Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống nhiên liệu Diesel (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Kiên Giang
lượt xem 10
download
Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống nhiên liệu Diesel với mục tiêu giúp các bạn có thể mô tả được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận trên hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel; Trình bày được các nguyên nhân hư hỏng và lựa chọn được biện pháp khắc phục trên hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 giáo trình dưới đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống nhiên liệu Diesel (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Kiên Giang
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG TRƯỜNG CAO ĐẲNG KIÊN GIANG GIÁO TRÌNH (Lưu hành nội bộ) Mô đun: BẢO DƯỠNG – SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU DIESEL NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số:159 /QĐ-CĐKG ngày 27 tháng 09 năm 2019 Của hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kiên Giang Kiên Giang, năm 2019
- i TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu nầy thuộc loại Giáo trình, nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Hệ thống nhiên liệu Diesel được bố trí trên xe ô tô sử dụng động cơ Diesel nhằm mục đích tăng công suất động cơ, tiết kiệm nhiện liệu hơn so với ô tô sử dụng động cơ xăng. Và được sử dụng nhiều trên ô tô con, ô tô khách, ô tô tải có tải trọng trung bình và lớn Tài liệu này được biên soạn nhằm mục đích phục vụ học sinh sinh viên đang học nghề Công nghệ ô tô, Mô đun Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống nhiên liệu Diesel. Hướng dẫn một số kiến thức, quy trình bảo dưỡng sửa chữa về hệ thống nhiên liệu trên động cơ Diesel, rất mong tập tài liệu này sẽ giúp ích một phần trong việc học tập của các bạn học sinh, sinh viên. Trong quá trình biên soạn, không thể tránh được các sai sót, chúng tôi xin chân thành cảm ơn mọi góp ý bổ xung để tập tài liệu ngày càng hoàn chỉnh. Kiên Giang, năm 2019
- ii MỤC LỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................... i Bài 01: TỔNG QUAN HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU DIESEL............................. 2 1. Sơ đồ hệ thống hệ thống nhiên liệu Diesel trên ô tô.................................... 2 2. Hệ thống tiếp vận bằng trọng lực ...................................................................... 2 3. Tiếp vận bằng bơm truyền ................................................................................ 3 Bài 02: BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA KIM PHUN NHIÊN LIỆU .................... 5 1. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động ............................................................................ 5 3. Qui trình tháo lắp kim phun .............................................................................. 6 4. Kiểm tra sửa chữa.............................................................................................. 8 5. Cân chỉnh kim phun ....................................................................................... 11 Bài 03: BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA BƠM TRUYỀN NHIÊN LIỆU ............. 15 1.Cấu tạo, nguyên lý hoạt động ........................................................................... 15 3. Qui trình tháo, lắp bơm truyền nhiên liệu loại piston ..................................... 17 4. Kiểm tra, sửa chữa........................................................................................... 20 Bài 04: BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA BƠM CAO ÁP -PF............................... 21 1. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động .......................................................................... 21 2. Qui trình tháo lắp bơm cao áp PF ................................................................... 26 3.Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa bơm cao áp ................................................................................................................... 29 Bài 05: BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA BƠM CAO ÁP PE .................................. 32 1.Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm cao áp ............................................... 32 2. Bộ điều tốc ...................................................................................................... 40 3.Bộ điều tốc cơ khí ............................................................................................ 40 4. Bộ điều tốc chân không ................................................................................... 41 5. Bộ điều tốc thủy lực ........................................................................................ 43 6. Qui trình tháo lắp bơm cao áp PE ................................................................... 43 7. Phương pháp đặt bơm cao áp kép vào động cơ .............................................. 48 8. Sửa chữa bơm cao áp ...................................................................................... 49 Bài 06: BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA BƠM CAO ÁP –VE .............................. 50 1. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm cao áp VE ....................................... 50 2. Qui trình tháo lắp bơm cao áp VE................................................................... 55 3. Một số sai hỏng thường gặp và hướng khắc phục .......................................... 58 Bài 07: THIẾT BỊ CÂN CHỈNH BƠM CAO ÁP .............................................. 61 1.Giới thiệu thiết bị ............................................................................................. 61 2. Công dụng thiết bị ........................................................................................... 62 3. Các đặc tính kỹ thuật ....................................................................................... 62 4. Qui trình vận hành ........................................................................................... 63 5. Các qui định an toàn trong quá trình sử dụng ................................................. 64 6. Phương pháp kiểm tra ..................................................................................... 65 Bài 8: SỬA CHỮA PAN ĐỘNG CƠ DIESEL ................................................. 72 1. Vận hành động cơ Diesel 1 xy lanh ................................................................ 72 2. Vận hành động cơ Diesel nhiều xylanh .......................................................... 73
- iii 3. Sửa chữa pan động cơ Diesel .......................................................................... 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO: .................................................................................. 79
- 1 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống nhiên liệu diesel Mã mô đun: MĐ 15 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Là mô đun chuyên ngành cơ khí động lực bậc cao đẳng. Được bố trí sau khi học xong môn học bảo dưỡng sửa chữa động cơ xăng, - Tính chất: Là môn học thực hành, thuộc mô đun chuyên môn nghề bắt buộc. -Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Mục tiêu của mô đun: - Về kiến thức: + Mô tả được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các bộ phận trên hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel + Trình bày được các nguyên nhân hư hỏng và lựa chọn được biện pháp khắc phục trên hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel -Về kỹ năng: + Tháo lắp được các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel + Chẩn đoán và sửa chữa được các hư hỏng thường gặp của hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel + Sử dụng và vận hành được động cơ Diesel đúng yêu cầu kỹ thuật và đảm bảo an toàn cho người, thiết bị. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Cá nhân tự vận hành, chẩn đoán và sửa chữa được hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel hoặc phối hợp với các thành viên trong nhóm. + Hướng dẫn, giám sát các thành viên trong nhóm khi vận hành, chẩn đoán và sửa chữa được hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel + Chịu trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo quản dụng cụ, thiết bị và các nhiệm vụ được giao. + Tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo an toàn cho người và thiết bị khi sửa chữa, bảo quản hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel. Nội dung của mô đun:
- 2 Bài 01: TỔNG QUAN HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU DIESEL Giới thiệu: Bài học hướng dẫn sinh viên phương pháp xác định tổng quan hệ thống nhiên liệu Diesel Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khả năng: - Củng cố kiến thức lý thuyết đã học về sơ đồ, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống nhiên liệu Diesel - Nhận diện được các loại động cơ Diesel và các bộ phận trên hệ thống nhiên liệu Diesel - Vẽ được các sơ đồ hệ thống nhiên liệu trên động cơ Diesel - Đảm bảo an toàn cho người và máy móc, thiết bị Nội dung chính: 1. Sơ đồ hệ thống hệ thống nhiên liệu Diesel trên ô tô Hình 1.1 Sơ đồ hệ thống nhiên liệu Diesel trên ô tô 2. Hệ thống tiếp vận bằng trọng lực 2.1. Sơ đồ
- 3 Hình 1.2. Sơ đồ hệ thống tiếp vận bằng trọng lực 1.Thùng dầu 2.Khóa dầu 3.Lọc dầu 4.Bơm cao áp 5.Kim phun 6.Ống dầu cao áp 7.Ống dầu hồi 8.Ống dầu thấp áp 2.2. Nguyên lý làm việc Loại này thùng dầu được bố trí ở trên cao. Nhờ chênh lệch áp suất, dầu từ thùng chứa sẽ tự chảy qua khóa dầu đến lọc dầu rồi đến bơm cao áp. Khi động cơ hoạt động, bơm cao áp sẽ quay hút dầu vào xylanh bơm cao áp và sau đó đẩy dầu có áp suất cao đến vòi phun để phun nhiên liệu vào động cơ đúng thời điểm. Dầu hồi sẽ theo đường ống dầu hồi về thùng chứa. Quá trình cứ tiếp tục diễn ra như vậy. 3. Tiếp vận bằng bơm truyền 3.1. Sơ đồ
- 4 Hình 1.3. Sơ đồ hệ thống tiếp vận bằng bơm truyền 1.Thùng chứa 2.Bơm truyền 3.Bộ điều tốc 4.Lọc nhiên liệu 5.Bơm cao áp 6.Ống cao áp 7.Kim Phun 8.Ống dầu hồi 3.2. Nguyên lý làm việc Khi động cơ làm việc, bơm truyền (2) sẽ hút dầu từ thùng chứa (1) vào bơm truyền và đưa đến lọc nhiên liệu (4) rồi đến bơm cao áp (5). Khi nhiên liệu được nén trong bơm cao áp với áp suất rất cao, nhiên liệu sẽ đi theo đường ống dẫn nhiên liệu cao áp ( 6 ) đến kim phun (7). Vào thời điểm cuối kỳ nén piston gần đến điểm chết trên, kim phun (7) sẽ phun nhiên liệu vào trong lòng xylanh của động cơ. Sau đó quá trình cháy bắt đầu, quá trình phun kết thúc khi bơm cao áp ngắt hoàn toàn việc cung cấp nhiên liệu cao áp. Lượng nhiên liệu thừa trong bơm cao áp (5), kim phun (7) được trả về thùng chứa theo đường ống hồi nhiên liệu (8). Quá trình cứ tiếp tục diễn ra như thế. Câu hỏi ôn tập 1.Trình bày sơ đồ tổng quan hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel bố trí trên ô tô 2.Trình bày sơ đồ hệ thống tiếp vận nhiên liệu bằng trọng lực và nguyên lý hoạt động của hệ thống 3.Trình bày sơ đồ hệ thống tiếp vận nhiên liệu bằng bơm truyền và nguyên lý
- 5 hoạt động của hệ thống Bài 02: BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA KIM PHUN NHIÊN LIỆU Giới thiệu: Bài học hướng dẫn sinh viên phương pháp bảo dưỡng sửa chữa kim phun nhiên liệu Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khả năng: - Củng cố kiến thức lý thuyết về cấu tạo và hoạt động của kim phun nhiên liệu - Trình bày được qui trình tháo lắp các chi tiết kim phun nhiên liệu - Tháo, lắp, kiểm tra các chi tiết kim phun nhiên liệu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật - Xác định được nguyên nhân hư hỏng, đề ra các giải pháp khắc phục, bảo dưỡng, sửa chữa kim phun nhiên liệu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật - Tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Nội dung chính: 1. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động 1.1. Cấu tạo kim phun Hình 2.1 Cấu tạo kim phun 1.Lỗ phun 2.mặt côn tựa của van kim 3. kim phun 4.êcu tròng (nắp chụp nối kim phun với thân kim phun) 5 và 16.đường dẫn nhiên liệu 6.đũa đẩy (ty đẩy) 7.đĩa lò xo 8.lò xo 9.cốc 10.vít điều chỉnh 11.bulông 12.lỗ nối với đường dẫn nhiên liệu 13.chụp 14.lọc lưới 15.thân kim phun 17.thân kim phun
- 6 1.2. Nguyên lý làm việc của kim phun Nhiên liệu cao áp được bơm cao áp đưa qua lưới lọc 14, qua các đường 16 trong thân kim phun tới không gian bên trên mặt côn tựa của kim phun. Lực do áp suất nhiên liệu cao áp tạo ra tác dụng lên diện tích hình vành khăn của kim phun chống lại lực ép của lò xo. Khi lực của áp suất nhiện liệu lớn hơn lực ép của lò xo thì kim phun bị đẩy bật lên mở đường thông cho nhiên liệu tới lỗ phun. 3. Qui trình tháo lắp kim phun 3.1. Qui trình tháo TT Bước công việc Hình minh hoạ Dụng cụ YCKT A-Tháo từ động cơ. 1 -Vệ sinh sơ bộ. -Giẻ lau, -Sạch sẽ dầu 2 -Tháo đường -Clê thích -Tránh ống cao áp đến hợp xoắn ống. kim phun. 3 -Tháo đường -Chìa khoá -Tránh dầu hồi. thích hợp xoắn ống. 4 -Tháo bulông -Chìa khoá -Nới điều bắt kim phun thích hợp đối xứng. trên động cơ. 5 -Lấy kim phun -Tay, cây -Bịt kín lỗ ra khỏi động cơ. nại trên nắp máy. B-Tháo ra chi tiết. 1 -Vệ sinh kim -Giẻ lau, -Sạch sẽ phun. dầu
- 7 2 -Tháo nắp trên -Chìa khoá -Chú ý của kim phun. thích hợp đệm. 3 -Tháo rắc co nối -Chìa khoá -Chú ý ống dẫn dầu hồi. thích hợp tránh xoắn ống. 4 -Tháo ốc chụp -Chìa khoá -Nhớ vị trí lò xo. thích hợp ốc chụp lò xo 5 -Tháo lò xo và -Tay -Nếu có ty đẩy ra ngoài. đệm điều chỉnh phải giữ lại. 6 -Tháo đai ốc -Chìa khoá -Chú ý vi khóa, vít điều thích hợp trí điều chỉnh khi cần. chỉnh 7 -Tháo nắp chụp -Chìa khoá -Tránh rớt đầu kim phun. thích hợp chi tiết
- 8 8 -Lấy bệ, kim -Tay -Sau khi phun ra ngoài. tháo kim và bệ phun phải ngâm trong dầu. 9 -Vệ sinh sạch sẽ -Tay -Sạch sẽ chi tiết. 3.2. Qui trình lắp Qui trình lắp kim phun được thực hiện ngược với qui trình tháo, nhưng cần chú ý các yêu cầu sau - Bảo đảm vệ sinh sạch sẽ các chi tiết - Không được lắp lò xo, ty đẩy trước - Đảm bảo đồng bộ các chi tiết ` - Các đệm làm kín phải tốt - Lắp đai ốc giữ kim phun phải siết đúng lực - Sau khi tháo, lắp phải hiệu chỉnh lại trên bàn thử 3.3. Những hư hỏng thường gặp - Đầu kim phun bị trầy sướt: do nhiên liệu bị cặn bẩn - Kim phun bị bó kẹt: do nhiên liệu bị cặn bẩn, dầu có lẫn nước làm gỉ, sét, có muội than - Đầu kim phun bị nhỏ giọt: do đầu kim phun đóng không kín, lỗ phun mòn quá rộng - Áp lực nâng kim phun thấp: do lò xo yếu hoặc điều chỉnh không đúng 4. Kiểm tra sửa chữa 4.1. Kiểm tra, sửa chữa bề mặt tiếp xúc giữa đót và thân -Dùng kín lúp quan sát thấy bề mặt tiếp xúc bị trầy xướt, rỗ ít dùng cát nhuyễn đặc biệt (cạo rà) hoặc tàn thuốc rà lại bề mặt phẳng của đót và thân kim trên bề mặt máp, khi rà phải rà theo hình số 8
