Giáo trình Bảo dưỡng hộp số tự động (Nghề: Công nghệ ô tô - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
lượt xem 4
download
Giáo trình "Bảo dưỡng hộp số tự động (Nghề: Công nghệ ô tô - Trình độ: Cao đẳng)" nhằm đào tạo cho học viên có đầy đủ kiến thức về cấu tạo và nguyên tắc hoạt đông các bộ phận của hệ thống truyền động thủy cơ (Biến mô men thủy lực và hộp số hành tinh…) trên ô tô. Đồng thời có đủ kỹ năng phân định về cấu tạo để tiến hành bảo dưỡng và kiểm tra, các hư hỏng của các bộ phận hệ thống truyền động thủy cơ với việc sử dụng đúng và hợp lý các trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo đúng quy trình, yêu cầu kỹ thuật, an toàn và năng suất cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Bảo dưỡng hộp số tự động (Nghề: Công nghệ ô tô - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
- UBND TỈNH BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: BẢO DƯỠNG HỘP SỐ TỰ ĐỘNG NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 99 /QĐ-KTCNQN ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn Bình Định, năm 2018
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo nghề và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
- LỜI GIỚI THIỆU Trong nhiều năm gần đây tốc độ gia tăng số lượng và chủng loại ô tô ở nước ta khá nhanh. Nhiều kết cấu hiện đại đã trang bị cho ô tô nhằm thỏa mãn càng nhiều nhu cầu của giao thông vận tải. Trong đó hộp số tự động được thiết kế cho các dòng xe gọn và nhẹ nhằm tăng khả năng hoạt động, tính cơ động và cải thiện tính kinh tế nhiên liệu cho xe. Hộp số được điều khiển điện tử về thời điểm sang số và áp suất dầu để hộp số tư động chọn số với các điều kiện và tốc độ khác nhau của xe. Vì vậy xe có thể hoạt động tối ưu tại các tốc độ khác nhau của xe. Để phục vụ cho học viên học nghề và thợ sửa chữa ô tô những kiến thức cơ bản cả về lý thuyết và thực hành bảo dưỡng, sửa chữa hộp số tự động. Với mong muốn đó giáo trình này đã được biên soạn, nội dung giáo trình bao gồm các bài: Bài 1. Giới thiệu chung về hộp số tự động Bài 2. Biến mô thủy lực Bài 3. Hộp số hành tinh Bài 4: Các bộ phận chính của hộp số hành tinh Bài 5: Kiểm tra dầu hộp số tự động Bài 6. Thay dầu hộp số tự động có que thăm dầu Bài 7. Thay dầu hộp số tự động không có que thăm dầu Bài 8. Bảo dưỡng cần điều khiển chọn số Bài 9. Bảo dưỡng hệ thống điều khiển chuyển số Kiến thức trong giáo trình được biên soạn theo chương trình dạy nghề được Tổng cục Dạy nghề phê duyệt, sắp xếp logic từ nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hộp số tự động đến cách phân tích các hư hỏng, phương pháp kiểm tra và quy trình thực hành sửa chữa. Do đó người đọc có thể hiểu một cách dễ dàng. Xin trân trọng cảm ơn quý Thầy trong khoa Công nghệ Ôtô trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghệ Quy Nhơn cũng như sự giúp đỡ quý báu của đồng nghiệp đã giúp tác giả hoàn thành giáo trình này. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi sai sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của người đọc để lần xuất bản sau giáo trình được hoàn thiện hơn. Quy Nhơn, ngày ….. tháng …. năm 2018 Tham gia biên soạn Phạm Văn Thống 2
- MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Bản quyền .................................................................................................................. 01 Lời giới thiệu............................................................................................................... 02 Mục lục........................................................................................................................ 03 Bài 1. Giới thiệu chung về hộp số tự động ………………………………………… 06 Bài 2. Biến mô thủy lực …………………………………………............................. 12 Bài 3. Hộp số hành tinh……………………………………………….......………... 25 Bài 4: Các bộ phận chính của hộp số hành tinh …………………………………… 34 Bài 5: Kiểm tra dầu hộp số tự động ………………………………………………... 40 Bài 6. Thay dầu hộp số tự động có que thăm dầu ……………………...………….. 42 Bài 7. Thay dầu hộp số tự động không có que thăm dầu ………………………..… 47 Bài 8. Bảo dưỡng cần điều khiển chọn số …………………………………………. 53 Bài 9. Bảo dưỡng hệ thống điều khiển chuyển số ………………………………… 57 Các thuật ngữ chuyên môn......................................................................................... 59 Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 60 3
- MÔĐUN BẢO DƯỠNG HỘP SỐ TỰ ĐỘNG Ô TÔ MÃ MÔ ĐUN: MĐ20 I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun được bố trí dạy sau mô đun Sửa chữa gầm ô tô - Tính chất: Mô đun bảo dưỡng hộp số tự động là mô đun có vai trò quan trọng đối với học viên trình độ cao đẳng nghề công nghệ ôtô, mô đun này nhằm trang bị cho học viên nghề công nghệ ôtô những kiến thức cơ bản về các công việc bảo dưỡng hộp số tự động. II. Mục tiêu mô đun: Nhằm đào tạo cho học viên có đầy đủ kiến thức về cấu tạo và nguyên tắc hoạt đông các bộ phận của hệ thống truyền động thủy cơ (Biến mô men thủy lực và hộp số hành tinh…) trên ô tô. Đồng thời có đủ kỹ năng phân định về cấu tạo để tiến hành bảo dưỡng và kiểm tra, các hư hỏng của các bộ phận hệ thống truyền động thủy cơ với việc sử dụng đúng và hợp lý các trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo đúng quy trình, yêu cầu kỹ thuật, an toàn và năng suất cao. 1. Trình bày đầy đủ các yêu cầu, Nhiệm vụ của các bộ phận của hộp số hành tinh và cơ cấu chuyển số AET trên ô tô. 2. Trình bày được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động các bộ phận : biến mô men thủy lực, hộp số hành tinh và cơ cấu chuyển số AET 3. Trình bày và thực hiện được phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng của các bộ phận: biến mô men thủy lực và hộp số hành tinh 4. Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng đảm bảo chính xác và an toàn. III. Nội dung mô đun: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian (giờ) Số Tên các bài trong mô đun TT TS LT TH KT 1 Bài 1. Giới thiệu chung về hộp số tự động 10 4 6 2 Bài 2. Biến mô thủy lực 14 4 10 3 Bài 3. Hộp số hành tinh 15 4 11 4 Bài 4: Các bộ phận chính của hộp số hành tinh 15 5 10 5 Bài 5: Kiểm tra dầu hộp số tự động 10 2 8 1 4
- 6 Bài 6. Thay dầu hộp số tự động có que thăm dầu 6 2 4 7 Bài 7. Thay dầu hộp số tự động không có que thăm dầu 6 2 4 8 Bài 8. Bảo dưỡng cần điều khiển chọn số 6 3 3 1 9 Bài 9. Bảo dưỡng hệ thống điều khiển chuyển số 6 3 3 Cộng 90 29 59 2 5
- BÀI 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỘP SỐ TỰ ĐỘNG Mã bài: MĐ 20.01 Giới thiệu: Hộp số tự động là một hộp số hiện đại được áp dụng trên ô tô nhằm giúp cho người lái tham gia giao thông được thuận tiện hơn trong quá trình tháo tác. Nội dung phần này sẽ giúp cho người học có được kiến thức và kỹ năng về cấu tạo, chức năng cũng như về bảo dưỡng hộp số tự động Mục tiêu - Phát biểu được khái quát, công dụng và phân loại về hộp số tự động - Trình bày được các chức năng cơ bản của các bộ phận chính trong hộp số tự động - Bảo dưỡng hộp số tự động đúng quy trình, đúng thao tác, đảm bảo an toàn. Nội dung chính * Lý thuyết liên quan 1.1. KHÁI QUÁT VỀ HỘP SỐ TỰ ĐỘNG Hộp số tự động là một cụm thuộc hệ thống truyền lực của ô tô bao gồm hai bộ phận chính là biến mô men và hộp số hành tinh. Hai bộ phận này được lắp chung vỏ và được lắp liền sau động cơ. Ngoài ra, cụm hộp số tự động còn có hệ thống tự động điều khiển bằng thuỷ lực hoặc bằng điện tử thực hiện tự động đóng ngắt thay đổi các số truyền bên trong hộp số chính. 1.2. CÔNG DỤNG, PHÂN LOẠI, YÊU CẦU HỘP SỐ TỰ ĐỘNG 1.2.1. Công dụng Hộp số tự động cho phép đơn giản hóa việc điều khiển hộp số. Quá trình chuyển số êm dịu, không cần cắt công suất truyền từ động cơ xuống khi sang số. Hộp số tự động tự chọn tỷ số truyền phù hợp với điều kiện chuyển động. Do đó tạo điều kiện sử dụng gần như tối ưu công suất của động cơ. 1.2.2. Phân loại Thông thường hộp số tự động có thể chia làm hai loại: 6
- Loại hộp số sử dụng trên ô tô FF (động cơ đặt trước, cầu trước chủ động). Loại hộp số sử dụng trên ô tô FR (động cơ đặt trước, cầu sau chủ động). Các hộp số sử dụng trên ôtô FF được thiết kế gọn nhẹ hơn so với loại sử dụng trên ôtô FR do chúng được lắp đặt cùng một khối với động cơ. Các hộp số sử dụng cho ôtô FR có bộ truyền động bánh răng cuối cùng với vi sai lắp ở bên ngoài. Còn các hộp số sử dụng trên ôtô FF có bộ truyền bánh răng cuối cùng với vi sai lắp ở bên trong, vì vậy loại hộp số tự động sử dụng trên ôtô FF còn gọi là "hộp số có vi sai". Hai loại hộp số tự động nói trên được thể hiện như sau: Hình 1.1 Hai kiểu hộp số FF và FR lắp trên ô tô Phân loại dựa vào cách điều khiển hộp số tự động người ta phân chia thành hai loại: Hộp số tự động điều khiển hoàn toàn bằng thuỷ lực Hộp số tự động điều khiển điện tử. Hộp số tự động điều khiển thuỷ lực được điều khiển thông qua các van thuỷ lực để chuyển số. Nhược điểm của hộp số này là không tự động chuyển số mà chỉ tự động chuyển số trong mỗi dải làm việc tương ứng với tay số trên cần điều khiển. Kết cấu của hệ thống điều khiển thuỷ lực khá cồng kềnh và phức tạp. Loại điều khiển điện tử là việc chuyển số được máy tính trung tâm dựa vào các tín hiệu từ các cảm biến để tính toán và đưa ra kết quả tối ưu để điều khiển chuyển số và khoá biến mô men. 1.2.3. Yêu cầu Hộp số tự động đảm bảo các yêu cầu sau: 7
- ✔ Thao tác điều khiển hộp số đơn giản nhẹ nhàng. ✔ Đảm bảo chất lượng động lực kéo cao. ✔ Hiệu suất truyền động phải tương đối lớn. ✔ Độ tin cậy lớn, ít hư hỏng, tuổi thọ cao. ✔ Kết cấu phải gọn, trọng lượng nhỏ. 1.3. Ưu - nhược điểm của hộp số tự động + Ưu điểm: So với hộp số cơ khí thông thường thì hộp số tự động có những tính năng vượt trội sau đây: Chuyển số liên tục không cần cắt dòng lực từ động cơ: Biến mô men truyền dòng động lực thông qua động năng của dòng dầu thuỷ lực nên truyền động êm dịu, không gây tải trọng động. Ngoài ra, cơ cấu hành tinh cùng với các kết cấu li hợp khoá, phanh dải được điều khiển tự động cũng làm cho việc chuyển số nhẹ nhàng, liên tục. Tuổi thọ của các chi tiết trong hộp số tự động cao hơn do các chi tiết thường xuyên được ngâm trong dầu, do đó việc bôi trơn và làm mát các chi tiết là rất tốt. Việc truyền động giữa các chi tiết là êm dịu, không gây tải trọng động và lực truyền đồng thời qua một số cặp bánh