Giáo trình Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống nhiên liệu (Nghề: Cơ điện nông thôn) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
lượt xem 9
download
(NB) Giáo trình Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống nhiên liệu cung cấp cho người học những kiến thức như: Hệ thống nhiên liệu động cơ xăng; Hệ thống nhiên liệu động cơ diesel; Hệ thống sấy khí nạp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống nhiên liệu (Nghề: Cơ điện nông thôn) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
- 1 UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU NGHỀ: CƠ ĐIỆN NÔNG THÔN Trình độ: Trung cấp LƯU HÀNH NỘI BỘ NĂM. 2017
- 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 14. LỜI GIỚI THIỆU Trong quá trình sử dụng, trạng thái kỹ thuật của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng và diesel các máy móc cơ khí nông thôn dần thay đổi theo hướng xấu đi, dẫn tới hư hỏng và giảm độ tin cậy. Làm cho các chi tiết, bộ phận mài mòn và hư hỏng theo thời gian, cần phải được kiểm tra, chẩn đoán để bảo dưỡng và sửa chữa kịp thời. Nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật của hệ thống nhiên liệu ở trạng thái làm việc với độ tin cậy và an toàn cao nhất phát huy được tối đa công suất, giảm tiêu hao nhiên liệu, giảm ô nhiễm môi trường Để phục vụ cho học viên học nghề công nghệ cơ điện những kiến thức cơ bản cả về lý thuyết và thực hành bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống Nhiên liệu các máy cơ khí nhỏ. Với mong muốn đó giáo trình được biên soạn, nội dung giáo trình bao gồm năm bài: Bài 1:Hệ thống nhiên liệu động cơ xăng Bài2:Hệ thống nhiên liệu động cơ diesel Bài 3: Hệ thống sấy khí nạp Kiến thức trong giáo trình được biên soạn theo chương trình của trường cao đẳng Lào Cai logic từ nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống Nhiên liệu xăng cách phân tích các hư hỏng, phương pháp kiểm tra và quy trình thực hành sửa chữa. Do đó người đọc có thể hiểu một cách dễ dàng. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng không tránh khỏi sai sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của người đọc để lần xuất bản sau giáo trình được hoàn thiện hơn.
- 3 MỤC LỤC Số TT ĐỀ MỤC Trang 1 Lời giới thiệu 1 2 Mục lục 2 3 Bài 1:Hệ thống nhiên liệu động cơ xăng 3-24 4 Bài2:Hệ thống nhiên liệu động cơ diesel 25-26 5 Bài 3: Hệ thống sấy khí nạp 57-60
- 4 Bài 1: Hệ thống nhiên liệu động cơ xăng * Mục tiêu: - Trình bày được nhiệm vụ , yêu cầu hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí; - Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng chế hòa khí; - Bảo dưỡng, sửa chữa các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng chế hoà khí đúng yêu cầu kỹ thuật; - Rèn luyện tác phong công nghiệp. * Nội dung 1. Nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng 1.1. Nhiệm vụ Lọc sạch không khí, nhiên liệu, định lượng đảm bảo cung cấp cho động cơ một lượng hỗn hợp giữa xăng và không khí đúng về thành phần, đủ về số lượng phù hợp với từng chế độ làm việc của động cơ. Dự trữ một lượng nhiên liệu đảm bảo cho động cơ làm việc được trong thời gian nhất định. - Thải sạch sản vật cháy ra ngoài đảm bảo ô nhiễm môi trường cũng như gây ồn ở mức thấp nhất. 1.2. Yêu cầu - Thành phần hỗn hợp cháy phải phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ. Đảm bảo công suất động cơ. - Tiết kiệm nhiên liệu trong quá trình động cơ hoạt động. - Hạn chế ô nhiễm môi trường và tiếng ồn khi động cơ hoạt động. - Cấu tạo đơn giản, ít hư hỏng, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế, dễ dàng 2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng dùng bộ chế hoà khí 2.1. Sơ đồ chung Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống cung cấp nhiên dùng liệu.
- 5 3. Bảo dưỡng, sửa chữa các bộ phận của hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng. 3.1. Bảo dưỡng, sửa chữa bơm xăng 3.1.1. Nhiệm vụ, phân loại Nhiêm vụ: Hút xăng từ thùng chứa, đẩy xăng lên đến buồng phao của cacbuarator (BCHK) một cách đều đặn và kịp thời khi động cơ làm việc. Đồng thời tự điều chỉnh lượng xăng đi vào khi bộ chế đầy xăng. trên ô tô thường lắp bơm kiểu màng, điều kiện làm việc trong môi trường áp lực vừa phải. Yêu cầu: Lưu lượng của bơm xăng phải đủ để cung cấp cho BCHK với áp suất nhất định. - Giữ cho nhiên liệu luôn đầy trong đường ống khi động cơ ngừng làm việc Phân loại: gồm 2 loại. - Bơm xăng điện kiểu màng bơm. - Bơm xăng điện kiểu roto bi đĩa gạt hoặc kiểu turbine. 3.1.2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bơm xăng cơ khí a. Cấu tạo. 1- Cam dẫn động 2- Cần bơm máy 3- Lò xo cần bơm máy 4- Thân bơm 5- Ty đẩy 6- Lò xo hồi vị màng 7- Màng bơm 8- Van xả 9- Nắp bơm 10- Lưới lọc 11- Van nạp 12- Cần bơm tay b. Hoạt động của bơm xăng. Hút xăng vào: Cam chuyển động từ vị trí thấp lên vị trí cao, thông qua cần bơm máy(2) làm ty đẩy (5) đi xuống kéo màng bơm (7) xuống theo, lò xo (6) nén lại.
- 6 Khi màng bơm đi xuống thể tích khoang C tăng, nên áp suất khoang C giảm, tạo ra độ chênh áp giữa khoang C, khoang A và đường ống. Van nạp (11) mở ra xăng được hút từ thùng chứa theo đường ống tới lới lọc (10), qua van nạp (11) vào khoang C. Đẩy xăng lên BCHK: Cam chuyển động từ vị trí cao xuống vị trí thấp, dưới tác động của lò xo (6) giãn ra đẩy màng bơm (7) đi lên. Thể tích khoang C giảm nên áp suất khoang tăng. Van nạp (11) đóng, van xả (8) mở. Xăng từ khoang C đẩy qua van xả lên BCHK. Qúa trình này lặp đi lặp lại liên tục đảm bảo xăng được cung cấp đầy đủ cho BCHK. Bộ chế hoà khí không có nhu cầu cung cấp xăng. Khi mức xăng trên BCHK đã đầy van kim 3 cạnh đóng lại, áp suất khoang B tăng, dẫn đến áp suất khoang C tăng theo sẽ tác động vào màng bơm, đẩy màng bơm đi xuống nén lò xo (6) lại. Mặc dù cam dẫn động vẫn quay, cần bơm máy vẫn lên xuống. Bơm tay (Vị trí váu cam) Khi sửa chữa hoặc bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu, BCHK chưa có xăng, do đó ta phải chủ động cung cấp xăng cho BCHK bằng cách sử dụng bơm tay, muốn xăng đi vào BCHK thì kéo cần bơm tay (12) để kéo màng bơm hút xăng vào và đẩy xăng lên BCHK. c. Cấu tạo núm bơm bình xăng máy công cụ Về cấu tạo của sản phẩm rất đơn giản. Người dùng có quan sát và biết được sản phẩm được cấu tạo dạng núm tròn. Cấu tạo bằng chất liệu nhựa khá mềm dẻo nhưng lại có tác dụng nút chặt không cho nguyên liệu rò rỉ ra phía ngoài và không khí không đi được vào bên trong. Đây là bộ phận thuộc bình đựng xăng. Mức giá bình xăng máy cắt cỏ bao gồm cả núm thường không quá cao nên người dùng có thể thay thế dễ dàng khi có sự cố xảy ra. 3. Núm bơm xăng dùng cho các dòng máy nào Sản phẩm này được sử dụng ở rất nhiều loại máy móc khác nhau. Người dùng có thể tham khảo để lựa chọn sử dụng như sau: Sử dụng máy cắt cỏ: Máy cắt cỏ dùng nguyên liệu xăng cần bình chứa xăng, núm bơm xăng để có thể hoạt động bơm nguyên liệu cho hệ thống hoạt động. Bộ phận này giúp tăng khả năng bơm xăng tốt hơn, cho máy hoạt động khỏe hơn.
- 7 Sử dụng ở máy cưa: Các loại máy cưa sử dụng nguyên liệu bơm xăng nên về cơ bản cấu tạo để dẫn xăng, bơm xăng khá giống máy cắt cỏ. Sử dụng ở vị trí bình xăng máy cắt cỏ để có thể bơm xăng vào ra một cách dễ dàng nhất. Sử dụng máy bơm nước: Một số loại máy bơm nước chạy xăng cũng cần có núm này để hoạt động. Với cấu tạo tương các máy trên sẽ giúp tạo ra áp lực đẩy cho nguyên liệu từ nơi đầu nguồn về máy hoạt động. d. Cách dùng núm bơm bình xăng máy cắt cỏ Việc sử dụng núm bơm xăng khá đơn giản. Theo đó, người dùng chỉ cần nắp núm này nên vị trí ở trên thân bình xăng. Khi máy hoạt động thực hiện công tác bơm xăng, núm sẽ cùng hệ thống tạo ra áp lực trên thân bình. Tại bình sẽ có áp lực lớn hơn ở phía máy hoạt động. Xăng sẽ được truyền dẫn từ thân bình lên đến bộ phận máy móc. Khi được cung cấp nhiên liệu, máy móc sẽ tiến hành hoạt động và sử dụng được để cắt cỏ. Nếu núm bị hỏng hoặc đóng không kỹ thì rất khó để bơm xăng cung cấp cho máy móc hoạt động được bình thường. 3.1.3. Những hư hỏng, nguyên nhân, phương pháp kiểm tra, sửa chữa c. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa bơm xăng. Hiện tựợng: Lưu lượng bơm xăng lên bô chế hòa khí kém. Nguyên nhân: - Mòn cần bơm hành trình dịch chuển của màng bơm giảm, bơm cấp nhiên ít hoạc không cấp nhiên liệu đươc nữa. Muốn cho bơm hoạt động được cần phải điều chỉnh lại hành trình trục dẫn động màng bơm, hàn hoăc là thay cần bơm mới. - Màng bơm bị trùng, rách, rão, màng bị biến cứng, bơm xăng yếu.
- 8 - Lò xo của bơm nhiên liệu bị liệt mất đàn hồi không đẩy được màng bơm lên. - Các van mòn đóng không kín. - Các mặt lắp ghép của vỏ bơm bị cong vênh. - Lưới lọc bám nhiều cặn bẩn, làm giảm luợng xăng bơm lên bộ chế hoà khí. Hiện tựợng: Xăng bị rò rỉ qua lỗ thông hơi, trong nhớt bôi trơn có mùi xăng - dầu bôi trơn loãng. Nguyên nhân: - Màng bơm bị thủng hoặc ở vị trí đai ốc và tấm đệm bắt màng bơm với Cần trung gian làm giảm lưu lượng xăng của bơm hoặc lọt xăng xuống cácte. Hiện tựợng: Thường xuyên bị e trong đường ống không hút đươc xăng. Nguyên nhân: - Các van mòn đóng không kín. - Vỏ bơm bị nứt vỡ, lỗ ren bị chờn do tháo lắp không đúng kỹ thuật, làm chảy xăng, các mặt lắp ghép không kín. - Các đầu răcco hở làm chảy xăng - Màng bơm không kín. Những sự cố thường gặp với núm bơm bình xăng máy công cụ Việc sử dụng một sản phẩm bất kỳ nếu không biết cách sử dụng hoặc không cẩn thận sẽ gặp những sự cố nhất định. Theo đó, với núm bơm xăng có thể sử dụng và gặp một số trục trặc ngoài ý muốn như sau: Núm nắp không chặt Việc nắp núm bơm xăng không chặt sẽ khiến cho không khí lọt vào bên trong hệ thống. Điều này làm giảm áp lực bơm hút trong máy. Theo đó, hệ thống xăng sẽ không được bơm đầy đủ lên hoặc bơm với áp lực thấp, việc bơm xăng máy cắt cỏ không đủ để cung cấp hoạt động. 3.1.4. Thực hành bảo dưỡng, sửa chữa bơm xăng * Tháo lắp, bảo dưỡng bơm xăng cơ khí: - Tháo bơm xăng ra khỏi động cơ. - Đỗ ôtô trên nền xưởng bằng phẳng, kê cứng lốp xe, tắt khóa công tắc, mở nắp capô: - Tháo rắc co ống dẫn xăng nối vào bơm xăng chú ý không cho xăng chảy ra ngoài. - Dung rẻ bịt kín các đầu đường ống xăng. - Tháo bơm xăng ra khỏi động cơ. - Tháo, kiểm tra chi tiết: cần bơm, màng bơm, lò xo, các van, vỏ bơm. + Rửa sạch bên ngoài. + Tháo nắp bơm phía trên nối đường xăng đẩy ra khỏi thân bơm. + Tháo nắp bơm phía dưới nối đường xăng hút ra khỏi thân bơm.
- 9 + Tháo van hút và van thoát. + Tháo cụm màng bơm, cần trung gian, lòxo. + Tháo cần bơm. + Rửa sạch các chi tiết bằng dầu hỏa. + Kiểm tra tình trạng làm việc của các chi tiết. Sau khi tháo bơm xăng ra khỏi động cơ, ta lần lượt kiểm tra các phần sau: - Tìm mạch xăng vào và ra bằng cách: - Nhìn mũi tên nơi bơm xăng hoặc xem chữ IN: vào, OUT: ra - Nhìn vị trí gá lắp bơm xăng đối với ống dẫn xăng. - Dùng miệng thổi ra rồi hút vào ở đầu ống: nếu thổi ra được hút vào không được thì đó là mạch vào, nếu thổi ra không được hút vào được là mạch ra (trường hợp van bị hư thì thổi ra hút vào gì cũng được) - phương pháp kiểm * Kiểm tra các chi tiết của bơm - Dùng tay bịt kín đường ống thoát và đường ống dẫn nhiên liệu về thùng chứa nếu có. - Tác động cần bơm cho nó làm việc từ 1 đến 2 lần - Nếu van hút kín, thì lúc này cần bơm chuyển động tự do (do màng yên ở vị trí cao nhất) * Kiểm tra van thoát - Dùng tay bịt kín lỗ hút của bơm - Tác động cần bơm, lúc này lực đẩy cần bơm phải lớn hơn bình thường (do khi van thoát kín, khi màng đi xuống nó sẽ tạo một độ chân không làm cản trở chuyển động của cần bơm), thì van thoát kín. * Kiểm tra màng bơm phơt chặn. - Dùng các ngón tay bịt kín lỗ hút, lỗ thoát và lỗ xăng về. - Nếu màng tốt, khi tác động cần bơm thì cần phải cứng. Nễu vẫn tác động được bình thường, thì màng bơm bị rách. - Dùng tay bịt kín lỗ thông hơi ở phía dưới màng với bên ngoài. - Khi tác động, nếu lực đẩy cánh tay đòn lớn hơn bình thường thì phốt chận còn tốt * Kiểm tra lọc xăng: Tháo chén lóng cặn hoặc nắp đậy, kiểm tra lọc xăng có bị nghẹt, bị rách không, kiểm tra xem phốt còn tốt không. * Kiểm tra bơm xăng: Tháo nắp bơm ra khỏi thân bơm kiểm tra: - Màng bơm có bị rách không. - Các van hút, van thoát có bị vênh, kẹt, ráp lộn chiều hay không. Kiểm tra lò xo van, mặt tiếp xúc của van.
- 10 - Di chuyển cần điều khiển, cần bơm tay xem màng bơm có lên xuống không, nếu không thì xem ngàm gá lắp cần điều khiển với cốt màng bơm xem lò xo bung ra có gãy hay yếu không. - Màng bơm bị chùng, rão, rách phải thay màng bơm mới. Lò xo màng bơm yếu, gẫy thay lò xo màng bơm mới. Các van xăng đóng không kín thì rà lại. Nếu mòn nhiều, lò xo yếu thì thay van khác Cần bơm máy mòn nhiều thì phải hàn đắp rồi gia công lại theo kích thước ban đầu. Mặt lắp ghép của vỏ bơm bị vênh thì đặt giấy nháp lên mặt kính rồi rà lại Các lỗ ren bị chờn thì phải phục hồi lại, đệm bị rách thì làm lại đệm mới. Chú ý chiều dày của đệm thì phải đảm bảo cho đúng * Bảo dưỡng, sửa chữa bơm xăng. - Nếu màng bơm rách phải thay màng mới. + Van hút và van thoát không kín thì phải rà lại hoắc thay mới . + Lưới lọc va đệm lót bị thủng đầu phải thay . + Những chỗ mòn ở đuôi trục cần bơm, được hàn đắp sau đó mai sửa lại. Lỗ Cần bơm doa rộng sau đó đóng bạc cho vừa với trục. + Lỗ bắt đầu nối ống xăng bị chờn ren ta làm ren lại, dùng đầu nối lớn hơn, lỗ bắt, đầu nối bị nứt vỡ thay nắp bơm. + Các mặt phẳng lắp ghép được kiểm tra độ phẳng trên bàn rà nguội bằng bột mầu, phải mài lại bề mặt có những chỗ lõm quá 0,05mm. Sử dụng đệm mới khi lắp. + Kiểm tra độ đàn hồi của lòxo mằng bơm, nếu độ đàn hồi không đạt cần thay lòxo mới.Chiều dài lòxo màng bơm động cơ Gát- 51: 50±1 mm, Jin 130: 48±1 mm * Lắp các chi tiết và thử bơm xăng: - Sau khi kiểm tra, sửa chữa bơm xăng xong, lắp lại ngược tháo. Chú ý khi lắp màng bơm vào thân bơm phải siết đều các vít, lắp nắp bơm phải chú ý dường xăng vào và dường xăng ra. - Thử bơm. Nhúng mạch hút bơm xăng vào 1 lon xăng, cử động cần bơm tay hoặc cần điều khiển xem xăng có vọt ra ở mạch thoát không. Nếu có dụng cụ kiểm tra chuyên dùng thì phải kiểm tra sức hút ở mạch hút, áp suất ở mạch thoát và lưu lượng của bơm xăng. * Yêu cầu kỹ thuật ( kiểm tra trước khi lắp vào động cơ ) Dùng đồng hồ để kiểm tra áp lực bơm xăng xem có đạt yêu cầu không Trên đường xăng của thiết bị kiểm tra có gắn đồng hồ áp lực, khi hoạt động áp lực báo trên đồng hồ phải đạt 0,2 đến 0,3 KG/cm2 ( một số xe hiện đại áp suất 2 đến 3 KG/cm2) Lắp vào động cơ để kiểm tra, dùng tay quay (naniven) hoặc khởi động quay động cơ và quan sát tình hình phun xăng. Xăng phun ra phải đầy ống và phải bắn ra xa miệng ống từ 60 - 70 mm là đạt
- 11 3.2. Bảo dưỡng, sửa chữa bộ chế hoà khí 3.2.1. Nhiệm vụ - Bộ chế hòa khí hay bình xăng con dùng để định lượng và hoà trộn không khí với nhiên liệu theo một tỉ lệ thích hợp để tạo thành hòa khí và cung cấp hỗn hợp một cách đều đặn, tơi sương cho động cơ xăng, hoạt động theo nguyên tắc hoàn toàn cơ học. Cung cấp thành phần hỗn hợp xăng - không khí phù hợp với mọi chế độ làm việc của động cơ. 3.2.2. Sơ đồ cấu tạo Hình 1.2. Các bộ phận của bộ chế
- 12 Hình 1.3. Các chi tiết trên thân chế hòa khí. * Buồng phao: - Là một khoang chứa xăng, trong đó có phao. Phao xăng cùng kim 3 cạnh có nhiệm vụ giữ cho mức xăng không thay đổi. Vật liệu làm phao thường có 2 loại: Một loại ống tròn kín rỗng ruột bằng lá đồng mỏng, một loại là ống tròn kín bằng nhựa. Trên phao xăng có lưỡi gà luôn luôn tì vào đuôi kim 3 cạnh để đóng hoặc mở cho xăng vào buồng phao. Kim 3 cạnh có thể bằng nhôm hoặc sắt. - Buồng phao có lỗ thông với bên ngoài để cân bằng áp suất. * Quả ga: Bằng nhôm hoặc bằng thép là một ống hình trụ rỗng ruột dịch chuyển lên xuống trong xylanh. 1 đầu quả ga bịt kín và vát chéo, dọc thân quả ga được xẻ rãnh để chuyển động tịnh tiến với chốt định vị trong xy lanh, ngoài ra còn có phần vát để cho vít nâng quả ga tì vào. * Kim ga: Hình trụ côn lắp xuyên qua quả ga, đuôi kim ga có nhiều rãnh để điều chỉnh kim cho phù hợp với từng mức tiêu thụ nhiên liệu theo yêu cầu của động cơ.
- 13 Hình 1.4. Kim ga Đầu côn của kim ga lọt trong cối kim và ống tia chính. Quả ga được điều khiển bởi dây ga và luôn đóng họng khuyếch tán nhờ sức căng của lò xo. * Ống tia chính: Có khoan các lỗ nhỏ gọi là ống thông hơi xếp bậc, phía dưới là nơi lắp gíc lơ chính, phía trên giáp với cối kim. * Gíc lơ phụ: Lắp trong buồng phao gần gic lơ chính có nhiệm vụ cung cấp xăng cho động cơ ở chế độ không tải . * Cửa hút: Thông với bầu lọc gió có lắp 1 bướm gió được điều khiển bằng tay le thông qua dây cáp. * Bộ chế hòa khí máy công cụ 3.2.3. Nguyên lý hoạt động
- 14 Hình 5.5. Nguyên lý làm việc của bộ chế Bình xăng con hoạt động theo nguyên lý: Không khí đi vào qua đường dẫn hẹp (cửa phun) tạo thành chân không một phần. Do chênh lệch áp suất giữa cửa phun và bình chứa nên xăng sẽ đi qua ống phun và hòa lẫn vào dòng không khí. Cụ thể: - Đầu tiên, nhiên liệu được chuyển vào buồng phao thông qua cửa phun và đường dẫn nhiên liệu. Khi khoang chứa nạp nhiên liệu đến mức nhất định, phao và kim chỉ van nâng lên và việc nạp nhiên liệu dừng lại. Hoặc thông qua mắt thần trên bình xăng con cũng có thể quan sát xi lanh giảm xuống. Áp suất của khí quyển sẽ đẩy không khí vào trong bộ bình xăng con. Lúc này hỗn hợp nhiên liệu xăng và không không khí sẽ được trộn theo một tỉ lệ thích hợp, thường vào khoảng 1g xăng/14,7g không khí. Để đảm bảo bình xăng con có thể hoạt động tốt và ổn định thì cần phải sự khống chế mức xăng nhất định sao cho ổn định không thay đổi. Các mạc xăng của bộ chế - Mạch xăng chính. 1. Buồng phao. 2. Đầu lắp với động cơ. 3.Trục ga 4. Dây ga. 5. Lò xo 6. Họng khuyếch tan 7. Đầu nối với lọc gió. 8. Kim ga. 9. Lỗ phun chính. Hình 1.6. Mạch xăng chính
- 15 - Mạch xăng phụ 1. Lỗ tia cầm chừng. 2. ống tia cầm chừng. 3.Trụ ga. 4. Đầu lắp với động cơ. 5. Dây ga. 6. Lò xo 7. Họng khuyếch tan 8. Đầu nối với lọc gió. 9. Vít gió. 10. Buồng phao. 11.Đường gió cầm chừng. Hình 1.7. Mạch xăng phụ a. Chế độ khởi động: Khi khởi động, tốc độ quay trục khuỷu tương đối thấp. Dòng khí đi qua bộ chế hòa khí có tốc độ thấp, độ chênh lệch áp suất nhỏ, xăng rất khó phun ra từ ống phun. Hơn nữa nhiệt độ động cơ tương đối thấp cho nên sự bay hơi của xăng kém vì thế hỗn hợp khí hình thành có nồng độ quá loãng, bất lợi cho việc đốt cháy. Để dễ khởi động, hỗn hợp khí phải có nồng độ tương đối đậm đặc (9/1). Do vậy hiện nay trên bộ chế hòa khí dùng các kiểu khởi động sau: - Khởi động dùng bướm gió: Honda. - Khởi động dùng mạch khởi động: Suzuki. - Khởi động bằng nút bơm: Minck. b. Chế độ không tải (Galăngti) Tốc độ không tải lấy vòng quay ổn định thấp nhất làm chuẩn. Tốc độ không tải của động cơ xe máy thường 1200- 1700 vòng/phút. Lúc này động cơ chỉ khắc phục lực ma sát giữa các chi tiết của động cơ mà không cần công đưa ra. Ở chế độ làm việc này độ mở của quả ga là nhỏ nhất, tốc độ dòng khí qua chỗ lỗ tia rất chậm, chênh lệch áp suất được hình thành tương đối nhỏ, xăng không thể hút ra từ gíc lơ chính, mà được hút ra từ buồng phao qua giclơ phụ, gặp không khí trộn lẫn nhau tạo thành hòa khí. Ở chế độ này tỷ lệ hòa khí là loãng nhất (15/1). c. Chế độ tải bình thường (trung bình)
- 16 Khi xe chạy bình thường với tốc độ < 35 km/h, lúc này động cơ làm việc ở chế độ tải trung bình, tương đương với 60% độ kéo của tay ga. Tỷ lệ hỗn hợp hòa khí tương đối loãng (13/1) thời điểm này ga mở từ 1/3-1/3 xăng phun ra ở lỗ phun chính. d. Chế độ tải lớn Khi xe chạy ở tốc độ cao, đường có độ dốc lớn hoặc gồ ghề, cần động cơ phải phát ra công suất lớn nhất, quả ga cũng đạt tới độ mở lớn nhất, hỗn hợp khí cần có nồng độ đậm đặc hơn, lúc này nồng độ của hỗn hợp khí còn được quyết định bởi độ lớn của lỗ gíc lơ. Ở chế độ này tỷ lệ: (11/1). 3.2.4. Những hư hỏng, nguyên nhân, phương pháp kiểm tra, sửa chữa a. Máy chỉ chạy được từng quãng đường ngắn Chạy được khoảng 200-300m, động cơ lịm dần rồi chết. Khoảng 10 phút sau máy lại nổ được. Do tắc xăng tại bình chứa hay ở bầu lọc của bình xăng con. Cách xử lý: Kéo ống xăng ra khỏi BXC (khi biết xăng còn đầy trong bình). Nếu không thấy xăng chảy xuống mạnh là do nghẽn tại đáy bình xăng hay trong ống dẫn. Phải tháo bình xăng ra khỏi xe để súc rửa sạch.Nếu xăng chảy ra mạnh nơi đầu ống chứng tỏ bộ lọc xăng bị bẩn nghẽn phải tiến hành tháo súc. b. Động cơ có nhả nhiều khói đen, nổ bất thường ở ống bô, chạy ì ạch Do thừa xăng, nghĩa là tỷ lệ khí hỗn hợp quá đậm xăng. Với tình trạng này, nồi bugi sẽ đóng đầy bụi đen hoặc ướt nhoèn dầu. Cách xử lý: Lấy kim xăng ra khỏi trụ ga, dịch khoen chặn trên (đưa kim xăng xuống), đồng thời tháo và vệ sinh bầu lọc gió bởi nếu bầu bị bẩn, nghẽn cũng gây ra dư xăng. c. Lên ga mà máy không bốc, đôi khi nổ lụp bụp. Do thiếu xăng. Tắc gích lơ hoặc mức xăng trong buồng phao thấp. Kim đặt sai Cách xử lý: Thử đóng một phần bướm gió, động cơ vẫn nổ bình thường hoặc khi đóng 1/2 bướm gió, xe chạy tốt. Chỉnh lại bằng cách dịch khoen chặn kim xăng xuống (nâng kim xăng lên). d. Chạy tốc độ cao không ổn Ở vận tốc chậm và trung bình, xe chạy tốt, nhưng ở tốc độ cao, máy nổ không ngọt.Tình trạng này là do thiếu xăng ở tốc độ cao vì giclơ chính không chuẩn. Cần thay hoặc chỉnh lại.Trong trường hợp xe chạy cao tốc nhả khói đen, chứng tỏ giclơ chính lớn, phải thay loại bén hơn hoặc căn lại với sợi dây đồng nhỏ. 2.5. Thực hành sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng bộ chế. 2.5.1. Chuẩn bị 2.5.2. Các bước tháo lắp hệ thống nhiên liệu a. Tháo, lắp kiểm tra hệ thống nhiên liệu * Tháo vệ sinh kiểm tra lọc xăng.
- 17 - Xoay khoá về vị trí off - Dùng cơlê 17 dẹt tháo đai ốc cốc lọc trên BCHK lấy lọc xăng ra. - Dùng bàn trải đánh sạch và dùng khí thổi. - Kiểm tra lưới lọc xăng xem có bị rách, thủng không. Kiểm tra gioăng đệm cao su, nếu hư hỏng phải thay thế. - Lắp cốc lọc và vòng đệm vào đúng vị trí. - Xoay khoá vè vị trí on mở xăng cho xăng vào BCHK và kiểm tr xem có bị rì rỉ xăng không. * Tháo làm sạch kiểm tra bình xăng. - Mở khoá yên, tháo bu lông bắt yên xe lấy yên xe ra. - Tháo đường xăng xuống bộ chế và xả hết xăng trong bình. - Tháo cảm biến phao xăng lấy ra ngoài. - Tháo đai ốc giữ bình xăng ra ngoài. - Kiểm tra và xúc rửa bình xăng, kiểm tra đường ống dẫn và ống thông hơi. - Lắp bình xăng. * Tháo bảo dưỡng lọc gió. Trong quá trình làm việc bụi bẩn bám vào lọc gió gây tắc máy chạy tắc máy chạy thiếu khí, thừa xăng, tôn nhiên liệu, công suất động cơ không đảm bảo, ta phải vệ sinh kiểm tra lại bầu lọc khí. - Tháo yếm xe và các bộ phận liên quan. - Dùng tô vít 4 cạnh tháo 4 vít bắt vỏ bầu lọc - Lấy lắp bầu lọc và lọc gió ra vệ sinh.
- 18 - Kiểm tra và vệ sinh ( có thể dùng xà phòng giặt tấm xốp và dùng khí thổi) - Kiểm tra và vệ sinh vỏ bầu lọc, lắp lọc gió. - Khi lắp bầu lọc gió vào ta bôi một lớp nhớt mỏng lên bề mặt của lọc. + Lọc gió xe máy bằng mút tẩm dầu : Loại này được dùng trên một số máy. Khi lọc bẩn có thể vệ sinh tạm thời bằng cách xịt khí nén hoặc giặt bằng xăng, tuy nhiên không nên thực hiện nhiều lần. + Lọc gió bằng giấy khô : Loại này có thể vệ sinh bằng cách xịt sạch bằng khí nén. + Lọc gió xe máy loại giấy dầu : Loại này được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, nó có ưu điểm là khả năng lọc được những hạt bụi rất nhỏ nhưng vẫn đảm bảo độ thông thoáng. Loại này đặc biệt không bảo dưỡng vệ sinh như hai loại trên bắt buộc cần phải thay thế định kỳ. * Tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa bộ chế hoà khí. - Khoá nhiên liệu. - Tháo các chi tiết liên quan (Chi tiết phụ) + Tháo bầu lọc gió. + Tháo le gió, quả ga. + Tháo khoá xăng. + Tháo đai ốc cố định bộ chế hoà khí trên cổ hút lấy bộ chế ra. - Tháo rời bộ chế. + Tháo hai vít cố định cốc và thân chế, tách cốc đựng xădng và thân chế lấy zoăng ra (chú ý khi tháo không để chảy xăng để quan sát mức xăngtrong cốc). + Lật ngửa thân chế tháo chốt lấy phao xăng và kim ba cạnh ra. + Tháo jiclơ chính và phụ ra. + Tháo vít chỉnh xăng và chỉnh gió, ( chú ý các lò xo bên trong). - Rửa sạch các chi tiết. Thông rửa các jíc lơ, các đường xăng, gió bằng khí hoặc dây thép nhỏ. - Kiểm tra các chi tiết nếu mòn hoặc hư hỏng phải thay thế.
- 19 - Lắp bộ chế hoà khí, (ngược quá trình tháo) + Lắp vít chỉnh xăng, gió, các jíc lơ, kim phao và phao xăng. + Kiểm ta mức xăng, lắp bầu phao vào thân chế. + Lắp bộ chế vào cổ hút, lắp bầu lọc gió. + Điều chỉnh chế độ làm việc. * Kiểm tra, sửa chữa các chi tiết trên bộ chế hòa khí. - KiÓm tra kim ga vµ qu¶ ga. Quan s¸t vÞ trÝ cña phe gµi trªn kim, quan s¸t ®é mßn, ®é cong cña kim. - KiÓm tra ®é rß x¨ng trªn bé chÕ. KiÓm tra zo¨ng ®Öm, läc x¨ng - KiÓm tra c¸c jÝc l¬. - KiÓm tra kim ba c¹nh., phao x¨ng. Quan s¸t bÒ mÆt cña kim. Quan s¸t phao x¨ng.
- 20 - KiÓm tra møc x¨ng trong bÇu phao. Møc x¨ng nhiÒu hoÆc Ýt qu¸ ®iÒu chØnh l¹i l-ìi gµ trªn phao x¨ng - KiÓm tra le giã * Söa ch÷a - GÝc l¬, kim, cèi ga mßn th× thay míi. - Kim 3 c¹nh kh«ng ®ãng kÝn cÇn rµ l¹i. - Phao x¨ng thñng th× hµn l¹i. - C¸c mÆt ph¼ng cong vªnh rµ l¹i. - Khãa x¨ng háng ph¶i thay míi. 2.5.3. §iÒu chØnh bé chÕ hoµ khÝ. a §iÒu chØnh møc x¨ng trong bÇu phao. §Ó ®iÒu chØnh ®-îc c¸c chÕ ®é lµm viÖc cña ®éng c¬ ta ph¶i ®iÒu chØnh ®-îc møc x¨ng trong bÇu phao chÝnh x¸c. Trªn thùc tÕ ®iÒu chØnh møc x¨ng trong bÇu phao tuú thuéc vµo lo¹i xe, cÊu t¹o bé chÕ mµ cã c¸c c¸ch ®iÒu chØnh kh¸c nhau nh-: - Thay ®æi bÒ dÇy cña zo¨ng ®Öm. - Thay ®æi kim phao. - N¾n l-ìi gµ ®èi víi phao ®ång. - C¨n ®Öm ®èi víi phao nhùa. - Th«ng th-êng khi ®iÒu chØnh møc x¨ng trong buång phao, ng-êi ta kiÓm tra kÝch th-.íc tõ l¾p buång phao tíi ®¸y phao hoÆc kiÓm tra trùc tiÕp møc x¨ng trong buång phao th-êng møc x¨ng b»ng 2/3 cèc läc lµ ®ñ. + NÕu møc x¨ng trong bÇu phao thÊp h¬n quy ®Þnh th× ®éng c¬ thiÕu x¨ng ta ®iÒu chØnh l-ìi gµ cho kim ®i xuèng. + NÕu møc x¨ng cao h¬n quy ®Þnh th× thõa x¨ng ta bÎ l-ìi gµ cho kim ®i lªn. b. §iÒu chØnh c¸c m¹ch x¨ng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa thiết bị điện gia dụng (Nghề: Cơ điện nông thôn) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
49 p | 77 | 23
-
Giáo trình Bảo dưỡng - sửa chữa động cơ đốt trong (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
73 p | 35 | 15
-
Giáo trình Bảo dưỡng - sửa chữa động cơ đốt trong (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
71 p | 47 | 14
-
Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống lái và treo (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Kiên Giang
70 p | 57 | 13
-
Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống truyền lực (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp): Phần 1 - Trường Cao đẳng Kiên Giang
43 p | 52 | 13
-
Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa điện động cơ (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Đà Nẵng
53 p | 42 | 11
-
Giáo trình Bảo dưỡng - sửa chữa động cơ đốt trong (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
71 p | 27 | 11
-
Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống nhiên liệu Diesel (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Kiên Giang
43 p | 46 | 10
-
Giáo trình Bảo dưỡng - sửa chữa động cơ đốt trong (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
73 p | 41 | 10
-
Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa thiết bị điện (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí (năm 2020)
86 p | 19 | 9
-
Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa điện động cơ (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Đà Nẵng
91 p | 27 | 9
-
Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa thiết bị điện (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
86 p | 18 | 8
-
Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa cơ cấu trục khuỷu-thanh truyền và bộ phận cố định của động cơ (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới (2019)
114 p | 17 | 8
-
Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa động cơ xăng (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Kiên Giang
57 p | 31 | 6
-
Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa động cơ xăng (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Kiên Giang
117 p | 25 | 6
-
Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa hộp số tự động (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Kiên Giang
65 p | 38 | 5
-
Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống truyền lực (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng ): Phần 2 - Trường CĐ Kiên Giang
26 p | 26 | 4
-
Giáo trình Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống phân phối khí - CĐ Nghề Đắk Lắk
53 p | 41 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn