intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống cơ khí động cơ (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng, Trung cấp) - Trường Cao đẳng Gia Lai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:170

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống cơ khí động cơ (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng, Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Kết cấu các bộ phận chính của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, cơ cấu phân phối khí, hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát động cơ đốt trong; hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và trình bày đúng các phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, cơ cấu phân phối khí, hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát động cơ đốt trong;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống cơ khí động cơ (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng, Trung cấp) - Trường Cao đẳng Gia Lai

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI TRƢỜNG CAO ĐẲNG GIA LAI GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: BẢO DƢỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG CƠ KHÍ ĐỘNG CƠ NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ, TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP-CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 943/QĐ-TCĐGL ngày 25 tháng 10 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Gia Lai) Gia Lai, năm 2022 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Để phục vụ cho đào tạo nghề Công nghệ ô tô với những kiến thức cơ bản cả về lý thuyết và thực hành về bảo dƣỡng, sửa chữa các bộ phận của hệ thống cơ khí động cơ, với mong muốn đó giáo trình môđun Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống cơ khí động cơ đƣợc biên soạn, Nội dung giáo trình đƣợc biên soạn dựa trên những kiến thức chung về sửa chữa động cơ đốt trong. Ngoài ra với những kiến thức và kình nghiệm trong quá trình giảng dạy giáo trình đã trình bày các nội dung kiến thức một cách ngắn gọn, dễ hiều, có hình ảnh minh họa để ngƣời học có thể tự mình lĩnh hội đƣợc kiến thức và có thể tự rèn luyện đƣợc kỹ năng sử dụng chữa động cơ đốt trong Nội dung bao gồm 6 bài: Bài 1 - Tháo lắp động cơ đốt trong Bài 2 - Sửa chữa nắp máy, nhóm xúpap và cơ cấu dẫn động xúpap Bài 3 - Sửa chữa xy lanh và nhóm piston Bài 4 - Sửa chữa cơ cấu trục khuỷu-thanh truyền Bài 5 - Sửa chữa hệ thống bôi trơn -làm mát Bài 6 - Sửa chữa, vận hành và điều chỉnh động cơ Kiến thức trong giáo trình đƣợc biên soạn theo quy định của thông tƣ số 03 /2017/TT-BLĐTBXH ngày 1/3/2017 của Bộ lao động Thƣơng binh xã hội, sắp xếp logic Do đó ngƣời đọc có thể hiểu một cách dễ dàng. Xin trân trọng cảm ơn các phòng ban chức năng trƣờng Cao đẳng Gia Lai, khoa Động Lực-Máy nông nghiệp, trƣờng Cao đẳng Gia Lai cũng nhƣ sự giúp đỡ quý báu của đồng nghiệp đã giúp tác giả hoàn thành giáo trình này. Mặc dù đã rất cố gắng nhƣng chắc chắn không tránh khỏi sai sót, tác giả rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của ngƣời đọc để lần xuất bản sau giáo trình đƣợc hoàn thiện hơn. Pleiku, ngày 25 tháng 10 năm 2022 Tác giả Đỗ Đức Kiên 3
  4. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................................. 3 Bài 1: THÁO LẮP ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG ..................................................................... 11 I. Tháo lắp khối quy lát và cơ cấu phân phối khí ................................................................... 11 1.1. Cấu tạo chung động cơ đốt trong ............................................................................. 11 Hình 1.3 Bố trí trục khuỷu động cơ .................................................................................. 12 1.2. Tháo lắp khối quy lát ................................................................................................ 14 II. Tháo lắp nhóm piston-thanh truyền .............................................................................. 34 2.1 Nhiệm vụ, yêu cầu, điều kiện làm việc .................................................................... 34 2.2. Cấu tạo chung ......................................................................................................... 34 2.3. Lực tác dụng lên cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và nhóm pít tông ...................... 35 2.4 Kỹ thuật tháo lắp ...................................................................................................... 38 2.5 Quy trình thực hiện công việc: tháo lắp nhận dạng piston-thanh truyền ................ 38 III. Tháo lắp trục khuỷu bánh đà ........................................................................................ 40 3.1 Nhiệm vụ, yêu cầu, điều kiện làm việc của trục khuỷu ........................................... 40 3.2 Nhiệm vụ, điều kiện làm việc, vật liệu chế tạo bánh đà. ......................................... 41 3.3 Cấu tạo chung trục khuỷu - bánh đà ........................................................................ 41 3.4 Kỹ thuật tháo lắp ...................................................................................................... 41 3.5 Quy trình thực hiện công việc:................................................................................ 42 Bài 2: SỬA CHỮA NẮP MÁY, NHÓM XÚPAP VÀ CƠ CẤU DẪN ĐỘNG XÚPAP ...... 44 1. Sửa chữa nắp máy (quy lát) ........................................................................................... 45 1.1. Hiện tƣợng, nguyên nhân hƣ hỏng và phƣơng pháp kiểm tra sửa chữa ....................... 45 1.2. Quy trình thực hiện công việc: kiểm tra, sửa chữa nắp máy ........................................ 45 2. Sửa chữa nhóm xúpap và cơ cấu dẫn động xúpap ......................................................... 46 2.1. Đặc điểm cấu tạo-hoạt động ................................................................................... 46 Hình 2.12: Thanh đẩy (đũa đẩy)..................................................................................... 53 2.2. Hiện tƣợng, nguyên nhân hƣ hỏng và phƣơng pháp kiểm tra sửa chữa ....................... 60 4
  5. 2.3 Kiểm tra sửa chữa ...................................................................................................... 61 Bài 3: SỬA CHỮA XY LANH, THÂN MÁY VÀ NHÓM PISTON................................. 70 I. Sửa chữa thân máy –xi lanh............................................................................................ 70 II. SỬA CHỮA NHÓM PISTON ..................................................................................... 77 Bài 4: SỬA CHỮA NHÓM THANH TRUYỀN - TRỤC KHUỶU ..................................... 85 1. Sửa chữa nhóm thanh truyền ............................................................................................ 85 1.1 Thanh truyền.............................................................................................................. 85 1.2. Bạc lót ..................................................................................................................... 90 1.3. Bu lông thanh truyền ............................................................................................... 93 1.4. Qui trình và yêu cầu kỹ thuật kiểm tra, sửa chữa nhóm thanh truyền........................... 93 2. QUY TRÌNH SỬA CHỮA BẠC LÓT (CẠO BẠC LÓT) ............................................ 95 Hình 4.19 Kết cấu má khuỷu. ........................................................................................... 101 3. Ổ ĐỠ VÀ BẠC LÓT ................................................................................................... 103 Bài 5 : SỬA CHỮA HỆ THỐNG BÔI TRƠN -LÀM MÁT .............................................. 110 1. Hệ thống bôi trơn ......................................................................................................... 110 1.1 Đặc điểm cấu tạo -hoạt động ................................................................................. 110 1.2.Yêu cầu của hệ thống và dầu bôi trơn.................................................................... 111 1.3.Phân loại................................................................................................................. 111 1.4. Các bộ phận của hệ thống bôi trơn ....................................................................... 117 1.5 Hƣ hỏng thƣờng gặp và phƣơng pháp kiểm tra, bảo dƣỡng hệ thống bôi trơn ..... 133 2. Hệ thống làm mát ......................................................................................................... 140 2.1. Đặc điểm cấu tạo và hoạt động................................................................................. 140 2.2. Hiện tƣợng, nguyên nhân hƣ hỏng và phƣơng pháp kiểm tra sửa chữa...................... 148 2.3 Quy trình thực hiện công việc: kiểm tra, sửa chữa hệ thống làm mát ......................... 148 Bài 6 : SỬA CHỮA, VẬN HÀNH VÀ ĐIỀU CHỈNH ĐỘNG CƠ ................................... 153 1. Kiểm tra tình trạng kỹ thuật động cơ ........................................................................... 153 1.1. Xác định các thông tin và đặc điểm động cơ ........................................................ 153 5
  6. 1.2. Tìm thông tin thông thƣờng .................................................................................. 154 1.3. Xác định tình trạng hoạt động động cơ ................................................................. 154 2 .Lập dự toán và phƣơng án sửa chữa ............................................................................ 159 2.1. Lập phƣơng án sửa chữa ....................................................................................... 159 2.2. Dự toán giá thành .................................................................................................. 159 3 .Tiến hành sửa chữa động cơ .......................................................................................... 161 3.1 Công tác chuẩn bị .................................................................................................... 161 3.2. Sửa chữa, gia công, thay thế các chi tiết hƣ hỏng...................................................... 162 4. Vận hành và điều chỉnh động cơ .................................................................................... 168 4.1 Công tác chuẩn bị : Kiểm tra trƣớc khi khởi động................................................... 168 4.2 .Vận hành điều chỉnh động cơ ............................................................................... 168 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 170 6
  7. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun : Bảo dƣỡng và sửa chữa hệ thống cơ khí động cơ M số mô đun: MĐ 16 Thời gian mô đun: 105 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 67 giờ; Thi, kiểm tra: 8 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Mô đun đƣợc bố trí dạy sau các môn học cơ sở và mô đun 15. - Tính chất: Mô đun chuyên môn bắt buộc. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: +Về kiến thức: -Trình bày đúng kết cấu các bộ phận chính của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, cơ cấu phân phối khí, hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát động cơ đốt trong - Phân tích đƣợc hiện tƣợng, nguyên nhân sai hỏng và trình bày đúng các phƣơng pháp kiểm tra, bảo dƣỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, cơ cấu phân phối khí , hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát động cơ đốt trong +Về kỹ năng: -Thực hiện đƣợc các công việc: Tháo, lắp, kiểm tra, bảo dƣỡng và sửa chữa cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, cơ cấu phân phối khí , hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát động cơ ôtô đúng quy trình đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn - Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ và thiết bị tháo, lắp, đo kiểm tra trong quá trình bảo dƣỡng và sửa chữa - Bố trí vị trí làm việc hợp lý và đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp + Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 7
  8. Thời gian Thực Số TT Tên các bài trong mô đun Tổng Lý hành, bài Kiểm số thuyết tập, thí tra* nghiệm 1 Bài 1 - Tháo lắp động cơ đốt trong 24 9 14 1 Tháo lắp khối quy lát và cơ cấu phân phối 1.1 khí 1.2 Tháo lắp piston-thanh truyền 1.3 Tháo lắp trục khuỷu bánh đà Bài 2 - Sửa chữa nắp máy, nhóm xúpap 2 12 4 8 0 và cơ cấu dẫn động xúpap 2.1 Sửa chữa nắp máy (quy lát) 2.1.1 Đặc điểm cấu tạo Hiện tƣợng, nguyên nhân hƣ hỏng và 2.1.2 phƣơng pháp kiểm tra sửa chữa Quy trình thực hiện công việc: kiểm tra, 2.1.3 sửa chữa nắp máy Sửa chữa nhóm xúpap và cơ cấu dẫn 2.2 động xúpap 2.2.1 Đặc điểm cấu tạo -hoạt động Hiện tƣợng, nguyên nhân hƣ hỏng và 2.2.2 phƣơng pháp kiểm tra sửa chữa Quy trình thực hiện công việc: kiểm tra, 2.2.3 sửa chữa nhóm xúpap và cơ cấu dẫn động xúpap Bài 3 - Sửa chữa xy lanh và nhóm 3 12 3 9 0 piston 3.1 Đặc điểm cấu tạo 3.2 Hiện tƣợng, nguyên nhân hƣ hỏng và 8
  9. Thời gian Thực Số TT Tên các bài trong mô đun Tổng Lý hành, bài Kiểm số thuyết tập, thí tra* nghiệm phƣơng pháp kiểm tra sửa chữa Quy trình thực hiện công việc: kiểm tra, 3.3 sửa chữa thân máy, xy lanh và nhóm piston Bài 4 - Sửa chữa cơ cấu trục khuỷu- 4 16 5 10 1 thanh truyền 4.1 Sửa chữa thanh truyền 4.1.1 Đặc điểm cấu tạo Hiện tƣợng, nguyên nhân hƣ hỏng và 4.1.2 phƣơng pháp kiểm tra sửa chữa Quy trình thực hiện công việc: kiểm tra, 4.1.3 sửa chữa thanh truyền 4.2 Sửa chữa trục khuỷu 4.2.1 Đặc điểm cấu tạo Hiện tƣợng, nguyên nhân hƣ hỏng và 4.2.2 phƣơng pháp kiểm tra sửa chữa Quy trình thực hiện công việc: kiểm tra, 4.2.3 sửa chữa trục khuỷu Bài 5 - Sửa chữa hệ thống bôi trơn -làm 5 8 4 4 0 mát 5.1 Hệ thống bôi trơn 5.1.1 Đặc điểm cấu tạo -hoạt động Hiện tƣợng, nguyên nhân hƣ hỏng và 5.1.2 phƣơng pháp kiểm tra sửa chữa 5.1.3 Quy trình thực hiện công việc: kiểm tra, 9
  10. Thời gian Thực Số TT Tên các bài trong mô đun Tổng Lý hành, bài Kiểm số thuyết tập, thí tra* nghiệm sửa chữa hệ thống bôi trơn 5.2 Hệ thống làm mát 5.2.1 Đặc điểm cấu tạo -hoạt động Hiện tƣợng, nguyên nhân hƣ hỏng và 5.2.2 phƣơng pháp kiểm tra sửa chữa Quy trình thực hiện công việc: kiểm tra, 5.2.3 sửa chữa hệ thống làm mát Bài 6 – Sửa chữa, vận hành và điều 6 29 5 22 2 chỉnh động cơ 6.1 Kiểm tra trình trạng kỹ thuật động cơ 6.2 Lập dự toán và phƣơng án sửa chữa 6.3 Tiến hành sửa chữa động cơ 6.4 Vận hành và điều chỉnh động cơ 7 Thi kết thúc modun 4 4 Cộng: 105 30 67 8 10
