intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điều khiển động cơ (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Gia Lai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:170

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điều khiển động cơ (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại, ưu nhược điểm của hệ thống điều khiển động cơ; thành phần cấu tạo và nguyên lý làm việc của các bộ phận chính; phân tích đúng hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra, bảo dưỡng các bộ phận của hệ thống điều khiển động cơ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điều khiển động cơ (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Gia Lai

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI TRƢỜNG CAO ĐẲNG GIA LAI GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: BẢO DƢỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 943/QĐ-TCĐGL ngày 25. tháng 10 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Gia Lai) Gia Lai, năm 2022 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Để phục vụ cho đào tạo nghề Công nghệ ô tô với những kiến thức cơ bản cả về lý thuyết và thực hành về bảo dƣỡng, sửa chữa các bộ phận của hệ thống điều khiển động cơ, với mong muốn đó giáo trình môđun Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điều khiển động cơ đƣợc biên soạn, Nội dung giáo trình đƣợc biên soạn dựa trên những kiến thức chung về sửa chữa động cơ đốt trong. Ngoài ra với những kiến thức và kình nghiệm trong quá trình giảng dạy giáo trình đã trình bày các nội dung kiến thức một cách ngắn gọn, dễ hiều, có hình ảnh minh họa để ngƣời học có thể tự mình lĩnh hội đƣợc kiến thức và có thể tự rèn luyện đƣợc kỹ năng sử dụng chữa động cơ đốt trong Nội dung bao gồm 5 bài: Bài 1 - Nhận dạng hệ thống điều khiển động cơ Bài 2 - Sửa chữa động cơ Diesel dùng bơm cao áp điều khiển điện tử (VE-EDC) Bài 3 - Sửa chữa hệ thống Comanrail Bài 4 - Sửa chữa hệ thống điều khiển động cơ xăng đánh lửa có delco Bài 5 - Sửa chữa hệ thống điều khiển động cơ xăng đánh lửa trực tiếp Kiến thức trong giáo trình đƣợc biên soạn theo quy định của thông tƣ số 03 /2017/TT- BLĐTBXH ngày 1/3/2017 của Bộ lao động Thƣơng binh xã hội, sắp xếp logic Do đó ngƣời đọc có thể hiểu một cách dễ dàng. Xin trân trọng cảm ơn các phòng ban chức năng trƣờng Cao đẳng Gia Lai, khoa Động Lực-Máy nông nghiệp, trƣờng Cao đẳng Gia Lai cũng nhƣ sự giúp đỡ quý báu của đồng nghiệp đã giúp tác giả hoàn thành giáo trình này. Mặc dù đã rất cố gắng nhƣng chắc chắn không tránh khỏi sai sót, tác giả rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của ngƣời đọc để lần xuất bản sau giáo trình đƣợc hoàn thiện hơn. Pleiku, ngày 25 tháng 10 năm 2022 Tác giả Đỗ Đức Kiên 3
  4. MỤC LỤC Bài 1 - NHẬN DẠNG HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ ..............................................10 1. Hệ thống điều khiển động cơ Diesel ................................................................................10 1.1. Giới thiệu chung ........................................................................................................10 1.2. Cấu tạo chung và hoạt động .....................................................................................14 1.3 Thực hành: Nhận dạng và vận hành hệ thống điều khiển động cơ Diesel .................16 2. Hệ thống điều khiển động cơ xăng ...................................................................................19 2.1 Ƣu, nhƣợc điểm ..........................................................................................................19 2.3. Thực hành: Nhận dạng và vận hành hệ thống điều khiển động cơ xăng ..................23 Bài 2. SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ DIESEL DÙNG BƠM CAO ÁP ...........................................27 1. Giới thiệu chung ...............................................................................................................27 1.1 Phạm vi sử dụng: ........................................................................................................27 1.2 Phận loại. ....................................................................................................................28 2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống nhiên liệu diesel VE-EDC. ...................30 2.1 Sơ đồ cấu tạo .............................................................................................................30 2.2 Hoạt động: ..................................................................................................................30 3. Kiểm tra sửa chữa các bộ phận .........................................................................................31 3.1. Các cảm biến và tín hiệu ...........................................................................................31 3.3 Hƣ hỏng thƣờng gặp ...................................................................................................59 Bài 3 . SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU DIESEL COMANRAIL ...............................63 1. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động .................................................................................63 1.1 Sơ đồ cấu tạo ................................................................................................................64 1.2 Nguyên lý hoạt động ...................................................................................................64 2. Bộ phận chấp hành .............................................................................................................65 2.1. Bơm dầu ....................................................................................................................65 2.2. Bơm cao áp ................................................................................................................70 2.3 Ống tích áp (ống phân phối). ......................................................................................76 4
  5. 2.4 .Lọc nhiên liệu. ...........................................................................................................80 2.5. Vòi phun nhiên liệu ...................................................................................................81 2.6. Hƣ hỏng, nguyên nhân, phƣơng pháp kiểm tra, bảo dƣỡng, sửa chữa vòi phun đầu điện tử ...............................................................................................................................84 3. Các cảm biến và tín hiệu...................................................................................................87 3.1. Cảm biến vị trí bàn đạp ga ........................................................................................87 3.2 . Bảo dƣỡng, sửa chữa mạch điện cảm biến áp suất dầu ............................................90 3.3. Bảo dƣỡng, sửa chữa mạch điện cảm biến áp suất tăng áp ......................................93 3.4. Bảo dƣỡng, sửa chữa mạch điện cảm biến vị trí van luân hồi khí thải .....................95 Bài 4 : SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ XĂNG ...................................100 1. Sơ đồ khối và nguyên lý hoạt động ...................................................................................100 