intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điều khiển tự động ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Gia Lai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:129

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điều khiển tự động ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Các yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại hộp số tự động, hệ thống phanh điều khiển bằng điện tử trên ô tô; giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hộp số tự động, hệ thống phanh điều khiển bằng điện tử trên ô tô; phân tích được những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của các bộ phận hộp số tự động, hệ thống phanh điều khiển bằng điện tử trên ô tô. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điều khiển tự động ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Gia Lai

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI TRƢỜNG CAO ĐẲNG GIA LAI GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: BẢO DƢỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG Ô TÔ NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 943/QĐ-TCĐGL ngày 25. tháng 10 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Gia Lai) Gia Lai, năm 2022 1
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI TRƢỜNG CAO ĐẲNG GIA LAI GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: BẢO DƢỠNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG Ô TÔ NGÀNH/NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 943 /QĐ-TCĐGL ngày 25.tháng 10 .năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Gia Lai Gia Lai., năm 2022 2
  3. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 3
  4. MỤC LỤC GIÁO TRÌNH .............................................................................................................. 2 LỜI GIỚI THIỆU ....................................................................................................... 6 Bài 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TỰ ĐỘNG ........................... 9 1. Giới thiệu chung về hệ thống truyền lực tự động trên ô tô ............................... 9 1.1 Khái quát ................................................................................................. 9 1.2.Nhiệm vụ và phân loại hộp số tự động ................................................. 10 1.3 Cấu tạo chung của hộp số tự động ........................................................ 12 1.4 Nguyên tắc vận hành hộp số tự động .................................................... 13 Bài 2: SỬA CHỮA HỘP SỐ TỰ ĐỘNG ................................................................... 17 1. Sửa chữa thay thế bộ biến mô ......................................................................... 17 1.1 Công dụng. ............................................................................................ 17 1.2 Cấu tạo và hoạt động ............................................................................. 17 1.3. Các bộ phận chính và nhiệm vụ ........................................................... 22 1.4 Các hư hỏng của bộ biến mô, nguyên nhân và phương pháp kiểm tra, sửa chữa ....................................................................................................... 28 1.5 Kiểm tra, bảo dưỡng biến mô thủy lực ................................................ 28 2. Sửa chữa, kiểm tra, thay thế bộ truyền động (Bộ truyền hành tinh) ............... 30 2.1 Công dụng ............................................................................................. 30 2.2 Cấu tạo và hoạt động ............................................................................. 30 2.3 Hệ thống điều khiển .............................................................................. 76 Bài 3: HỆ THỐNG PHANH ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN TỬ ........................................... 100 1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống phanh điều khiển điện tử. ........... 101 1.1.Nhiệm vụ: ............................................................................................ 