Giáo trình Bệnh cơ sở (Ngành: Kỹ thuật hình ảnh y học - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
lượt xem 1
download
“Bệnh cơ sở” là môn cơ sở chuyên ngành. Môn học trang bị cho người học kiến thức cơ sở về triệu chứng, biến chứng, nguyên tắc điều trị các bệnh lý thường gặp thuộc các chuyên khoa: nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa, truyền nhiễm và sản khoa. Từ đó người học vận dụng trong thực hành ngành dược sĩ để hưởng dẫn người bệnh dùng thuốc, tư vấn, giáo dục sức khoẻ cho người bệnh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Bệnh cơ sở (Ngành: Kỹ thuật hình ảnh y học - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: BỆNH CƠ SỞ NGÀNH/NGHỀ: KỸ THUẬT HÌNH ẢNH Y HỌC TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG CHÍNH QUY Ban hành kèm theo Quyết định số: 549/QĐ-CĐYT ngày 09 tháng 08 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa Thanh Hoá, năm 2021
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- LỜI GIỚI THIỆU Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá có bề dày lịch sử đào tạo các thế hệ cán bộ Y - Dược, xây dựng và phát triển hơn 60 năm. Hiện nay, Nhà trường đã và đang đổi mới về nội dung, phương pháp và lượng giá học tập của học sinh, sinh viên nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Để có tài liệu giảng dạy thống nhất cho giảng viên và tài liệu học tập cho người học; Đảng uỷ - Ban Giám hiệu Nhà trường chủ trương biên soạn tập bài giảng của các chuyên ngành mà Nhà trường đã được cấp phép đào tạo. Tập bài giảng Bệnh cơ sở được các giảng viên Bộ môn Nội - Truyền Nhiễm, Ngoại, Nhi và Sản biên soạn dùng cho hệ Cao đẳng Kỹ thuật Hình ảnh y học chính quy, dựa trên chương trình đào tạo của Trường ban hành năm 2021, Thông tư 03/2017/BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh xã hội. Vì vậy môn học Bệnh cơ sở giúp cho người học nắm được triệu chứng lâm sàng, điều trị một số bệnh nội khoa, truyền nhiễm, ngoại khoa, nhi khoa và sản khoa thường gặp. Môn “Bệnh cơ sở” giúp người học sau khi ra trường có thể vận dụng tốt các kiến thức về bệnh học nội, truyền nhiễm, ngoại khoa, nhi khoa, sản khoa đã học vào hoạt động nghề nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình biên soạn tập bài giảng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể biên soạn xin ghi nhận các ý kiến đóng góp xây dựng của các nhà quản lý, đồng nghiệp, độc giả và học sinh, những người sử dụng cuốn sách này để nghiên cứu bổ sung cho tập bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. Thanh Hóa, ngày 10 tháng 08 năm 2021 Tham gia biên soạn 1. ThS. BS. Mai Văn Bảy Chủ biên 2. ThS. BS. Phùng Phương Thảo 3. ThS. BS. Mã Văn Sánh 4. BSCKII. Nguyễn Thị Dung 5. ThS. BS. Nguyễn Thị Nhung 6. ThS. BS. Tạ Thị Hoa
- MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU PHẦN NỘI .............................................................................................................. 2 Bài 1: Cấp cứu phản vệ .......................................................................................... 2 Bài 2: Ngộ độc cấp .................................................................................................. 8 Bài 3: Cấp cứu thường gặp .................................................................................. 12 Bài 4: Sức khoẻ tâm thần ..................................................................................... 23 Bài 5: Bệnh cúm .................................................................................................... 29 Bài 6: Viêm gan Virus .......................................................................................... 35 Bài 7: HIV-AIDS ................................................................................................... 41 Bài 8: Tăng huyết áp ............................................................................................ 46 Bài 9: Tai biến mạch máu não ............................................................................. 52 Bài 10: Đái tháo đường ........................................................................................ 56 Bài 11: Gút ............................................................................................................ 63 PHẦN NGOẠI ...................................................................................................... 68 Bài 1: Nhiễm khuẩn ngoại khoa ......................................................................... 68 Bài 2: Sốc chấn thương ........................................................................................ 72 Bài 3: Tắc ruột cơ học .......................................................................................... 77 Bài 4: Viêm ruột thừa ........................................................................................... 81 Bài 5: Thủng dạ dày – tá tràng ............................................................................ 85 Bài 6: Viêm phúc mạc .......................................................................................... 89 Bài 7: Chấn thương sọ não................................................................................... 93 Bài 8: Chấn thương lồng ngực ........................................................................... 103 Bài 9: Chấn thương bụng ................................................................................... 