1.1 Sơ đồ cấu tạo ..............................................................................................................100 1.2 Nguyên lý hoạt động .................................................................................................101 1.3 Thực hành: Nhận dạng các bộ phận của hệ thông....................................................101 2. Kiểm tra sửa chữa các bộ phận .......................................................................................105 2.1 Các cảm biến và tín hiệu ..........................................................................................105 Bài 5 : SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ XĂNG ...................................152 1. Giới thiệu chung .............................................................................................................152 1.1 Phạm vi sử dụng .......................................................................................................152 1.2 Phận loại ...................................................................................................................152 2. Sơ đồ và nguyên lý hoạt động ...........................................................................................153 2.1 Sơ đồ cấu tạo ..............................................................................................................153 2.2 Nguyên lý hoạt động ..................................................................................................155 2.3 Thực hành: Nhận dạng các bộ phận của hệ thông ........................................................155 3. Kiểm tra sửa chữa các bộ phận .......................................................................................158 3.1. Cấu tạo hoạt động các bộ phận................................................................................158 3.2 Bộ phận điều khiển .................................................................................................162 5
  6. 3.3 Bộ phận chấp hành ..................................................................................................164 TÀI LIỆU THAM KHẢO. .....................................................................................................169 6
  7. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Bảo dƣỡng và sửa chữa hệ thống điều khiển động cơ Mã số mô đun: MĐ 28 Thời gian mô đun: 120 giờ (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 82 giờ; Kiểm tra: 8giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC: - Vị trí: Mô đun đƣợc bố trí dạy sau các môn học cơ sở và MĐ 14, 15, - Tính chất: Mô đun chuyên môn bắt buộc. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN : -Về kiến thức: + Trình bày đúng nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại, ƣu nhƣợc điểm của hệ thống điều khiển động cơ + Trình bày đúng thành phần cấu tạo và nguyên lý làm việc của các bộ phận chính: Bộ điều khiển trung tâm (ECU), các bộ cảm biến, bầu lọc xăng, bơm xăng điều khiển điện từ, vòi phun xăng điện từ... + Phân tích đúng hiện tƣợng, nguyên nhân sai hỏng và phƣơng pháp kiểm tra, bảo dƣỡng các bộ phận của hệ thống điều khiển động cơ - Về kỹ năng: + Nhận dạng cấu tạo, kiểm tra, bảo dƣỡng và sửa chữa hệ thống điều khiển động cơ xăng đúng quy trình, quy phạm, đúng phƣơng pháp và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định + Sử dụng đúng dụng cụ, thiết bị dùng tháo lắp, kiểm tra, bảo dƣỡng hệ thống điều khiển động cơ. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô + Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên III. NỘI DUNG MÔ ĐUN Số Tên các bài trong mô đun Thời gian 7
  8. TT Thực hành, Tổng Lý Kiểm bài số thuyết tra tập, thí nghiệm Bài 1 - Nhận dạng hệ thống điều khiển 8 3 5 động cơ 1. Hệ thống điều khiển động cơ Diesel 1 Giới thiệu chung 2. Cấu tạo chung và hoạt động 2.1 Hệ thống nhiên liệu điều khiển Bơm cao áp bằng điện tử 2.2 Hệ thống Comanrail 3. Thực hành 2. Hệ thống điều khiển động cơ xăng 2.1 Giới thiệu chung 2.2 Cấu tạo chung và hoạt động 2.3. Thực hành Bài 2. Sửa chữa động cơ Diesel dùng bơm 28 5 22 1 cao áp điều khiển điện tử (VE-EDC) 1. Cấu tạo hoạt động, hƣ hỏng và kiểm tra sửa chữa các bộ phận 2. Thực hành kiểm tra , sửa chữa, bảo dƣỡng Bài 3 . Sửa chữa hệ thống Comanrail 28 9 18 1 1. Cấu tạo hoạt động, hƣ hỏng và kiểm tra sửa chữa các bộ phận 2. Thực hành kiểm tra , sửa chữa, bảo dƣỡng Bài 4 - Sửa chữa hệ thống điều khiển động 24 6 17 1 cơ xăng đánh lửa có delco 1. Cấu tạo hoạt động, hƣ hỏng và kiểm tra sửa chữa các bộ phận 8
  9. Thời gian Thực Số hành, Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Kiểm TT bài số thuyết tra tập, thí nghiệm 2. Thực hành kiểm tra , sửa chữa, bảo dƣỡng Bài 5 - Sửa chữa hệ thống điều khiển động 28 7 20 1 cơ xăng đánh lửa trực tiếp 1. Cấu tạo hoạt động, hƣ hỏng và kiểm tra sửa chữa các bộ phận 2. Thực hành kiểm tra , sửa chữa, bảo dƣỡng Thi kết thúc mô đun 4 4 TỔNG CỘNG : 120 30 82 8 9
  10. Bài 1 : NHẬN DẠNG HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ Mã bài: 28-01 Giới thiệu: Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ trên ô tô, động ô tô đƣợc nghiên cứu ứng dụng điều khiển điện tử. Việc kiểm s oát và điều khiển hoạt động của động cơ bằng máy tính có ƣu điểm là giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng, tiết kiệm nhiên liệu và tăng công suất động cơ Hệ thống phun dầu điều khiển điện tử có những loại nào, cấu tạo, hoạt động nhƣ thế nào, có những ƣu, nhƣợc điểm gì?… sẽ đƣợc trình bày trong bài “Nhận dạng hệ thống điện điều khiển động cơ phun dầu điện tử”. Mục tiêu: + Kiến thức - Phát biểu đƣợc khái niệm về điều khiển động cơ ô tô bằng máy tính - Trình bày đƣợc thành phần cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống điều khiển động cơ xăng, động cơ Diesel bằng máy tính + Kỹ năng: Nhận dạng đúng thành phần và vị trí lắp đặt trên động cơ + Năng lực tự chủ và trách nhiệm: -Vận dụng đƣợc các kiến thức chuyên môn đã học vào thực tế công việc; có khả năng thực hiện công việc độc lập hoặc thực hiện theo sự hƣớng dẫn - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Nội dung chính 1. Hệ thống điều khiển động cơ Diesel 1.1. Giới thiệu chung 1.1.1. Ƣu điểm: Hệ thống phun dầu điều khiển điện tử diều khiển lƣợng phun, thời điểm phun chính xác, chất lƣợng phun, hòa trộn tốt hơn nên quá trình cháy tốt hơn từ đó đem lại cho động cơ phun dầu điện tử một số ƣu điểm so với động cơ diesel điều khiển cơ khí nhƣ sau: - Công suất động cơ phát huy tốt hơn; mức tiêu thụ nhiên liệu thấp hơn. - Khí thải có ít các chất gây ô nhiểm hơn. - Khởi động động cơ dễ dàng hơn; động cơ hoạt động êm hơn. 10
  11. 1.1.2 Nhƣợc điểm. - Cấu tạo động cơ phức tạp hơn, giá thành cao. - Việc kiểm tra, sửa chữa khó hơn, phức tạp hơn, cần có thiết bị hổ trợ. 1.1.3 Phân loại EFI Diesel Động cơ diesel điều khiển phun dầu bằng điện tử có 2 loại: + Loại phun dầu điều khiển điện tử kiểu thông thƣờng: với loại này ECU sẽ điều khiển ở bơm cao áp để thay đổi điều khiển lƣợng phun và thời điểm phun. Hình 1.1. Hệ thống nhiên liệu phun dầu điện tử kiểu thông thƣờng Ngoài ra còn có một số hệ thống EDC khác - Hệ thống UI : Trong hệ thống UI bơm cao áp và vòi phun tạo thành một khối, mỗi bơm cao áp đƣợc lắp riêng cho một xylanh động cơ và đƣợc dẫn động trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua con đội hay cò mổ. So sánh với bơm thẳng hàng và bơm phân phối, loại này có áp suất phun cao hơn (trên 2050 bar). Các thông số của hệ thống nhiên liệu đƣợc tính toán bởi ECU, việc phun nhiên liệu đƣợc điều khiển bằng cách đóng mở các van điện từ. Hình 1.2. Sơ đồ nguyên lý hệ thống UI. Cam dẫn động Pít tông Van cao áp điện từ Vòi phun 11
  12. Hình 1.3. Sơ đồ hệ thống nhiên liệu EDC loại UI. 1 . Bơm tiếp vận; 2 . ECU; 3. Kim bơm liên hợp UI; 4. Thùng nhiên liệu; Bộ tản nhiệt ECU; 6. Van điều áp;7. Các cảm biến; 8. Đƣờng dầu hồi - Hệ thống UP. Hệ thống UP về nguyên lý hoạt động tƣơng tự hệ thống UI chỉ khác ở chỗ có thêm đoạn ống cao áp ngắn nối từ bơm cao áp đến vòi phun. Bơm đƣợc dẫn động bởi trục cam động cơ, vòi phun đƣợc lắp trên buồng đốt động cơ. Mỗi bộ bơm UP cho mỗi xy lanh động cơ gồm có bơm cao áp, ống dẫn cao áp và kim phun. Đầu kim phun Kim phun ống cao áp Van cao áp điện từ Pít tông Cam dẫn động Hình 1.4. Sơ đồ nguyên lý UP. 12
  13. Hình 1.5. Hệ thống nhiên liệu UP. Bơm tiếp vận; 2. ECU; 3. Các cảm biến; 4. Kim phun; 5. Bơm cao áp; 6. Thùng nhiên liệu; 7. Bộ tản nhiệt; 8. Van điều áp Hình 1.5. Hệ thống nhiên liệu UP. Bơm tiếp vận; 2. ECU; 3. Các cảm biến; 4. Kim phun; 5. Bơm cao áp; 6. Thùng nhiên liệu; 7. Bộ tản nhiệt; 8. Van điều áp + Loại phun dầu điều khiển điện tử kiểu Common Rail: với loại này ECU sẽ điều khiển trực tiếp ở vòi phun để thay đổi lƣợng phun và thời điểm phun. 13
  14. Hình 1.6. Hệ thống nhiên liệu phun dầu điều khiển điện tử kiểu Common Rail Ngày nay, động cơ phun dầu điều khiển điện tử loại Common rail có nhiều ƣu điểm hơn và đƣợc ứng dụng rộng rãi hơn. 1.2. Cấu tạo chung và hoạt động 1.2.1 Hệ thống nhiên liệu điều khiển bơm cao áp bằng điện tử 1.2.1.1 Sơ đồ khối Sơ đồ hệ thống điều khiển điện tử EFI – Diesel. ECU sẽ nhận các tín hiệu đầu vào từ các cảm biến và các công tắc, sau đó các tín hiệu sẽ đƣợc xử lý và ECU đƣa tín hiệu đầu ra tới bộ chấp hành. Đồng thời cũng đƣa ra các tín hiệu chẩn đoán độ an toàn hoạt động của các cảm biến và các công tắc. Hình 1.7. Sơ đồ cấu trúc hệ thống điện điều khiển động cơ phun dầu điện tử 1.2.1.2 Nguyên lý hoạt động của hệ thống điều khiển phun dầu bơm cao áp điện tử Khi khởi động động cơ bơm tiếp vận sẽ cung cấp dầu cho bơm cao áp. Bơm cao áp sẽ cung cấp nhiên liệu với áp suất cao đến các vòi phun theo thứ tự làm việc của động cơ Ở hệ thống này, EDU hoặc ECU nhận các tín hiệu từ cảm biến tính oán và điều khiển van SPV nhằm điều chỉnh lƣợng nhiên liệu phun vào buồng cháy động cơ và thời điểm phun 14
  15. nhiên liệu đƣợc điều khiển bởi van điều khiển thời điểm phun TCV. Nhƣ vậy, chức năng của SPV – vòi phun, chức năng của các van TCV – SCV là nhƣ nhau. 1.2.2 Hệ thống Comanrail 1.2.2.1 Sơ đồ khối Hình 1.8 Sơ đồ cấu trúc hệ thống điện điều khiển động cơ phun dầu điện tử 1.2.2.2 Nguyên lý hoạt động - Nhiên liệu từ thùng chứa đƣợc bơm chuyển vào trong bơm cao áp. Tại đây áp suất nhiên liệu đƣợc tạo ra và đƣợc bơm liên tục vào trong ống trữ. Bơm cao áp chỉ có nhiệm vụ duy nhất là tạo cho nhiên liệu có một áp suất cao và đƣa nó vào trong ống trữ. Tại ống trữ có các đƣờng ống cao áp nối đến các kim phun. Các kim phun này đƣợc lắp trên nắp máy, nó có nhiệm vụ là phun nhiên liệu vào trong buồng đốt động cơ và đƣợc điều khiển bởi ECU. - ECU sau khi nhận các tín hiệu từ các cảm biến ( cảm biến tốc độ động cơ,cảm biến vị trí cốt cam, nhiệt độ nhiên liệu, vị trí bàn đạp ga, nhiệt độ không khí, nhiệt độ khí nạp, cảm biến nhiệt độ nƣớc làm mát, cảm biến lƣợng khí nạp….) sẽ xử lí các tín hiệu này và sau đó đƣa sẽ ra các xung vuông để điều khiển kim phun. Khi ECU phát ra xung ON ( hiệu điện thế khác không ), sẽ có dòng điện chạy trong cuộn dây ở kim phun, dòng điện này sẽ tạo ra lực điện từ đủ lớn để mở van kim. Khi van kim mở ra, nhiên liệu có áp suất cao nằm sẵn trong kim sẽ phun vào trong buồng đốt động cơ. Khi ECU phát ra xung OFF ( hiệu điện thế bằng không ), 15
  16. lúc này dòng điện không còn chạy trong cuộn dây của kim phun. Lực điện từ của cuộn dây không còn nữa, van kim sẽ bị lò xo đóng lại, nhiên liệu không còn phun vào động cơ nữa, quá trình phun chấm dứt. Nếu chiều dài của xung ON càng dài thì van kim mở càng lâu, do đó lƣợng nhiên liệu phun vào trong buồng đốt càng nhiều. Nếu xung ON từ ECU gởi đến kim phun càng sớm thì kim sẽ phun càng sớm. - Nhƣ vậy, ECU sẽ điều khiển thời điểm phun nhiên liệu của kim và lƣợng nhiên liệu phun vào trong buồng đốt động cơ. Việc điều khiển này dựa vào các tín hiệu nhận đƣợc từ các cảm biến trên động cơ. 1.3 Thực hành: Nhận dạng và vận hành hệ thống điều khiển động cơ Diesel 1.3.1 Nhận dạng đặc điểm hệ thống nhiên liệu + Quan sát tại cụm bơm cao áp trên động cơ: Hình 1.9. Sự bố trí các bộ phận cơ bản của động cơ phun dầu điện tử 1. Cảm biến lƣợng khí nạp, 2. Hộp ECU, 3. Bơm cao áp, 4. Ống phân phối (Rail), 5.Vòi phun cao áp, 6. Cảm biến tốc độ động cơ, 7. Cảm biến nhiệt độ nƣớc, 8. Lọc dầu, 9. Cảm biến vị trí bàn đạp ga - Nếu trên cụm bơm cao áp có cần ga, dây cáp ga thì đó là động cơ diesel điều khiển cơ khí. Còn trên cụm bơm cao áp không có cần ga, cáp ga mà chỉ có các giắc điện, dây điện thì đó là động cơ diesel điều khiển điện tử. 16
  17. - Để nhận biết phân biệt động cơ phun dầu điện tử loại thông thƣờng và loại ống phân phối (Common Rail) chúng ta cần quan sát phân biệt dựa vào các ống cấp dầu cao áp, cụ thể: nếu các ống dầu cao áp nối với vòi phun bắt đầu từ bơm cao áp thì đó là động cơ phun dầu điện tử loại thông thƣờng, còn nếu các ống dầu đều nối từ một ống phân phối (Rail) thì đó là động cơ phun dầu điện tử loại Common Rail. 1.3.2. Xác định vị trí lắp đặt, nhận dạng các bộ phận của hệ thống điện điều khiển động cơ phun dầu điện tử. Các bộ phận cơ bản của hệ thống nhiên liệu và hệ thống điện điều khiển động cơ phun dầu điện tử đƣợc bố trí nhƣ sơ đồ hình 1.10 Hình 1.10. Sơ đồ trải các bộ phận của động cơ phun dầu điện tử Vị trí lắp đặt các bộ phận của hệ thống điện điều khiển động cơ phun dầu điện tử đƣợc xác định và nhận dạng bằng quan sát nhƣ sau: + Cảm biến tốc độ trục cơ (tốc độ động cơ) đƣợc bố trí lắp đặt ở các đầu của trục cơ (trục khuỷu). + Cảm biến vị trí trục cam (điểm chết trên) đƣợc bố trí lắp đặt ở các đầu của trục cam. + Cảm biến vị trí bàn đạp ga đƣợc bố trí ở đầu trục bàn đạp ga. 17
  18. + Cảm biến lƣợng khí nạp (bộ đo gió) đƣợc lắp đặt trên đƣờng ống nạp + Cảm biến nhiệt độ khí nạp đƣợc lắp trên đƣờng ống nạp hoặc vỏ lọc gió hoặc trên bộ đo gió loại dây nhiệt. + Cảm biến nhiệt độ nƣớc bố trí lắp đặt trên thân động cơ và tiếp xúc áo nƣớc. + Cảm biến nhiệt độ dầu bố trí lắp đặt trên đƣờng dầu đến bơm cao áp. + Cảm biến áp suất dầu bố trí trên ống phân phối (Rail). + Cảm biến vị trí van tuần hoàn khí thải bố trí trên cụm van tuần hoàn khí thải + Cảm biến vị trí van cắt đƣờng nạp lắp đặt trên cụm van cắt đƣờng ống nạp + Cảm biến tốc độ xe bố trí ở đầu trục thứ cấp hộp số. + Công tắc khởi động, từ đầu dây STA của ổ khóa điện. + Công tắc máy lạnh, đầu ra của công tắc máy lạnh A/C. + Công tắc nhiệt độ nƣớc, bố trí lắp đặt chổ đầu nối ống ra két nƣớc. - Bộ điều khiển trung tâm (ECU) lắp đặt trong xe, bên dƣới taplo. Hình 1.11. Vị trí lắp đặt các bộ phận cơ bản hệ thống điều khiển động cơ phun dầu điện tử trên ô tô - Các bộ chấp hành và hệ thống chẩn đoán: + Vòi phun dầu đƣợc bố trí lắp đặt trên nắp máy. + Van điều khiển áp suất dầu lắp đặt trên dàn Rail. + Van điều khiển tuần hoàn khí thải lắp trên đƣờng ống nối giữa cổ xả và cổ hút. 18
  19. + Van điều khiển hạn chế khí nạp bố trí trên đƣờng ống nạp. + Đèn báo lỗi bố trí lắp đặt trên bảng đồng hồ taplo. 2. Hệ thống điều khiển động cơ xăng 2.1 Ƣu, nhƣợc điểm 2.1.1 Ƣu điểm. - Khởi động động cơ dễ dàng và nhanh chóng: Trong quá trình khởi động lƣợng nhiên liệu phun cơ bản căn cứ vào tín hiệu khởi động STA từ công tắc máy và cảm biến nhiệt độ nƣớc làm mát. Lƣợng phun hiệu chỉnh thêm nhiên liệu đƣợc lấy từ cảm biến nhiệt độ không khí nạp và điện áp của ắc quy. - Hỗn hợp không khí nhiên liệu của các xy lanh đƣợc phân phối đồng đều. - Tỉ lệ hỗn hợp đƣợc đáp ứng tối ƣu ở mọi chế độ làm việc của động cơ. - Do không sử dụng độ chân không để hút nhiên liệu nhƣ bộ chế hoà khí. Do vậy ngƣời ta tăng đƣờng kính và chiều dài của đƣờng ống nạp để làm giảm sức cản và tận dụng quán tính lớn của dòng khí để nạp đầy. Ngoài ra, ngƣời ta còn dùng các phƣơng án nhƣ thay đổi chiều dài đƣờng ống nạp hoặc dùng hai đƣờng ống nạp cho mỗi xy lanh để tăng hiệu quả nạp cho động cơ. - Ở chế độ cầm chừng nhanh, tốc độ cầm chừng của động cơ đƣợc điều khiển từ van không khí hoặc van điều khiển tốc độ cầm chừng, nên tốc độ cầm chừng nhanh thay đổi đều và rất ổn định theo nhiệt độ của nƣớc làm mát. - Nhiên liệu đƣợc cung cấp qua kim phun ở dạng sƣơng dƣới một góc độ phun hợp lý nên sự hình thành hỗn hợp đạt hiệu quả cao hơn bộ chế hoà khí. - Điều khiển cắt nhiên liệu khi giảm tốc nên nhiên liệu đƣợc tiết kiệm và giải quyết đƣợc vấn đề ô nhiểm môi trƣờng. - Lƣợng khí thải đƣợc kiểm tra để hiệu chỉnh lƣợng nhiên liệu phun cho phù hợp. Từ các ƣu điểm trên nên ở động cơ phun xăng ngƣời ta nâng cao đƣợc công suất, hiệu suất, tỉ số nén của động cơ và giải quyết đƣợc phần lớn vấn đề ô nhiểm môi trƣờng. 2.1.2. Nhƣợc điểm - Cấu tạo hệ thống phức tạp hơn so với bộ chế hòa khí, giá thành cao. - Việc kiểm tra, sửa chữa phức tạp hơn, cần có thiết bị hổ trợ. 2.1.2 Phân loại 2.1.2.1.Theo cách bố trí kim phun, hệ thống phun xăng điện tử chia là 2 loại: 19
  20. - Hệ thống phun đơn điểm: Là hệ thống phun xăng điện tử, ngƣời ta sử dụng một hoặc hai kim phun bố trí ở trung tâm để phân phối nhiên liệu cho tất cả các xy lanh của động cơ. Ở kiểu này sự phân phối nhiên liệu cho các xy lanh gần giống động cơ sử dụng bộ chế hòa khí. - Hệ thống phun xăng đa điểm: Số lƣợng kim phun đƣợc bố trí bằng với số xy lanh của động cơ. Các kim phun đƣợc bố trí trên đƣờng ống nạp, bên cạnh xu páp nạp. Phun xăng đơn điểm b. Phun xăng đa điểm Hình 1.12. Sơ đồ bố trí vòi phun ở động cơ phun xăng đơn điểm và phun xăng đa điểm Ngày nay, các hãng đang nghiên cứu ứng dụng một kiểu phun xăng khác đó là hệ thống phun xăng trực tiếp. Có nghĩa là các kim phun sẽ phun nhiên liệu trực tiếp vào xy lanh của động cơ. 2.1.2.2. Theo phƣơng pháp kiểm soát (đo) lƣu lƣợng không khí nạp, ngƣời ta chia hệ thống phun xăng điện tử làm hai kiểu nhƣ sau. + Kiểu L – EFI: Ở kiểu này bộ đo gió đƣợc đặt sau lọc gió. Do vậy tất cả lƣợng không khí nạp vào động cơ đều đƣợc kiểm tra trực tiếp bởi bộ đo gió và tín hiệu này đƣợc ECU xác định. + Kiểu D – EFI: Ở kiểu này lƣu lƣợng không khí nạp đƣợc kiểm tra gián tiếp bằng cách kiểm tra độ chân không sau bƣớm ga bằng một cảm biến gọi là cảm biến chân không. Độ chân không trong đƣờng ống nạp đƣợc chuyển thành tín hiệu điện áp và đƣợc ECU xác định. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2