  11. Bài 1: THÁO LẮP ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG M bài: MĐ16-01 Giới thiệu Bảo dƣỡng, sửa chữa một động cơ ô tô chỉ thực hiện đúng khi ngƣời thợ bảo dƣỡng, sửa chữa biết đƣợc xe ô tô đó là dòng xe nào (Hãng nào, đời nào); xe đang dùng loại động cơ gì ... Động cơ xe ô tô có nhiều chủng loại; nhiều Hãng sản xuất khác nhau, do đó sẽ có những thông số chế tạo, lắp ghép khác nhau. Việc nhận dạng động cơ trƣớc khi tiến hành bảo dƣỡng, hay tháo lắp, kiểm tra sửa chữa là yêu cầu bắt buộc cho mỗi thợ sửa chữa động cơ ô tô. Bài học này giúp ngƣời học hiểu đƣợc tổng thể các nội dung cơ bản nhƣ: Nhận dạng loại động cơ, hiểu đƣợc cấu tạo và nguyên lý tổng quát của từng loại động cơ, các liên kết giữa động cơ với khung xe và quy trình tháo động cơ ra khỏi xe để phục vụ cho việc tháo, kiểm tra, sửa chữa. Mục tiêu + Kiến thức - Trình bày đúng kết cấu các bộ phận chính của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, cơ cấu phân phối khí, hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát động cơ đốt trong. - Trình bày đƣợc kỹ thuật tháo lắp động cơ + Kỹ năng - Tháo lắp cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, cơ cấu phân phối khí , hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát động cơ đốt trong đúng quy trình, quy phạm và đúng yêu cầu kỹ thuật -Nhận dạng, bảo dƣỡng đúng các chi tiết của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, cơ cấu phân phối khí , hệ thống bôi trơn và hệ thống làm mát động cơ đốt trong +Năng lực tự chủ và trách nhiệm: -Vận dụng đƣợc các kiến thức chuyên môn đã học vào thực tế công việc; có khả năng thực hiện công việc độc lập hoặc thực hiện theo sự hƣớng dẫn - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề sửa chữa máy nông nghiệp - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Nội dung chính I. Tháo lắp khối quy lát và cơ cấu phân phối khí 1.1. Cấu tạo chung động cơ đốt trong 11
  12. Động cơ đƣợc cấu tạo bởi nhiều bộ phận, giúp nó chuyển hoá nhiệt năng thành cơ năng với hiệu quả cao khi hỗn hợp không khí-nhiên liệu đƣợc đốt cháy. Cấu tạo động cơ đốt trong gồm các bộ phận sau: 1.1.1 Nắp quy lát động cơ đốt trong Hình 1.1 Bố trí nắp quy lát động cơ 1.1.2 Thân máy động cơ đốt trong Hình 1.2 Bố trí thân máy động cơ 1.1.3 Trục khuỷu động cơ đốt trong Hình 1.3 Bố trí trục khuỷu động cơ 1.1.4 Thanh truyền động cơ đốt trong 12
  13. Hình 1.4 Bố trí thanh truyền động cơ 1.1.5 Bạc lót động cơ đốt trong Hình 1.5 Bạc lót động cơ đốt trong 1.1.6 Píttông động cơ đốt trong Hình 1.6 Piston động cơ đốt trong 1.1.7 Cơ cấu van động cơ đốt trong 13
  14. Hình 1.7 Cơ cấu phân phối khí động cơ đốt trong (1) Trục cam xả; (2) Trục cam nạp; (3) Con đội; (4) Móng hãm; (5) Vòng chặn lò xo xupáp; (6) Lò xo xupáp; (7) Phớt dầu thân van; (8) Đế lò-xo; (9) Xupáp; (10) Xích cam; (11) Ray trƣợt căng xích; (12) Giảm chấn bộ căng xích; (13) Bộ căng xích cam (14) Vành răng phối khí trục khuỷu 1.2. Tháo lắp khối quy lát 1.2.1 Khối quy lát ( nắp máy ) +. Nhiệm vụ của nắp máy - Đậy kín một đầu xylanh, cùng với pittông và xilanh tạo thành buồng cháy. - Là nơi gá lắp các cụm chi tiết của cơ cấu phân phối khí, bugi đánh lửa hoặc vòi phun, bugi sấy ( động cơ Diezen ). Nắp máy còn bố trí các đƣờng nạp, đƣờng thải, đƣờng nƣớc làm mát… +.Yêu cầu : Nắp máy làm việc trong điều kiện chịu nhiệt độ cao, áp suất lớn, bị ăn mòn hoá học bởi các chất ăn mòn trong khí cháy, nƣớc làm mát (động cơ làm mát bằng nƣớc). Chịu nén do lực siết các bulông bắt chặt và chịu va đập trong quá trình làm việc vì vậy yêu cầu đối với năp máy: - Có buồng cháy tốt nhất để đảm bảo quá trình cháy của động cơ tiến hành thuận lợi nhất. - Có đủ sức bền và độ cứng vững để khi chịu tải trọng nhiệt và tải trọng cơ họclớn không bị biến dạng lọt khí và rò nƣớc. - Dễ dàng tháo lắp và điều chỉnh các cơ cấu lắp trên nó . 14
  15. - Kết cấu đơn giản, dễ chế tạo, đồng thời tránh đƣợc ứng suất nhiệt - Đảm bảo đậy kín xi lanh không bị lọt khí , rò nƣớc. +Phân loại -Theo đặc điểm cấu tạo có: Nắp máy động cơ xăng; nắp máy động cơ Diezen -Theo kết cấu buồng đốt có: Nắp máy có buồng đốt hình chêm; nắp máy có buồng đốt hình bán cầu; nắp máy có buồng đốt thống nhất; nắp máy có buồng đốt xoáy lốc; nắp máy có buồng đốt trƣớc; nắp máy có buồng năng lƣợng... -Theo cách bố trí xu páp có: Nắp máy dạng chữ L; nắp máy dạng chữ I + Cấu tạo Nắp máy đƣợc đúc thành một khối hoặc rời, lắp phía trên thân máy bằng bu lông hay gujông, bên trong có các bọng nƣớc (áo nƣớc), trên nắp máy có các vị trí để lắp cơ cấu phân phối khí, bơm nƣớc, ống góp xả, ống góp hút... Mặt lắp ghép với thân máy đƣợc chế tạo phẳng. Động cơ làm mát bằng gió thì nắp máy có các cánh tản nhiệt để đảm bảo hệ thống làm mát hoạt động tốt. Trên nắp máy có bố trí các buống đốt, dạng buồng đốt ảnh hƣởng đến cấu tạo của nắp máy. Động cơ Diezen có đặc điểm buồng cháy gồm: buồng đốt thống nhất, buồng đốt phân cách. Hình 1.8 Cấu tạo nắp máy 1.2.2 Đệm nắp máy + Nhiệm vụ: Bao kín buồng đốt không cho lọt khí và rò nƣớc vào động cơ nắp máy. Chịu nhiệt độ cao, áp suất lớn trong quá trình làm việc, chịu lực nén ban đầu do lực ép giữa thân máy và nắp máy. +Vật liệu chế tạo: Đệm nắp máy làm bằng Amiăng bọc đồng lá hoặc Amiăng lion mép kim loại. Trên bề mặt đệm nắp máy có nhiều lỗ tƣơng đƣơng với các lỗ trên thân máy chiều dầy của đệm nắp máy phụ thuộc vào tỉ số nén của động cơ. + Cấu tạo 15
  16. Hình 1.9. Đệm nắp máy động cơ 6 xilanh thẳng hàng. 1.2.3 Các liên kết giữa động cơ với khung xe ô tô - Động cơ ô tô đƣợc lắp đặt trong khoang máy, động cơ có sự liên kết với khung xe trực tiếp hoặc gián tiếp qua các bộ phận sau: - Chân máy (cao su chân máy): Là bộ phận liên kết trực tiếp giữa động cơ với khung xe, đỡ lấy động cơ. - Hệ thống truyền động: ly hợp, hộp số, trục truyền: Liên kết với động cơ qua bộ ly hợp. - Hệ thống nạp, thải: cổ hút, cổ xả là bộ phận của động cơ nhƣng có sự gá đỡ bởi khung xe. - Hệ thống dây điện: các dây điện, bó dây điện liên quan đến động cơ và đƣợc lắp trên khung xe. - Hệ thống nhiên liệu: ống nhiên liệu nối từ thùng nhiên liệu đến động cơ và ngƣợc lại. - Hệ thống cáp điều khiển ga, ly hợp, số: Nối từ trong xe ra động cơ, hệ thống truyền động - Hệ thống làm mát: ống nƣớc, két nƣớc để làm mát cho động cơ, nhƣng đƣợc lắp trên khung xe. Để nhận biết các bộ phận liên kết giữa động cơ với khung xe phải mở nắp ca bô, nâng xe lên để quan sát nhận biết. Hình 1.10. Vị trí lắp đặt động cơ và hệ thống truyền động 16
  17. 1.2.4. Kỹ thuật tháo lắp 1.2.4.1 Thứ tự nới lỏng và xiết chặt: Nới lỏng và xiết chặt đều các bulông từng ít một theo một thứ tự quy định trƣớc để tránh cho các chi tiết không bị vênh. A) B) Hình 1.11 Sơ đồ tháo (a) và lắp (b) khối quy lát - Khi tháo, nới lỏng các bulông từ bên ngoài vào bên trong, khi lắp, xiết các bulông từ bên trong ra bên ngoài. Không nới lỏng bulông chỉ ở một phía của chi tiết vì có thể gây ra cong vênh và làm chờn ren bulông. - Khi nới lỏng các bulông, nếu khối lƣợng của chi tiết tác dụng lên bulông, sẽ khó có thể nới lỏng bulông một cách nhẹ nhàng. Hãy đỡ chi tiết bằng cách nhấc nó lên để loại bỏ lực tác dụng lên bulông. Bulông mà trọng lƣợng của chi tiết không tác dụng lên có thể nới lỏng dễ dàng. - Khi lắp nhiều bulông, gióng thẳng toàn bộ các vị trí và xiết tạm trƣớc khi xiết lần cuối cùng để làm cho các bulong thẳng lỗ. Khi xiết các bulông, cần phải kiểm tra các lỗ của bulông xem có chất lỏng nhƣ dầu hay nƣớc không . Nếu bulông đƣợc xiết trong điều kiện nhƣ vậy, áp lực chất lỏng sẽ tăng cao, nó có thể làm nứt các chi tiết. 1.2.4.2. Phƣơng pháp xiết bulông biến dạng dẻo - Bôi một lớp mỏng dầu động cơ lên ren và đầu bên dƣới của bulông. - Lắp và xiết đều bulông, qua một vài lần. - Đánh dấu sơn lên từng bulông. Xiết chặt các bulông đến một góc nhất định. 1.2.5 Quy trình thực hiện công việc 1.2.5.1 Tháo, cẩu động cơ ra khỏi xe Bƣớc 1- Tháo nguồn điện (cọc ắc quy) 17
  18. Bƣớc 2- Tháo các giắc điện nối đến động cơ Bƣớc 3- Xả nƣớc làm mát, tháo các ống nƣớc đến két nƣớc Bƣớc 4- Tháo hệ thống cáp điều khiển, ống nhiên liệu, ống khí (chân không) Bƣớc 5- Tháo tách cụm bơm trợ lực lái (nếu có) Bƣớc 6- Tháo tách máy nén hệ thống điều hòa (nếu có) Bƣớc 7- Tháo cổ xả, cổ xả (có thể có trƣờng hợp không phải tháo cổ hút) Bƣớc 8 - Treo đỡ động cơ Bƣớc 9- Tháo tách hệ thống truyền động (trục láp hoặc có thể cả hộp số và vỏ ly hợp) Bƣớc 10- Tháo các cao su chân máy Bƣớc 11- Cẩu nâng động cơ ra khỏi xe đặt lên bàn tháo/khung giá đỡ 1.2.5.2 Tháo lắp nhận dạng nắp máy Stt Nội dung Dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật I Tháo nắp máy 1 Vệ sinh bên ngoài nắp máy và Chuẩn bị dụng cụ tháo lắp, xung quanh chỗ tháo khay đựng chi tiết 2 Xả nƣớc, xả dầu trong động Cờ lê, tuýp Kê kích động cơ chắc chắn cơ. trƣớc khi tháo. 3 Tháo các chi tiết bên ngoài Cờ lê, tuýp Tháo đều các bulông nhƣ cổ hút, cổ xả.. 4 Tháo bugi hoặc béc phun Cờlê, tuýp bugi 5 Tháo nắp che dàn cò Cờ lê, tuýp 6 Tháo dàn cò hoặc trục cam Cờ lê, tuýp Kiểm tra dấu trục cam 7 Tháo đai ốc quy lát Cần siết lực Theo phƣơng pháp phân lực 8 Lấy khối quy lát ra ngoài Búa cao su Đóng vào gờ trên quy lát II Ráp lại nắp máy Cờ lê, cần siết Ngƣợc lại quy trình tháo. lực Chú ý lực siết . 18
  19. A-CÂU HỎI Câu 1: Đặc điểm cấu tạo, nhiệm vụ của nắp máy ? Câu 2: Trình bày kỹ thuật tháo lắp nắp máy ? Câu 3: Ngoài các chân máy động cơ còn gián tiếp gắn với khung xe qua những bộ phận nào? 19
  20. B. BÀI TẬP THỰC HÀNH 1. Nội dung bài thực hành: - Nhận biết loại động cơ, các liên kết giữa động cơ với khung xe. - Tháo, cẩu nâng cơ ra khỏi xe ô tô - Tháo nắp máy động cơ 2. Yêu cầu kỹ thuật/mô tả công việc STT Nội dung Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 1 Chuẩn bị dụng cụ tháo lắp, kiểm tra, sắp - Trình bày đƣợc đặc điểm cấu tạo, xếp nơi làm việc khoa học, gọn gàng nhiệm vụ của nắp máy 2 Tháo động cơ ra khỏi xe và tháo nắp quy - Nhận dạng, phân loại đƣợc động cơ ô lát tô. 3 Làm sạch các bộ phận chi tiếtđộng cơ - Trình bày kỹ thuật tháo lắp nắp máy 4 Lắp và điều chỉnh - Tháo đƣa đƣợc động cơ ra khỏi xe ô tô 3. Trang thiết bị, dụng cụ, vật tƣ TT Tên thiết bị ĐVT SL Kìm điện mỏ nhọn Chiếc 1 Bàn công tác Chiếc 1 Xăng 92 Lít 5 Tay cân lực Chiếc 1 Hộp khẩu Hộp 1 Clê (từ 10 đến 27) Bộ 1 Tuốc nơ vít 4 cạnh, 2 cạnh Chiếc 2 Khay dựng đồ Chiếc 1 Búa thép, búa cao su Chiếc 2 Kìm mở phe trong, ngoài Chiếc 2 Cây hút nam châm Chiếc 1 Kìm mỏ bằng Chiếc 1 Xe ô tô Cái 1 Giẻ lau Kg 2 Bộ dây dẫn khí + Súng xịt khí nén Bộ 1 Chổi cọ lông Cái 3 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0