101 1.2.Yêu cầu:............................................................................................... 101 1.3.Phân loại: ............................................................................................. 101 2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh điều khiển điện tử. ........................................................................................................................... 105 2.1. Cấu tạo................................................................................................ 105 2.2 .Nguyên tắc hoạt động: ....................................................................... 106 Bài 4 : SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN TỬ .................... 108 1. Kiểm tra cảm biến ......................................................................................... 108 1.1 Cảm biến tốc độ bánh xe ..................................................................... 108 1.2. Cảm biến giảm tốc (chỉ có ở vài xe) .................................................. 109 1.3. Hiện tượng – nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra – sửa chữa: .......................................................................................................... 111 2. Bộ chấp hành thủy lực ................................................................................... 112 2.1 Công dụng ........................................................................................... 112 2.3 Cấu tạo bộ chấp hành: ......................................................................... 112 2.4. Nguyên lý hoạt động: ........................................................................ 113 2.5 Đặc điểm hư hỏng và phương pháp kiểm tra sửa chữa ....................... 116 2.6 Quy trình thực hiện công việc: Tháo lắp kiểm tra, sửa chữa bộ chấp hành thủy lực ............................................................................................. 117 3. Hộp điều khiển phanh điện tử. ...................................................................... 121 3.1 Công dụng ........................................................................................... 121 4
  5. 3.2 Cấu tạo :............................................................................................... 121 3.3. Hoạt động: Quá trình điều khiển chống hãm cứng bánh xe khi phanh: ................................................................................................................... 123 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 1 5
  6. LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây tốc độ gia tăng số lượng và chủng loại ô tô ở nước ta khá nhanh. Nhiều kết cấu hiện đại đã trang bị cho ô tô nhằm thỏa mãn càng nhiều nhu cầu của giao thông vận tải. Trong đó có hộp sô tự động giúp người điều khiển dễ dàng thuận lợi, hệ thống phanh chống bó cứng, phanh ABS (Anti-lock Braking System) nằm trong hệ thống an toàn chủ động của ô tô hiện đại. Nó có tác dụng giảm thiểu các nguy hiểm bằng sự điều khiển quá trình phanh một cách tối ưu. Để phục vụ cho học viên học nghề và thợ sửa chữa ô tô những kiến thức cơ bản cả về lý thuyết và thực hành bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống phanh ABS. Với mong muốn đó giáo trình được biên soạn, nội dung giáo trình bao gồm bốn bài: Để phục vụ cho đào tạo môđun Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điều khiển tự động ô tô , nghề Công nghệ ô tô, những kiến thức cơ bản cả về lý thuyết và thực hành bảo dưỡng sửa chữa hộp số tự động và hệ thống phanh ABS ,với mong muốn đó giáo trình được biên soạn, nội dung bao gồm 4 bài: Bài 1- Tổng quan về hệ thống truyền lực tự động Bài 2- Sửa chữa hộp số tự động Bài 3 - Hệ thống phanh điều khiển điện tử Bài 4 – Sửa chữa hệ thống phanh điều khiển điện tử Kiến thức trong giáo trình được biên soạn theo quy định của thông tư số 03 /2017/TT- BLĐTBXH ngày 1/3/2017 của Bộ lao động Thương binh xã hội, sắp xếp logic Do đó người đọc có thể hiểu một cách dễ dàng. Xin trân trọng cảm ơn các phòng ban chức năng trường Cao đẳng Gia Lai, khoa Động Lực-Máy nông nghiệp, trường Cao đẳng Gia Lai cũng như sự giúp đỡ quý báu của đồng nghiệp đã giúp tác giả hoàn thành giáo trình này. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi sai sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của người đọc để lần xuất bản sau giáo trình được hoàn thiện hơn. Pleiku, ngày 25 tháng 10 năm 2022 Tác giả Đỗ Đức Kiên 6