- 9 Hình 2.2 Rà theo hình số 8 -Nếu trầy xướt, rỗ nhiều thì thay mới 4.2. Kiểm tra, sửa chữa bề mặt côn của kim phun và đót kim Hình 2.3 Xoáy kim phun trên máy xoáy Dùng kính lúp quan sát bề mặt côn kim phun, nếu bề mặt côn kim phun khác màu, trầy xướt (ít), không kín thì dùng cát mịn hoặc tàn thuốc để xoáy lại -Khi xoáy bắt đuôi kim vào bầu khoan -Dùng que thấm một ít vào bề mặt côn kim phun -Đặt đót vào kim phun -Cho máy khoan quay đồng thời di động đót kim ra vào -Tháo kim phun ra khỏi đót kim và vệ sinh sạch sẽ -Kiểm tra lại trên bàn thử, không đạt thì thay mới +Khi xoáy tránh để cát dính vào phần trụ kim phun -Nếu trầy xướt nhiều thì thay mới 4.3. Kiểm tra, sửa chữa thân kim bị trầy xước Cho kim phun vào trong đót nếu bị trầy xước lắp vào thấy nặng. Nếu ít thì xoáy lại, nếu nhiều thì thay mới
- 10 -Kiểm tra các chi tiết khác + Các đệm đồng và nhôm hỏng phải thay mới + Lò xo bị nứt, gãy thì thay mới + Ty đẩy bị cong thì nắn sửa lại hay thay mới 4.4. Dụng cụ và sửa chữa kim phun Hình 2.4 Dụng cụ sửa chữa kim phun a.Các dụng cụ sửa chữa b.Chùi sạch van kim c.Chùi đót kim d.Làm sạch đường nhiên liệu trong đót e.Làm sạch phòng chứa van kim g.Thông lỗ tia h.Kiểm tra đường nhiên liệu bằng mũi khoan Công việc sửa chữa được thực hiện sau khi kiểm tra trên bàn thử hoặc tháo ra chi tiết 4.5. Sửa chữa các lỗ kim phun bị nghẹt - Dùng bàn chảy cước bằng thau để đánh sạch bên ngoài kim phun như hình 2.4c - Dùng que kim có đường kín 1.5mm để thông mạch dầu đến khoan chứa bơm cao áp như hình 2.4d -Dùng cây nạo bằng thau để nạo mụi than trong khoan chứa dầu cao áp như hình 2.4e -Dùng cây nạo hình côn bằng thau để nạo muội than bề mặt côn như hình 2.4đ -Dùng cọng cước có đường kính phù hợp với lỗ tia phun để thông các lỗ tia như
- 11 hình 2.4g 5. Cân chỉnh kim phun 5.1. Cấu tạo bàn khảo nghiệm Hình 2.5 Bàn thử kiểm tra kim phun 1.Bơm cao áp đơn loại PE 2.cần bơm tay 3.vít xả gió 4.van đồng hồ 5.đồng hồ chỉ áp lực 6.thùng chứa Bàn khảo nghiệm gồm: một bơm cao áp số 1 để tạo ra áp suất kiểm tra kim phun, vít xả gió số 3, cần bơm tay số 2 có tác dụng làm cho piston dịch chuyển lên xuống. Khóa số 4 dùng đề đóng mở van, đồng hồ áp suất lực số 5, bình chứa nhiên liệu số 6, kim phun cần khảo nghiệm số 7 5.2. Nguyên lý làm việc Khi ta ấn cần bơm tay số 2 dịch chuyển lên xuống sẽ tác động một lực lên piston bơm cao áp, làm cho piston dịch chuyển theo. Khi đó nhiên liệu được hút từ thùng chứa số 6 vào bơm cao áp đơn và cung cấp nhiên liệu áp suất cao cho kim phun kiểm tra 5.3. Kiểm tra kim phun trên động cơ
- 12 -Cho động cơ chạy cầm chừng -Lần lượt giết các máy bằng cách mở các đường ống cao áp đến kim phun -Để ý tốc độ động cơ có thay đổi hay không. Nếu thấy tốc độ giảm thì xylanh và kim phun máy đó tốt (máy sống). Nếu tốc độ không thay đổi hoặc thay đổi chút ít có thể kim phun bị hư (máy chết). Khi xác định kim phun hư hỏng tháo kim phun ra kiểm tra xác định hư hỏng 5.4. Kiểm tra, điều chỉnh trên bàn thử -Gá kim phun trên bàn thử: đường ống nối cho phù hợp (tránh trờn ren) -Khóa mạch dầu lên đồng hồ áp lực -Ấn cần bơm tay nhanh khoảng 25 lần/phút để xả gió, sau đó tiến hành các bước kiểm tra sau 5.5. Kiểm tra điều chỉnh áp suất phun -Mở van cho dầu lên đồng hồ -Ấn từ từ cần bơm để áp lực trên đồng hồ tăng lên -Ghi áp lực báo trên đồng hồ, khi nhiên liệu phun ra ở đầu kim phun đem so sánh với giá trị yêu cầu của nhà chế tạo -Nếu không có số liệu cụ thể ta có thể điều chỉnh sau +Với kim phun có chuôi 1 lỗ: 1700 -1800psi (120 – 130 kg/cm2) +Với kim phun nhiều lỗ: 2000 – 3000psi (150 – 180 kg/cm2) -Áp lực phun không đúng ta điều chỉnh lại cho đúng bằng cách thêm đệm hay bớt đệm hoặc siết vít vào hay nới vít ra (khi áp suất thấp hay cao), tùy cấu tạo của kim phun mà ta đưa ra cách chỉnh cho hợp lý Chú ý: Nếu thay lò xo mới nên chỉnh áp suất cao hơn qui định 10% 5.5.1. Kiểm tra kim phun nhỏ giọt trước khi phun -Ấn cần bơm tay từ từ cho ấp suất phun ở đồng hồ lên đến áp suất nhỏ hơn áp suất phun khoảng 7kg/cm2 (100psi) -Quan sát đầu kim phun xem có bị nhỏ giọt không nếu có bị nhỏ giọt là do mặt côn không kín thì xoáy lại Ghi chú: Có thể dùng giấy sạch thấm vào đầu kim phun nếu bị ướt là do đầu kim phun nhỏ giọt 5.5.2. Kiểm tra kim phun nhỏ giọt sau khi phun
- 13 -Vệ sinh sạch đầu kim phun -Khóa van đồng hồ -Ấn nhanh cần bơm tay cho nhiên liệu phun ra vài lần -Sau khi phun quan sát ở đầu kim phun nếu có nhỏ giọt là do lỗ phun quá rộng mòn bị méo thì xoáy lại bằng tàn thuốc lá. nếu không kín thay đầu kim phun mới 5.5.3. Kiểm tra độ kín và độ mài mòn đầu kim phun - Mở van đồng hồ - Ấn cần bơm tay từ từ cho áp suất ở đồng hồ lên đến áp suất nhỏ hơn áp suất phun khoảng 7kg/cm2 (100 psi), giữ nguyên cần bơm tay để quan sát áp suất trên đồng hồ giảm dần xuống qui định: giảm xuống không quá 200 psi (15kg/cm2) trong vòng 35 giây. Nếu giảm xuống ngoài 35 giây thì kim phun còn tốt hoặc mặt lắp ráp đót kim phẳng, nếu giảm nhanh trong 35 giây thì thân kim bị mòn hoặc mặt lắp ráp đót kim không phẳng thì rà lại. Nếu không đạt thì thay mới 5.5.4. Kiểm tra tình trạng phun -Khóa van đồng hồ -Thử phun sương + Ấn cần bơm tay cho vài lần cho nhiên liệu phun ra + Quan sát chùm tia phun ra, phun sương điều đối với kim phun nhiều lỗ Hình 2.6 Chùm tia phun nhiên liệu A.phun không ổn định B.phun ổn định Dạng phun ổn định và không ổn định của kim phun một lỗ
- 14 + Nếu khi tia phun sương có kèm theo tiếng kiêu kít kít chứng tỏ lổ tia phun và mặt côn kim còn tốt -Thử lỗ tia phun: nhìn từ trên xuống xem phun ra có đủ lỗ không, có lỗ nào bị nghẹt hoặc phun ra phân bố không đều -Góc độ phun: xem có đúng gốc độ phun hay không 5.5.5. An toàn khi thử kim phun trên bàn thử -Không để tay hoặc da thịt ngay chùm tia phun lúc thử kim phun -Tránh hít phải nhiên liệu phun sương -Không ấn cần bơm tay quá nhanh khi chưa khóa van đồng hồ vì sẽ làm hư hỏng đồng hồ Câu hỏi ôn tập 1. Trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của kim phun nhiên liệu 2.Trình bày phương pháp tháo lắp kim phun nhiên liệu 3.Trình bày phương pháp kiểm tra sửa chữa kim phun nhiên liệu 4.Trình bày phương pháp kiểm tra điều chỉnh áp suất kim phun nhiên liệu
- 15 Bài 03: BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA BƠM TRUYỀN NHIÊN LIỆU Giới thiệu: Bài học hướng dẫn sinh viên phương pháp bảo dưỡng sửa chữa bơm truyền nhiên liệu Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này, sinh viên có khả năng - Củng cố kiến thức lý thuyết về cấu tạo và hoạt động của bơm truyền nhiên liệu - Trình bày được qui trình tháo lắp các chi tiết bơm truyền nhiên liệu - Tháo, lắp, kiểm tra các chi tiết bơm truyền nhiên liệu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật -Xác định được nguyên nhân hư hỏng, đề ra các giải pháp khắc phục, bảo dưỡng, sửa chữa bơm truyền nhiên liệu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật - Tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo an toàn cho người và thiết bị Nội dung chính: 1.Cấu tạo, nguyên lý hoạt động 1.1.Cấu tạo bơm truyền nhiên liệu kiểu piston Hình 3.1 Bơm truyền nhiên liệu
- 16 Hình 3.2 Giai đoạn nạp nhiên liệu 1.2. Nguyên lý làm việc 1.2.1. Giai đoạn nạp nhiên liệu -Khi cam chưa tác động vào con đội nhờ lực lò xo hồi vị đẩy piston đi xuống, nhiên liệu bên dưới piston ( ở buồng nhiên liệu truyền tiếp ) được đẩy qua đầu ra của bơm tới bình lọc tinh rồi tới bơm cao áp. Trong trường hợp này phía trên piston tạo ra khoảng trống hút mở van nạp để hút nhiên liệu từ thùng nhiên liệu vào xylanh bơm ( buồng nạp ) Hình 3.3 Giai đoạn cung cấp nhiên liệu 1.2.2. Giai đoạn cung cấp nhiên liệu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa thiết bị điện gia dụng (Nghề: Cơ điện nông thôn) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
49 p | 77 | 23
-
Giáo trình Bảo dưỡng - sửa chữa động cơ đốt trong (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
73 p | 34 | 15
-
Giáo trình Bảo dưỡng - sửa chữa động cơ đốt trong (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
71 p | 46 | 14
-
Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống lái và treo (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Kiên Giang
70 p | 57 | 13
-
Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống truyền lực (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp): Phần 1 - Trường Cao đẳng Kiên Giang
43 p | 51 | 12
-
Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa điện động cơ (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Đà Nẵng
53 p | 42 | 11
-
Giáo trình Bảo dưỡng - sửa chữa động cơ đốt trong (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
71 p | 27 | 11
-
Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống nhiên liệu Diesel (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Kiên Giang
43 p | 46 | 10
-
Giáo trình Bảo dưỡng - sửa chữa động cơ đốt trong (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
73 p | 40 | 10
-
Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa thiết bị điện (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
86 p | 19 | 9
-
Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa điện động cơ (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Đà Nẵng
91 p | 27 | 9
-
Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa thiết bị điện (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
86 p | 18 | 8
-
Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa cơ cấu trục khuỷu-thanh truyền và bộ phận cố định của động cơ (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2019)
114 p | 17 | 8
-
Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa động cơ xăng (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Kiên Giang
57 p | 31 | 6
-
Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa động cơ xăng (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Kiên Giang
117 p | 25 | 6
-
Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa hộp số tự động (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Kiên Giang
65 p | 38 | 5
-
Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống truyền lực (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng ): Phần 2 - Trường CĐ Kiên Giang
26 p | 26 | 4
-
Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống phân phối khí - CĐ Nghề Đắk Lắk
53 p | 41 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn