intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình An toàn lao động (Nghề: Quản trị nhà hàng - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:59

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "An toàn lao động (Nghề: Quản trị nhà hàng - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu giúp các bạn sinh viên trình bày được một số kiến thức về an toàn lao động, các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, các phương pháp sơ cứu ban đầu đối với một số tai nạn lao động trong nhà hàng; nhận biết được ý nghĩa của các tín hiệu an toàn trong nhà hàng; nắm những quy định về làm việc an toàn theo quy định pháp luật và theo tiêu chuẩn VTOS. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình An toàn lao động (Nghề: Quản trị nhà hàng - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn

  1. UBND TỈNH BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: AN TOÀN LAO ĐỘNG NGHỀ: QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: 99/QĐ-CĐKTCNQN ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn Bình Định, năm 2018
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình An toàn lao động được biên soạn theo yêu cầu của chương trình dạy nghề trình độ cao đẳng nghề Quản trị nhà hàng, trung cấp nghề Nghiệp vụ nhà hàng của Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn. Giáo trình này cung cấp cho người học các kiến thức theo chương trình học như: Các vấn đề gây mất an toàn trong nhà hàng, biện pháp đảm bảo an toàn lao động, cách xử lý một số tai nạn lao động thường gặp trong nhà hàng, ... Giáo trình gồm các chương: Chương 1: Công tác an toàn trong nhà hàng Chương 2: Biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong nhà hàng Chương 3: Xử lý một số tai nạn lao động trong nhà hàng Chương 4: Quy định pháp luật về an toàn lao động Chương 5: Làm việc an toàn theo tiêu chuẩn VTOS. Trong quá trình biên soạn tác giả đã tham khảo một số tài liệu của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, đồng thời cố gắng cập nhật những kiến thức mới. Tuy nhiên, nội dung giáo trình cũng không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự đóng góp quý báu của người sử dụng để giáo trình được hoàn thiện hơn. Tác giả Nguyễn Thị Kim Thoa 4
  4. MỤC LỤC 5
  5. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: AN TOÀN LAO ĐỘNG Mã môn học: MH 07 Thời gian thực hiện môn học: 90 giờ (Lý thuyết: 70; Thực hành: 18; Kiểm tra: 2) I. Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: An toàn lao động là môn học cơ sở được học ở học kỳ thứ I. Môn học này được học trước các môn học, mô đun chuyên ngành. - Tính chất: Môn học An toàn lao động là môn học thuộc khoa học xã hội mang tính lý thuyết kết hợp với thực hành nhằm trang bị kiến thức đảm bảo an toàn lao động trong nhà hàng. II. Mục tiêu môn học: - Về kiến thức: + Trình bày được một số kiến thức về an toàn lao động, các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, các phương pháp sơ cứu ban đầu đối với một số tai nạn lao động trong nhà hàng; + Nhận biết được ý nghĩa của các tín hiệu an toàn trong nhà hàng; + Trình bày những quy định về làm việc an toàn theo quy định pháp luật và theo tiêu chuẩn VTOS. - Về kỹ năng: + Xác định được các yếu tố gây mất an toàn trong nhà hàng để phòng tránh; + Vận dụng kiến thức về sơ cứu ban đầu để áp dụng xử lý các tai nạn lao động trong quá trình làm việc trong nhà hàng; + Thực hiện đúng quy định pháp luật về an toàn lao động, quy định về làm việc an toàn theo tiêu chuẩn VTOS. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo an toàn lao động có tính thường xuyên trong nhà hàng; + Có khả năng làm việc độc lập đảm bảo an toàn lao động trong công tác phục vụ nhà hàng; + Chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm giám sát, hướng dẫn người khác thực hiện việc đảm bảo an toàn lao động trong nhà hàng. III. Nội dung môn học: 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian: 6
  6. Thời gian (giờ) Tên chương, SốTT mục 7
  7. Thời gian (giờ) Tên chương, SốTT mục 8
  8. Thời gian (giờ) Tên chương, SốTT mục 9
  9. Thời gian (giờ) Tên chương, SốTT mục 10
  10. Thời gian (giờ) Tên chương, SốTT mục 11
  11. Thời gian (giờ) Tên chương, SốTT mục 12
  12. 13
  13. CHƯƠNG 1: CÔNG TÁC AN TOÀN TRONG NHÀ HÀNG Mã chương: M07- 01 Thời gian: 15 giờ (LT: 5; TH: 0; Tự học: 10) Giới thiệu: An toàn lao động là một vấn đề quan trọng trong các nhà hàng hiện này. Công tác đảm bảo an toàn lao động cần phải được đề cao và chú trọng nhiều hơn nữa để góp phần nâng cao chất lượng môi trường nhà hàng, sức khỏe, tính mạng ... của người lao động và uy tín của nhà hàng. Vì vậy, nhà hàng cần xác định được những yếu tố gây mất an toàn trong nhà hàng, từ đó đưa ra biện pháp cụ thể để đảm bảo an toàn. Đây là nội dung cơ bản mà chương này sẽ đề cập tới. Mục tiêu: - Trình bày được một số kiến thức về an toàn lao động trong nhà hàng. - Nhận biết được ý nghĩa của các tín hiệu an toàn trong nhà hàng. - Xác định được các yếu tố gây mất an toàn trong nhà hàng để phòng tránh. - Rèn luyện ý thức tự giác chấp hành các nội quy trong lao động. - Đảm bảo an toàn lao động trong công tác phục vụ nhà hàng. Nội dung chính: 1.1. Khái niệm và vai trò của công tác an toàn trong nhà hàng 1.1.1. An toàn lao động 1.1.1.1. Khái niệm Sự an toàn lao động có liên quan đến các vấn đề về: tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chấn thương trong quá trình lao động. An toàn lao động là hệ thống các giải pháp về pháp luật, khoa học kỹ thuật, kinh tế - xã hội nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe của con người trong quá trình lao động sản xuất. Hay, an toàn lao động còn có cách hiểu khác là tình trạng điều kiện lao động không gây nguy hiểm, không có hại trong quá trình lao động. Ngược lại với an toàn lao động có các khái niệm như: tai nạn lao động, chấn thương, bệnh nghề nghiệp. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ lao động. Nhiễm độc đột ngột cũng là tai nạn lao động. Tai nạn lao động được phân ra: Chấn thương, nhiễm độc nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp - Chấn thương là tai nạn mà kết quả gây nên những vết thương hay huỷ hoại một phần cơ thể người lao động, làm tổn thương tạm thời hay mất khả năng lao động vĩnh viễn hay thậm chí gây tử vong. Chấn thương có tác dụng đột ngột xảy ra đối với người lao động trong quá trình làm việc khi không tuân thủ theo các yêu cầu về an toàn lao động. - Bệnh nghề nghiệp là những bệnh lý mang đặc trưng của nghề nghiệp hoặc liên quan tới nghề nghiệp. Bệnh phát sinh do tác động của điều kiện lao động có hại, bất lợi (tiếng ồn, rung động, ...) đối với người lao động. Bệnh nghề nghiệp làm suy yếu dần dần sức khoẻ hay làm ảnh hưởng đến khả năng làm việc và sinh hoạt của người lao động. Bệnh nghề nghiệp làm suy yếu sức khoẻ người lao động một cách dần dần và lâu dài. - Nhiễm độc nghề nghiệp: là sự huỷ hoại sức khoẻ do tác dụng của các chất độc xâm nhập vào cơ thể người lao động trong điều kiện sản xuất. 14
  14. 1.1.1.2. Mục đích an toàn lao động - Bảo đảm cho mọi người lao động những điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh, thuận lợi và tiện nghi nhất. - Không ngừng nâng cao năng suất lao động, tạo nên cuộc sống hạnh phúc cho người lao động. - Góp phần vào việc bảo vệ và phát triển bền vững nguồn nhân lực lao động. - Nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người mà trước hết là của chính người lao động. 1.1.1.3. Phân tích điều kiện lao động - các nguyên nhân gây ra tai nạn Mặc dù chưa có phương pháp chung nhất phân tích chính xác nguyên nhân tai nạn cho các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất nhưng có thể phân tích các nguyên nhân theo các nhóm sau: * Nguyên nhân kỹ thuật: - Thao tác kỹ thuật không đúng, không thực hiện nghiêm chỉnh những quy định về kỹ thuật an toàn, sử dụng máy móc không đúng đắn. - Thiết bị máy móc, dụng cụ hỏng. - Chỗ làm việc và đi lại chật chội. - Các hệ thống che chắn không tốt, thiếu hệ thống tín hiệu, thiếu cơ cấu an toàn hoặc cơ cấu an toàn bị hỏng. - Dụng cụ cá nhân hư hỏng hoặc không thích hợp, ... * Nguyên nhân tổ chức: - Thiếu hướng dẫn về công việc được giao, hướng dẫn và theo dõi thực hiện các quy tắc không được thấu triệt... - Sử dụng công nhân không đúng nghề và trình độ nghiệp vụ. - Giám sát kỹ thuật không đầy đủ, làm các công việc không đúng quy tắc an toàn. - Vi phạm chế độ lao động. * Nguyên nhân vệ sinh môi trường: - Môi trường không khí bị ô nhiễm hơi, khí độc, có tiếng ồn và rung động lớn. - Chiếu sáng chỗ làm việc không đầy đủ hoặc quá chói mắt. - Không thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu về vệ sinh cá nhân... - Điều kiện vi khí hậu không tiện nghi. 1.1.2. Khái niệm về công tác an toàn trong nhà hàng “ Công tác an toàn trong nhà hàng là việc đảm bảo cho con người trong nhà hàng được thoải mái, yên tâm và được bảo vệ thoát khỏi sự nguy hiểm, sự độc hại và sự sợ hãi”. An toàn trong nhà hàng bao gồm: an toàn trong các sự cố như: cháy nổ, hỏa hoạn, tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp; an toàn trong việc phòng chống các yếu tố độc hại trong môi trường lao động của nhà hàng; an toàn trong việc phòng chống trộm cắp; an toàn trong việc ngăn ngừa các hoạt động phản cách mạng, phá hoại bên ngoài của những đối tượng xấu giả làm khách để truyền bá tư tưởng phản cách mạng. 1.1.3. Vai trò của công tác an toàn trong nhà hàng - Đối với người lao động: Công tác an toàn trong nhà hàng nhà nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, an toàn về sức khỏe, an toàn về tâm lý cho người lao động khi làm việc tại nhà hàng. - Đối với nhà hàng: Công tác an toàn không những đảm bảo được tài sản cho nhà hàng, đảm bảo được tính mạng và sức khỏe của nhân viên, của người quản lý trong nhà hàng mà nó còn nâng cao được uy tín cho nhà hàng. 15
  15. 1.1.4. Mục đích, ý nghĩa và tính chất của công tác an toàn lao động 1.1.4.1. Mục đích Công tác an toàn lao động dựa trên các quy định của pháp luật thông qua việc thực hiện các chế độ, chính sách, các biện pháp về khoa học kỹ thuật, về tổ chức, hành chính, về kinh tế - xã hội để: - Loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất, tạo nên một điều kiện lao động tiện nghi, thuận lợi và môi trường lao động ngày càng được cải thiện tốt hơn nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng người lao động, góp phần tăng năng suất lao động và giảm thiệt hại cho nhà hàng cũng như người lao động. - Ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau và giảm sút sức khỏe cũng như thiệt hại khác đối với người lao động. - Mục tiêu chủ yếu là cải thiện điều kiện lao động, vì vậy không chỉ là công việc của nhà hàng mà phải được cả xã hội quan tâm. 1.1.4.2. Ý nghĩa * Ý nghĩa về chính trị - An toàn lao động thực hiện bản chất ưu việt của chế độ chủ nghĩa xã hội, thể hiện quan điểm con người là động lực và mục tiêu của sự phát triển. - Xã hội có tỷ lệ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thấp là xã hội luôn coi người lao động là vốn quý nhất, phải được tôn trọng, phải được bảo vệ. - Thực hiện công tác an toàn lao động chính là góp phần chăm sóc sức khỏe, tính mạng và đời sống của con người – lực lượng quan trọng nhất để phát triển đất nước. * Ý nghĩa xã hội - An toàn lao động vừa là yêu cầu cần thiết của sản xuất, vừa là quyền lợi, nguyện vọng chính đáng của người lao động, là biểu hiện thiết thực nhất chăm lo đến đời sống hạnh phúc của họ. - An toàn lao động tốt đảm bảo xã hội trong sáng, lành mạnh, người lao động có điều kiện phát triển toàn diện về trí lực, thể lực. Người lao động có sức khỏe sẽ làm việc có hiệu quả cao, làm chủ bản thân, làm chủ khoa học kỹ thuật,… tai nạn lao động không xảy ra, sức khỏe được đảm bảo thì Nhà nước, xã hội và gia đình không phải chịu những tổn thất do phải nuôi dưỡng điều trị và do đó hạnh phúc gia đình được đảm bảo. * Lợi ích về kinh tế - An toàn lao động đem lại lợi ích thiết thực, tạo ra các điều kiện lao động tốt tức là đảm bảo cho người lao động không bị tác động bởi các yếu tố có hại trong sản xuất, giữ gìn được sức khỏe và khả năng lao động của họ, do đó người lao động làm việc được liên tục, được tăng năng suất cao. - Đảm bảo thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật, an toàn lao động đúng theo quy phạm, quy trình và chỉ tiêu sẽ đảm bảo cho máy móc, thiết bị, nhà xưởng sử dụng được lâu dài, không bị sự cố hư hỏng, bảo vệ tài sản cố định và do đó cũng tránh được tai nạn lao động đáng tiếc có thể xảy ra. - Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, phát triển kinh doanh. - Thực hiện tốt an toàn lao động là hành động thiết thực để xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc của nhà hàng, sẽ mang lại khả năng cạnh tranh cao, mang lại vị thế, uy tín cao trước bạn hàng, quốc tế. 1.1.4.3. Tính chất * Tính chất khoa học - Mọi hoạt động của công tác an toàn lao động là nhằm loại trừ yếu tố nguy hiểm và có hại cho người lao động. 16
  16. - Các biện pháp phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đều xuất phát từ cơ sở khoa học bằng những biện pháp khoa học kỹ thuật mới. - Các hoạt động điều tra, khảo sát, phân tích điều kiện lao động, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm và có hại đến sức khỏe của người lao động, các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường lao động, các giải pháp kỹ thuật an toàn dụng cụ, thiết bị,… đều là những hoạt động khoa học kỹ thuật mới do các bộ phận khoa học kỹ thuật công nghệ đề xuất thực hiện. * Tính chất pháp lý: An toàn lao động phải mang tính pháp lý thể hiện ở chỗ: - Muốn cho các giải pháp đảm bảo an toàn lao động thực hiện được thì phải thể chế hóa chúng thành những luật lệ, chế độ, chính sách tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, hướng dẫn để buộc mọi cấp quản lý, mọi tổ chức cá nhân, nhà hàng phải nghiêm chỉnh thực hiện. - Cấp có thẩm quyền phải tiến hành thanh tra, kiểm tra một cách thường xuyên, khen thưởng những đơn vị có thành tích và xử phạt kịp thời và thích đáng những đơn vị, cá nhân vi phạm thì công tác an toàn lao động mới được tôn trọng và có hiệu quả thiết thực. * Tính chất quần chúng - Trong nhà hàng, từ người sử dụng lao động đến người lao động đều là đối tượng cần được bảo vệ. - Chính người lao động là chủ thể tham gia vào việc tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác. - Mọi hoạt động của công tác an toàn lao động chỉ có thể đạt kết quả khi các cấp quản lý, người sử dụng lao động, các cán bộ khoa học công nghệ và bản thân người lao động đều phải tự giác và tích cực tham gia thực hiện các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, quy định, các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. 1.2. Hệ thống tín hiệu an toàn trong nhà hàng 1.2.1. Khái niệm Tín hiệu an toàn là phương tiện kỹ thuật an toàn dùng để báo trước cho người lao động những nguy hiểm có thể xảy ra hoặc chỉ dẫn cho họ những hành động ứng xử cần thiết để đảm bảo an toàn. Hệ thống tín hiệu an toàn trong nhà hàng là hết sức cần thiết. Nó nhằm mục đích nhắc nhở cho nhân viên kịp thời tránh không bị tác động xấu trong quá trình làm việc tại nhà hàng, hướng dẫn thao tác và nhận biết được quy định về kỹ thuật an toàn trong nhà hàng qua các dấu hiệu quy ước. 1.2.2. Yêu cầu Hiện nay, tín hiệu về an toàn trong nhà hàng có hình thức và nội dung rất đa dạng, nó có thể tồn tại dưới dạng khác nhau như: biển báo, đèn báo, cờ hiệu, còi báo động… Song, các tín hiệu này đều phải đảm bảo các yêu cầu: - Dễ nhận biết. - Khả năng nhầm lẫn thấp, độ chính xác cao. - Dễ thực hiện, phù hợp với tập quán, cơ sở khoa học kỹ thuật và yêu cầu của tiêu chuẩn hóa. Để đạt được những yêu cầu đó, khi thiết kế các tín hiệu này thường sử dụng đến các yếu tố như: ánh sáng, màu sắc(thường dùng những màu nổi bật như: đỏ, vàng, xanh… và những màu tương phản cao); âm thanh (thường dùng còi, chuông, kẻng…); màu sơn, hình vẽ, bảng chữ hoặc dùng đồng hồ và các dụng cụ đo lường (đo cường độ, đo điện áp dòng điện, đo áp suất, khí độc, ánh sáng, nhiệt độ, đo bức xạ…). 17
  17. 1.2.3. Mục đích - Nhắc nhở cho người lao động kịp thời tránh nguy hiểm. - Hướng dẫn thao tác. - Nhận biết quy định về kỹ thuật và kỹ thuật an toàn qua dấu hiệu về màu sắc, hình vẽ. 1.3. Yếu tố gây mất an toàn trong nhà hàng 1.3.1. Các yếu tố độc hại trong môi trường lao động của nhà hàng 1.3.1.1. Các yếu tố vật lý có hại trong nhà hàng * Thiếu ánh sáng trong nhà hàng Trong nhà hàng bị thiếu ánh sáng sẽ gây ra hiện tượng mỏi mệt, bệnh về mắt, giảm năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và tăng nguy cơ tai nạn lao động. Ánh sáng trong nhà hàng phải đảm bảo có độ sáng đạt được từ 200 - 300 lux, không bị chói lóa. Nếu làm việc trong điều kiện chiếu sáng không đạt tiêu chuẩn, mắt phải điều tiết quá nhiều trở nên mệt mỏi. Tình trạng mắt bị mệt mỏi kéo dài sẽ gây ra căng thẳng làm chậm phản xạ thần kinh, khả năng phân biệt của mắt đối với sự vật dần dần bị sút kém. Lao động trẻ tuổi hoặc trong lứa tuổi học nghề nếu làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng kéo dài sẽ sinh ra tật cận thị. Nếu cường độ chiếu sáng quá lớn hoặc bố trí chiếu sáng không hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng loá mắt làm cho nhức mắt, do đó làm giảm thị lực của người lao động. Hiện tượng chiếu sáng chói loá buộc người lao động phải mất thời gian để cho mắt thích nghi khi nhìn từ trường ánh sáng thường sang trường ánh sáng chói và ngược lạilàm giảm sự thụ cảm của mắt, làm giảm năng suất lao động, tăng phế phẩm và xảy ra tai nạn lao động. * Tiếng ồn trong nhà hàng Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh khác nhau về cường độ và tần số không có nhịp gây cho con người cảm giác khó chịu. Tiếng ồn gây cảm giác khó chịu cho con người, cản trở quá trình suy nghĩ, giảm khả năng làm việc. Trong nhà hàng tiếng ồn được phát ra khi chạy các máy móc thiết bị như: máy xay thức ăn, xay sinh tố, máy làm đá, kem, máy bảo quản thực phẩm, các tiếng băm chặt và tiếng va chạm dụng cụ trong quá trình làm việc… tiếng ồn cũng được phát ra từ phòng Karaoke, hội trường lớn… Độ ồn tối đa cho phép ở nhà hàng là 50-60dB. Khi chịu tác dụng của tiếng ồn, độ nhạy cảm của thính giác giảm xuống, ngưỡng nghe tăng lên. Khi rời môi trường ồn đến nơi yên tĩnh, độ nhạy cảm có khả năng phục hồi lại nhanh nhưng sự phục hồi đó chỉ có 1 hạn độ nhất định. Dưới tác dụng kéo dài của tiếng ồn, thính lực giảm đi rõ rệt và phải sau 1 thời gian khá lâu sau khi rời nơi ồn, thính giác mới phục hồi lại được. Nếu tác dụng của tiếng ồn lặp lại nhiều lần, thính giác không còn khả năng phục hồi hoàn toàn về trạng thái bình thường được, sự thoái hoá dần dần sẽ phát triển thành những biến đổi có tính chất bệnh lý gây ra bệnh nặng tai và điếc. Tiếng ồn cường độ trung bình và cao sẽ gây kích thích mạnh đến hệ thống thần kinh trung ương, sau 1 thời gian dài có thể dẫn tới huỷ hoại sự hoạt động của đầu não thể hiện đau đầu, chóng mặt, cảm giác sợ hãi, hay bực tức, trạng thái tâm thần không ổn định, trí nhớ giảm sút, ... Ảnh hưởng xấu đến hệ thống tim mạch, gây rối loạn nhịp tim. Làm giảm bớt sự tiết dịch vị, ảnh hưởng đến co bóp bình thường của dạ dày. Làm cho hệ thống thần kinh bị căng thẳng liên tục có thể gây ra bệnh cao huyết áp. 18
  18. Làm việc tiếp xúc với tiếng ồn quá nhiều, có thể dần dần bị mệt mỏi, ăn uống sút kém và không ngủ được, nếu tình trạng đó kéo dài sẽ dẫn đến bệnh suy nhược thần kinh và cơ thể. Để giảm thiểu tiếng ồn và giữ âm thanh ở mức độ an toàn, cần có một số biện pháp: - Thay thế các máy cũ, có tiếng kêu quá ồn ào. - Sắp đặt các nguồn tiếng ồn ra khỏi các bức tường, sử dụng tường cách âm. - Cách ly các nguồn phát tiếng ồn, xây dựng các vách ngăn tiếng ồn hoặc các rào cản ở phòng máy - Bảo trì máy móc và mua máy đều đặn… * Các yếu tố vi khí hậu có hại trong nhà hàng Yếu tố vi khí hậu có hại trong nhà hàng là nhiệt độ nóng, độ ẩm quá cao và tốc độ gió quá thấp. Khí hậu không thích hợp trong nhà hàng gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người, đặc biệt là khu vực chế biến nhiệt trong nhà hàng tạo ra bầu không khí nóng bức làm người toát nhiều mồ hôi, mất cân bằng điện giải do mất K, Na, Ca, I và các vitamin các nhóm C, B, PP, nhịp tim tăng lên làm ảnh hưởng đến thần kinh, dẫn tới các biểu hiện bệnh lý như: choáng, say nóng, chóng mặt, nhức đầu… Khí hậu tốt nhất trong môi trường làm việc nhà hàng đó là: Nhiệt độ từ 23 đến 27 C, trong khu vực chế biến nhiệt không được vượt quá 32oC, độ ẩm từ 75% - 80%. o Độ ẩm không khí nói lên lượng hơi nước chứa trong không khí tại nơi sản xuất. Độ ẩm tương đối của không khí cao từ 75 - 80% trở lên sẽ làm cho sự điều hòa nhiệt độ khó khăn, làm giảm sự tỏa nhiệt bằng con đường bốc mồ hôi. Nếu độ ẩm không khí cao và khi nhiệt độ cao, lặng gió làm con người nóng bức, khó chịu. Nếu độ ẩm không khí thấp, có gió vừa phải thì thân nhiệt không bị tăng lên, con người cảm thấy thoả mái, nhưng không nên để độ ẩm thấp hơn 30%. Gió có ảnh hưởng rất tốt đến với việc bốc hơi nên nơi làm việc cần thoáng mát. Nước ta ở vùng nhiệt đới nên mùa hè nhiệt độ có khi lên đến 40 0C. Lao động ở nhiệt độ cao đòi hỏi sự cố gắng cao của cơ thể, sự tuần hoàn máu mạnh hơn, tần suất hô hấp tăng, sự thiếu hụt ôxy tăng, dẫn đến cơ thể phải làm việc nhiều để giữ cân bằng nhiệt. Khi làm việc ở nhiệt độ cao, người lao động bị mất nhiều mồ hôi. Trong lao động nặng cơ thể phải mất 6 - 7 lít mồ hôi nên sau 1 ngày làm việc cơ thể có thể bị sút 2 - 4 kg. Mồ hôi mất nhiều sẽ làm mất 1 số lượng muối của cơ thể. Cơ thể con người chiếm 75% là nước, nên việc mất nước không được bù đắp kịp thời sẽ dẫn đến những rối loạn các chức năng sinh lý của cơ thể do rối loạn chuyển hoá muối và nước gây ra. Khi cơ thể mất nước và muối quá nhiều sẽ dẫn đến các hậu quả sau đây: - Làm việc ở nhiệt độ cao, nếu không điều hoà thân nhiệt bị trở ngại sẽ làm thân nhiệt tăng lên. Khi thân nhiệt tăng 0,3 0 - 10C, trong người đã cảm thấy khó chịu, gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, gây trở ngại nhiều cho sản xuất và công tác. Nếu không có biện pháp khắc phục dẫn đến hiện tượng say nóng, say nắng, kinh giật, mất trí. - Khi cơ thể mất nước, máu sẽ bị quánh lại, tim làm việc nhiều nên dễ bị suy tim. Khi điều hoà thân nhiệt bị rối loạn nghiêm trọng thì hoạt động của tim cũng bị rối loạn rõ rệt. - Đối với cơ quan thận, bình thường bài tiết từ 50-70% tổng số nước của cơ thể. Nhưng trong lao động nóng, do cơ thể thoát mồ hôi nên thận chỉ bài tiết 10-15% tổng số nước, nước tiểu cô đặc gây viêm thận. - Khi làm việc ở nhiệt độ cao, người lao động uống nhiều nước nên dịch vị loãng, làm ăn kém ngon và tiêu hoá cũng kém sút. Do mất thăng bằng về muối và nước nên ảnh hưởng đến bài tiết các chất dịch vị đến rối loạn về viêm ruột, dạ dày. 19
  19. - Khi làm việc ở nhiệt độ cao, hệ thần kinh trung ương có những phản ứng nghiêm trọng. Do sự rối loạn về chức năng điều khiển của vỏ não sẽ dẫn đến giảm sự chú ý và tốc độ phản xạ sự phối hợp động tác lao động kém chính xác..., làm cho năng suất kém, phế phẩm tăng và dễ bị tai nạn lao động. Tác hại của nhiệt độ thấp đối với cơ thể ít hơn so với nhiệt độ cao. Tuy nhiên sự chênh lệch quá nhiều cũng gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể: - Nhiệt độ thấp, đặc biệt khi có gió mạnh sẽ làm cho cơ thể quá lạnh gây ra cảm lạnh. - Bị lạnh cục bộ thường xuyên có thể dẫn đến bị cảm mãn tính, rét run, tê liệt từng bộ phận riêng của cơ thể. - Nhiệt độ quá thấp cơ thể sinh loét các huyết quản, đau các khớp xương, đau các bắp thịt. - Nhiệt độ nơi làm việc lạnh có thể làm cho người lao động bị cóng, cử động không chính xác, năng suất giảm thấp. Những người làm việc dưới nước lâu, làm việc nơi quá lạnh cần phải được trang bị các phương tiện cần thiết để chống rét và chống các tác hại do lạnh gây ra. Các biện pháp để ngăn chặn bất lợi do nhiệt độ, độ ẩm: - Cho lắp đặt máy móc để thanh lọc không khí và điều hòa nhiệt độ tại bộ phận này. Nếu khu vực làm việc chỉ khoảng dưới 35°C, thì có thể chỉ sử dụng quạt thông gió. - Bố trí hệ thống phun nước hạt mịn để vừa làm mát đồng thời làm sạch bụi trong không khí - Sắp xếp các giờ nghỉ giải lao ngắn, thường xuyên cho nhân viên trong khu vực thoáng khí và nhiệt độ mát hơn. - Những tiêu chuẩn vệ sinh khi thiết kế nhà hàng như nhiệt độ tối ưu và nhiệt độ cho phép, độ ẩm tương đối, vận tốc gió ở chỗ làm việc cố định... được thực hiện đầy đủ và thường xuyên kiểm tra để điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế. - Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động như áo quần chống nóng, khẩu trang, kính mắt tránh khói và hơi nóng bốc lên trực tiếp. Đồng phục cho bộ phận này thường có màu trắng rộng rãi, thoáng, chất liệu thấm hút mồ hôi. - Đảm bảo sự khô ráo với độ ẩm tốt nhất từ 30% đến dưới 60% để các loại vi khuẩn, nấm không có điều kiện phát triển. - Điều chỉnh độ chênh nhiệt độ trong nhà và ngoài trời khoảng 8 đến 10 độ C cho phù hợp với cơ thể con người. Trong mùa nóng, nhiệt độ điều hoà khoảng 26 độ C, đảm bảo cho nhân viên tránh được các bệnh như đau đầu, viêm họng, ngạt mũi … - Thường xuyên bảo dưỡng máy điều hoà: làm sạch tấm lọc không khí của cục lạnh 2 tuần một lần bằng máy hút bụi hoặc chải nhẹ bằng nước ấm với nước xà phòng, đồng thời làm sạch hệ thống ống lưu thông trong cục lạnh và cục nóng, loại bỏ các lớp bụi bịt các lớp thông gió trên cục máy ít nhất một lần một tháng. 1.3.1.2. Các yếu tố hóa học có hại trong nhà hàng * Bụi, hơi khói, khí độc trong nhà hàng Bụi trong nhà hàng sinh ra từ bếp than từ thảo mộc như chè, thuốc lá, bụi ngũ cốc, bồ hóng và do vệ sinh nhà hàng không sạch… Bụi có thể gây ra các bệnh cho con người như: phổi, hen, ung thư, viêm phế quản, viêm mũi họng, nhiễm trùng da, chấn thương mắt, đường tiêu hóa, … - Đối với da và niêm mạc: bụi bám vào da làm sưng lỗ chân lông dẫn đến bệnh viêm da, còn bám vào niêm mạc gây ra viêm niêm mạc. Đặc biệt có 1 số loại bụi như len dạ còn có thể gây dị ứng da. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2