răng ăn khớp nên ứng suất trên răng nhỏ. Cơ cấu hành tinh ăn khớp trong nên đường kính vòng tròn ăn khớp lớn. Các bánh răng hành tinh bố trí đối xứng nên triệt tiêu được lực hướng trục. Giảm độ ồn khi làm việc. Hiệu suất làm việc cao, vì các dòng năng lượng có thể là song song, ma sát sinh ra tiêu hao năng lượng chủ yếu là do chuyển động tương đối còn không chịu ảnh hưởng của chuyển động theo. Cho tỉ số truyền cao nhưng kích thước lại không lớn: Với kết cấu của cơ cấu hành tinh là bánh răng mặt trời và bánh răng hành tinh nằm gọn bên trong Bánh răng bao nên kích thước của bộ truyền hành tinh là rất nhỏ gọn với 1 tỉ số truyền khá lớn. Bên cạnh đó, biến mô men thuỷ lực còn có thể làm cho mô men từ động cơ tăng lên đến 2,5 lần. Ngoài ra, việc bố trí hộp số tự động trên xe ô tô còn làm cho việc điều khiển xe dễ dàng và thuận tiện. Do không bố trí li hợp và việc chuyển số hoàn toàn tự động cho nên người lái xe bớt được rất nhiều thao tác mỗi khi phải chuyển số. Nhất là khi khởi hành và lái xe ở trong thành phố… 8
- + Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm mà hộp số tự động mang lại như đã nêu ở trên không thể không kể đến những nhược điểm của nó: Giá thành của hộp số tự động cao. Công nghệ chế tạo đòi hỏi chính xác cao: trục lồng, bánh răng ăn khớp nhiều vị trí. Kết cấu phức tạp, nhiều cụm lồng, trục lồng, phanh dải, li hợp khoá, các khớp một chiều, … Do đó việc tháo lắp và sửa chữa sẽ rất khó khăn và phức tạp. Lực li tâm sinh ra trên các bánh răng hành tinh lớn do tốc độ góc lớn. Nếu dùng nhiều li hợp và phanh có thể làm tăng tổn hao công suất khi chuyển số, hiệu suất sẽ giảm. Các nhược điểm này sẽ dần dần được khắc phục khi lựa chọn tối ưu sơ đồ cơ cấu và công nghệ chế tạo máy phát triển. 1.4. CÁC BỘ PHẬN CHÍNH VÀ CHỨC NĂNG CƠ BẢN Có nhiều hộp số tự động khác nhau, chúng được cấu tạo theo một vài cách khác nhau nhưng chức năng cơ bản và nguyên lý hoạt động của chúng là giống nhau. Hộp số tự động bao gồm một số bộ phận chính. Chúng thực hiện phần lớn chức năng của hộp số tự động, các bộ phận này vận hành chính xác cũng như phải kết hợp chặt chẽ với nhau. Để hiểu biết đầy đủ hoạt động của hộp số tự động, điều quan trọng là phải nắm được các nguyên lý cơ bản của các bộ phận chính. Hộp số tự động gồm các bộ phận chính sau: - Bộ biến mô. - Bộ bánh răng hành tinh. - Bộ điều khiển thủy lực. - Bộ truyền động bánh răng cuối cùng. - Các thanh điều khiển. - Dầu hộp số tự động. 1.4.1. Biến mô thủy lực Biến mô thủy lực được gắn ở trục vào hộp số và được lắp bằng bulông vào trục khuỷa thông qua tấm truyền động. Biến mô có tác dụng như bánh đà động cơ. Chức năng của bộ biến mô: - Tăng mô men do động cơ tạo ra. - Đóng vai trò như một ly hợp thủy lực để truyền hay không truyền mô men động cơ đến hộp số. - Hấp thụ các dao động xoắn của động cơ và hệ thống thủy lực. 9
- - Dẫn động bơm dầu của hệ thống điều khiển thủy lực. 1.4.2. Bộ bánh răng hành tinh Bộ bánh răng bao gồm: các bánh răng hành tinh để thay đổi tốc độ đầu ra, ly hợp và phanh hãm dẫn động bằng áp suất dầu thủy lực để điều khiển hoạt động của bánh răng hành tinh, các trục để truyền công suất động cơ, và các vòng bi giúp cho truyền động quay của trục được êm. Chức năng của bộ bánh răng hành tinh như sau: - Cung cấp một vài tỷ số truyền bánh răng để đạt được mô men và tốc độ quay phù hợp với các chế độ chạy xe và điều khiển của lái xe. - Cung cấp bánh răng đảo chiều để chạy lùi. - Cung cấp vị trí số trung gian để cho phép động cơ chạy không tải khi xe đỗ 1.4.3. Hệ thống điều khiển thủy lực Hệ thống điều khiển thủy lực bao gồm: các te dầu, bơm dầu, các loại van với các chức năng khác nhau, các khoang và ống dẫn dầu, phanh và các bộ phận khác của hệ thống điều khiển thủy lực. Chức năng của hệ thống điều khiển thủy lực như sau: - Cung cấp dầu thủy lực đến bộ biến mô. - Điều chỉnh áp suất thủy lực do bơm dầu tạo ra. - Chuyển hóa tải trọng động cơ và tốc độ xe thành “tín hiệu” thủy lực. - Cung cấp áp suất thủy lực đến các ly hợp và phanh để điều khiển hoạt động của bánh răng hành tinh. - Bôi trơn các chi tiết chuyển động quay bằng dầu. - Làm mát biến mô và hộp số bằng dầu. 1.4.4. Liên kết điều khiển bằng tay Hộp số tự động chuyển lên số cao và xuống số thấp một cách tự động. Tuy nhiên cũng có hai liên kết để cho phép lái xe điều khiển hộp số tự động bằng tay. Các liên kết này bao gồm: Cần và cáp chọn số, cáp dây ga và bướm ga. Cần chọn số dùng để chọn chế độ lái xe: Tiến hay lùi, số trung gian hay đỗ xe. Lượng nhấn bàn đạp ga – có nghĩ là độ mở của bướm ga – được truyền chính xác đến hộp số bằng cáp này. Hộp số tự động tăng hoặc giảm tốc dựa vào tải của động cơ và lái xe có thể thay đội điều đó bằng lượng nhấn bàn đạp ga. 1.4.5. Bộ truyền động cuối cùng Trong hộp số tự động có vi sai được đặt nằm ngang, hộp số và bộ truyền động cuối cùng được đặt chung trong cùng một vỏ. Bộ truyền động cuối cùng bao gồm một cặp bánh răng giảm tốc cuối cùng và các bánh răng vi sai. Chức năng của bộ truyền 10
- động cuối cùng cũng giống như trên xe có cầu sau chủ động, nhưng nó dùng các bánh răng xoắn làm các bánh răng giảm tốc cuối cùng. 1.4.6. Dầu hộp số tự động Dầu hộp số tự động (viết tắt là ATF) để phân biệt với các loại dầu khác. Chức năng của dầu hộp số tự động (ATF): - Truyền mô men trong bộ biến mô. - Điều khiển hệ thống điều khiển thủy lực, cũng như hoạt động của ly hợp và phanh trong phần hộp số. - Bôi trơn các bánh răng hành tinh và các chi tiết chuyển động khác. - Làm mát các chi tiết chuyển động. 1.4.7. Vỏ hộp số Vỏ hộp có chứa biến mô, bộ bánh răng hành tinh và phần lớn hệ thống điều khiển thủy lực; và đuôi hộp số có chứa trục thứ cấp (hộp số tự động có vi sai không chứa phần đuôi, và truyền động cuối cùng được đặt trong vỏ hộp số phía có vi sai). Một ống thông hơi được lắp ở phía trên hộp số để ngăn không cho áp suất trong vỏ tăng lên quá cao. * Thực hành Công việc 1: Nhận dạng và phân loại các loại hộp số tự động. Công việc 2: Nhận dạng các bộ phận cơ bản trong hộp số tự động. 11
- Bài 2: BẢO DƯỠNG BIẾN MÔ THỦY LỰC Mã bài: MĐ 20.02 Giới thiệu: Biến mô men thủy lực là một loại ly hợp hoạt động nhờ áp lực của thủy lực (dầu chuyên dùng) được lắp với hộp số hành tinh thành một cụm. Có Nhiệm vô tù động điều Khiển: cắt, truyền lực và biến đổi mômen từ động cơ đến hộp số, thông qua áp lực của dòng chất lỏng. Do yêu cầu làm việc của bộ biến mô men làm việc liên tục, truyền áp suất thủy lực lớn và chịu nhiệt độ cao nên các chi tiết dễ bị hư hỏng cần được tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên và sửa chữa kịp thời để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và nâng cao tuổi thọ của bộ biến mô men thủy lực ô tô. Mục tiêu: - Phát biểu đúng yêu cầu, Nhiệm vụ và phân loại của biến mô men thủy lực. - Trình bày được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của bộ biến mô men thủy lực. - Nhận dạng và bảo dưỡng các bộ phận của biến mô men thủy lực đảm bảo đúng quy trình, đúng yêu cầu kỹ thuật. Nội dung chính 2.1. Nhiệm vụ, yêu cầu bộ biến mô 2.2 Cấu tạo và hoạt động của bộ biến mô thủy lực 2.3. Các bộ phận chính và nhiệm vụ của chúng 2.4. Kiểm tra, bảo dưỡng biến mô thủy lực * Lý thuyết liên quan 2.1. Nhiệm vụ, yêu cầu bộ biến mô 2.1.1. Nhiệm vụ 12