112 Bài 10: Đại cương gãy xương ............................................................................. 115 Bài 11: Sơ cứu vết thương mạch máu ............................................................... 121 Bài 12: Sỏi đường tiết niệu ................................................................................. 130 PHẦN NHI .......................................................................................................... 136 Các thời kỳ phát triển của trẻ............................................................................ 136 Dinh dưỡng trẻ em .............................................................................................. 140 Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em ................................................................ 147 Bệnh tiêu chảy cấP .............................................................................................. 152 Bệnh còi xương.................................................................................................... 158 Bệnh suy dinh dưỡng .......................................................................................... 162 Hội chứng co giật ................................................................................................ 169 Lồng ruột cấp ...................................................................................................... 174 Hội chứng xuất huyết ......................................................................................... 177 Hội chứng thiếu máu .......................................................................................... 181 Sử dụng thuốc cho trẻ em .................................................................................. 185 PHẦN SẢN .......................................................................................................... 188 Bài 1: Giáo dục sức khỏe sinh sản cho phụ nữ................................................. 188 Bài 2: nhiễm khuẩn đường sinh dục và bệnh lây truyền qua đường tình dục .............................................................................................................................. 194 Bài 3: Các biện pháp tránh thai ........................................................................ 205
- Bài 4: Chẩn đoán thai nghén ............................................................................. 214 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 220
- 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn: Bệnh Cơ Sở Mã môn học: MH23 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: Môn “Bệnh cơ sở” thuộc khối kiến thức chuyên ngành; Học sau các môn thuộc khối kiến thức giáo dục đại cươngvà kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành. - Tính chất: Môn “Bệnh cơ sở” là môn cơ sở chuyên ngành. Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản một số bệnh lý thường gặp thuộc các chuyên ngành: nội, ngoại, sản, nhi và truyền nhiễm. - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Môn học cung cấp cho người học kiến thức cơ sở về triệu chứng, biến chứng, nguyên tắc điều trị các bệnh lý thường gặp thuộc các chuyên khoa: nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa, truyền nhiễm và sản khoa. Từ đó người học vận dụng trong thực hành ngành dược sĩ để hưỡng dẫn người bệnh dùng thuốc, tư vấn, giáo dục sức khoẻ cho người bệnh. Mục tiêu của môn học: - Về kiến thức: + Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và phương pháp phòng một số bệnh Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Truyền nhiễm thường gặp. - Về kỹ năng: + Vận dụng kiến thức bệnh học liên quan để thực hiện được các kỹ thuật, thủ thuật và xét nghiệm phục vụ yêu cầu chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Nhận thức được tầm quan trọng, mối liên quan giữa kiến thức bệnh học và kiến thức chuyên ngành để đạt hiệu quả trong hoạt động nghề nghiệp. + Tự giác, tích cực học tập và phát huy tính sáng tạo, gắn kết với nghề nghiệp trong quá trình học tập. + Có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm. Nội dung của môn học:
- 2 PHẦN NỘI BÀI 1: CẤP CỨU PHẢN VỆ (2 giờ) GIỚI THIỆU: Phản vệ là cấp cứu nội khoa thường gặp trên lâm sàng, phản vệ có thể nhẹ (dị ứng) Nhưng có thể nặng gây tử vong nhanh chóng. Bài học này cung cấp kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng và cách xử trí phản vệ. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Trình bày được triệu chứng lâm sàng của phản vệ. - Trình bày được xử trí ban đầu bệnh nhân phản vệ NỘI DUNG CHÍNH 1. KHÁI NIỆM. Phản vệ là một phản ứng dị ứng, có thể xuất hiện ngay lập tức từ vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên gây ra các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau, có thể nghiêm trọng dẫn đến tử vong nhanh chóng. Dị nguyên là yếu tố lạ khi tiếp xúc có khả năng gây phản ứng dị ứng cho cơ thể, bao gồm thức ăn, thuốc và các yếu tố khác. Sốc phản vệ là mức độ nặng nhất của phản vệ do đột ngột giãn toàn bộ hệ thống mạch và co thắt phế quản có thể gây tử vong trong vòng một vài phút. 2. NGUYÊN NHÂN. Có nhiều nguyên nhân gây phản vệ trong đó hay gặp nhất là do thuốc tiếp theo là thức ăn, nọc côn trùng. 2.1. Các loại thuốc thường gặp gây SPV: Kháng sinh: Penicilin, các β – lactam, Tetracyclin... Thuốc chống viêm không Steroid: Diclophenac, Indometacin... Vitamin C: thường gặp ở việt nam. Thuốc giảm đau, gây mê, gây tê: Morphin, codein, Procain, xylocain… Các thuốc sử dụng trong chẩn đoán: thuốc cản quang có iode. Các hormon như: isulin, ACTH. Các chế phẩm máu như gamaglobulin, huyết tương, hồng cầu, tiểu cầu. Các kháng độc tố như kháng độc tố uốn ván, bạch hầu, nọc độc rắn… 2.2. Nọc độc của sinh vật: Ong, bò cạp… 2.3. Các loại thực phẩm: Nhộng tằm, hải sản, thịt, cá,… 3. CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA SỐC PHẢN VỆ. Có nhiều cơ chế khác nhau cùng tham gia trong sinh bệnh học của SPV, như thông qua phóng thích các chất trung gian hóa học như Histamin, Leucotrien, Prostaglandin,… từ quá trình kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể. Các chất này được phóng thích ồ ạt và máu gây giãn mạch, tăng tính thầm thành mạch và làm nhạy cảm quá mức ở phế quản, gây ra tụt huyết áp và suy hô hấp. Tùy theo mức độ của sốc có thể gây ra các biểu hiện lâm sàng ở các nức dộ khác nhau như phù nề co thắt thanh môn, co thắt, tăng tiết dịch phế quản gây suy hô hấp. Giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch, có thể gây phù phổi và tụt huyết áp.
- 3 Kháng nguyên Cơ thể Giãn mạch, tăng tính thấm thành Tụt HA, thiếu mạch máu tổ chức Kháng nguyên Kháng thể Chất trung gian hóa học: Co thắt phế quản, Histamin, Leucotrienes, phù nề thanh môn Suy hô hấp Prostaglandins 4. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ DIỄN BIẾN. Các triệu chứng xuất hiện ngay lập tức hoặc trong vài phút tới nhiều giờ giờ sau khi tiếp xúc với dị nguyên (yếu tố gây dị ứng) như sau tiêm kháng sinh, hay bị côn trùng đốt. 4. 1. Triệu chứng gợi ý Nghĩ đến phản vệ khi xuất hiện ít nhất một trong các triệu chứng sau: a) Mày đay, phù mạch nhanh. b) Khó thở, tức ngực, thở rít. c) Đau bụng hoặc nôn. d) Tụt huyết áp hoặc ngất. e) Rối loạn ý thức. 4.2. Phản vệ được phân thành 4 mức độ như sau: (lưu ý mức độ phản vệ có thể nặng lên rất nhanh và không theo tuần tự) Nhẹ (độ I): Chỉ có các triệu chứng da, tổ chức dưới da và niêm mạc như mày đay, ngứa, phù mạch. Nặng (độ II): có từ 2 biểu hiện ở nhiều cơ quan: a) Mày đay, phù mạch xuất hiện nhanh. b) Khó thở nhanh nông, tức ngực, khàn tiếng, chảy nước mũi. c) Đau bụng, nôn, ỉa chảy. d) Huyết áp chưa tụt hoặc tăng, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp. Nguy kịch (độ III): biểu hiện ở nhiều cơ quan với mức độ nặng hơn như sau: a) Đường thở: tiếng rít thanh quản, phù thanh quản. b) Thở: thở nhanh, khò khè, tím tái, rối loạn nhịp thở. c) Rối loạn ý thức: vật vã, hôn mê, co giật, rối loạn cơ tròn. d) Tuần hoàn: sốc, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp. Ngừng tuần hoàn (độ IV): Biểu hiện ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn 4.3. Diễn biến và các nguy cơ. SPV là một cấp cứu có nguyên nhân tử vong rất cao do suy hô hấp, suy tuần hoàn cấp. Do đó cần cấp cứu ngay tại chỗ, phải đảm bảo được hô hấp và tuần hoàn
- 4 trong khi vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở có đủ diều kiện điều trị và theo dõi sốc tái phát. SPV luôn có nguy cơ trở lại trong nhiều giờ sau do vậy cần theo dõi tối thiểu 24 giờ ở cơ sở y tế. 5. XƯ TRÍ CẤP CỨU. (Phác đồ xử trí phản vệ theo thông tư 51/2017/TT-BYT ban hành ngày 29/12/2017) 5.1. Nguyên tắc chung - Tất cả trường hợp phản vệ phải được phát hiện sớm, xử trí khẩn cấp, kịp thời ngay tại chỗ và theo dõi liên tục ít nhất trong vòng 24 giờ. - Bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, nhân viên y tế khác phải xử trí ban đầu cấp cứu phản vệ. - Adrenalin là thuốc thiết yếu, quan trọng hàng đầu cứu sống người bệnh bị phản vệ, phải được tiêm bắp ngay khi chẩn đoán phản vệ từ độ II trở lên. 5.2. Xử trí * phản vệ nhẹ (độ I): dị ứng nhưng có thể chuyển thành nặng hoặc nguy kịch - Sử dụng thuốc methylprednisolon hoặc diphenhydramin uống hoặc tiêm tùy tình trạng người bệnh. - Tiếp tục theo dõi ít nhất 24 giờ để xử trí kịp thời. * Phác đồ xử trí cấp cứu phản vệ mức nặng và nguy kịch (độ II, III) Phản vệ độ II có thể nhanh chóng chuyển sang độ III, độ IV. Vì vậy, phải khẩn trương, xử trí đồng thời theo diễn biến bệnh: 1. Ngừng ngay tiếp xúc với thuốc hoặc dị nguyên (nếu có). 2. Tiêm hoặc truyền adrenalin (theo mục dưới đây). 3. Cho người bệnh nằm tại chỗ, đầu thấp, nghiêng trái nếu có nôn. 4. Thở ô xy: người lớn 6-101/phút, trẻ em 2-41/phút qua mặt nạ hở. 5. Đánh giá tình trạng hô hấp, tuần hoàn, ý thức và các biểu hiện ở da, niêm mạc của người bệnh. a) Ép tim ngoài lồng ngực và bóp bóng (nếu ngừng hô hấp, tuần hoàn). b) Đặt nội khí quản hoặc mở khí quản cấp cứu (nếu khó thở thanh quản). 6. Thiết lập đường truyền adrenalin tĩnh mạch với dây truyền thông thường nhưng kim tiêm to (cỡ 14 hoặc 16G) hoặc đặt catheter tĩnh mạch và một đường truyền tĩnh mạch thứ hai để truyền dịch nhanh. 7. Hội ý với các đồng nghiệp, tập trung xử lý, báo cáo cấp trên, hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa cấp cứu, hồi sức và/hoặc chuyên khoa dị ứng (nếu có). 5.3. Phác đồ sử dụng adrenalin và truyền dịch Mục tiêu: nâng và duy trì ổn định HA tối đa của người lớn lên ≥ 90mmHg, trẻ em ≥ 70mmHg và không còn các dấu hiệu về hô hấp như thở rít, khó thở; dấu hiệu về tiêu hóa như nôn mửa, ỉa chảy. 1. Thuốc adrenalin 1mg = 1ml = 1 ống, tiêm bắp: a) Trẻ sơ sinh hoặc trẻ < 10kg: 0,2ml (tương đương 1/5 ống). b) Trẻ khoảng 10 kg: 0,25ml (tương đương 1/4 ống). c) Trẻ khoảng 20 kg: 0,3ml (tương đương 1/3 ống). d) Trẻ > 30kg: 0,5ml (tương đương 1/2 ống). e) Người lớn: 0,5-1 ml (tương đương 1/2-1 ống).
- 5 2. Theo dõi huyết áp 3-5 phút/lần. 3. Tiêm nhắc lại adrenalin liều như trên 3-5 phút/lần cho đến khi huyết áp và mạch ổn định. 4. Nếu mạch không bắt được và huyết áp không đo được, các dấu hiệu hô hấp và tiêu hóa nặng lên sau 2-3 lần tiêm bắp như khoản 1 mục IV hoặc có nguy cơ ngừng tuần hoàn phải: a) Nếu chưa có đường truyền tĩnh mạch: Tiêm tĩnh mạch chậm dung dịch adrenalin 1/10.000 (1 ống adrenalin 1mg pha với 9ml nước cất = pha loãng 1/10). Liều adrenalin tiêm tĩnh mạch chậm trong cấp cứu phản vệ chỉ bằng 1/10 liều adrenalin tiêm tĩnh mạch trong cấp cứu ngừng tuần hoàn. Liều dùng: - Người lớn: 0,5-1 ml (dung dịch pha loãng 1/10.000=50-100µg) tiêm trong 1-3 phút, sau 3 phút có thể tiêm tiếp lần 2 hoặc lần 3 nếu mạch và huyết áp chưa lên. Chuyển ngay sang truyền tĩnh mạch liên tục khi đã thiết lập được đường truyền. - Trẻ em: Không áp dụng tiêm tĩnh mạch chậm. b) Nếu đã có đường truyền tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch liên tục adrenalin (pha adrenalin với dung dịch natriclorid 0,9%) cho người bệnh kém đáp ứng với adrenalin tiêm bắp và đã được truyền đủ dịch. Bắt đầu bằng liều 0,1 µg/kg/phút, cứ 3-5 phút điều chỉnh liều adrenalin tùy theo đáp ứng của người bệnh. c) Đồng thời với việc dùng adrenalin truyền tĩnh mạch liên tục, truyền nhanh dung dịch natriclorid 0,9% 1.000ml-2.000ml ở người lớn, 10-20ml/kg trong 10-20 phút ở trẻ em có thể nhắc lại nếu cần thiết. 5. Khi đã có đường truyền tĩnh mạch adrenalin với liều duy trì huyết áp ổn định thì có thể theo dõi mạch và huyết áp 1 giờ/lần đến 24 giờ. 5.4. Xử trí tiếp theo khi có người hỗ trợ Đảm bảo hô hấp: Cho bệnh nhân thở Oxy 6 -8 lít/phút, nên cho thở qua mặt nạ. Nếu suy hô hấp nặng lên, thở oxy không kết quả thực hiện ngay bóp bóng Ambu qua mặt nạ có oxy 100%. Chuẩn bị đặt NKQ, chọc màng nhẫn giáp hoặc mở khí quản cấp cứu nếu tê phù thanh môn gây khó thở thanh quản cấp không đặt được NKQ. Nếu đặt được NKQ, cho bệnh nhân thở máy với oxy 100% trong giờ đầu. Truyền dịch: dùng NaCl 9‰ , có thể dùng các dung dịch cao phân tử. Các thuốc khác: Cho Salbutamol, Aminophylin(Diaphylin) truyền tĩnh mạch điều trị co thắt phế quản. Có thể dùng đường khí dung. Corticoid: Solumedrol, Depersolon, Hydrocortison hemisuccinat tiêm tĩnh mạch, dùng càng sớm càng tốt. Các thuốc kháng Histamin: Dimedron Rửa dạ dày, than hoạt, thuốc thấy nếu yếu tố nguyên nhân qua đường ăn uống. Nếu xử trí cấp cứu ở ngoài viện dù bệnh nhân có tiến triển tốt, vẫn phải chuyển đến bệnh viện để tiếp tục theo dõi ít nhất là 24 tiếng. 5.5. Theo dõi
- 6 1. Trong giai đoạn cấp: theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, SpCO2 và tri giác 3-5 phút/lần cho đến khi ổn định. 2. Trong giai đoạn ổn định: theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, SpO2 và tri giác mỗi 1-2 giờ trong ít nhất 24 giờ tiếp theo. 3. Tất cả các người bệnh phản vệ cần được theo dõi ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đến ít nhất 24 giờ sau khi huyết áp đã ổn định và đề phòng phản vệ pha 2. 4. Ngừng cấp cứu: nếu sau khi cấp cứu ngừng tuần hoàn tích cực không kết quả 5.Dự phòng SPV: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, bác sĩ, nhân viên y tế phải bảo đảm các nguyên tắc dự phòng phản vệ sau đây: 1. Chỉ định đường dùng thuốc phù hợp nhất, chỉ tiêm khi không sử dụng được đường dùng khác. 2. Không phải thử phản ứng cho tất cả thuốc trừ trường hợp có chỉ định của bác sĩ theo quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư 51 bộ Y tế về hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ. 3. Không được kê đơn thuốc, chỉ định dùng thuốc hoặc dị nguyên đã biết rõ gây phản vệ cho người bệnh. 4. Tất cả trường hợp phản vệ phải được báo cáo về Trung tâm Quốc gia về Thông tin Thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc hoặc Trung tâm Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh về Thông tin Thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc 5. Bác sĩ, người kê đơn thuốc hoặc nhân viên y tế khác có thẩm quyền phải khai thác kỹ tiền sử dị ứng thuốc, dị nguyên của người bệnh trước khi kê đơn thuốc hoặc chỉ định sử dụng thuốc theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này. Tất cả thông tin liên quan đến dị ứng, dị nguyên phải được ghi vào sổ khám bệnh, bệnh án, giấy ra viện, giấy chuyển viện. 6. Khi đã xác định được thuốc hoặc dị nguyên gây phản vệ, bác sĩ, nhân viên y tế phải cấp cho người bệnh thẻ theo dõi dị ứng ghi rõ tên thuốc hoặc dị nguyên gây dị ứng, giải thích kỹ và nhắc người bệnh cung cấp thông tin này cho bác sĩ, nhân viên y tế mỗi khi khám bệnh, chữa bệnh. Bảng: Thành phần hộp cấp cứu phản vệ STT Nội dung Đơn vị Số lượng 1 Phác đồ, sơ đồ xử trí cấp cứu phản vệ bản 01 Bơm kim tiêm vô khuẩn - Loại 10ml cái 02 2 - Loại 5ml cái 02 - Loại 1ml cái 02 - Kim tiêm 14-16G cái 02 3 Bông tiệt trùng tẩm cồn gói/hộp 01 4 Dây garo cái 02 5 Adrenalin 1mg/1ml ống 05 6 Methylprednisolon 40mg lọ 02 7 Diphenhydramin 10mg ống 05 8 Nước cất 10ml ống 03
- 7 GHI NHỚ: - Nghĩ đến phản vệ khi xuất hiện ít nhất một trong các triệu chứng gợi ý. - Adrenalin là thuốc thiết yếu, quan trọng hàng đầu cứu sống người bệnh bị phản vệ LƯỢNG GIÁ Câu 1. Các dấu hiệu lâm sàng của phản vệ thường xuất hiện ngay lập tức, một vài phút sau khi tiêm hay uống thuốc hoặc có thể muộn hơn sau 30 phút hay hàng giờ A. Đúng B. Sai Câu 2. Phản vệ chỉ xảy ra khi dùng thuốc bằng đường tiêm A.Đúng B. Sai Câu 3. Thuốc đầu tay để xử trí sốc phản vệ là Adrenalin. A. Đúng B. Sai Câu 4. Triệu chứng của ............xuất hiện ngay lập tức hoặc trong vòng vài phút tới nhiều giờ sau khi tiếp xúc với dị nguyên. A.Sốc nhiễm khuẩn B. Phản vệ C.Sốc mất máu Câu 5. Triệu chứng nổi ban ngứa ở da và niêm mạc trong phản vệ là triệu chứng …....và có tính chất báo hiệu. A. Thường gặp B. Ít gặp C.Hiếm gặp
- 8 BÀI 2: NGỘ ĐỘC CẤP (2 giờ) GIỚI THIỆU: Ngộ độc cấp là một cấp cứu nội khoa thường gặp với nhiều biểu hiện khác nhau, thường gây suy đa tạng và có nguy cơ tử vong cao. Vì vậy cần phát hiện sớm và xử trí kịp thời bệnh nhân ngộ độc cấp. Bài học này giúp cho người học nắm được triệu chứng và các bước xử trí ban đầu những ngộ độc cấp thường gặp MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Trình bày được triệu chứng của 4 loại ngộ độc cấp thường gặp nhất. - Trình bày được xử trí người bệnh ngộ độc cấp. NỘI DUNG CHÍNH Đại cương Đường vào của độc chất. Các chất độc có thể và cơ thể bằng nhiều đường: ăn uống (thức ăn, đồ uống, hóa chất, thuốc uống…), đường thở (khí độc, thuốc trừ sâu…), qua da, niêm mạc (thuốc hóa chất…), đường tiêm truyền… Trên thực tế lâm sàng hay gặp nhất là qua đường ăn uống. Thời gian tiềm ẩn ngộ độc. Chất độc cần thời gian nhất định để thấm vào máu và cơ thể gây ra tác dụng độc. Nếu cấp cứu trong giai đoạn chất độc còn nằm trong dạ dày, trên da thì dễ dàng loại bỏ chất độc bằng rửa dạ dày, tắm, gội hoặc dùng sớm các thuốc giải độc ngăn không cho chất độc gây tác dụng gây độc giúp bệnh nhân tránh khỏi bị ngộ độc nặng. Khi chất độc ngấm vào cơ thể và gây độc thì tình trạng sẽ nguy hiểm hơn, nguy cơ điều trì phức tạp, tốn kém và tử vong cao hơn. 1. NGUYÊN NHÂN VÀ SINH LÝ BỆNH. 1.1. Nguyên nhân: Các độc chất có thể là hóa chất công nghiệp, hóa chất dùng trong nông nghiệp (thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt chuột…), hóa chất gia dụng(chất tẩy men kính, xà phòng, dầu pha sơn…), thuốc chữa bệnh, động vật, thực vật, nọc độc động vật(rắn cắn, ong đốt…)… Các ngộ độc cấp thường gặp: Thuốc ngủ, an thần: Rotudin, Seduxen, Gardenal, Aminazin. Thuốc bảo vệ thực vật(thuốc trừ sâu diệt cỏ…); thuốc diệt chuột. Thuốc phiện, ma túy. Thuốc giảm đau, cảm cúm. Rắn cắn, ong đốt, ngộ độc cây độc và thảo dược. 2.2. Sinh lý bệnh. Độc chất có thể ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan sống của cơ thể, dẫn đến các rối loạn chức năng sống, ngộ độc nặng thường dẫn đến suy đa tạng và tử vong. Bên cạnh đó, độc chất cũng có thể tác động đặc hiệu lên các cơ quan chức năng sống quan trọng (tim, phỏi, não, thận) dẫn đến suy sụp và tử vong nhanh chóng. Cũng có những bệnh nhân không chết vì bản thân tác động của độc chất mà lại tử vong vì các biến chứng như: sặc vào phổi, tụt lưỡi gây suy hô hấp…
- 9 2. TRIỆU CHỨNG VÀ DIỄN BIẾN. Rất khác nhau trong từng trường hợp, tùy theo chất gây ngộ độc: Thuốc ngủ, an thần: Hôn mê yên tĩnh, tụt huyết áp và thở yếu hoặc ngừng thở nếu ngộ độc nặng. Thuốc phiện, Heroin: Hôn mê, thở chậm hoặc ngừng thở, đồng tử 2 bên co nhỏ, vết tiêm chích… Thuốc chuột: co giật, suy tim, rối loạn nhịp tim Thuốc sâu, phospho hữu cơ: Da tái lạnh, ẩm, mạch chậm, đồng tử 2 bên co nhỏ, tăng tiết(nước bọt, dịch phế quản, nôn…), co thắt phế quản. Máy cơ, co giật cơ, có thể liệt cơ. Rối loạn ý thức, hôn mê. Mùi thuốc trừ sâu. Hoàn cảnh và triệu chứng lâm sàng gợi ý có giá trị định hướng đến ngộ độc cấp. Chẩn đoán xác định phải dựa và xét nghiệm độc chất và một số xét nghiệm dặc hiệu khác tùy vào loại ngộ độc. 3. NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ. Xử trí nhằm mục tiêu làm giảm lượng chất độc trong cơ thể, hạn chế tác dụng của chất độc và hồi sức, xử trí các triệu chứng. 3.1 Tại chỗ - Tẩy rửa chất độc trên người bệnh: + Cần tắm rửa bằng xà phòng nếu chất độc bám vào da và tóc + Rử mắt ngay bằng cách xối nước vào mắt trong 10 phút nếu chất độc là kiềm, acid. Sau đó đưa người bệnh đến bệnh viện chuyên khoa. - Đưa người bệnh ra khỏi vùng có độc chất bay hơi, có thể hít phải hơi độ 3.2.Tại bệnh viên và tuyến y tế cơ 3.2.1.Gây nôn - Chỉ thực hiện trong vòng 1giờ sau khi ăn hoặc uống chất độc.Tiến hành: +Uống 100-200ml nước rồi ngoái họng bằng một que tăm bông gây nôn. +Hoặc uống 30-50ml Siro Ipeca( ở người lớn) 10-15ml ở trẻ em. Nôn xuất hiện sau 10-15 phút. - Không gây nôn nếu đã uống hoặc ăn chất độc trên 1 giờ, đã có rối loạn thức, biết chắc chất độc ấy sẽ gây có giật hoặc đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. - Không gây nôn bằng thuốc gây nô trong ngộ độc thuốc ngủ, các chất gây co giật, bệnh nhân rối loạn ý thức. - Không gây nôn trong các trường hợp uống các chất ăn mòn, Acid, Bazơ, các hydrocacbon( Xăng dầu và một số dung môi) . 3.2.2.Uống than hoạt: - Chỉ định: Dùng cho hầu hết các loại ngộ độc thuốc, chất độc , thực phẩm. - Chống chỉ định: + Bệnh nhân hôn mê, co giật, trừ khi đã được đặt nội khí quản, bơm bóng chèn và cho thuốc chống co giật trước, uống các chất ăn mòn, acid, bazơ, xăng dầu hoặc các hydrrocacbon khác. + Một số chất than hoạt không gắn được: với sắt, rượu, Glicon và Lithium.
- 10 - Kỹ thuật: + Cho 30-50mg than hoạt hoà với 200ml nước( Người lớn). Liều trẻ em là 1g/kg trọng lượng, than hoạt hoà với 100ml nước. Dùng than hoạt dạng nhủ tương dễ uống hơn. + Cho uống hay cho qua son dạ dày trong vòng 2giờ đầu nếu chưa thực hiện được rửa dạ dày hay thuốc giải độc uống. Có thể nhắc lại sauc mỗi 4 giờ. 3.2.3 Rửa dạ dày: - Trước khi rửa dạ dày cần lưu ý mấy điểm sau: + Hiệu quả nhất trong 60 phút đầu bị ngộ độc cấp. + Còn hiệu quả trong 3 giờ đầu và khi đã uống than hoạt. + Còn hiệu quả trong 8 giờ đầu với ngộ độc thuốc chống trầm cảm ba vòng, phenobarbital, salicylat, hoặc uống một số lượng lớn thuốc. - Chỉ định: + Ngộ độc các thuốc uống dạng nước, bột viên, miếng nhỏ. + Trong các trường hợp bệnh nhân không gây nôn được. - Chống chỉ định: + Sau uống các chất ăn mòn: acid mạnh hoặc kiềm mạnh. + Sau uống Hidrocarbon như các sản phẩm từ dầu mỡ. + Bệnh nhân hôn mê, co giật( nếu cần rữa dạ dày cầc đặt ống nội khí quản, boqưm bóng chèn và dùng thuốc chống co giật trước). 3.2.4.Thuốc nhuận tràng: - Tăng đào thải chất độc qua phân, thường dùng sorbitol 5g/ gói, liều 0,5 – 1g/ kg cơ thể uống ngay sau khi dùng than hoạt, hoặc trộn vào than hoạt. - Chỉ định : ngộ độc đường tiêu hóa . - Chống chỉ định: tắc ruột, người suy thận, suy tim không dùng thuốc nhuận tràng có Natri và Magnesi 3.2.5Tăng đào thải chất độc trong máu: - Lợi tiểu mạnh kết hợp với kiềm hoá nước tiểu pH~ 7,58- 8 như trong ngộ độc barbiturat, salicylat: truyền nhiều dịch, truyền bicarbonat theo chỉ định. - Chạy thận nhân tạo hoặc lọc màng bụng. 3.2.6. Các biện pháp hồi sức - Hỗ trợ hô hấp: thở oxy, đặt nội khí quản, bảo đảm hô hấp cho các bệnh nhân hôn mê, thở máy. - Duy trì tuần hoàn: Đặt đường truyền dịch, dùng thuốc vận mạch Dopamin, Adrenalin, Dobutamin. - Xử trí rối loạn nhịp tim: Lidocain, Atropin - Đảm bảo thân nhiệt, điều chỉnh nước điện giải, toan kiềm… - Xử trí hôn mê, suy hô hấp và chống co giật 3.3. Thuốc giải độc đặc hiệu. Naloxon → Ngộ độc Heroin. N – Acetincystein → Ngộ độc Paracetamol. PAM – Atropin → Ngộ độc Phospho hữu cơ. GHI NHỚ
- 11 - Triệu chứng của ngộ độc cấp rất khác nhau trong từng trường hợp, tùy theo chất gây ngộ độc - Xử trí nhằm mục tiêu làm giảm lượng chất độc trong cơ thể, hạn chế tác dụng của chất độc và hồi sức, xử trí các triệu chứng. LƯỢNG GIÁ: Anh (chị) hãy chọn câu trả lời đúng cho những câu sau 1. Không rửa dạ dày trong các trường hợp ngộ độc cấp do uống phải….. A. Xăng, dầu. B. Thuốc trừ sâu. C. Thuốc diệt cỏ. 2.Trong xử trí ngộ độc cấp nhanh chóng loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể nhằm giảm tối đa sự hấp thu chất độc vào ................... A. Máu. B. Cơ . C. Thần kinh. 3. Khi bị ngộ độc cấp do tiếp xúc, phải cởi bỏ quần áo nạn nhân, rửa nơi tiếp xúc với chất độc bằng…............và xà phòng. A. Nước nóng B. Nước lạnh C. Nước ấm 4. Khi bị ngộ độc do hít phải chất độc, cần đưa bệnh nhân vào phòng….., nới rộng quần áo, thở oxy hoặc thông khí nhân tạo A. Kín B. Thoáng khí C. Yên tĩnh 5 Khi xử trí ngộ độc cấp, cần cho bệnh nhân bị ngộ độc rượu uống than hoạt càng sớm càng tốt . A. Đúng B. Sai
- 12 BÀI 3: CẤP CỨU THƯỜNG GẶP (2 giờ) GIỚI THIỆU: Trong đời sống có rất nhiều cấp cứu có thể xảy ra, cần được xử trí cấp cứu kịp thời nếu không có thể dẫn tới nguy hiểm tới tính mạng của một hay nhiều người. Bài này cung cấp cho người học về triệu chứng, biến chứng và các bước xử trí cấp cứu ban đầu của các cấp cứu thường gặp. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Trình bày được triệu chứng lâm sàng, tiến triển và biến chứng của một số cấp cứu thường gặp - Trình bày được các bước xử trí cấp cứu ban đầu người một số cấp cứu thường gặp. NỘI DUNG CHÍNH I. SAY NẮNG, SAY NÓNG Đại cương Say nóng, say nắng là một cấp cứu nội khoa thực sự. Với thân nhiệt từ 0 41,5 C trở lên. tỷ lệ tử vong có thể lên đến 76% ngay cả khi bệnh nhân được xử trí nhanh chóng Say nắng là một trường hợp của say nóng nhưng còn có thể tổn thương cấp tính khác do ánh nắng như: bỏng da, sưng nề da. Say nắng hay gặp nước ta do biểu hiện rối loạn điều hoà thân nhiệt dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời hay nhiệt độ mội trường quá cao. Tăng cao thân nhiệt có trong say nóng gây tổn thương trực tiếp cho các tổ chức, các cơ quan đích và suy đa tạng. Say nắng do tác dụng của mặt trời chiếu lên đầu trần. Say nắng không chỉ xảy ra khi làm đang làm việc mà ngay cả khi nghỉ ngơi hoặc tắm nắng quá nhiều 1. Say nắng 1.1. Định nghĩa Say nắng là bị tác dụng trực tiếp của ánh nắng lên đầu, gáy nạn nhân trong một thời gian dài. 1.2. Các dấu hiệu của say nắng Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, khó chịu - Đau lưng. - Tức ngực, khó thở, mạch nhanh. - Nôn mửa xây sầm mặt mày. - Sốt cao 40-410C, mặt đỏ. - Có thể bất tỉnh, nếu không được cấp cứu sẽ dẫn đến hôn mê, truỵ mạch. 1.3. Tiến triển Người bệnh say nắng nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến hôn mê, truỵ mạch 2. Say nóng 2.1.Định nghĩa Say nóng là do cơ thể bị nóng quá, hệ thần kinh trung ương bi rối loạn làm cho mọi chuyển hóa của cơ thể bị rối loạn: chuyển hóa nước và các chất điện giải, sự hoạt động của hệ tuần hoàn và hệ hô hấp.
- 13 2. 2. Các trường hợp say nóng 2.2.1. Say nóng kinh điển - Các bệnh nhân có nguy cơ cao như: + Bệnh mãn tính: bệnh tim mạch + Người mất nước, người cao tuổi, béo bệu + Người lạm dụng rượu, nghiện ma tuý (phencylidin, cocain, các amphetamin). + Người dùng các thuốc: an thần, gây ngủ, thuôc đối kháng beta- adrenergic, lợi tiểu, các thuốc đối kháng cholinergic, thuốc chống loạn thần, - Các yếu tố môi trường: độ ẩm cao và thông khí kém. - Bệnh nhân thường có thân nhiệt lớn hơn hoặc bằng 40,5oC , thường hôn mê và không có mồ hôi. 2.2.2. Say nóng do gắng sức - Xuất hiện ở những người có khả năng thích nghi kém khi tập luyện hoặc lao động trong môi trường nhiệt độ và độ ẩm cao: vận động viên, người lao động cơ bắp, đặc biệt khi họ thiếu nước. - Có thể có các yếu tố nguy cơ như say nóng kinh điển, có thể có một số bệnh bẩm sinh làm giảm tiết mồ hôi. - Thân nhiệt có thể dưới 40,5oC - 50% bệnh nhân vẫn có mồ hôi. - Dễ có biến chứng đông máu nội mạc rải rác, nhiễm toan lactic và tiêu cơ vân hơn khi so với tăng thân nhiệt kinh điển 2.3. Triệu chứng - Hoàn cảnh xuất hiện: tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc gắng sức trong môi trường nóng ẩm cao. - Thân nhiệt cao: thường trên 40,5oC - Rối loạn ý thức: từ nhẹ đến nặng, lẫn lộn, sảng, hôn mê, có thể co giật. - Quan sát thấy: + Mệt rã rời, chuột rút + Mặt tái nhợt, vã mồ hôi, lạnh, đồng tử giãn. + Nhịp thở nhanh, mạch nhanh. + Nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn. + Có thể truỵ mạch, ngất xỉu. + Với trẻ nhỏ: sốt cao, lên cơn co giật. - Chẩn đoán phân biệt: + Tăng thân nhiệt ác tính + Hội chứng thần kinh ác tính + Ngộ độc các thuốc kháng cholinergic. + Cường giáp nặng. + Nhiễm trùng nặng, sốt rét thể não. - Cận lâm sàng Xét nghiệm: công thức máu, các xét nghiệm đông máu (PT, ATT, Fibrinogen,các sản phẩm thoái hoá của Fibrinogen) điện giải máu , ure , creatinin
- 14 máu, gluco máu, CPK, chức năng gan, khí máu động mạch , tổng phân tích nước tiểu, điện tim. 2. 4.Tiến triển Người bệnh bị say nóng nếu không được cấp cứu sớm sẽ dẫn đến ngất, truỵ mạch , với trẻ nhỏ thường bị lên các cơn co giật sẽ gây ảnh hưởng tình trạng thần kinh cho trẻ về sau. 3. Xử trí 3.1. Xử trí ban đầu - Nhanh chóng đưa bênh nhân ra khỏi môi trường nắng nóng đưa bệnh nhân vào chỗ mát - Nới rộng quần áo - Quạt mát, chườm lạnh đầu, gáy, ngực, bụng và hai đùi cho bệnh nhân.Cho uống nước pha ít muối (một thìa cà phê/ 1 lít nước) hoặc oresol - Theo dõi mạch nhiệt độ nhịp thở, ý thức - Nếu bệnh nhân có dấu hiệu suy hô hấp, truỵ nạch, chuyển ngay đến bệnh viện, không đắp chăn tiếp tục chườm lạnh. 3.2 .Tại bệnh viện - Chống trụy tim mạch và hô hấp: thở oxy, làm hô hấp nhân tạo, dùng thuốc trợ tim mạch (Ubain, cafein) - Chống mất muối mất nước bằng cách truyền tĩnh mạch các dung dịch Natriclorua đẳng trương (0,9%). Dung dịch Glucose đẳng trương (5%) và dung dịch Natricarbonat 1,4% - Chống phù não: Truyền tĩnh mạch dung dịch Glucose ưu trương (10-20%) 3. Đề phòng: - Ở nhà máy hầm mỏ phải quạt thông gió và đủ nước cho công nhân. - Tránh ra làm việc ngoài trời nắng quá - Ra ngoài nắng phải đội nón, mũ rộng vành hoặc che gáy bằng khăn thấm nước - Về mùa hè phải mặc quần áo rộng II. ĐIỆN GIẬT Đại cương Điện giật xảy ra do sơ xuất chạm vào vật dẫn điện trong sinh hoạt, lao động, sản xuất. Do không chấp hành chế độ bảo hộ an toàn lao động. Điện giật là một cấp cứu nội khoa cần phải được thực hiện ngay tại chỗ. Sau khi tim đã đập trở lại và tự thở được vẫn phải đưa ngay bệnh nhân vào viện để tiếp tục điều trị và theo dõi . Điện giật gây tử vong cho nạn nhân không được xử trí kịp thời hoặc có xử trí kịp thời nhưng phương pháp không đúng . 1 . Các yếu tố vật lý Tổn thương do điện giật phục thuộc 3 yếu tố: Cường độ, tần số và thời gian tiếp xúc với dòng điện. Cường độ dòng điện cao gây giật chết người. Điện trở (R) toàn thể con người ở bề mặt da nơi dòng điện vào ra. Da khô điện trở cao, da ướt nhất là sau khi tắm điện trở thấp. Vậy điện trở càng nhỏ cường độ càng cao, điện giật càng nặng .
- 15 Tóm lại cường độ dòng điện giết chết người và hiệu điện thế gây bỏng tại nơi tiếp xúc với cơ thể . Tần số dòng điện (điện xoay chiều) gây co cơ mạnh (gây giật). Bất kể đường đi từ đâu dòng điện đều qua vùng tim. Nhưng nguy hiểm nhất khi đi từ tay này qua tay khác hoặc từ tay đến chân nguy hiểm hơn nhiều vì qua trục tim. Thời gian tiếp xúc càng lâu càng nguy hiểm. 2. Triệu chứng 2.1 Khi bị điện giật toàn bộ cơ thể nạn nhân bị co giật mạnh gây ra 2 tình huống. - Hoặc nạn nhân bị bắn ra xa gây chấn thương . - Hoặc nạn nhân bị dán chặt vào nơi truyền điện (cần đề phòng nạn nhân ngã gây thêm chấn thương khi ngắt điện). 2.2 Ngừng tim, ngừng thở Thường là ngừng tuần hoàn do rung thất rồi ngừng thở nhưng cũng có khi nạn nhân ngừng thở trước rồi mới ngừng tim. 2.3. Bỏng tại nơi tiếp xúc với dòng điện . Thời gian tiếp xúc với dòng điện càng lâu bỏng càng nặng. Vết bỏng có mùi khét, không lan, không chảy nước, không làm mủ khó đánh giá mức độ sâu của bỏng. 2.4 Chấn thương Chấn thương gây gãy xương, chấn thương sọ não, chấn thương bụng ngực. Thậm chí đa chấn thương . 2.5 Suy thận cấp sau điện giật . Một vài giờ sau khi bị điện giật, bệnh nhân hồi tỉnh dần. Xuất hiện nước tiểu đỏ, sau đó vô niệu. Do tiêu huỷ cơ vân phóng thích ra myoglobin là tắc ống thận gây suy thận cấp. 3. Xử trí Xử trí nhanh tại chỗ. Người ứng cứu phải thật bình tĩnh, không hoảng loạn và nhanh nhẹn bởi thời cơ cứu sống nạn nhân chỉ trong khoảng ba phút. - Cắt nguồn điện càng nhanh càng tốt. + Gọi cấp cứu và gọi báo cho điện lực gần nhất. + Tự cách điện cho mình bằng cách đứng lên vật cách điện, dùng các vật dụng cách điện như thanh tre, cây khô, cây nhựa…. gạt dây điện hoặc tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. + Nếu nạn nhân bị điện giật bởi dòng điện cao áp, không đến gần nạn nhân, giữ khoảng cách tối thiểu 25m cách xa trụ và đường dây cao áp cho đến khi nhân viên ngắt điện. Nếu nạn nhân bị điện giật bởi dòng điện sinh hoạt (220V), đứng trên một vật liệu cách điện (dép cao su), dùng dụng cụ cách điện (chổi hoặc chai nhựa) để đẩy nạn nhân ra khỏi nguồn điện. Song, cách tốt nhất vẫn là ngắt cầu dao hoặc công tắt điện. - Kiểm tra chấn thương cho nạn nhân, ưu tiên những vị trí trọng yếu như đầu, cổ. - Đặt nạn nhân ở nơi thoáng khí, nới rộng trang phục của nạn nhân, kê cao đầu nạn nhân sao cho cổ hơi ngửa ra sau (trừ khi có chấn thương cột sống) - Trường hợp nạn nhân còn thở bình thường, đặt họ ở tư thế hồi sức và làm nhanh các động tác sau (như hình):
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Bệnh ngoại khoa (Ngành: Y sỹ đa khoa - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
176 p | 17 | 5
-
Giáo trình Bệnh học nhi (Ngành: Y sỹ - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
204 p | 9 | 4
-
Giáo trình Bệnh học nhi (Ngành: Dinh dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
140 p | 7 | 3
-
Giáo trình Bệnh học nội khoa (Ngành: Y sỹ đa khoa - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
159 p | 4 | 2
-
Giáo trình Bệnh học (Ngành: Dược sĩ - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
194 p | 3 | 2
-
Giáo trình Bệnh học nội khoa (Ngành: Dinh dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
91 p | 4 | 1
-
Giáo trình Bệnh cơ sở (Ngành: Kỹ thuật xét nghiệm y học - Trình độ: Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
225 p | 3 | 1
-
Giáo trình Bệnh truyền nhiễm (Ngành: Y sỹ đa khoa - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
100 p | 3 | 1
-
Giáo trình Bệnh học (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
163 p | 1 | 1
-
Giáo trình Bệnh cơ sở (Ngành: Kỹ thuật phục hồi chức năng - Trình độ: Cao đẳng văn bằng 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
226 p | 0 | 0
-
Giáo trình Bệnh cơ sở (Ngành: Kỹ thuật phục hình răng - Trình độ: Cao đẳng văn bằng 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
226 p | 0 | 0
-
Giáo trình Bệnh cơ sở (Ngành: Kỹ thuật xét nghiệm y học - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
225 p | 2 | 0
-
Giáo trình Bệnh cơ sở (Ngành: Kỹ thuật phục hồi chức năng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
225 p | 3 | 0
-
Giáo trình Bệnh cơ sở (Ngành: Kỹ thuật xét nghiệm - Trình độ: Cao đẳng văn bằng 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
225 p | 0 | 0
-
Giáo trình Bệnh cơ sở (Ngành: Kỹ thuật hình ảnh y học - Trình độ: Cao đẳng văn bằng 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
225 p | 0 | 0
-
Giáo trình Bệnh học (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng văn bằng 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
163 p | 0 | 0
-
Giáo trình Bệnh cơ sở (Ngành: Kỹ thuật phục hình răng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
225 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn