động của người thao tác. - Dạng 3: tự ngắt và chỉ phục hồi sau khi có sự thay thế c) Một số thiết bị bảo hiểm hay dùng: - Van an toàn: là cơ cấu đề phòng tai nạn nổ bình và các thiết bị chịu áp lực. Van an toàn kiểu lò xo hoặc kiểu đối trọng. Khi áp suất trong bình vượt quá hạn mức quy định thì van an toàn được mở và sau đó nhờ lò xo hoặc đối trọng van để đóng lại, như vậy van an toàn thuộc kiểu làm việc dạng 1. - Aptomat, rơ le: bảo hiểm cho các thiết bị điện hoạt động không quá tải (dạng 2) - Chốt cắt: dùng để ngăn ngừa máy quá tải, khi đó chốt sẽ cắt đứt do tác dụng của lực tải trọng dư và làm cho trục truyền động không truyền sang bộ phận khác, do đó máy không hoạt động nữa, muốn hoạt động phải thay chốt (dạng 3). - Cầu chì: bảo hiểm trong các máy móc, thiết bị có sử dụng điện (dạng 3). 5.1.3.2. Sử dụng thiết bị che chắn Tác dụng che chắn: cách ly người lao động với vùng nguy hiểm của máy móc, thiết bị Biên soạn: ThS. GVC. Phan Thị Bích Ngọc, TS. Bùi Xuân Đông Trang 38
  6. GIÁO TRÌNH ATLĐ và VSCN Ví dụ: bộ phận chuyển động, tia dung dịch, các mẫu, khối nguyên vật liệu. Các thiết bị che chắn phải được kiểm tra đinh kỳ để sửa chữa hoặc thay thế kịp thời. Công nhân không được tự tiện tháo bỏ thiết bị che chắn. a) Phân loại thiết bị che chắn Thiết bị che chắn có thể đơn giản hoặc phức tạp tùy theo yêu cầu. Vật liệu làm các thiết bị che chắn cũng rất khác nhau. Nhưng yêu cầu chung là có độ bền cao: bền cơ học, nhiệt, hóa,… Dựa vào sự cố định khi làm việc người ta chia thiết bị che chắn thành 2 loại: - Che chắn tạm: thường sử dụng ở nơi bố trí máy móc không cố định: ví dụ ở chỗ lắp rắp, sửa chữa. Loại này có thể là tấm chắn, màn che, lớp cách điện, cách nhiệt,… - Che chắn cố định: là bộ phận không thể tách rời của máy. Một trong các thiết bị che chắn cố định thường được sơn màu đỏ tươi để cảnh báo sự nguy hiểm khi làm việc mà thiết bị che chắn mở ngỏ. Theo quy định an toàn thì mọi bộ phận dẫn động, truyền động: dây đai, xích, bánh răng, vít quay, trục truyền nếu không tháo lắp thường xuyên đều phải có cơ cấu che chắn cố định, có độ bền cao. + Loại kín: dùng để che chắn các bộ phận chuyển động nhỏ gọn (hộp tốc độ, giảm tốc,…) loại này khó quan sát sự hoạt động của các chi tiết bên trong máy. + Loại hở (lưới, sắt) dùng ở chỗ cần thường xuyên theo dõi hoạt động của các chi tiết bên trong, ở chỗ dễ xảy ra sự cố nhưng không tạo ra sức phá hoại lớn và không có tia chất lỏng bắn ra. + Loại hàng rào: loại này rất bền vững, thường dùng cho thiết bị truyền động công suất lớn và cho những chỗ cần tạo khoảng cách li lớn. Nói chung các loại thiết bị che chắn cố định phải được bắt chắc vào thân máy, vào kết cấu xây dựng hay sàn nhà tránh đổ vỡ hoặc ồn, rung khi máy hoạt động 5.1.3.3. Hệ thống tín hiệu an toàn a) Tác dụng: Báo hiệu trước sự cố sắp xảy ra để kịp thời xử lý. b) Các sự cố: - Dây tín hiệu: màu, âm thanh Biên soạn: ThS. GVC. Phan Thị Bích Ngọc, TS. Bùi Xuân Đông Trang 39
  7. GIÁO TRÌNH ATLĐ và VSCN - Các sự cố: Vượt quá giới hạn về nhiệt độ, mức chất lỏng, áp suất, nồng độ các chất… Các tín hiệu an toàn rất quan trọng, nhất là đối với các dây chuyền sản xuất phức tạp và tự động hóa. Do đó các tín hiệu an toàn phải được kiểm tra thường xuyên về độ nhạy, độ chính xác để kịp thời sữa chữa hoặc thay thế. 5.1.3.4. Các bảng, biển báo nguy hiểm Có tác dụng báo cho mọi người biết khu vực nguy hiểm hoặc các thao tác cấm làm để tránh tai nạn lao động. Ví dụ: báo vùng cháy nổ, vùng làm việc cần cẩu, báo cấm đóng điện khi sửa chữa, báo cấm lửa v.v… 5.1.3.5. Trang bị bảo hộ lao động Sử dụng kết hợp nhiều thiết bị bảo hộ: bảo vệ mắt, cơ quan hô hấp, tai, đầu, tay, chân và thân thể. Trong lĩnh vực này yêu cầu bảo hộ phải có độ bền cao và cách li tốt. 5.1.4. Các biện pháp xử lý khi xảy ra tai nạn: 5.1.4.1. Khi bản thân bị tai nạn: - Nếu tai nạn nhẹ thì bình tĩnh tắt máy, tách khỏi máy, báo cho người cùng làm biết rồi tự đến phòng y tế. - Nếu tai nạn nặng (gãy tay, gãy chân): phải ở tại chỗ chờ bác sĩ đến cấp cứu. Cần giữ nguyên hiện trường để điều tra nguyên nhân và giải quyết sự cố (cần ghi biên bản, chụp hình sự cố…) 5.1.4.2. Khi người cùng làm bị tai nạn: - Kịp thời cứu giúp - Đầu tiên tắt điện, ngừng máy, báo cho y tế hoặc đưa người bị nạn đến y tế. - Báo cho người có trách nhiệm để có biện pháp phòng ngừa sự cố tái diễn. 5.1.4.3. Sơ cứu người bị thương - Nhẹ: rửa vết thương bằng nước sạch, rồi sát trùng, rồi băng bó nếu cần. Biên soạn: ThS. GVC. Phan Thị Bích Ngọc, TS. Bùi Xuân Đông Trang 40
  8. GIÁO TRÌNH ATLĐ và VSCN - Nặng: phải đưa đến y tế. Khi gãy xương phải cố định chỗ gãy bằng các nẹp gỗ rồi mới đưa đến y tế. Trường hợp vỡ động mạch hoặc đứa lìa một phần cơ thể thì phải làm garo ngay để đỡ mất máu. Cho nạn nhân uống ít nước có hòa tan 5% muối, sau đó đưa đến bệnh viện. Nếu bị ở mắt phải rửa mắt bằng nước sạch, làm trôi vật lạ bằng nước. Tuyệt đối không được dùng dụng cụ để lấy vật cứng trong mắt ra. 5.2. An toàn đối với thiết bị chịu áp lực: 5.2.1. Các yếu tố nguy hiểm đặc trưng Thiết bị chịu áp lực là thiết bị đóng kín và ở trạng thái có áp suất: - Nguy cơ nổ - Nguy cơ phát tán các chất độc hại Khi áp suất trong bình cao dẫn đến chất trong bình có xu hướng phát tán ra ngoài qua các điểm rò rỉ, sự phát tán này gây nguy cơ cháy nổ và ô nhiễm độc hại. - Nguy cơ bỏng (do hơi nóng, hoặc chất độc). 5.2.2. Biện pháp an toàn: 5.2.2.1. Chế tạo: Phải được thực hiện theo thiết kế được xét duyệt và đúng tính chất 5.2.2.2. Lắp đặt - Khi lắp đặt phải bảo đảm thuận tiện cho việc vận hành, xem xét sửa chữa và làm sạch cả bên trong lẫn bên ngoài. - Khi lắp đặt cũng phải chú ý đến các biện pháp an toàn và phải được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt. - Lắp đặt phải đảm bảo vững chắc 5.2.2.3. Dụng cụ kiểm tra – đo lường, cơ cấu an toàn: Phải được trang bị đầy đủ các dụng cụ kiểm tra, đo lường cơ cấu an toàn để tránh sự Biên soạn: ThS. GVC. Phan Thị Bích Ngọc, TS. Bùi Xuân Đông Trang 41
  9. GIÁO TRÌNH ATLĐ và VSCN cố. - Áp kế: mỗi thiết bị chịu áp lực đều phải được trang bị ít nhất 1 áp kế để đo áp suất phù hợp trong bình. Thang đo của áp kế phải rộng hơn giá trị làm việc nên áp kể phải có vạch đỏ chỉ áp suất làm việc cho phép. Áp kế phải lắp ở chỗ cho công nhân vận hành dễ theo dõi. Áp kế cần kiểm định hàng năm. - Van an toàn phải đảm bảo: + Áp suất trong bình không vượt quá 0,5at so với áp suất làm việc bình thường (P làm việc < 3at); không cao hơn 15% so với áp suất làm việc bình thường (3-6 at); không cao hơn 10% so với P làm việc (P > 60at) + Van an toàn phải đặt nơi thuận tiện cho việc kiểm tra. + Không được đặt van khóa giữa bình và van an toàn - Màng bảo hiểm: Nếu vì lí do nào đó mà van an toàn không làm việc tốt thì phải trang bị thêm màng bảo hiểm, màng này phải có tính toán sao cho khi vị xé, áp suất trong bình không tăng quá 25% so với áp suất làm việc. Màng bảo vệ được chế tạo từ những vật liệu giòn, dễ bị xé vỡ như gang, đồng, nhôm,… Các màng bảo vệ phải có nhãn hiệu của nhà máy chế tạo, trong đó có ghi áp suất xé màng. - Các cơ cấu an toàn khác: + Van giảm áp: trên đường ống dẫn đến bình làm việc có áp suất thấp hơn nguồn cung cấp thì phải đặt 1 van giảm áp tự động với áp kế và van an toàn ở phía áp suất thấp. + Van xả nước + Van kiểm tra áp suất dư trong bình khi mở bình + Van khóa trên các đường ống dẫn mỗi chất, hơi vào và ra đều phải có van, khóa. Chú ý: trên tay quay của van khóa phải ghi chiều quay mở. Trên thân van phải có mũi tên chuyển chỉ hướng chuyển động của mỗi chất. Van khóa phải ghi đường kính và áp suất định mức. Các bình làm việc với mỗi chất độc hại mạnh dễ cháy nổ phải lắp 1 van trên đường dẫn mỗi chất từ bơm vào bình. - Dụng cụ đo mực chất lỏng: dùng ống thủy tinh để đo mực chất lỏng trong bình. Ống thủy tinh phải được cấu tạo sao cho dễ rửa, dễ quan sát. Biên soạn: ThS. GVC. Phan Thị Bích Ngọc, TS. Bùi Xuân Đông Trang 42
  10. GIÁO TRÌNH ATLĐ và VSCN 5.2.2.4. Kiểm định kỹ thuật: - Mục đích: + Xác định chất lượng kết cấu và chế tạo, đặc biệt là độ bền và độ kín + Xác định trạng thái của các bộ phận chính, số lượng, chất lượng của các dụng cụ kiểm tra, đo lường. + Xác định tình trạng lắp đặt so với thiết kế. Ngoài ra còn phải kiểm định sau bảo dưỡng định kì hoặc sửa chữa. - Thực hiện: + Kiểm tra bên trong và bên ngoài + Sau mỗi lần sửa chữa phải thử nghiệm thủy lực và thử độ kín bằng áp lực. + Các bình đã quá kỳ hạn kiểm định hoặc có khuyết tật không được sử dụng 5.2.2.5. Vận hành bình chịu áp lực: a) Yêu cầu về tổ chức: + Lập quy trình vận hành, quy trình xử lý sự cố + Tổ chức huấn luyện, kiểm tra công nhân vận hành. + Cử người phụ trách và kiểm tra việc sử dụng an toàn b) Yêu cầu về kỹ thuật: - 3 điều cấm: + không sử dụng vượt quá các thông số kỹ thuật an toàn. + Không sửa chữa bình và các bộ phận chịu áp suất khi đang làm việc + Không chèn, treo thêm vật hoặc dùng bất cứ biện pháp gì để tăng tải trọng của van an toàn khi đang làm việc. - 10 điều bắt buộc phải đình chỉ sự hoạt động của bình: + Khi áp suất trong bình quá mức cho phép + Khi cơ cấu an toàn không hoạt động tốt + Khi trên các bộ phận cơ bản của bình xuất hiện vết nứt hoặc phồng, thành bình bị, miếng đệm bị xé rách. + Khi xảy ra cháy đe dọa bình đang có áp suất. + Khi chất lượng trong bình giảm dưới mức cho phép, các bình có đốt lửa, gia nhiệt. Biên soạn: ThS. GVC. Phan Thị Bích Ngọc, TS. Bùi Xuân Đông Trang 43
  11. GIÁO TRÌNH ATLĐ và VSCN + Khi áp kế hư và không có khả năng xác định áp suất trong bình. + Khi nắp bình không hoàn hảo. + Khi ống thủy bị hư mà không xác định được mực chất lỏng bên trong. + Khi các dụng cụ kiểm tra, đo lường, các cơ cấu an toàn bị hư. + Khi những quy định riêng trong quy trình sản xuất không đáp ứng. 5.2.2.6. Biện pháp tổ chức: - Tổ chức kiểm tra định kỳ thiết bị - Trang bị kiến thức về an toàn lao động cho các đối tượng cần thiết - Thông báo rộng rãi nơi nguy hiểm và mối nguy hiểm - Trang bị bảo hộ cá nhân - Có kế hoạch cấp cứu khi cần thiết 5.3. An toàn về diện 5.3.1. Tai nạn về điện: Trong sản xuất công nghiệp sử dụng điện để phục vụ chiếu sáng và hoạt động của các thiết bị 5.3.1.1. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn về điện: - Chạm phải vật dẫn điện có mang điện áp - Chạm phải những bộ phận hoặc vỏ thiết bị bằng kim loại có mang điện nhưng hư lớp cách điện. - Do xuất hiện điện áp ở chỗ bị hư cách điện hay chỗ dòng điện đi vào đất 5.3.1.2. Dạng tai nạn về điện - Gây tổn thương các bộ phận hoặc cơ quan của cơ thể người: da, mắt, co giật cơ, hệ thần kinh,… - Gây chết người: 5.3.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tác hại của dòng điện đối với cơ Biên soạn: ThS. GVC. Phan Thị Bích Ngọc, TS. Bùi Xuân Đông Trang 44
  12. GIÁO TRÌNH ATLĐ và VSCN thể con người Dòng điện đi qua cơ thể con người gây nên nhiều phản ứng sinh lý phức tạp và làm hủy hoại nhiều bộ phận, các cơ quan trên cơ thể. Mức độ tác hại phụ thuộc vào nhiều yếu tố: - Điện trở của người: là đại lượng không ổn định, phụ thuộc vào trạng thái sức khỏe, điều kiện môi trường xung quanh,… điện trở của người sẽ hạ thấp khi da ẩm, khi thời gian tác dụng của dòng điện tăng lên, khi điện áp tăng… Điện trở càng thấp thì tác hại càng lớn. - Cường độ của dòng điện: trị số càng lớn thì tổn thương càng nhiều. Tuy nhiên, tai nạn về điện còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nên có khi trị số điện không lớn nhưng vẫn chết người. - Thời gian điện giật: thời gian điện giật càng lâu càng nguy hiểm, càng làm điện trở người càng giảm, thời gian lâu có thể trùng chu kỳ nghỉ làm việc của tim. - Đường đi của dòng điện: nó quyết định có bao nhiêu % của dòng điện tổng đi qua tim và cơ quan hô hấp. - Tần số của dòng điện: có ảnh hường đến mức độ nguy hiểm, tuy nhiên chưa khẳng định được bao nhiêu là ít bao nhiêu là nhiều. Nói chung, theo các nhà nghiên cứu thì đối với người, dòng điện có tần số 50-60 Hz là rất nguy hiểm. 5.3.2. Các biện pháp an toàn về điện: 5.3.2.1. Các quy tắc chung về đảm bảo an toàn về điện - che chắn - sử dụng đúng điện áp và có nối đất - sử dụng phương tiện phòng hộ khi làm việc với điện - vận hành đúng quy tắc an toàn - kiểm tra thường xuyên sự cách điện 5.3.2.2. Các biện pháp kĩ thuật an toàn Về mặt kĩ thuật: - Nối đất Biên soạn: ThS. GVC. Phan Thị Bích Ngọc, TS. Bùi Xuân Đông Trang 45
  13. GIÁO TRÌNH ATLĐ và VSCN - Dùng điện áp thấp - Thiết bị ngắt điện bảo vệ - Ngăn chặn, che chắn Về tổ chức: - Trang bị kiến thức - Kiểm tra sự an toàn - Cắt điện khi sửa chữa - Thiết bị điện được treo chắc chắn 5.3.2.3. Cấp cứu người bị điện giật - Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện - Hô hấp nhân tạo - Xoa bóp tim 5.4. An toàn về hóa chất 5.4.1. Phân loại hóa chất: Có nhiều cách để phân loại hóa chất - Phân loại theo đối tượng sử dụng: nông nghiệp, công nghiệp, thực phẩm, y tế. - Theo nguồn gốc: nước sản xuất, nơi sản xuất - Theo trạng thái: rắn, lỏng, khí - Theo đặc điểm nhận biết: màu, mùi, vị - Theo tác hại: không độc, độc yếu, độc mạnh, nguy hiểm 5.4.2. Tác hại của hóa chất đối với cơ thể con người - Gây dị ứng, kích thích da + Dị ứng da: ngứa, mẩn đỏ, viêm da + Dị ứng cơ quan hô hấp: ho, ngứa họng, ví dụ: hơi ZuCl2 + Dị ứng mắt: cay mắt, chảy nước mắt,.. - Gây bỏng + Gây ngạt thở Biên soạn: ThS. GVC. Phan Thị Bích Ngọc, TS. Bùi Xuân Đông Trang 46
  14. GIÁO TRÌNH ATLĐ và VSCN + 2 dạng: ngạt thở thông thường do thiếu O2; và ngạt thở hóa học do khí độc ngăn cản việc vận chuyển oxy đến các bộ phận trong cơ thể hoặc ngăn cản sự tiếp nhận của oxy với tế bào. Biên soạn: ThS. GVC. Phan Thị Bích Ngọc, TS. Bùi Xuân Đông Trang 47
  15. GIÁO TRÌNH ATLĐ và VSCN CHƯƠNG 6: PHÒNG CHỐNG CHÁY, NỔ 6.1. Quá trình cháy 6.1.1. Một số các khái niệm 6.1.1.1. Định nghĩa quá trình cháy: Về thực chất có thể coi cháy là một quá trình oxy hóa khử. Ví dụ: Than cháy trong không khí (than là chất khử, oxy là chất oxy hóa) H2 cháy trong Cl2 (hydro là chất khử, clor là chất oxy hóa) Theo quan niệm cổ điển: quá trình cháy là phản ứng hóa học kèm theo hiện tượng tỏa nhiệt lớn và phát sáng. Theo quan niệm hiện đại: quá trình cháy là quá trình hóa lí phức tạp, trong đó xảy ra phản ứng hóa học kèm theo hiện tượng tỏa nhiệt và phát sáng. + Quá trình hóa học: là phản ứng giữa chất khử (chất cháy) và chất oxy hóa. + Quá trình vật lý: gồm quá trình khuyếch tán (O2 vào phản ứng, khuếch tán sâu phần từ đám cháy ra ngoài) và quá trình truyền nhiệt từ đám cháy ra ngoài. 6.1.1.2. Nhiệt độ chớp cháy: Là nhiệt độ tối thiểu tại đó hơi của chất lỏng dễ cháy sẽ bốc cháy khi tiếp xúc với ngọn lửa trần sau đó lụi tắt ngay. 6.1.1.3. Nhiệt độ bốc cháy: Là nhiệt độ tối thiểu tại đó hơi của chất lỏng dễ cháy sẽ bốc cháy ngọn lửa xuất hiện và duy trì. Đối với chất khí thì nhiệt độ chớp cháy và bốc cháy trùng nhau. Các chất lỏng dễ cháy (ete, benzene, methanol,…) 2 nhiệt độ này xấp xỉ nhau. 6.1.1.3. Nhiệt độ tự bốc cháy: Là nhiệt độ tối thiểu mà tại đó hỗn hợp tự bốc cháy không cần tiếp xúc với ngọn lửa trần. Ba loại nhiệt độ này càng thấp thì khả năng cháy nổ càng lớn và càng nguy hiểm. Biên soạn: ThS. GVC. Phan Thị Bích Ngọc, TS. Bùi Xuân Đông Trang 48
  16. GIÁO TRÌNH ATLĐ và VSCN 6.1.2. Điều kiện cần thiết cho quá trình cháy Để cho quá trình cháy xuất hiện và phát triển được thì cần phải có 3 yếu tố: chất cháy, chất oxy hóa và mồi bắt cháy. - Chất cháy: rắn, lỏng, khí (than, xăng dầu, các loại khí – hydro). - Chất oxy hóa: rắn, lỏng, khí (lưu huỳnh, axit đậm đặc, khí O2). - Mồi bắt cháy: ngọn lửa trần, tia lửa điện, hồ quang điện… 6.1.3. Các chất dễ cháy 6.1.3.1. Chất khí: Các chất khí dễ cháy khi có mặt của không khí hoặc oxy là: H2, metan, etan, propan, butan, etylen, butylene, axetylen, cacbondisunfua (CS2), khí CO,… 6.1.3.2. Chất lỏng: Là các chất có nhiệt độ bốc cháy thấp như aceton, acetaldehyt, benzene, etanol, methanol, toluene, xylen,… 6.1.3.3. Chất rắn: Một số các chất rắn dễ bốc cháy như: kim loại kiềm, kiềm thổ, bột các kim loại: nhôm, magie, niken, kẽm,… 6.2. Quá trình nổ 6.2.1. Nguyên nhân của quá trình nổ 6.2.1.1. Nguyên nhân: Quá trình nổ nhằm giải phóng những lượng nhiệt và khí rất lớn trong một khoảnh khắc. Như vậy, nguyên nhân hóa học của sự nổ là sự cháy rất nhanh của hỗn hợp giữa khí, hơi, bụi với không khí (oxy), hoặc sự phân hủy nhân của các chất. Nguyên nhân vật lý của sự nổ là sự tăng áp suất đột ngột của khí và hơi trong các thiệt bị kín. 6.2.1.2. Giới hạn nổ Biên soạn: ThS. GVC. Phan Thị Bích Ngọc, TS. Bùi Xuân Đông Trang 49
  17. GIÁO TRÌNH ATLĐ và VSCN Nồng độ của khí (hoặc hơi) với không khí có khả năng nổ được gọi là giới hạn nổ. Nồng độ thấp nhất gọi là giới hạn nổ dưới, nồng độ cao nhất gọi là giới hạn nổ trên. Giới hạn nổ dưới của một số chất (theo % thể tích) NH3 16 Butan 1,5 Aceton 2,4 etylen 2,7 Xăng 1,1 etanol 2,6 6.2.2. Vùng có nguy cơ nổ - Là nơi có nồng độ khí, bụi hoặc hơi gần mức giới hạn nổ dưới. Nếu nồng độ các chất này nằm trên giới hạn nổ trên thì sẽ dễ dàng xảy ra cháy nổ khi có tác nhân gây cháy (mồi bắt cháy). - Thiết bị có áp suất: bên trong các thiệt bị, nguy hiểm nhất là hỗn hợp không khí với hơi (hoặc khí) nổ mà hàm lượng cao hơn giới hạn nổ trên. - Các khu vực tiếp giáp với khu vực có nguy cơ nổ cũng được coi là khu vực có nguy cơ. - Các thùng chứa khí, hơi hoặc bụi của các chất dễ cháy cũng là những điểm tiềm ẩn nguy cơ nổ. 6.3. Nguyên nhân gây cháy nổ Do nhiều nguyên nhân - Xuất hiện mồi bắt cháy: rất phong phú như sét, hồ quang điện, chập điện, thiết bị nhiệt có nhiệt độ cao, do thiếu ý thức của con người. - Xuất hiện chất cháy: rò rỉ, thao tác không đúng quy trình, tích lũy bụi,… - Chất oxy hóa 6.4. Các biện pháp phòng chống cháy nổ Nổ thường có tính cơ học và tạo ra môi trường áp lực lớn làm phá huỷ nhiều thiết bị, công trình, ... xung quanh. - Cháy nhà máy, cháy chợ, các nhà kho,.. gây thiệt hại về người và của, tài sản của nhà nước, doanh nghiệp và của tư nhân gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự và an toàn xã Biên soạn: ThS. GVC. Phan Thị Bích Ngọc, TS. Bùi Xuân Đông Trang 50
  18. GIÁO TRÌNH ATLĐ và VSCN hội. Vì vậy cần phải có biện pháp phòng chống cháy, nổ một cách hữu hiệu. 6.4.1. Biện pháp hành chính, pháp lý. - Điều 1 Pháp lệnh phòng cháy chữa cháy 4.10-1961 đã quy định rõ: “Việc phòng cháy và chữa cháy là nghĩa vụ của mỗi công dân” và “trong các cơ quan xí nghiệp, kho tàng, công trường, nông trường, việc PCCC là nghĩa vụ của toàn thể cán bộ viên chức và trước hết là trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị ấy”. - Ngày 31/5/1991 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng chính phủ) đã ra chỉ thị về tăng cường công tác PCCC. Điều 192, 194 của Bộ luật hình sự nước CHXHCNVN quy định trách nhiệm hình sự đối với mọi hành vi vi phạm chế độ, quy định về PCCC. 6.4.2. Biện pháp kỹ thuật. 6.4.2.1. Nguyên lý phòng , chống cháy, nổ. - Nguyên lý phòng cháy, nổ là tách rời ba yếu tố: chất cháy, chất ôxy hoá và mồi bắt lửa, thì cháy nổ không thể xảy ra được. - Nguyên lý chống cháy, nổ là hạ thấp tốc độ cháy của vật liệu đang cháy đến mức tối thiểu và phân tán nhanh nhiệt lượng của đám cháy ra ngoài. Để thực hiện hai nguyên lý này trong thực tế có thể sử dụng các giải pháp khác nhau: + Trang bị phương tiện PCCC (bình bọt AB, bột khô như cát, nước, ...). + Huấn luyện sử dụng các phương tiện PCCC, các phương án PCCC. + Cơ khí và tự động hoá quá trình sản xuất có tính nguy hiểm về cháy, nổ. + Hạn chế khối lượng của chất cháy (hoặc chất ôxy hoá) đến mức tối thiểu cho phép về phương diện kỹ thuật. + Tạo vành đai phòng chống cháy: ngăn cách sự tiếp xúc của chất cháy và chất ôxy hoá khi chúng chưa tham gia vào quá trình sản xuất. Các kho chứa phải riêng biệt và cách xa các nơi phát nhiệt. Xung quanh các bể chứa, kho chứa có tường ngăn cách bằng vật liệu không cháy. + Cách ly hoặc đặt các thiết bị hay công đoạn dễ cháy nổ ra xa các thiết bị khác và Biên soạn: ThS. GVC. Phan Thị Bích Ngọc, TS. Bùi Xuân Đông Trang 51
  19. GIÁO TRÌNH ATLĐ và VSCN những nơi thoáng gió hay đặt hẳn ngoài trời. + Loại trừ mọi khả năng phát sinh ra mồi lửa tại những chỗ sản xuất có liên quan đến các chất dễ cháy nổ. + Thiết bị phải đảm bảo kín, để hạn chế thoát hơi, khí cháy ra khu vực sản xuất. + Dùng thêm các chất phụ gia trơ, các chất ức chế, các chất chống nổ để giảm tính cháy nổ của hỗn hợp cháy. 6.4.2.2. Các phương tiện chữa cháy. Bảng 6.1: Phân loại phương tiện và thiết bị chữa cháy. Các chất chữa cháy là chất đưa vào đám cháy nhằm dập tắt nó như: a) Nước: Nước có nhiệt hoá hơi lớn làm giảm nhanh nhiệt độ nhờ bốc hơi. Nước được sử dụng rộng rãi để chống cháy và có giá thành rẻ. Tuy nhiên không thể dùng nước để chữa Biên soạn: ThS. GVC. Phan Thị Bích Ngọc, TS. Bùi Xuân Đông Trang 52
  20. GIÁO TRÌNH ATLĐ và VSCN cháy các kim loại hoạt tính như K, Na, Ca hoặc đất đèn và các đám cháy có nhiệt độ cao hơn 17000C. b) Bụi nước Phun nước thành dạng bụi làm tăng đáng kể bề mặt tiếp xúc của nó với đám cháy. Sự bay hơi nhanh các hạt nước làm nhiệt độ đám cháy giảm nhanh và pha loãng nồng độ chất cháy, hạn chế sự xâm nhập của ôxy vào vùng cháy. Bụi nước chỉ được sử dụng khi dòng bụi nước trùm kín được bề mặt đám cháy. c) Hơi nước Hơi nước công nghiệp thường có áp suất cao nên khả năng dập tắt đám cháy tương đối tốt. Tác dụng chính của hơi nước là pha loãng nồng độ chất cháy và ngăn cản nồng độ ôxy đi vào vùng cháy. Thực nghiệm cho thấy lượng hơi nước cần thiết phải chiếm 35% thể tích nơi cần chữa cháy thì mới có hiệu quả. Hình 6.1: Bình chữa cháy CO2 d) Bình chữa cháy - Là thiết bị chữa cháy bên trong chứa khí -79 được nén vào bình chịu áp lực cao, dùng để dập cháy, có độ tin cậy cao, thao tác sử dụng đơn giản thuận tiện, hiệu quả. - Tác dụng: bình thông thường dùng để chữa những đám cháy ở những nơi kín gió, Biên soạn: ThS. GVC. Phan Thị Bích Ngọc, TS. Bùi Xuân Đông Trang 53
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2