- Bộ biến mô có các Nhiệm vụ : - Tăng mô men do động cơ tạo ra và làm cho trục khuỷu quay đều. - Tự động đóng và mở mạch truyền lực (truyền công suất) từ động cơ đến trục sơ cấp hộp số hành tinh. - Dẫn động bơm dầu của cơ cấu điều Khiển thủy lực của cơm hộp số hành tinh - Đảm bảo an toàn cho động cơ và hệ thống truyền lực Khi bị quá bướm. 2.1.2. Yêu cầu - Tự động truyền và tăng được mô men xoắn lớn nhất của động cơ hợp lý . - Làm việc êm và giúp cho việc tự động đi số chính xác. - Đảm bảo an toàn cho động cơ và hệ thống truyền lực Khi bị quá bướm. - Kết cấu đơn giản, thoát nhiệt tốt và có độ bền cao. ❖ Ngày nay biến mô men thủy lực (ly hợp thủy lực) được sử dụng nhiều trên ô tô tải và ô tô du lịch. 2.2. Cấu tạo và hoạt động của bộ biến mô thủy lực 2.2.1. Cấu tạo: * Phần chủ động gồm có: Vỏ và bánh bơm - Bánh bơm Bánh bơm gồm nhiều cánh bơm làm bằng thép hoặc hợp kim nhệm có dạng cong hình xuyến được lắp theo hướng kính ở bên trong vỏ bơm, bánh bơm được gắn liền với vỏ biến mô. - Vỏ biến mô Vỏ biến mô được lắp chặt với trục khuỷu thệng qua tâm dẫn động và luôn quay cùng trục khuỷu, vỏ biến mô dùng để lắp bánh bơm, Rôto tuabin, stato và chứa dầu hộp số. 13
- Hình 2.1: Cấu tạo biến mô men thủy lực * Phần bị động gồm có: Rôto tua bin và stato (1-2) - Rôto tua bin gồm nhiều cánh hình xuyến, hướng cong ngược chiều với các cánh của bánh bơm và lắp phía trước bánh bơm (tính từ động cơ đến hộp số), Rôto tua bin có moayơ lắp với trục sơ cấp hộp số hành tinh. Bên ngoài Rôtocòn có lò xo giảm chấn xoắn và pittông ép ly hợp ma sát. - Stato được đặt giữa bánh bơm và Rôto tua bin, gồm nhiều cánh có hướng sao cho Khi nhận dòng chất lỏng đi ra khỏi Rôto tua bin, tác dụng vào các cánh của bánh bơm làm cường hoá bánh bơm. Stato lắp với trục ống lồng liên kết với vỏ hộp số hành tinh, thệng qua khớp một chiều. Các cánh của bánh bơm, Rôto tua bin và stato cấu tạo theo quy luật tạo nên khệng gian dòng chảy của chất lỏng ở gần tâm lớn,càng ra ngoài càng thu nhỏ, tạo điều kiện naang cao tốc độ dòng chảy Khi chất lỏng đi ra xa tâm quay với động năng lớn. 2.2.2. Nguyên tắc hoạt động 2.2.2.1. Trạng thái truyền mômen xoắn - Khi động cơ hoạt động, bánh bơm được dẫn động từ trục khuỷu, dầu trong bánh bơm sẽ quay theo các cánh bơm cùng một hướng. Khi tốc độ động cơ tăng lên, lực ly tâm tăng lên đẩy dầu từ tâm ra khỏi cánh bơm, đập vào các cánh quạt của Rôto tua bin làm cho Rôto tua bin và trục sơ cấp quay theo chiều của bánh bơm. Sau Khi dầu mất năng lượng do va đập vào các cánh quạt của Rôto tua bin, dầu chảy vào trong dọc theo các cánh và Khi va đập vào bề mặt cong các cánh Rôtoquay sẽ đổi hướng ngược lại đẩy dầu về các cánh của bánh bơm để lặp lại chu kỳ ban đầu. 14
- - Như vậy việc truyền mô men (truyền công suất ở chế độ khệng bướm) được Thực hiện bởi dòng dầu chảy qua các cánh bơm và các cánh của Rôto tua bin. 2.2.2.2. Trạng thái khuyêch đại (biến) mômen(hình 1-3) - Sau Khi dầu đi qua Rôto tua bin đổi hướng như trên, dòng dầu chảy đi qua các cánh của stato. Do chênh lệch tốc độ quay của bánh bơm và Rôto tua bin, dầu từ Rôto đập vào mặt trước của các cánh stato làm cho stato quay theo hướng ngược lại của bánh bơm và làm cho khớp một chiều khoá cứng stato. Khi stato bị khoá cứng, dòng chảy đập vaß mặt cong của các cánh stato làm thay đổi hướng dòng chảy (xiên góc) có tác dụng tăng cường thêm chuyển động quay của bánh bơm (tăng mômenKhi ô tô bắt đầu chuyển động). Do vậy Khi đạp chân ga sẽ làm cho Rôto tua bin quay với mô men lớn hơn mô men do động cơ sinh ra (biến mô) để làm cho ô tô khởi hành. Hình 2.2: Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của biến mô men thủy lực ở trạng thái truyền công suất và biến mô men 2.2.2.3. Trạng thái khớp nối thủy lực - Khi tốc độ quay của Rôto tua bin tăng lên đạt đến tốc độ quay của bánh bơm, hướng của dòng chảy dầu đến stato cùng hướng với chiều quay bánh bơm làm cho dầu đập vào mặt sau của các cánh stato đẩy mở khớp một chiều cho stato quay cùng chiều với Rôto tua bin và bánh bơm. Biến mô khệng còn chức năng khuếch đại mô men mà như một khớp nối thủy lực để truyền lực (tư số truyền 1:1) từ động cơ đến hộp số hành tinh. Khi stato được mở khoá, dòng chảy đập van mặt sau của các cánh stato làm cho stato quay theo hướng dòng chảy (thẳng góc) từ Rôto tua bin đến stato và bánh bơm để truyền mômenKhi ô tô vận hành ở tốc độ thấp. 15
- - Khi xe chạy ở tốc độ thấp, dầu trong biến mô ở phía trước và phía sau cơ cấu khoá biến mô có áp suất bằng làm cho khó biến mô mở ra, thệng đường dầu qua các van rơle và van tín hiệu. - Trong trạng thái khớp nối (khệng có sự khuếch đại mô men – hình. 1-5), với tư số truyền 1:1, nhưng giữa bánh bơm và Rôto tua bin có sự chênh lệch về tốc độ từ 4-5% (vì bánh bơm chủ động và Rôtolà bị động). Vì vậy biến mô khệng truyền được 100% công suất của động cơ đến hộp số. Để ngăn chặn hiện tượng mất năng lượng và giảm tiêu hao nhiên liệu, Rôto tua bin được lắp cơ cấu khoá biến mô loại ma sát (hình 1-5). Khi tốc độ ô tô tăng từ trung bình đến cao (trên 60 km/giờ) khoá biến mô sẽ nối cứng Rôto tua bin với bánh bơm. 16
- - Khi xe chạy ở tốc độ trung bình và cao (trên 60 km/giờ), do các bộ cảm biến tốc đô xe và bộ cảm biến độ mở bướmga sẽ điều Khiển van tín hiệu và van rơle, mở đường dầu có áp suất phía sau khóa biến mô, đẩy tâm ma sát của cơ cấu khoá ép chặt vào vỏ biến mô nối cứng Rôto tua bin với bánh bơm để cho 100% công suất được truyền đến Rôtovà hộp số. 2.3. Các bộ chính và nhiệm vụ của chúng 2.3.1. Stato và khớp một chiều 2.3.1.1. Nhiệm vụ Stato và khớp một chiều dùng để làm tăng mômencủa bánh bơm Khi động cơ bắt đầu hoạt động. 2.3.1.2. Cấu tạo (hình. 1-6) Stato được đặt giữa bánh bơm và Rôto tua bin. Stato lắp quay trên trục và trục stato được lắp cố định với vỏ hộp số. - Khớp một chiều gồm có: vòng trong lắp chặt với trục stato, vòng ngoài lắp với stato, bên trong có vòn lò xo và các con lăn. 17
- 2.3.1.3. Nguyên tắc hoạt động (hình. 1-6b) - Do chênh lệch tốc độ quay của bánh bơm và Rôto tua bin, dầu từ Rôtođập vào mặt trước của các cánh stato làm cho stato quay theo hướng ngược lại của bánh bơm và làm cho khớp một chiều khoá cứng stato. Stato bị khoá cứng Khi vòng ngoài quay ngược chiều đẩy các con lăn xoay chiều cao lớn (l2 ) hãm chặt giữa vòng trong và vòng ngoài làm hãm chặt vòng ngoài cùng stato ngừng quay. - Khi tốc độ quay của Rôto tua bin tăng lên đạt đến tốc độ quay của bánh bơm, hướng của dòng chảy dầu đến stato cùng hướng với chiều quay bánh bơm làm cho dầu đập vào mặt sau của các cánh stato đẩy mở khớp một chiều cho stato quay cùng chiều với Rôto tua bin và bánh bơm. Stato được mở khoá Khi vòng ngoài quay cùng chiều với Rôtovà bánh bơm, đẩy vào đầu các con lăn xoay cùng chiều nghiêng đi và xoay chiều cao nhỏ (l1 < l ) mở cho vòng ngoài và vstato quay theo Rôtovà bánh bơm. 2.3.2. Cơ cấu khoá biến mô 2.3.2.1. Nhiệm vụ Cơ cấu khoá biến mô dùng để khoá Rôto tuabin vào bánh bơm, đảm bảo truyền hết 100% công suất từ động cơ ®Ðn hộp số Khi ô tô vận hành ở tốc độ trung bình và tốc độ cao. 2.3.2.2. Cấu tạo (hình.1-7) Khi bộ biến mô ở trạng thái khớp nối, với tư số truyền 1:1, nhưng giữa bánh bơm và Rôto tua bin có sự chênh lệch về tốc độ từ 4-5% (vì bánh bơm chủ động và Rôtolà bị động). Để ngăn chặn hiện tượng mất năng lượng và giảm tiêu hao nhiên liệu, trên Rôto tua bin được lắp cơ cấu khoá biến mô loại ma sát (hình 1-6a). 18
- Khoá biến mô được lắp trên moayơ của Rôto tuabin. Bao gồm : pittôngkhoá có dán vật liệu ma sát hoặc dán vào vỏ biến mô dùng để truyền lực ngăn sự trượt tại thời điểm ăn khớp của khoá biến mô. Lò xo giảm chấn lắp trên khớp khoá dùng để hấp thụ lực xoắn do sự ăn khớp của ly hợp, ngăn khệng tạo ra va đập. 2.3.2.3. Nguyên tắc hoạt động - Trạng thái nhả khớp (hình. 1-7b) Khi xe chạy ở tốc độ thấp, bộ phận điều Khiển các van tín hiệu và van rơ le mở cho dầu có áp suất chảy đến phía trước của khớp khoá. Do áp suất ở phía trước và phía sau của khớp khoá bằng nhau, nên khớp khoá nhả ra khệng tiếp xúc với vỏ bộ biên mô. - Trạng thái ăn khớp (hình. 1-7c) Khi xe chạy ở tốc độ trung bình và cao (trên 60 km/giờ), do các bộ cảm biến tốc đô xe và bộ cảm biến độ mở bướmga sẽ điều Khiển van tín hiệu và van rơle, mở đường dầu có áp suất phía sau khóa biến mô, đẩy tâm ma sát của cơ cấu khoá ép chặt vào vỏ biến mô nối cứng Rôto tua bin với bánh bơm để cho 100% công suất được truyền đến Rôtovà hộp số. 2.3.3. Bơm dầu 2.3.3.1. Nhiệm vụ 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa hộp số tự động (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng 9+): Phần 1 - Trường Cao đẳng Kiên Giang
51 p | 38 | 12
-
Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống tiện nghi trên ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng 9+) - Trường CĐ Kiên Giang
133 p | 38 | 12
-
Giáo trình bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
68 p | 49 | 12
-
Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống điện ô tô 1 (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng 9+) - Trường CĐ Kiên Giang
96 p | 53 | 9
-
Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ diesel (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp nghề) - Trường Trung cấp nghề Giao thông vận tải Hải Phòng
38 p | 33 | 9
-
Quá trình hình thành giáo trình thiết kế mạch đếm điện tử dùng vi điều khiển mạch báo p8
9 p | 81 | 6
-
Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa hộp số tự động (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Kiên Giang
65 p | 38 | 5
-
Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống tiện nghi trên ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp): Phần 1 - Trường Cao đẳng Kiên Giang
46 p | 31 | 5
-
Giáo trình hình thành hệ thống ứng dụng vị trí tuyến đường chức năng và nhiệm vụ của nó p5
10 p | 63 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn