intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thực hành Bào chế 2 (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:49

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Thực hành bào chế 2 (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng)" bao gồm các nội dung kiến thức về: Hòa tan chiết xuất; cồn thuốc – cao thuốc; hỗn dịch long não - lưu huỳnh; nhũ tương Dầu parafin; bột nhão Darier; thuốc đạn Paracetamol;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thực hành Bào chế 2 (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: THỰC HÀNH BÀO CHẾ 2 NGÀNH: DƯỢC TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 19/QĐ-CĐYT ngày 25 tháng 01 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau) Cà Mau, năm 2022
  2. (lưu hành nội bộ) TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Bào chế học là môn học nghiên cứu về cơ sở lý thuyết và kỹ thuật thực hành về pha chế, sản xuất, kiểm tra chất lượng, đóng gói, bảo quản các dạng thuốc và các chế phẩm bào chế. Từ khi môn Sinh dược học ra đời, Bào chế học đã có nhữngbước phát triển mạnh mẽ, nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố lý, hóa của dược chất, của tá dược, kỹ thuật bào chế, dạng thuốc…đến tác dụng của thuốc, từ đóhướng đến việc bào chế ra các dạng thuốc có hoạt tính trị liệu tốt nhất và ít tác dụng không mong muốn nhất. Bào chế học được biên soạn căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu đào tạo, khối lượng thời gian của môn Bào chế trong chương trình đào tạo Cao đẳng dược. Trong từng chương, cấu trúc gồm: mục tiêu, nội dung, tài liệu tham khảo, câu hỏi lượng giá. Phần mục tiêu xác định rõ các vấn đề sinh viên phải thực hiện được sau khi học, phần nội dung cung cấp kiến thức cơ bản liên quan đến dạng thuốc, kỹ thuật bào chế, tiêu chuẩn chất lượng cũng như các thông tin của dạng thuốc đó. Để học tập có kết quả, sinh viên phải: xác định rõ mục tiêu từng chương, thực hiện được các yêu cầu mà mục tiêu đã đề ra. Sau khi học, cần tự kiểm tra kiến thức bằng cách trả lời các câu hỏi lượng giá, liên kết với phần thực hành để ứng dụng các kiến thức đã học trong trong bào chế các dạng thuốc. Để dễ dàng tiếp thu chương học và vận dụng tốt vào thực tiễn ngành nghề, sinh viên phải đọc trước giáo trình, kết hợp với nghe giảng và thảo luận tại tổ, lớp. Do được biên soạn lần đầu, nên có thể còn thiếu sót về nội dung và hình thức, rất mong nhận được sự đóng góp của đồng nghiệp và đọc giả để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Cà Mau, ngày….tháng…..năm 2022 Tham gia biên soạn Trần Bửu Phong 3
  4. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU.......................................................................................................................3 MỤC LỤC..................................................................................................................................4 BÀI 1: HÒA TAN CHIẾT XUẤT, CAO THUỐC, CỒN THUỐC.........................................12 BÀI 2. SIRO ĐƠN................................................................................................................... 14 BÀI 3. SIRO THUỐC CLORAL HYDRAT........................................................................... 16 BÀI 4. HỖN DỊCH LONG NÃO – LƯU HUỲNH.................................................................19 BÀI 5. HỖN DỊCH TERPIN HYDRAT..................................................................................22 BÀI 6. NHŨ DỊCH DẦU THẦU DẦU...................................................................................25 BÀI 7. NHŨ TƯƠNG DẦU PARAFIN.................................................................................. 28 BÀI 8. THUỐC MỠ CLORAMPHENICOL 1%.....................................................................31 BÀI 9. BỘT NHÃO DARIER..................................................................................................34 BÀI 10. THUỐC TIÊM TRUYỀN NATRI CLORID 0,9%/ GLUCOSE 5%.........................37 BÀI 11. THUỐC TIÊM TRUYỀN RINGER.......................................................................... 40 BÀI 12. THUỐC ĐẠN PARACETAMOL..............................................................................42 BÀI 13. THUỐC ĐẠN SULFATHIAZOL..............................................................................45 BÀI 14. THUỐC TRỨNG NATRI BORAT........................................................................... 48 4