  7. CHƢƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun : Bảo dƣỡng và sửa chữa hệ thống điều khiển tự động trên ô tô Mã số mô đun: MĐ 29 Thời gian mô đun: 75 giờ (Lý thuyết: 20giờ; Thực hành: 49 giờ; Thi; kiểm tra: 6giờ) I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Sau khi học xong các môn lý thuyết cơ sở và MĐ 14 - Tính chất: Mô đun chuyên môn nghề bắt buộc. II. Mục tiêu mô đun: - Kiến thức: +Trình bày đủ các yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại hộp số tự động, hệ thống phanh điều khiển bằng điện tử trên ô tô +Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hộp số tự động, hệ thống phanh điều khiển bằng điện tử trên ô tô +Phân tích được những hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của các bộ phận hộp số tự động, hệ thống phanh điều khiển bằng điện tử trên ô tô - Kỹ năng: +Trình bày được phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sữa chữa những sai hỏng của các bộ phận hộp số tự động, hệ thống phanh điều khiển bằng điện tử trên ô tô +Sử dụng đúng các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có thể làm việc độc lập với các công việc tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa đơn giản; đối với công việc phức tạp cần theo hướng dẫn từ nguồn tài liệu hoặc giáo viên hướng dẫn + Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô +Tuân thủ quy định về an toàn, sức khỏe và môi trường III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1.Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian: Thời gian Thực Số TT Tên các bài trong mô đun hành, Tổng Lý Kiểm bài số thuyết tra tập, thí nghiệm Bài 1- Tổng quan về hệ thống truyền 1 4 3 1 lực tự động 1.Giới thiệu chung về hệ thống truyền lực tự động trên ô tô 2.Nhiệm vụ và phân loại hộp số tự động 3. Quy trình thực hiện công việc: Nhận dạng hộp số tự động 2 Bài 2- Sửa chữa hộp số tự động 36 7 28 1 7
  8. Thời gian Thực Số TT Tên các bài trong mô đun hành, Tổng Lý Kiểm bài số thuyết tra tập, thí nghiệm 1. Sửa chữa thay thế bộ biến mô 8 2 6 2. Sửa chữa thay thế bộ truyền động 16 2 13 1 3. Sửa chữa thay thế hệ thống điều khiển 12 3 9 Bài 3 - Hệ thống phanh điều khiển điện 3 8 4 4 tử 1.Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống phanh điều khiển điện tử. 2.Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh điều khiển điện tử 3. Quy trình thực hiện công việc: Nhận dạng các bộ phận trong hệ thống phanh điều khiển điện tử. Bài 4 – Sửa chữa hệ thống phanh điều 4 23 6 16 1 khiển điện tử 1.Các hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng của 4 3 1 hệ thống phanh điều khiển điện tử 2. Phương pháp kiểm tra chẩn đoán hệ 4 2 2 thống phanh điều khiển điện tử 3. Quy trình thực hiện công việc: Tháo lắp kiểm tra, sửa chữa hư hỏng hệ thống 15 1 13 1 phanh điều khiển điện tử 5 Kiểm tra /thi kết thúc môdun 4 4 Tổng 75 20 49 6 2. Nội dung chi tiết 8
  9. Bài 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TỰ ĐỘNG Mã bài - MĐ 29-01 Giới thiệu: Hệ thống truyền lực tự động hay hộp số tự động là một hộp số hiện đại được áp dụng trên ô tô nhằm giúp cho người lái tham gia giao thông được thuận tiện hơn trong quá trình tham gia giao thông. Nội dung phần này sẽ trình bày những kiến thức cơ bản về cấu tạo và hoạt động của hộp số tự động. Mục tiêu: + Kiến thức - Phát biểu được chức năng các hệ thống điều khiển tự động trên ô tô - Phát biểu đúng nhiệm vụ và phân loại hộp số tự động + Kỹ năng - Nhận dạng được các loại hộp số tự động - Vận hành hộp số tự động đúng nguyên lý và quy trình kỹ thuật + Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm: - Áp dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn. - Tự rèn luyện và phát triển nâng cao năng lực bản thân. - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô. - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Nội dung: 1. Giới thiệu chung về hệ thống truyền lực tự động trên ô tô 1.1 Khái quát Hộp số tự động là một cụm thuộc hệ thống truyền lực của ô tô bao gồm hai bộ phận chính là biến mô men và hộp số hành tinh. Hai bộ phận này được lắp chung vỏ và được lắp liền sau động cơ. Ngoài ra, cụm hộp số tự động còn có hệ thống tự động điều khiển bằng thuỷ lực hoặc bằng điện tử thực hiện tự động đóng ngắt thay đổi các số truyền bên trong hộp số chính. Ưu điểm: So với hộp số cơ khí thông thường thì hộp số tự động có những tính năng vượt trội sau đây: - Chuyển số liên tục không cần cắt dòng lực từ động cơ: - Biến mô men truyền dòng động lực thông qua động năng của dòng dầu thuỷ lực nên truyền động êm dịu, không gây tải trọng động. Ngoài ra, cơ cấu hành tinh cùng với các kết cấu li hợp khoá, phanh dải được điều khiển tự động cũng làm cho việc chuyển số nhẹ nhàng, liên tục. - Tuổi thọ của các chi tiết trong hộp số tự động cao hơn do các chi tiết thường xuyên được ngâm trong dầu, do đó việc bôi trơn và làm mát các chi tiết là rất tốt. Việc truyền động giữa các chi tiết là êm dịu, không gây tải trọng động và lực truyền đồng thời qua một số cặp bánh răng ăn khớp nên ứng suất trên răng nhỏ. Cơ cấu hành tinh ăn khớp trong nên đường kính vòng tròn ăn khớp lớn. Các bánh răng hành tinh bố trí đối xứng nên triệt tiêu được lực hướng trục. - Giảm độ ồn khi làm việc. 9
  10. - Hiệu suất làm việc cao, vì các dòng năng lượng có thể là song song, ma sát sinh ra tiêu hao năng lượng chủ yếu là do chuyển động tương đối còn không chịu ảnh hưởng của chuyển động theo. - Cho tỉ số truyền cao nhưng kích thước lại không lớn: -Với kết cấu của cơ cấu hành tinh là bánh răng mặt trời và bánh răng hành tinh nằm gọn bên trong Bánh răng bao nên kích thước của bộ truyền hành tinh là rất nhỏ gọn với 1 tỉ số truyền khá lớn. Bên cạnh đó, biến mô men thuỷ lực còn có thể làm cho mô men từ động cơ tăng lên đến 2,5 lần. Ngoài ra, việc bố trí hộp số tự động trên xe ô tô còn làm cho việc điều khiển xe dễ dàng và thuận tiện. Do không bố trí li hợp và việc chuyển số hoàn toàn tự động cho nên người lái xe bớt được rất nhiều thao tác mỗi khi phải chuyển số. Nhất là khi khởi hành và lái xe ở trong thành phố… Nhược điểm. - Giá thành của hộp số tự động cao. - Công nghệ chế tạo đòi hỏi chính xác cao: trục lồng, bánh răng ăn khớp nhiều vị trí. - Kết cấu phức tạp, nhiều cụm lồng, trục lồng, phanh dải, li hợp khoá, các khớp một chiều, … Do đó việc tháo lắp và sửa chữa sẽ rất khó khăn và phức tạp. Lực li tâm sinh ra trên các bánh răng hành tinh lớn do tốc độ góc lớn. Nếu dùng nhiều li hợp và phanh có thể làm tăng tổn hao công suất khi chuyển số, hiệu suất sẽ giảm. Các nhược điểm này sẽ dần dần được khắc phục khi lựa chọn tối ưu sơ đồ cơ cấu và công nghệ chế tạo máy phát triển. 1.2.Nhiệm vụ và phân loại hộp số tự động 1.2.1 Nhiệm vụ Hộp số trên ô tô dùng để thay đổi lực kéo tiếp tuyến ở bánh xe chủ động cho phù hợp với lực cản tổng cộng của đường. Đặc tính kéo của ô tô có hộp số thường được thể hiện trên hình sau: Đặc tính trên thể hiện cho ôtô có lắp hộp số cơ khí bốn cấp. Mỗi tay số sẽ cho một đường đặc tính thể hiện mối quan hệ giữa lực kéo tiếp tuyến ở bánh xe chủ động với tốc độ của xe. Với đặc tính này, ngay cả khi người lái xe chọn điểm làm việc của tay số phù hợp với lực cản chuyển động của đường thì kết quả là điểm làm việc cũng chưa phải là tối ưu. Điểm làm việc được coi là tối ưu khi nó nằm trên đường cong A là tiếp tuyến với tất cả các đường đặc tính của hộp số cơ khí bốn cấp, đường cong đó gọi là đường đặc tính lý tưởng. Đường cong lý tưởng có được chỉ khi sử dụng hộp số vô cấp. Và khi đó chúng ta sẽ tránh được những mất mát công suất so với sử dụng hộp số có cấp. Hình 1.1. Đặc tính kéo của ô tô Hộp số tự động dùng trên ô tô chưa cho đường đặc tính kéo trùng với đường đặc tính lý tưởng nhưng cũng cho ra được đường đặc tính gần trùng với đường đặctính lý tưởng. Với hộp số tự động việc gài các số truyền được thực hiện một cách tự động tuỳ thuộc vào chế độ của động cơ và sức cản của mặt đường. Vì vậy nó luôn tìm được một điểm làm việc trên đường đặc tính phù hợp với sức cản chuyển động bảo đảm được chất lượng động lực học và tính kinh tế nhiên liệu của ô tô. 1.2.2 Phân loại. Thông thường hộp số tự động có thể chia làm hai loại: 10
  11. +Loại hộp số sử dụng trên ô tô FF (động cơ đặt trước, cầu trước chủ động). Loại hộp số sử dụng trên ô tô FR (động cơ đặt trước, cầu sau chủ động). Hình 1.2 Hai kiểu hộp số FF và FR lắp trên ô tô Các hộp số sử dụng trên ôtô FF được thiết kế gọn nhẹ hơn so với loại sử dụng trên ôtô FR do chúng được lắp đặt cùng một khối với động cơ Các hộp số sử dụng cho ôtô FR có bộ truyền động bánh răng cuối cùng với vi sai lắp ở bên ngoài. Còn các hộp số sử dụng trên ôtô FF có bộ truyền bánh răng cuối cùng với vi sai lắp ở bên trong, vì vậy loại hộp số tự động sử dụng trên ôtô FF còn gọi là "hộp số có vi sai". Hai loại hộp số tự động nói trên được thể hiện như hình vẽ + Dựa vào cách điều khiển hộp số tự động người ta phân chia thành hai loại: -Hộp số tự động điều khiển hoàn toàn bằng thuỷ lực Hộp số tự động điều khiển điện tử. -Hộp số tự động điều khiển thuỷ lực được điều khiển thông qua các van thuỷ lực để chuyển số. Nhược điểm của hộp số này là không tự động chuyển số mà chỉ tự động chuyển số trong mỗi dải làm việc tương ứng với tay số trên cần điều khiển. Kết cấu của hệ thống điều khiển thuỷ lực khá cồng kềnh và phức tạp. Loại điều khiển điện tử là việc chuyển số được máy tính trung tâm dựa vào các tín hiệu từ các cảm biến để tính toán và đưa ra kết quả tối ưu để điều khiển chuyển số và khoá biến mô men. Loại này còn bao gồm cả chức năng chẩn đoán và dự phòng ngoài chức năng điều khiển số và khoá biến mô men. 11
  12. 1.3 Cấu tạo chung của hộp số tự động Hình 1.3. Cấu tạo của hộp số tự động Hộp số tự động dùng trên xe ô tô bao gồm 3 bộ phận chính là: biến mô men thuỷ lực, hộp số hành tinh và cụm điều khiển thuỷ lực hoặc điều khiển điện tử. Ngoài ba bộ phận chính trên, hộp số tự động còn có thể có bộ vi sai giữa các bánh đối với xe có động cơ đặt phía trước và cầu trước chủ động và vi sai giữa các cầu đối với ô tô có hai cầu chủ động Hình 1.4. Bộ truyền hành tinh Hình 1.5 Cấu tạo biến mô men Biến mô men là bộ phận dùng để truyền mô men từ động cơ qua hộp số hành tinh. Ngoài chức năng như một li hợp thuỷ lực biến mô men còn có khả năng tăng được mô men truyền từ động cơ sang hộp số. Biến mô men cũng có vai trò như một bánh đà của động cơ và có khả năng dập tắt được dao động xoắn từ động cơ. Biến mô men gồm có: bánh bơm (Impeller) được dẫn động từ trục khuỷu động cơ, bánh tua bin (Turbine) được nối với trục sơ cấp từ hộp số và bánh Stator được bắt chặt vào vỏ hộp số qua khớp một chiều và trục Stator. Biến mô men được đổ đầy dầu thuỷ lực cung cấp bởi bơm dầu Hộp số hành tinh được tổ hợp từ các cơ cấu hành tinh cùng các phanh, các li hợp, các khớp một chiều, các trục truyền mô men để thực hiện thay đổi các số truyền từ tín hiệu điều khiển từ cụm điều khiển Trong hộp số tự động, việc điều khiển sang số hay khoá biến mô men, khoá trục truyền được thực hiện tự động nhờ bộ phận điều khiển hộp số. Có hai loại điều khiển hộp số tự động trên ô tô là: Loại điều khiển thuỷ lực là dùng các van điều khiển thuỷ lực được tác động bởi những tín hiệu đầu vào như: vị trí cần chọn số, vị trí bướm ga và tốc độ của ô tô để thực hiện điều khiển hộp số tự động. 12
  13. Loại điều khiển điện tử bao gồm: các cảm biến tín hiệu đầu vào, bộ điều khiển trung tâm, các bộ điều khiển liên hợp điện từ thuỷ lực, cụm báo lỗi trạng thái. Bộ điều khiển trung tâm sẽ nhận tín hiệu từ các cảm biến và tính toán để đưa ra tín hiệu điều khiển thích hợp, đồng thời nó cũng ghi lại những sự cố để dự báo những hư hỏng xảy ra trong hộp số 1.4 Nguyên tắc vận hành hộp số tự động 1.4.1 Các ký hiệu cơ bản Hình 1.6: Các kí hiệu cần sô tự động Cần số tự động thường có 4 loại ký hiệu chính, bao gồm: P, R, N, D được sắp xếp theo hình ziczac hoặc đường thẳng. Mỗi ký hiệu sẽ có một ý nghĩa khác nhau, do đó, người điều khiển cần nắm rõ ý nghĩa của các ký hiệu trên cần số, vị trí và công dụng để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình lái xe. P (Parking): Đại diện cho số đỗ, được sử dụng khi khởi động hoặc dừng xe. Người lái có thể sử dụng cần số P để kéo phanh tay nhằm tăng tính an toàn và hạn chế hư hỏng hộp số trong