intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Bảo dưỡng, sửa chữa máy thùa khuyết bằng (Ngành: Ngành: Sửa chữa thiết bị may - Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Bảo dưỡng, sửa chữa máy thùa khuyết bằng dành riêng cho người học trình độ trung cấp. Nội dung của giáo trình bao gồm các bài sau: Bài 1: Giới thiệu máy thùa bằng; Bài 2: Tháo, lắp, hiệu chỉnh bộ phận bàn ép vải; Bài 3: Tháo, lắp, hiệu chỉnh bộ phận kéo cắt chỉ và dao đục lỗ khuy; Bài 4: Tháo, lắp, hiệu chỉnh khung trụ kim; Bài 5: Tháo, lắp, hiệu chỉnh bộ phận tạo mũi; Bài 6: Tháo, lắp, hiệu chỉnh bộ phận truyền chuyển động lắc ngang cho khung trụ kim; Bài 7: Tháo, lắp, hiệu chỉnh bộ phận dừng máy tự động; Bài 8: Tháo, lắp, hiệu chỉnh cụm cam điều khiển trung tâm; Bài 9: Lắp ráp các cơ cấu đã bảo dưỡng, sửa chữa. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Bảo dưỡng, sửa chữa máy thùa khuyết bằng (Ngành: Ngành: Sửa chữa thiết bị may - Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc

  1. TÒA GIÁM MỤC XUÂN LỘC TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÒA BÌNH XUÂN LỘC GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA MÁY THÙA KHUYẾT BẰNG NGÀNH: SỬA CHỮA THIẾT BỊ MAY TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐHBXL ngày ..… tháng ....... năm…….. của Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc) Đồng Nai, năm 2021 (Lưu hành nội bộ)
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  3. LỜI GIỚI THIỆU Hiện nay, ngành may mặc đang đòi hỏi phát triển với tốc độ cao về năng suất và chất lượng để đáp ứng cho xuất khẩu và thị trƣờng tiêu dùng trong nƣớc. Vì vậy ngoài yêu cầu nâng cao trình độ của cán bộ kỹ thuật và tay nghề của ngừời công nhân, chúng ta cần phải khai thác, sử dụng hiệu quả các trang thiết bị hiện có và phải đầu tư trang thiết bị hiện đại vào trong quá trình sản xuất. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về tài liệu học tập và giảng dạy của ngành may mặc và thời trang trong khối các trường nghề, chúng tôi tổ chức biên soạn giáo trình bảo dưỡng, sửa chữa máy thùa khuyết bằng. Máy thùa khuy đầu bằng thuộc chủng loại chuyên dùng, chuyên để thùa khuy đầu bằng trên nhiều sản phẩm may mặc có chất liệu khác nhau với mũi may thắt nút. Máy thuộc chủng loại bán tự động, nó tự động thực hiện chu kỳ thùa với kiểu thùa và số mũi may định trước. Việc dừng máy được thực hiện tự động khi máy đạt đƣợc số mũi máy cần thiết khuy. Việc thùa bắt đầu một chu kỳ mới do người vận hành thực hiện thông qua bàn đạp. Với những cơ cấu thích hợp có thể thay đổi được kích thƣớc của khuyết, số mũi may khuy. Việc cắt chỉ được thực hiện tự động khi lấy sản phẩm ra. Máy có trang bị thiết bị an toàn không cho phép dao chém hạ xuống cắt vải khi bị đứt chỉ trong quá trình thùa, không cho phép nâng bàn ép vải khi máy đang thùa. Máy có khả năng dừng gấp, có thể thùa nổi, có thể để dao không cắt vải. Máy thùa khuyết nói chung có nhiều loại khác nhau. Dựa vào kiểu khuyết có: khuy tròn, khuy bằng. Khuy bằng có loại chìm, nổi. Khuy tròn có loại có, không có mắt, có chặn bọ... Máy thùa khuy có loại dùng mũi may thắt nút, có loại dùng mũi may móc xích đơn Đây là cuốn giáo trình cung cấp các kiến thức gồm cơ sở hình thành các đường may vắt sổ, nguyên lý truyền động và động học của các cơ cấu chính và các dạng máy may đặc trưng của máy may công nghiệp, một số kết cấu, sử dụng và hiệu chỉnh các cụm chính của các máy trong dây chuyền may công nghiệp. Ngoài ra sách cũng đề cập đến một số vấn đề khác nhằm khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả các thiết bị trong công nghiệp may Cuốn giáo trình bảo dưỡng, sửa chữa máy thùa khuyết bằng. có thể dùng làm tài liệu học tập cho sinh viên đại học, cao đẳng và trung cấp, làm tài liệu tham khảo cho cán bộ kỹ thuật ngành may và những người quan tâm đến lĩnh vực này, đặc biệt là cho các thợ sửa chữa thiết bị may. Trong quá trình biên soạn bài giảng này, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm tác giả rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn học sinh, sinh viên cùng đông đảo bạn đọc để bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. 2
  4. Nhằm tạo điều kiện cho người học có một bộ tài liệu tham khảo mang tính tổng hợp, thống nhất và mang tính thực tiễn sâu hơn. Nhóm người dạy chúng tôi đề xuất và biên soạn Giáo trình BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA MÁY THÙA KHUYẾT BẰNG dành riêng cho người học trình độ trung cấp. Nội dung của giáo trình bao gồm các Bài sau: Bài 1: Giới thiệu máy thùa bằng Bài 2: Tháo, lắp, hiệu chỉnh bộ phận bàn ép vải Bài 3: Tháo, lắp, hiệu chỉnh bộ phận kéo cắt chỉ và dao đục lỗ khuy Bài 4: Tháo, lắp, hiệu chỉnh khung trụ kim Bài 5: Tháo, lắp, hiệu chỉnh bộ phận tạo mũi Bài 6:Tháo, lắp, hiệu chỉnh bộ phận truyền chuyển động lắc ngang cho khung trụ kim Bài 7: Tháo, lắp, hiệu chỉnh bộ phận dừng máy tự động Bài 8: Tháo, lắp, hiệu chỉnh cụm cam điều khiển trung tâm Bài 9: Lắp ráp các cơ cấu đã bảo dưỡng, sửa chữa Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã tham khảo và trích dẫn từ nhiều tài liệu được liệt kê tại mục Danh mục tài liệu tham khảo. Chúng tôi chân thành cảm ơn các tác giả của các tài liệu mà chúng tôi đã tham khảo. Bên cạnh đó, giáo trình cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đồng nghiệp, các bạn người học và bạn đọc. Trân trọng cảm ơn./. Đồng Nai, ngày tháng năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên ThS.Đinh Thị Thanh Lương 2. KS. Nguyễn Thị Linh Phương 3. KS. Trần Thị Trang Thanh 4. ThS. Nguyễn Duy Tân 5. KS. Tạ Minh Tám 3
  5. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ..................................................................................................................2 MỤC LỤC .............................................................................................................................4 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC ....................................................................................................5 BÀI 1: GIỚI THIỆU MÁY THÙA BẰNG .......................................................................10 BÀI 2: THÁO, LẮP, HIỆU CHỈNH BỘ PHẬN BÀN ÉP VẢI ........................................ 15 BÀI 3: THÁO, LẮP, HIỆU CHỈNH BỘ PHẬN KÉO CẮT CHỈ VÀ DAO ĐỤC LỖ KHUY ............................................................................................................................................. 22 BÀI 4: THÁO, LẮP, HIỆU CHỈNH KHUNG TRỤ KIM .................................................31 BÀI 5: THÁO, LẮP, HIỆU CHỈNH BỘ PHẬN TẠO MŨI ............................................. 40 BÀI 6: THÁO, LẮP, HIỆU CHỈNH BỘ PHẬN TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG LẮC NGANG CHO KHUNG TRỤ KIM ...................................................................................................48 BÀI 7: THÁO, LẮP, HIỆU CHỈNH BỘ PHẬN DỪNG MÁY TỰ ĐỘNG .....................51 BÀI 8: THÁO, LẮP, HIỆU CHỈNH CỤM CAM ĐIỀU KHIỂN TRUNG TÂM ............ 57 BÀI 9: LẮP RÁP CÁC CƠ CẤU ĐÃ BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA ............................... 66 4
  6. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên môn học: BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA MÁY THÙA KHUYẾT BẰNG 2. Mã môn học: MĐ 21 3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: 3.1. Vị trí: Giáo trình dành cho người học trình độ Trung cấp tại trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc. 3.2. Tính chất: Đây là mô đun đào tạo nghề tự chọn trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp nghề sửa chữa thiết bị may. 3.3. Ý nghĩa và vai trò của môn học: môn học này dành cho đối tượng là người học thuộc chuyên ngành sửa chữa thiết bị may. Môn học này đã được đưa vào giảng dạy tại trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc từ năm 2021 đến nay. Nội dung chủ yếu của môn học này nhằm cung cấp các kiến thức thuộc lĩnh vực bảo dưỡng sửa chữa máy thùa khuyết bằng: Trình bày được cấu tạo, công dụng và nguyên lý hoạt động của máy thùa bằng mũi may thắt nút JUKI- LBH 782, Mô tả được thông số kỹ thuật của máy thùa bằng mũi may thắt nút JUKI - LBH 782. 4. Mục tiêu của môn học: 4.1. Về kiến thức: A1 Trình bày được cấu tạo, công dụng và nguyên lý hoạt động của máy thùa bằng mũi may thắt nút JUKI- LBH 782. A2. Mô tả được thông số kỹ thuật của máy thùa bằng mũi may thắt nút JUKI - LBH 782. 4.2. Về kỹ năng: B1. Thao tác vận hành thành thạo máy thùa JUKI-LBH 782. B2. Tháo, lắp, thay thế, sửa chữa và hiệu chỉnh được máy thùa JUKI-LBH 782. 4.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1. Có ý thức giữ gìn, bảo quản các trang thiết bị, dụng cụ. C2. Tuân thủ nghiêm túc theo quy trình, quy phạm khi thực hành tháo, lắp thiết bị. C3. Kiên trì, cẩn thận và an toàn cho người và thiết bị. 5. Nội dung của môn học 5.1. Chương trình khung 5
  7. Thời gian đào tạo (giờ) Mã Tên môn học, mô đun Trong đó MH/MĐ Tổng số Lý Thực Kiểm thuyết hành tra I Các môn học chung 210 106 87 17 MH 01 Chính trị 30 22 6 2 MH 02 Pháp luật 15 10 4 1 MH 03 Giáo dục thể chất 30 3 24 3 MH 04 Giáo dục quốc phòng - An ninh 45 28 13 4 MH 05 Tin học 30 13 15 2 MH 06 Ngoại ngữ 60 30 25 5 II Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc 1500 411 1033 56 II. 1 Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở 700 255 416 29 MH 07 Vẽ kỹ thuật cơ khí 45 35 7 3 MH 08 Cơ kỹ thuật 30 28 0 2 MH 09 Vật liệu cơ khí 30 28 0 2 MH 10 Dung sai, lắp ghép - Kỹ thuật đo 40 30 7 3 MH 11 An toàn lao động và môi trường công nghiệp 15 14 0 1 MĐ 12 Nguội cơ bản 135 35 96 4 MĐ 13 Tiện cơ bản 100 15 82 3 MĐ 14 Hàn hồ quang điện 100 15 82 3 MĐ 15 Kỹ thuật may cơ bản 100 25 71 4 MĐ 16 Điện cơ bản 105 30 71 4 6
  8. II.2 Các môn học, mô đun chuyên môn nghề 800 156 617 27 MH 17 Công nghệ sửa chữa 30 28 0 2 MĐ 18 Bảo dưỡng, sửa chữa máy may 1 kim 180 53 120 7 MĐ 19 Bảo dưỡng, sửa chữa máy may 2 kim 140 25 110 5 MĐ 20 Bảo dưỡng, sửa chữa máy đính cúc phẳng 150 25 120 5 MĐ 21 Bảo dưỡng, sửa chữa máy thùa khuyết bằng 140 25 110 5 MĐ 22 Thực tập tốt nghiệp 160 0 157 3 Tổng cộng 1710 517 1120 73 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: nhà xưởng may. 6.2. Trang thiết bị dạy học: Phòng máy vi tính, bảng, phấn, tô vít. 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình học tập,… 6.4. Các điều kiện khác: Người học tìm hiểu thực tế về công tác xây dựng phương án khắc phục và phòng ngừa rủi ro tại doanh nghiệp. 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 7.2.1. Cách đánh giá 7
  9. - Áp dụng quy chế đào tạo Trung cấp hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra Tự luận/ A1, A2, Viết/ Thường xuyên Trắc nghiệm/ B1, B2, 1 Sau … giờ. Thuyết trình Báo cáo C1, C2 Tự luận/ Viết/ Định kỳ Trắc nghiệm/ A2, B2, C3 2 Sau… giờ Thuyết trình Báo cáo A1, A2, Kết thúc môn Tự luận và Viết B1, B2, 1 Sau… giờ học trắc nghiệm C1, C2, C3 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo niên chế. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 8
  10. 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng trung cấp sửa chữa thiết bị may 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận…. * Bài tập: Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập theo nội dung đề ra. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo: …. 9
  11. BÀI 1: GIỚI THIỆU MÁY THÙA BẰNG  GIỚI THIỆU BÀI 1 Máy thùa băng là thiết bị dùng trong ngành công nghiệp chế biến gỗ để tạo ra các sản phẩm có bề mặt mịn và đồng đều. Máy hoạt động bằng cách sử dụng một băng mài có độ mài mòn cao để loại bỏ các lớp gỗ thừa hoặc không đồng đều trên bề mặt sản phẩm. Được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất đồ gỗ nội thất và vật liệu xây dựng, máy thùa băng giúp tăng hiệu quả sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Thiết bị này thường được trang bị các tính năng điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với nhiều loại gỗ khác nhau.  MỤC TIÊU BÀI 1 Sau khi học xong Bài này, người học có khả năng:  Về kiến thức: Trình bày được công dụng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động và thông số kỹ thuật của các chủng loại máy thùa khuyết đầu bằng; Trình bày được chu trình tạo thành lỗ khuyết đầu bằng máy thùa JUKI-LBH 782  Về kỹ năng: Thực hiện được công việc thao tác vận hành và kiểm tra máy thùa JUKI-LBH 782;  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Thực hiện được công việc thao tác vận hành và kiểm tra máy thùa JUKI-LBH 782;  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập BÀI 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (BÀI 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống BÀI 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: nhà xưởng may. - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Bài trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có  PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1 - Nội dung: 10
  12.  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng.  Năng lực tực chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp:  Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng)  Kiểm tra định kỳ: 0 điểm kiểm tra 11
  13.  NỘI DUNG BÀI 1 1. Khái niệm, công dụng và phân loại máy thùa đầu bằng 2. Cấu tạo, nguyên lý làm việc máy thùa JUKI-LBH 782 Trong đó: L. Chiều dài khuyết L1.Chiều dài lại mũi cuối L3.Chiều dài lại mũi đầu L2.Chiều dài bờ trái C. chiều rộng rãnh dao b. Chiều rộng bờ khuy trái B. chiều rộng cả bờ khuy 3. Thông số kỹ thuật của máy thùa JUKI-LBH 782 Một khuyết đạt yêu cầu cần đảm bảo: Đúng vị trí Đúng các kích thƣớc yêu cầu về chiều dài, rộng khuyết 12
  14. Cân đối (bl = b2; Ld = Bc; Dao phải chia cân đối trong rãnh dao, không cắt đứt chỉ, sắc gọn) B = bl + b2 + c; L = L1 + L2 + L3 Đủ số mũi may yêu cầu Đúng kiểu yêu cầu (nổi chìm) 4. Chu trình tạo thành lỗ khuyết đầu bằng máy JUKI-LBH 782 Để hình thành 1 khuyết cần có các yếu tố chuyển động sau: Sự dao động zig-zag của kim, trong đó kim phải thay đổi biên độ zig-zag và vị trí zig-zag (Chuẩn) để tạo nên các kích thƣớc khuyết theo chiều ngang. Sự dịch chuyển dọc của vải. Việc này do bàn kẹp, đẩy vải thực hiện để tạo nên kích thƣớc theo chiếu dọc khuyết. Sự tác động của bộ phận dao chém để đục lỗ khuyết. Sự cắt chỉ của kéo cắt chỉ. Việc này đƣợc thực hiện đồng thời khi nâng bàn ép vải để lấy sản phẩm ra. Có thể chia quá trình thùa khuyết thành 1 số giai đoạn sau: + Giai đoạn 1. Thùa bò trái: Kim có dao động với biên độ bl, chuẩn dao động đặt bên chuẩn trái. Vải dịch chuyển về phía trƣớc 1 đoạn bằng chiều dài bờ khuyết Lb+Ld+Bc + Giai đoạn 2. Thùa phần chặn bọ đầu Kim mỏ rộng biên độ dao động từ độ rộng bl đến độ rộng B, chuẩn đƣợc chuyển dần từ đƣờng chuẩn trái sang đƣờng chuẩn phải. Vải đảo chiều dịch chuyển về phía sau và dịch đi 1 đoạn bằng Lb. + Giai đoạn 3. Thùa phần bò phải: Kim có dao động với biên độ b2, chuẩn dao động đặt bên chuẩn phải. Vải tiếp tục dịch chuyển về phía sau 1 đoạn bằng chiều dài bờ khuyết Lb. + Giai đoạn 4. Thùa phần chặn bọ kết: Kim mở rộng biên độ dao động từ độ rộng b2 đến độ rộng B, chuẩn mới đầu ổ bên phải đến 1 số mũi may cuối cùng thì chuẩn đƣợc chuyển dần từ phải sang trái đồng thời biên độ dao động của kim cũng thu nhỏ lại bằng độ rộng bờ khuyết. Vải tiếp tục dịch chuyển về phía sau và dịch đi 1 đoạn bằng Bc. Trƣớc khi dừng thùa 1 vài mũi dao chém hạ xuống cắt đứt vải là lỗ khuyết. Việc cắt chỉ đƣợc thực hiện đồng thời khi nâng bàn ép vải để lấy sản phẩm ra. 13
  15. 5. Thao tác vận hành và kiểm tra máy JUKI-LBH 782  TÓM TẮT BÀI 1 Trong Bài này, một số nội dung chính được giới thiệu: 1. Khái niệm, công dụng và phân loại máy thùa đầu bằng 2. Cấu tạo, nguyên lý làm việc máy thùa JUKI-LBH 782 3. Thông số kỹ thuật của máy thùa JUKI-LBH 782 4. Chu trình tạo thành lỗ khuyết đầu bằng máy JUKI-LBH 782  CÂU HỎI VÀ TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN BÀI 1 Câu hỏi 1. Máy thùa băng hoạt động như thế nào và có cấu tạo ra sao? Câu hỏi 2. Máy JUKI-LBH 782 hoạt động như thế nào trong chu trình tạo thành lỗ khuyết đầu và có những bước chính nào trong quy trình này? Câu hỏi 3. Các yếu tố nào cần được kiểm tra và điều chỉnh để đảm bảo chất lượng của lỗ khuyết đầu được tạo ra bằng máy JUKI-LBH 782? 14
  16. BÀI 2: THÁO, LẮP, HIỆU CHỈNH BỘ PHẬN BÀN ÉP VẢI  GIỚI THIỆU BÀI 2 Tháo, lắp và hiệu chỉnh bộ phận bàn ép vải là quy trình quan trọng trong bảo trì và vận hành máy ép vải. Tháo bộ phận bàn ép yêu cầu cẩn thận để không làm hỏng các linh kiện, trong khi lắp đặt cần đảm bảo các chi tiết khớp chính xác và an toàn. Hiệu chỉnh bộ phận bao gồm việc điều chỉnh áp lực và nhiệt độ ép để đạt được chất lượng vải tối ưu. Quy trình này cần được thực hiện định kỳ và theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất để duy trì hiệu suất và kéo dài tuổi thọ của máy.  MỤC TIÊU BÀI 2 Sau khi học xong Bài này, người học có khả năng:  Về kiến thức: -Trình bày được nguyên lý hoạt động của bộ phận bàn ép vải máy JUKI-LBH 782; - Biết được trình tự tháo, lắp, hiệu chỉnh các chi tiết của bộ phận bàn ép vải máy JUKI-LBH 782; - Biết được tên, số lượng chi tiết của bộ phận bàn ép vải máy JUKI-LBH 782;  Về kỹ năng: - Tháo, lắp, hiệu chỉnh được bộ phận bàn ép vải máy JUKI-LBH 782;  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Tuân thủ nghiêm túc theo quy trình, quy phạm khi thực hành tháo, lắp, hiệu chỉnh; - Sử dụng cụ hợp lý - an toàn cho người và thiết bị.  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 2 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập BÀI 2 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (BÀI 2) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống BÀI 2 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định..  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 2 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: nhà xưởng may. - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Bài trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có  PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 2 15
  17. - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp:  Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng/ thuyết trình)  Kiểm tra định kỳ: 0 điểm kiểm tra 16
  18.  NỘI DUNG BÀI 2 1. Cấu tạo, Nguyên lý hoạt động bộ phận bàn ép vải máy JUKI-LBH 782 1.1 Điều chỉnh vị trí tấm đẩy vải, bàn ép vải so với mặt tấm kim: Khi máy làm việc và lúc dừng máy, tấm đẩy vải và mặt tấm kim không được va chạm vào nhau có thể làm kẹt máy. Điều chỉnh bằng cách nới vít hãm đế A và điều chỉnh khoảng cách từ đầu ngoài cùng của trục đến đế A là 141mm, để luôn tạo một khoảng cách an toàn giữa tấm đẩy và mặt tấm kim Ngoài ra tùy theo kích cỡ của bàn ép vải mà có thể điều chỉnh vị trí bàn ép khác nhau. Đối với máy 771 và 780 thì vị trí bàn ép vải khi dừng máy sẽ cách lỗ ô van trên tấm kim là 2,5mm-3mm. Hình 5.14. Điều chỉnh vị trí tấm đẩy vải, bàn ép vải so với mặt tấm kim 61- Trục bàn ép 62- Vít hãm 63- Bàn ép vải Chú ý: Khi điều chỉnh bước này cần đảm bảo cho khung cần bàn ép phải cách đều 2 bên mặt tấm kim. Nếu không đúng sẽ ảnh hưởng đến kéo cắt chỉ và kim sẽ chạm vào bàn ép khi tăng dao động. 1.2. Điều chỉnh vị trí dao đưa xuống so với mặt tấm kim: Điều kiện: Lưỡi dao còn tốt, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Khi dao đưa xuống phải đúng khe giữa tấm kim. Điều chỉnh: 17
  19. Ta điều chỉnh bước máy bằng cách điều chỉnh tấm đỡ mặt tấm kim và tấm kim, không được điều chỉnh khung, đế định vị dao. 1.3. Điều chỉnh bàn ép vải: Độ nâng bàn ép vải đạt 12mm khi ấn hết hành trình (đạp). Khi vải bị nhăn, ta xoay núm 1 theo chiều kim đồng hồ ( tăng áp lực đè). Nới lỏng vít hãm khóa kẹp trụ bàn ép để điều chỉnh độ nâng bàn ép vải. Hình 5.15. Điều chỉnh bàn ép vải 59- Khuy nén 60- Vít hãm trụ chân vịt 61- Khóa kẹp trụ chân vịt 62- Bàn ép 2. Quy trình tháo, lắp, hiệu chỉnh 2.1 Tháo Máy - Ngắt nguồn điện: Trước khi bắt đầu, đảm bảo rằng máy đã được tắt nguồn và rút phích cắm để đảm bảo an toàn. - Tháo các bộ phận phụ: Gỡ các bộ phận như chân đế, bàn máy, và các phụ kiện như chân vịt, lưỡi dao nếu có. Dùng công cụ phù hợp để tháo các ốc vít và bu-lông mà không làm hỏng các chi tiết. - Tháo bộ phận chính: Lấy ra các bộ phận chính của máy như bộ truyền động, trục kim, và bàn ép. Cẩn thận với các dây cáp và kết nối điện tử để tránh gây hư hại. - Lưu trữ linh kiện: Đặt các bộ phận tháo ra vào hộp hoặc khu vực bảo quản để tránh bị mất mát hoặc hư hỏng. 2.2 Lắp máy - Lắp đặt các bộ phận chính: Bắt đầu lắp đặt các bộ phận chính như trục kim, bộ truyền động, và bàn ép theo đúng vị trí và hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất. 18
  20. - Gắn các bộ phận phụ: Lắp lại các phụ kiện như chân đế, bàn máy, và các phụ kiện khác. Đảm bảo tất cả các ốc vít và bu-lông được siết chặt đúng cách. - Kết nối dây điện và cáp: Kết nối lại các dây cáp và kết nối điện tử, đảm bảo các kết nối chắc chắn và đúng vị trí. - Kiểm tra lại: Kiểm tra tất cả các bộ phận để đảm bảo rằng chúng đã được lắp đúng cách và hoạt động trơn tru. 2.3 Hiệu chỉnh máy - Đặt áp lực và nhiệt độ: Điều chỉnh áp lực của bàn ép và nhiệt độ của máy sao cho phù hợp với loại vải và yêu cầu sản xuất. - Kiểm tra và điều chỉnh đường chỉ: Đảm bảo rằng chỉ may được chạy đều và chính xác. Điều chỉnh chiều dài và độ căng của chỉ nếu cần. - Kiểm tra tính chính xác của máy: Thực hiện các kiểm tra cần thiết để đảm bảo máy hoạt động đúng với các thông số kỹ thuật của nhà sản xuất. - Thực hiện thử nghiệm: Chạy thử máy với một số mẫu vải để kiểm tra sự đồng đều của đường may và điều chỉnh thêm nếu cần. 3. Một số dạng hỏng, nguyên nhân, biện pháp khắc phục 3.1 Máy không khởi động - Nguyên nhân: Ngắt nguồn điện hoặc cáp điện không kết nối. Công tắc nguồn bị hỏng. Bộ phận điện tử bị lỗi. - Biện pháp khắc phục: Kiểm tra và đảm bảo máy đã được cắm điện và công tắc nguồn đang ở chế độ "On". Kiểm tra các kết nối điện và dây cáp, sửa chữa hoặc thay thế nếu cần. Nếu vấn đề vẫn tiếp tục, kiểm tra bộ phận điện tử và có thể cần gọi dịch vụ sửa chữa chuyên nghiệp. 3.2 Kim may bị kẹt hoặc không di chuyển - Nguyên nhân: Đường chỉ bị tắc hoặc cuộn chỉ bị lỗi. Bộ phận truyền động của kim may bị hỏng. Có vật cản trong cơ cấu của máy. - Biện pháp khắc phục: 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2