  5. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1.Tên học phần: THỰC HÀNH BÀO CHẾ 2 - Mã số học phần: MH36 - Số tín chỉ học phần: 1 - Số tiết học phần : 48 giờ; (Thực hành, thảo luận, bài tập: 45 giờ; Kiểm tra: 3 giờ) 2. Đơn vị phụ trách học phần: - Bộ môn: Bào chế - Khoa: Dược 3. Điều kiện tiên quyết: 4. Chuẩn đầu ra của học phần: 4.1 Kiến thức: 4.1.1. Trình bày được tiêu chuẩn chất lượng của các dạng thuốc. 4.1.2. Phân biệt được các dạng bào chế thông dụng. 4.1.3. Trình bày được phương pháp bào chế các dạng thuốc. 4.2 Kỹ năng: 4.2.1. Sử dụng đúng các dụng cụ trong bào chế thuốc. 4.2.2. Thực hiện đúng quy trình bào chế các dạng thuốc trong phòng thực hành. 4.3 Thái độ: 4.3.1. Nhận thức được tầm quan trọng của môn học trong thực hành nghề. 4.3.2. Luôn có tinh thần ý thức trách nhiệm cao trong học tập. 4.3.3. Rèn luyện tác phong thận trọng, tỉ mỉ, chính xác, trung thực trong bào chế thuốc. 5. Nội dung môn học Chương trình chi tiết môn học Thời gian (giờ) Số TT Tên chương, mục Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra 1 Hòa tan chiết xuất 3 0 3 2 Cồn thuốc – cao thuốc 3 0 3 3 Siro đơn 3 0 3 4 Siro thuốc 3 0 3 5 Hỗn dịch Long não – Lưu Huỳnh 3 0 3 6 Hỗn dịch Terpin hydrat 3 0 3 5
  6. Thời gian (giờ) Số TT Tên chương, mục Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra 7 Nhũ dịch Dầu thầu dầu 3 0 3 8 Nhũ tương Dầu parafin 3 0 3 9 Thuốc mỡ Cloramphenicol 3 0 3 10 Bột nhão Darier 3 0 3 11 Tiêm truyền Natri clorid 0,9% - Glucose 5% 3 0 3 12 Thuốc tiêm truyền Ringer 3 0 3 13 Thuốc đạn Paracetamol 3 0 3 14 Thuốc đạn Sulfathiazol 3 0 3 15 Thuốc trứng Natriborat 3 0 3 16 Thi kết thúc môn học 3 0 3 Cộng 48 0 48 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn. 6.2. Trang thiết bị dạy học: Máy vi tính, máy chiếu projector, phấn, bảng. 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình. 6.4. Các điều kiện khác: mạng Internet. 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức. - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phương pháp: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau như sau: 6
  7. Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phương pháp đánh giá Phương Phương Hình thức Chuẩn đầu pháp pháp tổ Số cột Thời điểm kiểm tra kiểm tra ra đánh giá đánh giá chức A1, A2, A3, Thường Tự luận B1, B2, B3, Sau 9 giờ Viết 1 xuyên cải tiến C1, C2 (sau khi học xong bài 3) Tự luận Sau 30 giờ Định kỳ Viết A4, B4, C3 1 cải tiến (sau khi học xong bài 10 ) A1, A2, A3, A4, A5, Kết thúc Tự luận Viết B1, B2, B3, 1 Sau 45 giờ môn học cải tiến B4, B5, C1, C2, C3, 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Môn học được áp dụng cho đối tượng sinh viên Cao đẳng Dược hệ chính quy học tập tại Trường CĐYT Cà Mau. 7
  8. 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với người dạy + Lý thuyết: Thuyết trình, động não, thảo luận nhóm, làm việc nhóm, giải quyết tình huống. + Thực hành, bài tập: Thảo luận nhóm. + Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với người học - Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: + Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) + Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. + Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. + Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. + Tham dự thi kết thúc môn học. + Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo 10.1 Tài liệu học tập: [1]Giáo trình Bào chế học dùng cho sinh viên Cao đẳng Dược do Trường Cao đẳng y tế Cà Mau biên soạn; [2] Giáo trình thực hành Bào chế dùng cho sinh viên Cao đẳng Dược do trường Cao Đẳng y tế Cà Mau biên soạn; 10.2 Tài liệu tham khảo: [3] Giáo trình Bào chế tập 1, Vũ Thị Huỳnh Hân, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2014; 8
  9. [4] Kĩ thuật bào chế và Sinh dược học các dạng thuốc Tập 1, Võ Minh Xuân, Phạm Ngọc Bùng, NXB Y học Hà Nội 2002; [5] Bào chế và sinh dược học, tập 1, tập 2. Lê Quan Nghiệm, Huỳnh Văn Hóa, NXB Y học Hà Nội 2011; [6] Kĩ thuật chế biến và bào chế thuốc cổ truyền, Phạm Xuân Sinh, NXB Y học Hà nội 2004; [7] Lý luận y học cổ truyền Phạm Xuân Sinh, Trần Thúy ,Vũ Nam, Nguyễn Văn Toại, NXB Y học Hà nội 2005; [8] Lý luận cơ bản y học cổ truyền, Trương Việt Bình, NXB Y học Hà Nội 2005; 9
  10. BÀI 1: HÒA TAN CHIẾT XUẤT, CAO THUỐC, CỒN THUỐC  GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1 Chương 1 giới thiệu về các phương pháp chiết xuất thường dùng, các dạng thuốc điều chế bằng phương pháp chiết xuất, cồn thuốc, rượu thuốc, cao thuốc khái niệm, thành phần, và kỹ thuật điều chế. Vận dụng được kiến thức đã học vào trong bào chế hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý hiệu quả.  MỤC TIÊU CHƯƠNG 1 Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:  Về kiến thức: - Trình bày được ưu, nhược điểm của một số dung môi dùng để chiết xuất. - Trình bày được nguyên tắc tiến hành các phương pháp chiết xuất: ngâm lạnh, hầm, hãm, sắc, ngấm kiệt, ngấm kiệt cải tiến. - Trình bày được kỹ thuật điều chế các dạng thuốc, cồn thuốc, rượu thuốc, cao thuốc.  Về kỹ năng: - Vận dụng kiến thức đã học để điều chế được cồn thuốc, rượu thuốc, cao thuốc. - Hướng dẫn sử dụng thuốc điều chế bằng pháp chiết xuất hợp lý hiệu quả  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Thể hiện được năng lực tự học, tự nghiên cứu trong học tập. - Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân và trong công tác chuyên môn sau này.  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập chương 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (chương 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận chương 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
  11. - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có 1. THÀNH PHẦN A. CỒN VỎ QUÝT Công thức: Vỏ quýt 200 g Cồn 80° 1.000 ml Điều chế: Vỏ Quýt rửa sạch, thái nhỏ đem sao thơm. Ngâm bằng nước nóng trong bình kín 60 phút, thỉnh thoảng khuấy Gạn ra, ép bã, lọc đóng chai dán nhãn. Cách dùng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 - 5 ml hoà vào nước đun sôi để nguội. B. CAO LẠC TIÊN Công thức: Lạc tiên (khô) 10 g Nước cất 200 ml Điều chế: Cho vào bình nón 500ml, đun sôi trên bếp cách thủy trong 60 phút Gạn, ép bả, lọc Cho dịch chiết vào cốc có mỏ Cô trên bếp cách thủy đến đạt thể chất cáo mềm đóng chai dán nhãn thuốc thường dùng trong 13
  12. BÀI 2. SIRO ĐƠN  GIỚI THIỆU BÀI 2 Bài 2 là bài giới thiệu kỹ thuật điều chế siro đơn để người học có kiến thức và vận dụng kiến thức để điều chế được siro đơn đúng qui trình đạt tiêu chuẩn.  MỤC TIÊU BÀI 2 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:  Về kiến thức: - Liệt kê được các bước trong kỹ thuật điều chế siro đơn - Liệt kê được một số lưu ý trong kỹ thuật điều chế siro đơn  Về kỹ năng: - Thực hiện đúng trình tự kỹ thuật điều chế siro đơn - Vận dụng được kiến thức đã học vào thực hành nghề nghiệp  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Thể hiện được năng lực tự học, tự nghiên cứu trong học tập. - Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân, sự chính xác trong công tác chuyên môn sau này.  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 2 - Đối với ngƣời dạy: sử dụng phƣơng pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề, thao tác mẫu, tổ chức tập luyện); yêu cầu ngƣời học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập Bài 2 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với ngƣời học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 2) trước buổi học; trong giờ học tích cực chủ động thực hiện các kỹ thuật dưới sự hướng dẫn của giảng viên.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 2 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học thực hành. - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác. - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, dụng cụ, hóa chất. - Các điều kiện khác: Không có.  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 2 - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức. 14
  13.  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp kiểm tra đánh giá:  Điểm kiểm tra thường xuyên: không có.  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có. 1. THÀNH PHẦN 1/5 Đường trắng 165g 33g Nước cất 100ml 20ml 2. TÍNH CHẤT Đường trắng dược dụng có chứa từ 98 – 99,5% saccarose 3. ĐIỀU CHẾ Đun nước đến khoảng 60 oC Cắt giấy lọc thành miếng nhỏ nghiền với một ít nước nóng trong cối (1gam giấy lọc làm trong 1000g siro) Cho đường vào khuấy đều đến khi tan hoàn toàn Cho tiếp bột giấy lọc Để nguội 40 oC- 50 oC lọc qua túi vải Đo tỷ trọng của siro ở 20 oC 4. ĐẶC ĐIỂM CHẾ PHẨM - Chất lỏng sánh, không màu hoặc vàng nhạt, không mùi vị ngọt. - Tỷ trọng ở 20 oC là 1,32. 5. BẢO QUẢN – NHÃN - Đóng vào lọ, để nơi mát (nhiệt độ không quá 25 oC) - Thành phẩm dùng trong hoặc dùng làm nguyên liệu pha chế siro thuốc. 6. CÔNG DỤNG - Có tác dụng dinh dưỡng - Điều chế siro thuốc. 15
  14. BÀI 3. SIRO THUỐC CLORAL HYDRAT  GIỚI THIỆU BÀI 3 Bài 3 là bài giới thiệu kỹ thuật điều chế siro thuốc để người học có kiến thức và vận dụng kiến thức để điều chế được siro thuốc Cloral hydrat đúng qui trình đạt tiêu chuẩn.  MỤC TIÊU BÀI 3 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:  Về kiến thức: - Liệt kê được các bước trong kỹ thuật điều chế siro thuốc Cloral hydrat - Liệt kê được một số lưu ý trong kỹ thuật điều siro thuốc Cloral hydrat  Về kỹ năng: - Thực hiện đúng trình tự kỹ thuật điều chế siro thuốc Cloral hydrat - Vận dụng được kiến thức đã học vào thực hành nghề nghiệp  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Thể hiện được năng lực tự học, tự nghiên cứu trong học tập. - Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân, sự chính xác trong công tác chuyên môn sau này.  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 3 - Đối với ngời dạy: sử dụng phƣơng pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề, thao tác mẫu, tổ chức tập luyện); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập Bài 3 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với ngƣời học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 3) trước buổi học; trong giờ học tích cực chủ động thực hiện các kỹ thuật dưới sự hướng dẫn của giảng viên.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 3 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học thực hành. - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác. - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, dụng cụ, hóa chất. - Các điều kiện khác: Không có. 16
  15.  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 3 - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức.  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp kiểm tra đánh giá:  Điểm kiểm tra thường xuyên: không có.  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có. 1. THÀNH PHẦN 1/5 Cloral hydrat kết tinh 5g 1g Nước cất 4,5g 0,9g Cồn Bạc hà 0,5g 2 giọt Siro đơn 90g 18g (điều chế 1/5 công thức siro bằng phương pháp nóng) 2. TÍNH CHẤT Cloral hydrat: tinh thể màu màu trắng hay vàng nhạc, dễ tan trong nước, làm nguyên liệu điều chế siro, viên nén, thuốc đạn có tác dụng an thần, gây ngủ. 3. ĐIỀU CHẾ Hòa tan Cloral hydrat vào nước cho tan hoàn toàn. Thêm cồn Bạc hà vào. Hòa tan hỗn hợp trên vào siro đơn Lọc Đóng chai dán nhãn. 4. ĐẶC ĐIỂM CHẾ PHẨM Chất lỏng sánh, không màu hay vàng nhạt, mùi bạc hà, vị ngọt. 5. BẢO QUẢN – NHÃN 17
  16. Đóng vào lọ kín, để nơi mát, tránh ánh sáng, thành phẩm dùng trong. 6. CÔNG DỤNG An thần gây ngủ 7. CÁCH DÙNG Uống 1 muổng cà phê ngày 2 – 3 lần 18
  17. BÀI 4. HỖN DỊCH LONG NÃO – LƯU HUỲNH  GIỚI THIỆU BÀI 4 Bài 4 là bài giới thiệu kỹ thuật điều chế hỗn dịch thuốc để người học có kiến thức và vận dụng kiến thức để điều chế được hỗn dịch lưu huỳnh- long não đúng qui trình đạt tiêu chuẩn.  MỤC TIÊU BÀI 4 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:  Về kiến thức: - Liệt kê được các bước trong kỹ thuật điều chế hỗn dịch lưu huỳnh - long não - Liệt kê được một số lưu ý trong kỹ thuật điều chế hỗn dịch lưu huỳnh - long não  Về kỹ năng: - Thực hiện đúng trình tự kỹ thuật điều chế hỗn dịch lưu huỳnh- long não - Vận dụng được kiến thức đã học vào thực hành nghề nghiệp  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Thể hiện được năng lực tự học, tự nghiên cứu trong học tập. - Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân, sự chính xác trong công tác chuyên môn sau này.  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 4 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề, thao tác mẫu, tổ chức tập luyện); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập Bài 4 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 4) trước buổi học; trong giờ học tích cực chủ động thực hiện các kỹ thuật dưới sự hướng dẫn, kèm cặp của giảng viên.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 4 Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học thực hành. Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, dụng cụ, hóa chất. Các điều kiện khác: Không có. 19
  18.  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 4 - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức.  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp kiểm tra đánh giá:  Điểm kiểm tra thường xuyên: không có.  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có. 1. THÀNH PHẦN Long não 0,5g Lưu huỳnh 2g Tween 80 1g Glycerin 10g Nước cất vừa đủ 50ml 2. TÍNH CHẤT - Long não: Bột kết tinh không màu, trong suốt hay mờ, mùi đặc biệt, vị cay hơi đắng, cảm giác lạnh. Dễ tan trong cồn, ete. Thăng hoa ở nhệt độ thường. Tác dụng gây tê nhẹ, giảm đau. - Lưu huỳnh (sulfur, soufre, diêm sinh): có 4 loại + Lưu huỳnh thăng hoa: bột mịn vàng chanh, mùi nhẹ, không vị, không tan trong nước. + Lưu huỳnh thăng hoa rửa: Bột vàng nhạt, trung tính, uống nhuận tràng tẩy. + Lưu huỳnh kết tủa: Bột mịn gần như trắng, không tan trong nước, tan trong carbon disulfur. + Lưu huỳnh thỏi: Chứa nhiều tạp chất nhất thường dùng diệt côn trùng. - Glycerin: Là dung môi đồng thời hạn chế sự bay hơi của cồn, giảm tính kích ứng của bromoform và điều chỉnh tỷ trọng của dung dịch (tỷ trọng bằng 1). 20
  19. - Tween 80: Chất gây thấm (có thể thay thế bằng cồn saponin, cồn bồ kết, cồn bồ hòn) Lưu huỳnh được điều chế bằng phương pháp phân tán cơ học. Long não dễ tan trong cồn, khó tan trong nước nên áp dụng phương pháp ngưng kết. 3. ĐIỀU CHẾ Đánh dấu thể tích chai Nghiền mịn lưu huỳnh trong cối Cho tiếp 1g Tween 80 (hoặc 4ml cồn saponin) để gây thấm, nghiền kỹ, cho khoảng 3ml nước để thu được khối nhão đồng nhất, tiếp tục cho 30ml nước để phân tán (1) Mặt khác hòa tan long não với khoảng 1,5ml cồn 90 0 trong cốc thủy tinh, thêm dần từng ít glycerin vào để ngưng kết long não (2). Cho (2) vào (1), nghiền kỹ để phân tán Đóng vào chai thêm nước vừa đủ thể tích. 4. CÔNG DỤNG Trị ghẻ ngứa, mụn 5. CÁCH DÙNG Thoa ngoài da 6. BẢO QUẢN – NHÃN - Đóng vào lọ, để nơi mát, thành phẩm dùng ngoài, thuốc thường. - Lưu ý: Lắc chai trước khi dùng. 21
  20. BÀI 5. HỖN DỊCH TERPIN HYDRAT  1. GIỚI THIỆU BÀI 5 Bài 5 là bài giới thiệu kỹ thuật điều chế hỗn dịch thuốc để người học có kiến thức và vận dụng kiến thức để điều chế được hỗn dịch Terpin hydrat đúng qui trình đạt tiêu chuẩn.  MỤC TIÊU BÀI 5 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:  Về kiến thức: - Liệt kê được các bước trong kỹ thuật điều chế hỗn dịch Terpin hydrat - Liệt kê được một số lưu ý trong kỹ thuật điều chế hỗn dịch Terpin hydrat  Về kỹ năng: - Thực hiện đúng trình tự kỹ thuật điều chế hỗn dịch Terpin hydrat - Vận dụng được kiến thức đã học vào thực hành nghề nghiệp  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Thể hiện được năng lực tự học, tự nghiên cứu trong học tập. - Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân, sự chính xác trong công tác chuyên môn sau này.  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 5 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề, thao tác mẫu, tổ chức tập luyện); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập Bài 5 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 5) trước buổi học; trong giờ học tích cực chủ động thực hiện các kỹ thuật dưới sự hướng dẫn, kèm cặp của giảng viên.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 5 Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học thực hành. Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, dụng cụ, hóa chất. Các điều kiện khác: Không có. 22
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2