intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Bào chế 2 (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:93

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Bào chế 2 (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng)" được thực hiện với mục đích giúp sinh viên trình bày được tiêu chuẩn chất lượng của các dạng thuốc; phân biệt được các dạng bào chế thông dụng; nắm được phương pháp bào chế các dạng thuốc. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Bào chế 2 (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

  1. UBND TỈNH CÀ MAU TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: BÀO CHẾ 2 NGÀNH: DƯỢC TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 19/QĐ-CĐYT ngày 25 tháng 01 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau) Cà Mau, năm 2022 (lưu hành nội bộ) 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Bào chế học là môn học nghiên cứu về cơ sở lý thuyết và kỹ thuật thực hành về pha chế, sản xuất, kiểm tra chất lượng, đóng gói, bảo quản các dạng thuốc và các chế phẩm bào chế. Từ khi môn Sinh dược học ra đời, Bào chế học đã có những bước phát triển mạnh mẽ, nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố lý, hóa của dược chất, của tá dược, kỹ thuật bào chế, dạng thuốc…đến tác dụng của thuốc, từ đó hướng đến việc bào chế ra các dạng thuốc có hoạt tính trị liệu tốt nhất và ít tác dụng không mong muốn nhất. Bào chế học được biên soạn căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu đào tạo, khối lượng thời gian của môn Bào chế trong chương trình đào tạo Cao đẳng dược. Trong từng chương, cấu trúc gồm: mục tiêu, nội dung, tài liệu tham khảo, câu hỏi lượng giá. Phần mục tiêu xác định rõ các vấn đề sinh viên phải thực hiện được sau khi học, phần nội dung cung cấp kiến thức cơ bản liên quan đến dạng thuốc, kỹ thuật bào chế, tiêu chuẩn chất lượng cũng như các thông tin của dạng thuốc đó. Để học tập có kết quả, sinh viên phải: xác định rõ mục tiêu từng chương, thực hiện được các yêu cầu mà mục tiêu đã đề ra. Sau khi học, cần tự kiểm tra kiến thức bằng cách trả lời các câu hỏi lượng giá, liên kết với phần thực hành để ứng dụng các kiến thức đã học trong trong bào chế các dạng thuốc. Để dễ dàng tiếp thu chương học và vận dụng tốt vào thực tiễn ngành nghề, sinh viên phải đọc trước giáo trình, kết hợp với nghe giảng và thảo luận tại tổ, lớp. Do được biên soạn lần đầu, nên có thể còn thiếu sót về nội dung và hình thức, rất mong nhận được sự đóng góp của đồng nghiệp và đọc giả để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Cà Mau, ngày … tháng …năm 202… THAM GIA BIÊN SOẠN TRẦN BỬU PHONG 3
  4. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU..............................................................................................................2 CHƯƠNG 1. HÒA TAN CHIẾT XUẤT...................................................................11 CHƯƠNG 2. SIRO THUỐC.....................................................................................20 CHƯƠNG 3. CỒN THUỐC TINCTURAE - CAO THUỐC EXTRACT..............37 CHƯƠNG 4. HỖN DỊCH SUSPENSIONES - NHŨ TƯƠNG EMULSIONES....54 CHƯƠNG 5. THUỐC MỠ........................................................................................67 CHƯƠNG 6. THUỐC TIÊM - THUỐC TIÊM TRUYỀN......................................84 CHƯƠNG 7. THUỐC ĐẶT......................................................................................65 4
  5. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên học phần: BÀO CHẾ 2 - Mã số học phần: MH35 - Số tín chỉ học phần: 2 - Số tiết học phần : 16 tiết lý thuyết, 17 tiết thực hành 2. Đơn vị phụ trách học phần: - Bộ môn : Bào chế - Khoa: Dược 3. Điều kiện tiên quyết: 4. Chuẩn đầu ra của học phần: 4.1 Kiến thức: 4.1.1. Trình bày được tiêu chuẩn chất lượng của các dạng thuốc. 4.1.2. Phân biệt được các dạng bào chế thông dụng. 4.1.3. Trình bày được phương pháp bào chế các dạng thuốc. 4.2 Kỹ năng: 4.2.1. Sử dụng đúng các dụng cụ trong bào chế thuốc. 4.2.2. Thực hiện đúng quy trình bào chế các dạng thuốc trong phòng thí nghiệm. 4.3 Thái độ: 4.3.1. Nhận thức được tầm quan trọng của môn học trong thực hành nghề. 4.3.2. Luôn có tinh thần ý thức trách nhiệm cao trong học tập. 4.3.3. Rèn luyện tác phong thận trọng, tỉ mỉ, chính xác, trung thực trong bào chế thuốc. 5. Nội dung môn học Chương trình chi tiết môn học SỐ GIỜ GHI CHÚ TT TÊN BÀI HỌC TS LT TH 01 Hòa tan chiết xuất 4 2 2 5 3 2 02 Siro thuốc 03 Cồn thuốc-Cao thuốc 4 2 2 04 Hỗn dịch-Nhũ tương thuốc 4 2 2 05 Thuốc mỡ 4 2 2 06 Thuốc tiêm-Tiêm truyền 4 2 2 5
  6. 07 Thuốc đặt 5 2 3 08 Kiểm tra/ thi 3 1 2 Tổng cộng 33 16 17 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn. 6.2. Trang thiết bị dạy học: Máy vi tính, máy chiếu projector, phấn, bảng. 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình. 6.4. Các điều kiện khác: mạng Internet. 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức. - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phương pháp: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 40% 1) + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phương pháp đánh giá 6
  7. Phươn Phương Hình g pháp Chuẩn đầu Số pháp đánh thức Thời điểm kiểm tra tổ ra đánh giá cột giá kiểm tra chức A1, A2, A3, Sau 13 giờ. Thường Tự luận Viết B1, B2, B3, 1 (sau khi học xong bài xuyên cải tiến C1, C2 3) Sau 21 giờ Tự luận Định kỳ Viết A4, B4, C3 1 (sau khi học xong bài cải tiến 5) A1, A2, A3, A4, A5, Kết thúc môn Tự luận Viết B1, B2, B3, 1 Sau 33 giờ học cải tiến B4, B5, C1, C2, C3, 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Môn học được áp dụng cho đối tượng sinh viên Cao đẳng Dược hệ chính quy học tập tại Trường CĐYT Cà Mau. 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với người dạy + Lý thuyết: Thuyết trình, động não, thảo luận nhóm, làm việc nhóm, giải quyết tình huống. + Thực hành, bài tập: Thảo luận nhóm. + Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 7
  8. 8.2.2. Đối với người học - Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: + Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) + Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. + Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. + Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. + Tham dự thi kết thúc môn học. + Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo 10.1 Tài liệu học tập: [1]Giáo trình Bào chế học dùng cho sinh viên Cao đẳng Dược do Trường Cao đẳng y tế Cà Mau biên soạn; [2] Giáo trình thực hành Bào chế dùng cho sinh viên Cao đẳng Dược do trường Cao Đẳng y tế Cà Mau biên soạn; 10.2 Tài liệu tham khảo: [3] Giáo trình Bào chế tập 1, Vũ Thị Huỳnh Hân, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2014; [4] Kĩ thuật bào chế và Sinh dược học các dạng thuốc Tập 1, Võ Minh Xuân, Phạm Ngọc Bùng, NXB Y học Hà Nội 2002; [5] Bào chế và sinh dược học, tập 1, tập 2. Lê Quan Nghiệm, Huỳnh Văn Hóa, NXB Y học Hà Nội 2011; [6] Kĩ thuật chế biến và bào chế thuốc cổ truyền, Phạm Xuân Sinh, NXB Y học Hà nội 2004; [7] Lý luận y học cổ truyền Phạm Xuân Sinh, Trần Thúy ,Vũ Nam, Nguyễn Văn Toại, NXB Y học Hà nội 2005; [8] Lý luận cơ bản y học cổ truyền, Trương Việt Bình, NXB Y học Hà Nội 2005 CHƯƠNG 1. HÒA TAN CHIẾT XUẤT  GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1 8
  9. Chương 1 giới thiệu về các phương pháp chiết xuất thường dùng, các dạng thuốc điều chế bằng phương pháp chiết xuất, cồn thuốc, rượu thuốc, cao thuốc khái niệm, thành phần, và kỹ thuật điều chế. Vận dụng được kiến thức đã học vào trong bào chế hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý hiệu quả.  MỤC TIÊU CHƯƠNG 1 Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:  Về kiến thức: - Trình bày được ưu, nhược điểm của một số dung môi dùng để chiết xuất. - Trình bày được nguyên tắc tiến hành các phương pháp chiết xuất: ngâm lạnh, hầm, hãm, sắc, ngấm kiệt, ngấm kiệt cải tiến. - Trình bày được kỹ thuật điều chế các dạng thuốc, cồn thuốc, rượu thuốc, cao thuốc.  Về kỹ năng: - Vận dụng kiến thức đã học để điều chế được cồn thuốc, rượu thuốc, cao thuốc. - Hướng dẫn sử dụng thuốc điều chế bằng pháp chiết xuất hợp lý hiệu quả  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Thể hiện được năng lực tự học, tự nghiên cứu trong học tập. - Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân và trong công tác chuyên môn sau này.  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập chương 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (chương 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận chương 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có 9
  10. KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 1 - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp kiểm tra đánh giá:  Điểm kiểm tra thường xuyên: không có  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có NỘI DUNG 1. ĐỊNH NGHĨA Hòa tan chiết xuất là quá trình kỹ thuật dùng dung môi để hòa tan và tách các chất tan ra khỏi dược liệu. Dung môi chứa chất tan thu được gọi là dịch chiết. Phần dược liệu sau khi chiết lấy dịch chiết gọi là bã. Dịch chiết chứa các chất có tác dụng điều trị gọi là hoạt chất đồng thời còn có các chất hỗ trợ, làm tăng tác dụng của hoạt chất. Dịch chiết còn chứa một phần các chất không mong muốn gọi là tạp chất. Các tạp chất thường làm cho dịch chiết dễ bị vi khuẩn phát triển (các loại gôm nhày, pectin , protein …) làm khó khăn cho việc bảo quản dịch chiết. 2. MỤC TIÊU Mục tiêu của hòa tan chiết xuất là lấy được tối đa các hoạt chất và những chất hỗ trợ vào dịch chiết, giữ lại tối đa các tạp chất trong bã dược liệu, đồng thời phải đạt hiệu suất cao, nhằm tiết kiệm dung môi, nhiên liệu, thời gian…trong quá trình chiết xuất. Vậy quá trình hòa tan chiết xuất là quá trình hòa tan chọn lọc hay hòa tan không hoàn toàn. 3. TẦM QUAN TRỌNG Các chế phẩm bào chế bằng phương pháp hòa tan chiết xuất đã được sử dụng từ lâu. Trước Công nguyên, sử dụng các dạng bào chế đơn giản như nước ngâm, nước hãm để chửa bệnh. Sau này, dầu thực vật, rượu vang, dấm, cồn cũng được dùng làm dung môi chiết xuất. 4. PHÂN LOẠI - Phân loại theo dung môi: dịch chiết nước, dịch chiết cồn, dịch chiết dầu, dịch chiết ether… 10
  11. - Phân loại theo phương pháp điều chế: dịch ngâm, dịch hầm, dịch hãm, dịch sắc, dịch ngâm nhỏ giọt,… - Phân loại theo dạng thuốc: cao thuốc, dịch chiết đậm đặc, cồn thuốc, rượu thuốc… 5. NGUYÊN LIỆU VÀ DUNG MÔI ĐỂ ĐIỀU CHẾ DỊCH CHIẾT 5.1. Nguyên liệu - Dược liệu chiết xuất gồm các bộ phận hoa, lá, hạt, rễ, vỏ cây, được dùng dưới dạng tươi hoặc khô. Dược liệu khô được dùng nhiều hơn. - Dược liệu thảo mộc có thành phần chất tan rất phức tạp. Cần phải biết thành phần hoạt chất và tạp chất của dược liệu để chọn dung môi thích hợp. - Các dược liệu có nguồn gốc từ động vật như xương, sừng, da cũng được làm nguyên liệu chiết xuất. Xử lý dược liệu - Dược liệu sau khi thu hái cần được làm khô để hoạt chất khỏi bị phân hủy. Nếu dược liệu có chứa men làm giảm hàm lượng hoạt chất trong quá trình làm khô thì phải diệt men trước khi làm khô để ổn định dược liệu. Tiêu chuẩn của dược liệu - Dược liệu khô dùng để chiết xuất cần phải đạt tiêu chuẩn quy định như độ ẩm, giới hạn tạp chất, hàm lượng hoạt chất… - Quy định hàm lượng hoạt chất trong dược liệu bắt buộc đối với dược liệu độc mạnh. Ví dụ dược liệu ô đầu phải chứa tối thiểu là 0,6% alkaloid toàn phần, dược liệu mã tiền phải chứa tối thiểu là 1,5% alkaloid toàn phần 5.2. Dung môi Yêu cầu chung - Phải dễ thấm dược liệu. - Phải có tác dụng hòa tan chọn lọc. - Dung môi phải trơ về mặt hóa học. - Không làm thành phẩm có mùi lạ. - Rẻ tiền dễ kiếm. - Không gây cháy nổ. Các dung môi thường dùng nhất là nước, cồn, hỗn hợp cồn - nước, ether – cồn, dầu thực vật. Các dung môi khác như cloroform, benzen, ether…ít dùng hơn. Có thể chia là 2 loại chính: - Dung môi phân cực: nước, cồn, hỗn hợp cồn nước … có khả năng hòa tan nhiều loại hoạt chất, nhưng cũng hòa tan các tạp chất. - Dung môi không phân cực hoặc ít phân cực như: ether, cloroform, benzen … các loại dung môi này có khả năng hòa tan chọn lọc đối với một số hoạt chất, ít hòa tan tạp chất. Loại này chủ yếu dùng để chiết xuất trong quá trình chiết xuất hoạt chất tinh khiết. 11
  12. 6. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HÒA TAN CHIẾT XUẤT 6.1. Yếu tố dược liệu 6.1.1. Cấu trúc dược liệu - Loại dược liệu non và dược liệu có cấu trúc mỏng manh như hoa, chồi, lá non, … màng tế bào thường chỉ gồm là các micelle cellulose nên dung môi thấm vào dược liệu dễ dàng, quá trình hòa tan chiết xuất diễn ra nhanh. - Loại dược liệu già và dược liệu có cấu trúc rắn chắc như rễ, thân, thân rễ,vỏ thân,…màng tế bào thường được bao bọc bởi những chất sơ nước như nhựa, sáp làm dung môi khó thấm vào dược liệu, quá trình hòa tan chiết xuất diễn ra chậm 6.1.2. Mức độ phân chia dược liệu Để tăng tốc độ hòa tan chiết xuất, dược liệu thường được phân chia đến kích thước nhỏ bằng cách chặt, thái, xay, nghiền,… nhưng mức độ phân chia và cách phân chia phải phù hợp với từng loại dược liệu, phương pháp chiết, dung môi… Thông thường dược liệu được phân chia trong khoảng 0,2 – 2mm. Để tránh dập nát dược liệu nên dùng phương pháp chia nhỏ dược liệu theo nguyên lý cắt. 6.2. Yếu tố dung môi 6.2.1. Bản chất dung môi Dung môi phân cực như nước, ethanol nồng độ thấp,...hòa tan được các chất phân cực như muối alkaloid, các acid hữu cơ, các đường... Dung môi ít phân cực như ether, cloroform, ethanol nồng độ cao,...hòa tan được các chất ít phân cực như các alkaloid baze, tinh dầu... 6.2.2. Tỉ lệ dung môi và dược liệu Lượng dung môi càng nhiều thì càng chiết được nhiều hoạt chất. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp tăng tỉ lệ dung môi/dược liệu đã không làm tăng tỉ lệ hoạt chất một cách tương ứng mà chỉ làm tăng lượng tạp chất. Do đó cần tìm tỉ lệ dung môi/dược liệu phù hợp để đạt hiệu suất chiết xuất, chất lượng dịch chiết tốt và có hiệu quả kinh tế. 6.2.3. pH của dung môi pH của dung môi ảnh hưởng đến hiệu suất chiết. Đối với dược liệu chứa alkaloid, tỉ lệ hoạt chất sẽ tăng lên trong dịch chiết khi dung môi được aicd hóa với các acid citric, tartric, hydroclorid. Cần phải chọn acid thích hợp để muối alkaloid tương ứng có độ tan lớn nhất trong dung môi. Ví dụ dùng nước acid hóa với acid hydroclorid chiếc alkaloid của vỏ canhkina, dùng acid tartric để chiết alkaloid của cựa lõa mạch. Để chiết xuất dược liệu chứa saponin, có thể kiềm hóa dung môi nước bằng các chất kiềm hoặc muối kiềm với tỉ lệ 5% - 10% so với dược liệu. Môi trường kiềm của dung môi cũng ảnh hưởng đến quá trình chiết xuất các chất nhầy trong dược liệu. Ví dụ dịch chiết rể Thục quỳ thu được với nước có 5% natri hydrocarbonat chứa một lượng chất nhầy lớn hơn so với dịch chiết trung tính. 6.2.4. Ảnh hưởng của chất diện hoạt trong dung môi Chất diện hoạt cho vào dung môi với tỉ lệ thấp (0,2 – 0,5%) làm tăng hiệu suất chiết vì làm tăng khả năng thấm của dung môi vào dược liệu và chất tan, đôi khi còn 12
  13. làm tăng độ tan của một số hoạt chất trong dược liệu.Tween 20, Tween 80 thường dùng để chiết alkaloid. 6.3. Yếu tố kỹ thuật chiết xuất 6.3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ Nhiệt độ chiết xuất được lựa chọn tùy thuộc vào tính chất của dược liệu và dung môi. Nhiệt độ cao làm giảm độ nhớt của dung môi, làm tăng độ tan và tốc độ khuếch tán, phá hủy tế bào dược liệu. Nhiệt độ tăng quá mức sẽ gây một số tác hại như làm dịch chiết chứa nhiều tạp chất, có thể phá hủy một số hoạt chất và hao hụt dung môi. 6.3.2. Thời gian chiết xuất Thời gian chiết xuất càng dài thì lượng chất khuếch tán vào dung môi càng lớn. Đến thời gian nhất định thì lượng hoạt chất tăng lên không đáng kể mà chỉ tăng thêm nhiều tạp chất. Mặt khác có nguy cơ thủy phân hoặc phân hủy hoạt chất. 6.3.3. Sự khuấy trộn Khuấy trộn làm tăng vận tốc tan và khuếch tán hoạt chất vào dịch chiết. 7. CÁC PHƯƠNG PHÁP HÒA TAN CHIẾT XUẤT 7.1. Các phương pháp ngâm Nguyên tắc chung: Cho dược liệu đã được chia nhỏ tiếp xúc với dung môi ở nhiệt độ thường hay nhiệt độ cao hơn nhiệt độ thường trong thời gian nhất định, trong thời gian ngâm có khuấy trộn. Đủ thời gian ngâm, chiết lấy dịch ngâm (dịch chiết). Ép bã lấy dịch ép. Trộn dịch chiết với dịch ép. Để lắng. Lọc lấy dịch trong. - Có thể ngâm 1 lần với toàn lượng dung môi. - Có thể ngâm phân đoạn: làm 2 lần hoặc 3 lần bằng cách chia dung môi ra làm 2 hoặc 3 phần. Tùy theo nhiệt độ ngâm có các phương pháp ngâm sau: 7.1.1. Ngâm lạnh Ngâm dược liệu trong dung môi. Trong bình ngâm thích hợp có nắp đậy ở nhiệt độ thấp. Thỉnh thoảng khuấy trộn. Thời gian ngâm phụ thuộc vào dung môi: - Dung môi nước : khoảng quá 48 giờ. - Dung môi cồn hoặc dung môi hữu cơ khác: trên 7 ngày. Phương pháp ngâm lạnh áp dụng trong các trường hợp sau: - Hoạt chất dễ tan ở nhiệt độ thường hoặc dễ phân hủy ở nhiệt độ cao. - Tạp chất dễ tan ở nhiệt độ cao (tinh bột, pectin…) - Dung môi dễ bay hơi như: cồn ether, giấm, rượu vang. Thí dụ: Cao lỏng thuốc phiện, cao đặc cam thảo, cồn vỏ cam, cồn cánh kiến trắng. 7.1.2. Hầm Hầm là ngâm dược liệu đã chia nhỏ với dung môi trong bình kín ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ thường, thấp hơn nhiệt độ sôi của dung môi và giữ nhiệt độ đó trong một thời gian nhất định, thỉnh thoảng có khuấy trộn. Dược điển Việt Nam không quy định 13
  14. rõ nhiệt độ, nhưng một số Dược điển khác quy định hầm trong khoảng từ 40 oC - 60 oC. Thời gian hầm thường kéo dài 2-3 giờ, dịch chiết thu được gọi là dịch hầm. Áp dụng đối với dược liệu rắn chắc, dược liệu chứa hoạt chất ít tan ở nhiệt độ thường, nhưng lại dễ hỏng hoặc dễ bay hơi ở nhiệt độ quá cao như nhựa cánh kiến trứng. Hoặc áp dụng để chiết với dung môi dầu như chế phẩm dầu hoa cúc. 7.1.3. Hãm Hãm là đổ dung môi đang sôi vào dược liệu đã chia nhỏ trong dụng cụ kín ít dẫn nhiệt (thường bằng sành, sứ), để nguội dần, thỉnh thoảng có khuấy trộn, sau đó gạn và ép bã thu dịch chiết. thời gian khoảng 30 phút với dung môi là nước. Dịch chiết thu được gọi là dịch hãm. Áp dụng đối với dược liệu mỏng manh như hoa, lá, hạt, nụ. chứa hoạt chất tan ở nhiệt độ cao trong thời gian ngắn. Phương pháp hãm đơn giản, dễ thực hiện, nhanh, dịch chiết giữ được hương vị của dược liệu ban đầu. nhược điểm là không sử dụng được dung môi dễ bay hơi. Dịch hãm dược liệu còn dùng làm chất dẫn pha siro, potio hay thuốc lỏng khác. 7.1.4. Sắc Sắc là đun sôi nhẹ nhàng dược liệu với dung môi nước trong thiết bị có nắp đậy, sau thời gian nhất định, gạn và ép bã thu được dịch chiết gọi là dịch sắc. Thời gian sắc theo DĐVN là 30 phút, theo Dược điển Mỹ khoảng 15 phút. Nếu sắc theo đông y (thuốc thang) thời gian thường kéo dài hơn có thể 60 – 90 phút (tùy theo dược liệu) cho một lần chiết, có thể sắc 2 – 3 lần, lần sau thời gian sắc ngắn hơn lần trước. Áp dụng đối với các hoạt chất bền với nhiệt hoặc dược liệu rắn chắc. Dịch thu được dùng để điều chế cao thuốc. Ưu điểm - Các phương pháp ngâm đơn giản, không đòi hỏi trang thiết bị đặc biệt. - Có thể áp dụng cho các loại dược liệu, loại có tế bào và cả loại không có tế bào như: nhựa thuốc phiện… Nhược điểm - Phương pháp này chiết không kiệt hoạt chất. Muốn chiết kiệt phải chiết phân đoạn nhiều lần với lượng dung môi lớn. - Với phương pháp ngâm lượng dung môi tối thiểu gấp 8 lần dược liệu. 7.2. Các phương pháp ngấm kiệt – ngâm nhỏ giọt 7.2.1. Ngấm kiệt cổ điển Còn gọi là phương pháp ngấm kiệt thường hay nhỏ giọt. Nguyên tắc của phương pháp Là phương pháp chiết hoạt chất trong dược liệu bằng cách cho dung môi chảy rất chậm và đều qua khối dược liệu đã dược chia nhỏ đựng trong dụng cụ chiết (gọi là bình 14
  15. ngấm kiệt) có hình dáng và kích thước quy định. Trong quá trình chiết không được khuấy trộn. Dụng cụ ngấm kiệt: có 2 loại bình ngấm kiệt. - Loại hình trụ: thường áp dụng khi chiết một lượng nhỏ dược liệu (dưới 1kg). - Loại hình nón cụt: có nhiều ưu điểm hơn, bình được làm bằng nguyên liệu thủy tinh (bình nhỏ), thép không gỉ, đồng hoặc sành sứ. Kích thước của bình dùng để chiết xuất phải phù hợp với lượng dược liệu. Dược liệu cho vào không quá 2/3 bình, trong công nghiệp bình lớn nhất không quá 2 mét và thể tích khoảng 700 – 800 lít. Tiến hành ngấm kiệt Chuẩn bị dược liệu và làm ẩm dược liệu. Dược liệu cần được chia nhỏ ở mức độ phù hợp, thường là mịn vừa (từ 0,2mm – 0,5mm) rồi đem làm ẩm với dung môi chiết. Mục đích của việc làm ẩm là để dược liệu dễ thấm dung môi và trương nở trước khi cho vào bình, tránh tắc bình chiết. Thời gian làm ẩm khoảng 2 - 4 giờ và đậy kín. Nếu trong quá trình làm ẩm dược liệu bị vón cục thì rây tơi và cho dược liệu thấm ướt đều. Nạp dược liệu vào bình ngấm kiệt và ngâm lạnh. Bình ngấm kiệt được chuẩn bị trước. Lót bông hoặc vỉ dưới đáy bình. Cho dược liệu đã làm ẩm vào từng lớp không nén chặt cho tới 2/3 bình. Đặt trên mặt lớp dược liệu 1 miếng giấy lọc và chèn nhẹ nhàng bằng bi thủy tinh. Mở khóa bình và thêm dung môi chiết cho đến khi thấy dung môi đã nhỏ ra thì khóa bình lại và đổ tiếp dung môi ngập dược liệu vài centimet. Đậy nắp bình và để ngâm lạnh trong 1-2 ngày. Rút dịch chiết - Mở khóa rút dịch chiết – đồng thời thêm dung môi để lúc nào cũng có 1 lớp dung môi ngập dược liệu. - Tốc độ rút dịch chiết tùy thuộc từng loại dược liệu và số lượng dược liệu sử dụng. Dược điển Việt Nam quy định tốc độ rút dịch chiết từ 1 - 3ml/phút - Từ 5-10 giọt /phút đối với lượng dược liệu nhỏ hơn 1kg. - Từ 10-20 giọt /phút đối với lượng dược liệu từ 1kg – 5kg. - Lớn hơn 20 giọt /phút đối với lượng dược liệu lớn hơn 5kg. Kết thúc ngấm kiệt Khi trong dịch chiết lượng hoạt chất còn không đáng kể, có thể xác định bằng nhiều cách: - Dược liệu có màu: quan sát màu của dịch chiết (màu nhạt đã kiệt hoạt chất). - Dược liệu có vị: thử vị. Ưu điểm: - Có thể chiết kiệt hoạt chất hơn phương pháp ngâm nếu cùng một lượng dung môi. 15
  16. - Có thể thu được dịch chiết đầu đậm đặc chứa nhiều hoạt chất, để riêng không cần cô đặc trong trường hợp điều chế cao lỏng. - Lượng dung môi chiết thường gấp 6-7 lần dược liệu. Nhược điểm - Không áp dụng được với dược liệu không có tế bào. - Khó áp dụng với dung môi chiết là nước và dược liệu chứa nhiều tinh bột, gôm nhầy. 7.2.2. Ngấm kiệt cải tiến Mục đích của ngấm kiệt cải tiến là tiết kiệm dung môi hơn nữa, thu được dịch chiết đậm đặc. Các phương pháp cải tiến gồm: - Ngấm kiệt phân đoạn hay tái ngấm kiệt. Nguyên tắc Dược liệu được chia ra thành nhiều phần bằng nhau hoặc không bằng nhau cho vào bình ngấm kiệt, và đánh số từ 1, 2, 3,… và tiến hành chiết xuất theo kỹ thuật chung của phương pháp ngấm kiệt. Dịch chiết đầu của bình thứ nhất để riêng, dịch chiết sau của bình thứ nhất được dùng để chiết bình thứ hai. Dịch chiết đầu của bình thứ hai để riêng, dịch chiết sau của bình thứ hai được dùng để chiết bình thứ ba. Dịch chiết đầu của bình thứ ba để riêng, dịch chiết sau của bình thứ ba lại được dùng để chiết bình tiếp nếu có và lặp lại giống như trên. Gộp tất cả các dịch chiết đầu lại, để lắng lọc, tổng số lượng dịch chiết đầu bằng lượng dược liệu và được xem như thành phẩm (cao lỏng). Lượng dịch chiết sau của bình cuối (nếu còn) thì để chiết cho dược liệu đợt sau. - Ngấm kiệt ngược dòng Là phương pháp ngấm kiệt trên nguyên tắc chiều của dung môi và chiều của dược liệu ngược nhau, nghĩa là dược liệu được chiết với những dịch chiết có nồng độ hoạt chất giảm dần, còn dung môi thì lần lược chiết xuất các nguyên liệu có tỉ lệ hoạt chất tăng dần. - Ngấm kiệt dùng áp suất Dùng áp luật của khí nén đẩy dung môi đi qua khối dược liệu chứa trong những bình ngấm kiệt. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 1. Trong dịch chiết dược liệu hoạt chất thường là: A. Chất nhày C. Albumin B. Flavonoid D. Cellulose 2. Tạp chất thường có trong dịch chiết dược liệu là: 16
  17. A. Saponin C. Flavonoid B. Alcaloid D. Albumin 3. Chất lượng dịch chiết chủ yếu phụ thuộc vào: A. Bản chất dung môi C. Độ mịn dược liệu B. Độ nhớt dung môi D. Nhiệt độ chiết xuất 4. Nhóm chất tan trong dung môi phân cực là: A. Alkaloid baze C. Nhựa B. Tanin D. Tất cả đều đúng 5. Nhóm chất tan trong dung môi không phân cực là: A. Saponin C. Alkaloid baze B. Acid amin D. Tanin 6. Dung môi phân cực là: A. Nước C. Eter B. Cloroform D. Benzen 7. Dung môi bán phân cực là: A. Methanol C. Aceton B. Nước D. Benzen 8. Dung môi không phân cực là: A. Ethanol C. Glycerin B. Ether D. Aceton 9. Dung môi có độ nhớt thấp là: A. Nước C. Ethanol B. Aceton D. Benzen 10. Dung môi có độ nhớt lớn nhất là: A. Nước C. Ethanol B. Aceton D. Benzen 17
  18. CHƯƠNG 2. SIRO THUỐC SYRUP  GIỚI THIỆU CHƯƠNG 2 Chương 2 là bài giới thiệu kỹ thuật điều chế siro đơn để người học có kiến thức và vận dụng kiến thức để điều chế được siro đơn đúng qui trình đạt tiêu chuẩn.  MỤC TIÊU CHƯƠNG 2 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:  Về kiến thức: - Liệt kê được các bước trong kỹ thuật điều chế siro đơn - Liệt kê được một số lưu ý trong kỹ thuật điều chế siro đơn  Về kỹ năng: - Thực hiện đúng trình tự kỹ thuật điều chế siro đơn - Vận dụng được kiến thức đã học vào thực hành nghề nghiệp  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Thể hiện được năng lực tự học, tự nghiên cứu trong học tập. - Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân, sự chính xác trong công tác chuyên môn sau này.  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 2 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề, thao tác mẫu, tổ chức tập luyện); yêu cầu ngƣời học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập Chương 2(cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trƣớc giáo trình (Chương 2) trước buổi học; trong giờ học tích cực chủ động thực hiện các kỹ thuật dưới sự hướng dẫn, kèm cặp của giảng viên.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 2 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học thực hành. - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác. - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, dụng cụ, hóa chất. - Các điều kiện khác: Không có.  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 2 - Nội dung: 18
  19.  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức.  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp kiểm tra đánh giá:  Điểm kiểm tra thường xuyên: không có.  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có. NỘI DUNG 1. ĐỊNH NGHĨA Siro thuoác laø dạng cheá phaåm loûng, vị ngọt, thể chất đặc saùnh, do chứa hàm lượng ñöôøng saccarose cao. Dược điển quy định nồng độ đường của siro  thuốc trong khoaûng 54% ­ 64%  khoái tương ứng với tỷ trọng 1,26 – 1,32. Siro thuốc thường có cấu trúc dung dịch nhưng cũng có thể có cấu trúc hỗn dịch mịn. Siro đơn có tỷ trọng ở 200C là 1,32, ở 1050C là 1,26 2. PHÂN LOẠI ­ Siro ñôn: thaønh phaàn chỉ coù đường vaø nöôùc hoặc thêm chất làm thơm, chaát  ñieàu vò. ­ Siro thuoác: thaønh phaàn coù döôïc chaát, coù taùc duïng ñieàu trò beänh. 3. ƯU - NHƯỢC ĐIỂM 3.1. Ưu điểm - Chứa hàm lượng đường cao làm dung dịch có tính ưu trương cao ngăn cản sự phát triển của vi sinh vật, nấm mốc. - Dễ che dấu mùi vị khó chịu của thuốc nhờ vị ngọt của đường. - Rất thích hợp cho trẻ em. - Sinh khả dụng cao vì là dung dịch nước. - Nhờ hàm lượng đường cao, siro còn có tác dụng dinh dưởng. 3.2. Nhược điểm - Dễ nhiểm vi sinh vật, nấm mốc nếu không bảo quả đúng. 19
  20. - Thể tích cồng kềnh, phân liều không chính xác khi sử dụng. - Hoạt chất dễ hỏng do môi trường nước, cấu trúc dung dịch. - Không phù hợp với bệnh nhân kiêng đường. 4. KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ 4.1. Điều chế siro đơn Đường sử dụng là saccarose dược dụng, saccarose có độ tan trong nước là 1: 0,5. Nồng độ bảo hòa là 66,6% dung dịch có độ nhớt cao làm chậm tốc độ hòa tan gây cản trở quá trình pha chế, lọc. Các giai đoạn pha chế: - Hòa tan đường. - Đo và điều chỉnh nồng độ đường. - Lọc - đóng chai – bảo quản 4.1.1. Phương pháp nóng Đường saccarose 165g Nước cất 100 ml Tiến hành - Cho đường vào nước, đun cách thủy ở nhiệt độ không quá 60 0C, khuấy đều để hòa tan đường, làm trong và lọc nóng. - Kiểm tra nồng độ đường. - Đóng chai, đậy nút kín. Ưu điểm: Hòa tan và lọc nhanh, hạn chế nhiễm khuẩn Nhược điểm: - Siro có màu vàng - Đường bị caramen hóa tạo đường khử (đường đơn) Một số dược điển quy định không nên hòa tan ở nhiệt độ quá 600C. 4.1.2. Phương pháp nguội Đường saccarose 180g Nước cất 100 ml Tiến hành: - Cho đường vào nước, khuấy đến đường tan hoàn toàn, lọc, kiểm tra nồng độ đường, đóng chai, đậy nút kín. Ưu điểm: siro không màu, đường không tạo đường khử Nhược điểm: thời gian hòa tan lâu - Đo và điều chỉnh nồng độ đường 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2