trường hợp va chạm vào phía sau xe. Khi cần số ở vị trí này thì bánh xe dẫn động bị khóa, do đó khi cài đặt về vị trí P thì lúc này động cơ ô tô vẫn hoạt động nhưng xe không thể di chuyển. Vị trí này giúp đỗ xe một cách an toàn. Vì vậy, khi muốn đỗ xe cần cài đặt hộp số ở vị trí P. Khi sử dụng chế độ P cần đặc biệt lưu ý: + Chỉ đưa xe về chế độ P khi xe đã dừng hẳn. Vì nếu chuyển về chế độ P khi xe chưa dừng hẳn thì chuyển động quay của các bánh răng số có thể sinh ra tác động ngược do bị hãm đột ngột dẫn đến hậu quả có thể làm hư hại các bánh răng số. + Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn, trước khi chuyển từ chế độ P sang các chế độ khác, cần đạp phanh để phòng ngừa trường hợp xe tự lăn bánh khi gạt nhầm cần chuyển số. R (Reverse): Đại diện cho số lùi và được sử dụng khi lùi xe. Một điều người lái xe cần lưu ý là không nên sử dụng số lùi khi xe đã dừng hoàn toàn. Thay vào đó, người lái có thể dùng chân phải đạp phanh, sau đó về số rồi từ từ nhả phanh để đảm bảo an toàn. Khi sử dụng chế độ R cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề sau: + Chỉ khi nào xe ô tô đã dừng hẳn, động cơ chạy ở chế độ không tải thì mới được gạt cần chuyển số về vị trí R. Vì nếu xe chưa dừng hẳn, các bánh răng số vẫn tiếp tục quay, nếu bị đảo chiều chuyển động đột ngột sẽ dẫn đến những hư hại nghiêm trọng cho các bánh răng số. 13
  14. N (Neutral) (số mo): Cho biết xe đang ở trạng thái tự nhiên, nghĩa là động cơ vẫn đang chạy nhưng các bánh xe không chuyển động.Vì vậy, khi sử dụng chế độ N, cần chú ý: + Chỉ nên sử dụng trong những trường hợp dừng xe trong thời gian ngắn. + Nếu dừng xe nơi đường dốc và đặt cần chuyển số ở chế độ N, thì hãy luôn nhớ phải đạp hết phanh chân hoặc sử dụng phanh tay để tránh xe bị tụt dốc. + Mặc dù chế độ N có thể giúp ngắt truyền động, song nếu cần dừng xe trong thời gian dài hoặc khi đỗ xe thì không nên sử dụng chế độ N mà hãy đưa cần chuyển số về chế độ P sẽ đảm bảo an toàn hơn rất nhiều. + Khi xe đang di chuyển, tuyệt đối không điều chỉnh cần số về chế độ N vì về nguyên lý, trong quá trình xe vận hành, hộp số tự động sẽ thường xuyên bơm dầu nhớt để bôi trơn các chi tiết trong hộp số. Do đó, khi ta về số N, lúc đó hộp số sẽ tự động ngưng việc bơm dầu bôi trơn hộp số, song do xe vẫn đang chuyển động nên các thành phần khác của hộp số vẫn hoạt động liên tục ở cường độ cao. Và điều đó sẽ gây ra tình trạng các chi tiết bị nóng, dẫn đến nguy cơ các lá côn (ly hợp) có thể bị cháy dẫn đến làm hư hỏng hộp số. Đồng thời, việc về số N khi xe đang chạy cũng sẽ làm vô hiệu hóa các hệ thống an toàn điện tử, ví dụ như hệ thống cân bằng điện tử ESP, do các cảm biến sẽ cung cấp cho ECU điều khiển thông số không chính xác, vì vậy sẽ phần nào làm giảm mức độ an toàn khi xe vào cua và có thể dẫn đến mất lái. D (Drive): Là số tiến, được kích hoạt khi xe di chuyển trên đoạn đường bằng phẳng và trong điều kiện thời tiết ổn định. Khi xe ở chế độ này, tất cả các số tiến sẽ được tự động lựa chọn. Khi chạy xe trên địa hình trơn trượt, dốc, người lái nên chuyển sang chế độ bán tự động để giữ cho động cơ khỏe cũng như kiểm soát tốc độ tốt hơn. Khi xe vận hành ở chế độ D, cần lưu ý: Đối với các đoạn đường đông, nên giữ tốc độ xe ổn định, thay đổi tốc độ từ từ, tránh tăng ga và giảm ga đột ngột sẽ giúp xe vận hành êm ái với mức tiêu hao nhiên liệu ít nhất. Ngoài 4 ký hiệu phổ biến trên, cần số tự động ở một số dòng xe còn có thêm nhiều ký hiệu với các chức năng khác nhau như: M (Manual): Có chức năng tương tự như xe số sàn, giúp xe chuyển sang số 1, 2, 3, 4, 5 và ngược lại. Chữ M thường có dấu “+” (biểu thị số tăng) hoặc dấu “-” (biểu thị số giảm). S (Sport): Là chế độ lái thể thao tương tự như số M khi có chức năng chuyển số theo ý muốn của người lái. Chế độ này giúp xe tăng tốc nhanh, mang lại trải nghiệm lái đầy mạnh mẽ. L (Low): là số thấp, dùng trong trường hợp lên dốc, xuống dốc hoặc vận chuyển vật nặng. B (Brake): Là số hãm có chức năng tương tự như số L, giúp hỗ trợ giảm tốc cho xe khi xuống dốc. OD (Overdrive): là chế độ tăng tốc nhanh, thường được sử dụng khi đổ đèo, vượt dốc. D1, D2 (Drive 1, Drive 2): Được dùng khi người lái di chuyển trên các cung đường không bằng phẳng, gồ ghề, cần lái xe chậm. 1.4.2 Yêu cầu khi vận hành hộp số tự động -Trước khi khởi động xe cần chắc chắn cần chuyển số đang ở vị trí P, đạp hết bàn đạp phanh và kéo phanh tay trước khi bật khóa khởi động. -Đạp phanh trước khi thay đổi vị trí cần số từ chế độ P hoặc N sang vị trí khác và tuyệt đối không đạp ga khi đang sang số để tránh hiện tượng tăng tốc đột ngột. -Đạp phanh khi thay đổi vị trí cần chuyển số về chế độ N hoặc thay đổi từ vị trí N sang chế độ khác để phòng tránh tình trạng mất lái. - Không đạp chân ga và chân phanh đồng thời vì như vậy vừa dẫn đến tình trạnh mòn má phanh, vừa làm giảm hiệu quả của phanh. - Tuyệt đối không điều chỉnh vị trí cần số về chế độ N khi xe đang chuyển động. 14
  15. - Hạn chế ấn nút khóa trên bàn điều khiển cần số vì có thể nhầm qua vị trí R. - Luôn luôn đạp phanh bằng chân phải và phải đạp hết phanh trước khi thay đổi vị trí của cần chuyển số. 1.4.3 Vận hành hộp số tự động - Cắm chìa khoá vào ổ và khởi động xe: Đạp hết chân phanh, thả phanh tay - Điều chỉnh xe sang chế độ di chuyển phù hợp mà bạn mong muốn. Chẳng hạn, chuyển cần số sang D nếu đi tới hoặc R nếu đi lùi - Chân phải đạp phanh và dần dần hạ hết tay phanh, quan sát trước sau cẩn thận bằng gương chiếu hậu trước khi cho xe di chuyển. - Bỏ chân ra khỏi phanh và từ từ nhấn chân ga để xe tăng tốc, cảm nhận xe di chuyển, tăng tới tốc độ mong muốn, phù hợp với luật giao thông. - Dừng đỗ xe: Sử dụng chân phải đạp chân phanh cho đến khi xe dừng hẳn, kéo phanh tay và chuyển cần số về P, sau đó tắt động cơ. 2.3. Quy trình thực hiện công việc: Nhận dạng, vận hành hộp số tự động A. CÂU HỎI Câu 1. Trình bày nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hộp số tự động? Câu 2. Trình bày sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hộp số tự động? Câu 3. Trình bày nguyên tắc vận hành hộp số tự động ? B. BÀI TẬP THỰC HÀNH 1. Nội dung bài thực hành: Hãy thực hiện nhận dạng các bộ phận của hộp số tự động và vận hành hộp số tự động 2. Yêu cầu kỹ thuật/mô tả công việc STT Nội dung 1 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị sắp xếp nơi làm việc khoa học, gọn gàng 2 Làm sạch và nhận dạng các chi tiết 3 Vận hành hộp số tự động 3. Trang thiết bị, dụng cụ, vật tƣ TT Tên thiết bị ĐVT SL 1 Xăng 92 Lít 5 2 Hộp số tự động các loại Cái 4 3 Giẻ lau Kg 4 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Cách thức và Kết quả thực Điểm TT Tiêu chí đánh giá phƣơng pháp đánh hiện của tối đa giá ngƣời học I Kiến thức Cấu tạo và nguyên lý hoạt Vấn đáp, đối chiếu với 1 nội dung bài học 2 động của hộp số tự động Cách nhận dạng các chi tiết, Vấn đáp, đối chiếu với 2 1 vận hành hộp số nội dung bài học II Kỹ năng 15
  16. Chuẩn bị nơi làm việc khoa Kiểm tra công tác 1 học, trang thiết bị đạt yêu cầu chuẩn bị, đối chiếu với 1 so với nội dung thực hành kế hoạch đã lập Vệ sinh sạch sẽ các bộ phận Kiểm tra công tác 2 1 chi tiết chuẩn bị Nhận dạng được các chi tiết 3 Quan sát các thao tác, 1 hộp số tự động 4 Vận hành hộp số tự động Quan sát các thao tác, 2 III Năng lực tự chủ tự chịu trách nhiệm 1 Tác phong công nghiệp 2 1.1 Đi học đầy đủ, đúng giờ Theo dõi việc thực 1 Không vi phạm nội quy lớp hiện, đối chiếu với nội 1.2 1 học quy của trường. 16
  17. Bài 2: SỬA CHỮA HỘP SỐ TỰ ĐỘNG Mã bài: MĐ 29-02 Giới thiệu: Trong quá trình hoạt động của hộp số sẽ không tránh khỏi được những hư hỏng, để đảm bảo cho hộp số hoạt động tin cậy, an toàn. Ở bài này sẽ trang bị cho học viên những kiến thức liên quan đến công tác tháo lắp kiểm tra sửa chữa hộp số tự động. .Mục tiêu: + Kiến thức - Trình bày được nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại, cấu tạo và hoạt động các bộ phận trong hộp số tự động - Trình bày các hư hỏng, nguyên nhân gây ra hư hỏng, phương pháp kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng của hộp số tự động. + Kỹ năng - Tháo, lắp được hộp số tự động đúng quy trình và yêu cầu kỹ thuật - Kiểm tra , vận hành được hộp số tự động +Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm: - Áp dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn. - Tự rèn luyện và phát triển nâng cao năng lực bản thân. - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô. - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Nội dung: 1. Sửa chữa thay thế bộ biến mô 1.1 Công dụng. Bộ biến mô có các công dụng sau : - Tăng mô men do động cơ tạo ra và làm cho trục khuỷu quay đều. - Tự động đóng và mở mạch truyền lực (truyền công suất) từ động cơ đến trục sơ cấp hộp số hành tinh. - Dẫn động bơm dầu của cơ cấu điều Khiển thủy lực của cơm hộp số hành tinh - Đảm bảo an toàn cho động cơ và hệ thống truyền lực Khi bị quá bướm. Yêu cầu - Tự động truyền và tăng được mô men xoắn lớn nhất của động cơ hợp lý . - Làm việc êm và giúp cho việc tự động đi số chính xác. - Đảm bảo an toàn cho động cơ và hệ thống truyền lực Khi bị quá bướm. - Kết cấu đơn giản, thoát nhiệt tốt và có độ bền cao. 1.2 Cấu tạo và hoạt động 1.2.1. Cấu tạo: * Phần chủ động gồm có: Vỏ và bánh bơm 17
  18. Hình 2.1: Cấu tạo biến mô men thủy lực - Bánh bơm: Bánh bơm gồm nhiều cánh bơm làm bằng thép hoặc hợp kim nhẹ có dạng cong hình xuyến được lắp theo hướng kính ở bên trong vỏ bơm, bánh bơm được gắn liền với vỏ biến mô. Hình 2.2: Cấu tạo bánh bơm - Vỏ biến mô: Vỏ biến mô được lắp chặt với trục khuỷu thông qua tâm dẫn động và luôn quay cùng trục khuỷu, vỏ biến mô dùng để lắp bánh bơm, Rôto tuabin, stato và chứa dầu hộp số. 18
  19. Hình 2.3: Cấu tạo vỏ biến mô -Bánh tua bin Hình 2.4: Bánh tua bin - Rôto tua bin gồm nhiều cánh hình xuyến, hướng cong ngược chiều với các cánh của bánh bơm và lắp phía trước bánh bơm (tính từ động cơ đến hộp số), Rôto tua bin có moayơ lắp với trục sơ cấp hộp số hành tinh. Bên ngoài Rôtocòn có lò xo giảm chấn xoắn và pittông ép ly hợp ma sát. -Stator và khớp một chiều. Stato được đặt giữa bánh bơm và Rôto tua bin, gồm nhiều cánh có hướng sao cho khi nhận dòng chất lỏng đi ra khỏi Rôto tua bin, tác dụng vào các cánh của bánh bơm làm cường hoá bánh bơm. Stato lắp với trục ống lồng liên kết với vỏ hộp số hành tinh, thông qua khớp một chiều. Khớp một chiều cho phép stato quay cùng chiều với trục khuỷu động cơ. Tuy nhiên 19
  20. nếu stato có xu hướng quay theo chiều ngược lại, khớp một chiều sẽ khóa stato lại và không cho nó quay. Do vậy stato quay hay bị khóa phụ thuộc vào hướng của dòng dầu đập vào các cánh dẫn của nó. Sơ đồ cấu tạo của stato và khớp một chiều được thể hiện trên hình sau Hình 2.5: Stator và khớp một chiều Các cánh của bánh bơm, rôto tua bin và stato cấu tạo theo quy luật tạo nên không gian dòng chảy của chất lỏng ở gần tâm lớn,càng ra ngoài càng thu nhỏ, tạo điều kiện nâng cao tốc độ dòng chảy khi chất lỏng đi ra xa tâm quay với động năng lớn. 1.2.2. Nguyên tắc hoạt động +. Trạng thái truyền mômen xoắn : - Khi động cơ hoạt động, bánh bơm được dẫn động từ trục khuỷu, dầu trong bánh bơm sẽ quay theo các cánh bơm cùng một hướng. Khi tốc độ động cơ tăng lên, lực ly tâm tăng lên đẩy dầu từ tâm ra khỏi cánh bơm, đập vào các cánh quạt của rôto tua bin làm cho rôto tua bin và trục sơ cấp quay theo chiều của bánh bơm. Sau khi dầu mất năng lượng do va đập vào các cánh quạt của Rôto tua bin, dầu chảy vào trong dọc theo các cánh và khi va đập vào bề mặt cong các cánh rôto quay sẽ đổi hướng ngược lại đẩy dầu về các cánh của bánh bơm để lặp lại chu kỳ ban đầu. - Như vậy việc truyền mô men (truyền công suất ở chế độ không bơm) được thực hiện bởi dòng dầu chảy qua các cánh bơm và các cánh của rôto tua bin. +Trạng thái khuyêch đại (biến) mômen (hình 2.6) - Sau khi dầu đi qua rôto tua bin đổi hướng như trên, dòng dầu chảy đi qua các cánh của stato. Do chênh lệch tốc độ quay của bánh bơm và Rôto tua bin, dầu từ Rôto đập vào mặt trước của các cánh stato làm cho stato quay theo hướng ngược lại của bánh bơm và làm cho khớp một chiều khoá cứng stato. Khi stato bị khoá cứng, dòng chảy đập vào mặt cong của các cánh stato làm thay đổi hướng dòng chảy (xiên góc) có tác dụng tăng cường thêm chuyển động quay của bánh bơm (tăng mômen khi ô tô bắt đầu chuyển động). Do vậy khi đạp chân ga sẽ làm cho rôto tua bin quay với mô men lớn hơn mô men do động cơ sinh ra (biến mô) để làm cho ô tô khởi hành. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0