Giáo trình Bệnh truyền nhiễm (Ngành: Y sỹ đa khoa - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
lượt xem 1
download
Giáo trình "Bệnh truyền nhiễm (Ngành: Y sỹ đa khoa - Trình độ: Trung cấp)" cung cấp cho người học kiến thức cơ sở về nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng lâm sàng, điều trị và phòng bệnh truyền nhiễm. Từ đó người học vận dụng trong thực hành đưa ra phương pháp xử trí và chuyển tuyến bệnh nhân kịp thời. Mời các bạn cùng tham khảo giáo trình!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Bệnh truyền nhiễm (Ngành: Y sỹ đa khoa - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: BỆNH TRUYỀN NHIỄM NGÀNH/NGHỀ: Y SỸ ĐA KHOA TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: 549 /QĐ-CĐYT ngày 09 tháng 08 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa Thanh Hoá, năm 2021
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- LỜI GIỚI THIỆU Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá có bề dày lịch sử đào tạo các thế hệ cán bộ Y - Dược, xây dựng và phát triển hơn 60 năm. Hiện nay, Nhà trường đã và đang đổi mới về nội dung, phương pháp và lượng giá học tập của học sinh, sinh viên nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Để có tài liệu giảng dạy thống nhất cho giảng viên và tài liệu học tập cho người học; Đảng uỷ - Ban Giám hiệu Nhà trường chủ trương biên soạn tập bài giảng của các chuyên ngành mà Nhà trường đã được cấp phép đào tạo. Tập bài giảng Bệnh truyền nhiễm được các giảng viên Bộ môn Nội - Truyền Nhiễm, biên soạn dùng cho hệ Cao đẳng Y sỹ dựa trên chương trình đào tạo của Trường ban hành năm 2023, Thông tư 03/2017/BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh xã hội. Vì vậy môn học Bệnh truyền nhiễm giúp cho người học nắm được những triệu chứng lâm sàng, điều trị và phòng bệnh truyền nhiễm. Môn “Bệnh truyền nhiễm” giúp người học sau khi ra trường có thể vận dụng tốt các kiến thức về bệnh truyền nhiễm đã học vào hoạt động nghề nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình biên soạn tập bài giảng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể biên soạn xin ghi nhận các ý kiến đóng góp xây dựng của các nhà quản lý, đồng nghiệp, độc giả và học sinh, những người sử dụng cuốn sách này để nghiên cứu bổ sung cho tập bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. Thanh Hóa, ngày 10 tháng 08 năm 2021 Tham gia biên soạn 1. ThS. Bs. Mai Văn Bảy Chủ biên 2. ThS. Bs. Nguyễn Thị Nhung 3. ThS. Bs. Tạ Thị Hoa 4. ThS. Bs. Đỗ Thị Vân Anh 5. Bs. Lê Thị Thúy 6. Bs. Phạm Thị Vân Anh
- MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU Bài 1: Đại cương về bệnh truyền nhiễm ................................................................ 2 Bài 2: Bệnh lỵ trực khuẩn, lỵ a míp ....................................................................... 7 Bài 3: Bệnh tả......................................................................................................... 12 Bài 4: Bệnh viêm màng não mủ ........................................................................... 18 Bài 5: Bệnh ho gà ................................................................................................... 22 Bài 6: Bệnh bạch hầu ............................................................................................ 26 Bài 7: Bệnh uốn ván .............................................................................................. 30 Bài 8: Bệnh quai bị ................................................................................................ 37 Bài 9: Bệnh Rubella.............................................................................................. 41 Bài 10 : Bệnh viêm gan Virus ............................................................................... 44 Bài 11: Bệnh dengue xuất huyết .......................................................................... 49 Bài 12: Bệnh HIV/AIDS........................................................................................ 56 Bài 13: Bệnh dại..................................................................................................... 60 Bài 14: Bệnh sốt rét ............................................................................................... 65 Bài 15: Bệnh thuỷ đậu........................................................................................... 70 Bài 16: Nhiễm trùng và sốc nhiễm trùng ............................................................ 74 Bài 19: Bệnh cúm................................................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 96 4
- 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn: Bệnh học Mã môn học: MH Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: Môn “Bệnh truyền nhiễm” là môn học bệnh học chuyên ngành, thuộc môn học đào tạo bắt buộc, học sau mô đun Bệnh học nội, Bệnh học Hồi sức cấp cứu – lão khoa, Bệnh chuyên khoa hệ nội. - Tính chất: Môn “Bệnh truyền nhiễm” là môn chuyên ngành. Môn học cung cấp kiến thức về nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng, biến chứng, nguyên tắc điều trị và phòng bệnh của một số bệnh truyền nhiễm thường gặp. - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Môn học cung cấp cho người học kiến thức cơ sở về nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng lâm sàng, điều trị và phòng bệnh truyền nhiễm. Từ đó người học vận dụng trong thực hành đưa ra phương pháp xử trí và chuyển tuyến bệnh nhân kịp thời. Mục tiêu của môn học: - Về kiến thức: + Trình bày được dịch tễ, nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng, biến chứng một số bệnh truyền nhiễm thường gặp. + Trình bày biện pháp điều trị và phòng một số bệnh bệnh truyền nhiễm thường gặp. - Về kỹ năng: + Vận dụng được những kiến thức đã học vào chẩn đoán, điều trị một số bệnh Truyền nhiễm thường gặp phù hợp tại tuyến y tế cơ sở. + Vận dụng được những kiến thức đã học phục vụ giao tiếp, hướng dẫn, giáo dục biện pháp phòng các bệnh truyền nhiễm thường gặp cho người bệnh và cộng đồng. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Tự giác, tích cực học tập và phát huy tính sáng tạo, gắn kết với nghề nghiệp trong quá trình học tập. + Có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm. Nội dung của môn học: 1
- 2 Bài 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM ( 1 giờ ) GIỚI THIỆU: Bệnh truyền nhiễm là bệnh do vi sinh vật hoặc ký sinh trùng gây nên, có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người xung quanh một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Bài học này cung cấp cho người học kiến thức về đặc điểm bệnh truyền nhiễm, nguyên tắc điều trị và phòng bệnh truyền nhiễm. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, học sinh phải: - Trình bày được 4 đặc điểm bệnh truyền nhiễm. - Trình bày được nguyên tắc điều trị và biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm. NỘI DUNG CHÍNH: 1. Một số khái niệm 1.1. Định nghĩa Bệnh truyền nhiễm do một vi sinh vật (Vi khuẩn, Ricketsia, virus) hoặc ký sinh trùng gây nên, có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người xung quanh một cách trực tiếp hoặc gián tiếp (Qua nước, thức ăn, vật dụng, côn trùng v.v). Nhiễm khuẩn không nhất thiết là có bệnh, tuy vậy những người lành mang mầm bệnh vẫn sẵn sàng lây truyền bệnh cho người khác khi gặp điều kiện thuận lợi. 1.2. Hiện tượng nhiễm khuẩn Hiện tượng nhiễm khuẩn bắt đầu khi vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể vật chủ. Trong trường hợp vật chủ bị mắc bệnh nhiễm khuẩn thì diễn biến của bệnh rất phong phú. - Xếp theo tiến triển của bệnh có thể tối cấp, cấp diễn, mạn tính. - Xếp theo biểu hiện lâm sàng có thể điển hình, có thể không điển hình v.v. - Xếp theo mức độ của bệnh có thể nhẹ, thể trung bình, thể nặng. 1.3. Bệnh sơ nhiễm Là nhiễm khuẩn tiên phát, tức là khi cơ thể nhiễm vi khuẩn lần đầu. Ví dụ: Sốt rét tiên phát v.v. 1.4. Bệnh tái nhiễm Là mắc lại bệnh đã, do nhiễm lại mầm bệnh (Mà trước kia đã mắc) thêm lần nữa. Ví dụ: Bệnh cúm v.v. 1.5. Bệnh tái phát Là khi bệnh đã ngừng phát triển một thời gian nhưng mầm bệnh cũ chưa bị tiêu diệt hẳn lại hoạt động trở lại. Ví dụ: Sốt rét tái phát, thương hàn tái phát v.v. 1.6. Bội nhiễm Là bệnh truyền nhiễm đang tiến triển, chưa khỏi lại xuất hiện mầm bệnh nữa nhờ điều kiện thuận lợi đã mà xâm nhập gây bệnh nặng thêm. Tóm lại: Sự phát triển của nhiễm khuẩn là kết quả của sự tác động tương hỗ giữa mầm bệnh với cơ thể vật chủ trong những điều kiện nhất định của ngoại cảnh. 2. Đặc điểm bệnh truyền nhiễm 2.1. Tính đặc hiệu Bệnh truyền nhiễm là bệnh do vi sinh vật gây ra, gọi là mầm bệnh. Mỗi một bệnh truyền nhiễm do một loại mầm bệnh gây nên. 2
- 3 Mầm bệnh được xác định bằng xét nghiệm trực tiếp: Cấy bệnh phẩm (Máu, phân, đờm, nước tiểu, v.v) hay tiêm truyền các bệnh phẩm đã cho sóc vật thí nghiệm hoặc gián tiếp bằng cách phát hiện các kháng thể đặc hiệu xuất hiện trong cơ thể như các phương pháp chẩn đoán huyết thanh hoặc tìm dị ứng bằng chứng nghiệm trên da. Vì vậy, trên lâm sàng bệnh truyền nhiễm bao giờ cũngg phải gắn liền với Vi khuẩn học và Ký sinh trùng học. 2.2. Tính lây truyền Bệnh lan truyền từ cơ thể này sang cơ thể khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp: Từ người sang người, động vật sang người. Nếu ở trong một tập thể hoặc một địa phương có số lớn người không có miễn dịch đối với mầm bệnh đã thì dịch sẽ xảy ra. Đã là đặc tính nguy hiểm nhất và quan trọng nhất về mặt xã hội của các bệnh truyền nhiễm. 2.3. Tính chu kỳ Nói chung các bệnh truyền nhiễm đều phát triển có chu kỳ và trải qua bốn giai đoạn là: Thời kỳ nung bệnh, thời kỳ khởi phát, thời kỳ toàn phát, sau cùng là thời kỳ lui bệnh. 2.3.1. Thời kỳ nung bệnh Là giai đoạn từ lúc vi khuẩn mới vào cơ thể người cho tới trước khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên. Nói chung, thời kỳ này hoàn toàn yên lặng, không có triệu chứng gì, dài ngắn tuỳ theo từng bệnh. Có khi rất ngắn (1- 3 ngày) như bệnh cúm, hoặc rất dài (6 tháng) như bệnh dại v.v. Thời kỳ này không có giá trị về lâm sàng, nhưng về dịch tễ học rất quan trọng: - Có những bệnh đã lây ngay từ thời kỳ nung bệnh, ví dụ như bệnh quai bị, do đã rất khó tránh. - Biết được thời kỳ nung bệnh tối đa của một bệnh, ta có thể cách ly và theo dõi những người nghi bị lây trong thời gian đã trước khi cho trở lại sinh hoạt trong tập thể. Tính chu kỳ là kết quả của quá trình ký sinh và phát triển của mầm bệnh trong cơ thể vật chủ đồng thời là kết quả các đáp ứng của cơ thể vật chủ đối với mầm bệnh. 2.3.2. Thời kỳ khởi phát Là những triệu chứng đầu tiên của bệnh xuất hiện nhưng chưa phải là lúc bệnh nặng và rầm rộ nhất. Bệnh truyền nhiễm thường khởi phát theo 2 kiểu: Từ từ và đột ngột. Hầu hết các bệnh truyền nhiễm đều có sốt và một trong những triệu chứng khởi phát đầu tiên là sốt. 2.3.3. Thời kỳ toàn phát Là lúc bệnh phát triển rầm rộ nhất và thể hiện đầy đủ các triệu chứng, có triệu chứng đặc hiệu cho từng bệnh, đồng thời cũngg là lúc bệnh nặng nhất. Các biến chứng cũngg thường hay gặp trong thời kỳ này. Trong cùng một lúc có thể biểu hiện nhiều triệu chứng ở nhiều cơ quan khác nhau. 2.3.4. Thời kỳ lui bệnh Do sức chống đỡ của cơ thể người bệnh tốt, mặt khác do tác động của điều trị, mầm bệnh và các độc tố của chúng dần dần được loại trừ ra khỏi cơ thể. Người 3
- 4 bệnh sẽ cảm thấy đỡ dần. Những triệu chứng của bệnh ở thời kỳ toàn phát cũngg dần dần mất đi. Nếu không được can thiệp sớm và có hiệu trừ, một số bệnh diễn biến kéo dài, tái phát với những biến chứng và hậu quả nghiêm trọng. Sau khi mầm bệnh và độc tố của chúng được loại trừ ra khỏi cơ thể người bệnh thì những cơ quan bị tổn thương dần dần bình phục và trở lại hoạt động hầu như bình thường, có thể có những rối loạn không đáng kể. Người bệnh có thể ra viện về nghỉ ngơi hoặc có thể tiếp tục lao động tựy theo khả năng bình phục sau khi được điều trị khỏi bệnh. Đôi khi chu kỳ có bị thay đổi do sự phát triển của bệnh tối cấp, biến chứng đột ngột hoặc do dùng thuốc. 2.4. Tính sinh miễn dịch đặc hiệu Mầm bệnh vào cơ thể, cơ thể có phản ứng miễn dịch: Thực bào và sinh kháng thể đặc hiệu. Thời gian và mức độ miễn dịch khác nhau ở từng cơ thể và tuỳ theo bệnh. Ví dụ: Bệnh sởi, bệnh đậu mùa v.v tạo miễn dịch mạnh và bền vững. Bệnh cúm, bệnh lỵ, bệnh sốt rét, tạo miễn dịch yếu và tạm thời. 3. Phân loại bệnh truyền nhiễm Có nhiều cách phân loại bệnh truyền nhiễm tuỳ theo những quan niệm, mục đích khác nhau. Trong lâm sàng người ta hay áp dụng cách phân loại bệnh theo đường lây để tiện cách ly, quản lý và đồng thời cũngg tiện cho chăm sóc điều trị. 3.1. Bệnh truyền nhiễm đường tiêu hoá Ví dụ: Bệnh lỵ, bệnh thương hàn v.v, mầm bệnh thường được bài xuất qua phân, chất nôn gây ô nhiễm thức ăn, nguồn nước từ đã xâm nhập vào miệng, dạ dày, ruột. - Yếu tố trung gian truyền bệnh là ruồi, bát đũa, tay bẩn v.v. - Thường phát sinh và thành dịch vào mùa hè. - Biện pháp phòng chống dịch cơ bản: + Vệ sinh ăn uống + Quản lý phân nước rác và diệt ruồi + Tiêm chủng đặc hiệu 3.2. Bệnh truyền nhiễm đường hô hấp Ví dụ: Bệnh cúm, bệnh bạch hầu v.v. - Bệnh thường phát triển vào mùa lạnh. - Biện pháp phòng chống dịch cơ bản: Cách ly người bệnh, nhỏ mũi, đeo khẩu trang, vắcxin phòng bệnh. 3.3. Bệnh truyền nhiễm đường da và niêm mạc Ví dụ: Bệnh uốn ván, bệnh dại v.v, lây qua da và niêm mạc bị tổn thương. Biện pháp phòng chống dịch cơ bản: Cách ly người bệnh, điều trị sớm, cắt đứt đường lây, tiêm chủng phòng bệnh. 3.4. Bệnh truyền nhiễm đường máu - Do côn trùng trung gian mang mầm bệnh: Muỗi, muỗi Aedex (Muỗi vằn) v.v. Ví dụ: Bệnh sốt rét, bệnh sốt xuất huyết. + Côn trùng chân đốt thường hoạt động theo mùa trong những điều kiện nhất định của ngoại cảnh. Vì vậy, bệnh truyền nhiễm dạng này cũngg phát triển theo mùa và chỉ tồn tại trong những ổ thiên nhiên nhất định, ví dụ như bệnh sốt rét. 4
- 5 + Biện pháp phòng chống dịch cơ bản: Điều trị sớm cho cơ thể mắc bệnh, diệt côn trùng trung gian truyền bệnh, cải tạo hoàn cảnh, chống muỗi đốt. - Truyền máu và các sản phẩm của máu. + Biện pháp phòng chống cơ bản: An toàn trong truyền máu và các sản phẩm của máu, vô trùng các dụng cụ y tế v.v. Tóm lại: Trên đây là 4 đường lây chính nhưng có bệnh không nhất thiết chỉ lây theo một đường mà có thể lây bằng nhiều đường khác nhau. 4. Nguyên tắc điều trị bệnh truyền nhiễm 4.1. Điều trị đặc hiệu Là diệt mầm bệnh, thuốc diệt mầm bệnh thường là các loại kháng sinh, thảo dược. Điều trị đặc hiệu quyết định khỏi bệnh triệt để. 4.2. Điều trị theo cơ chế bệnh sinh Tác động lên quá trình sinh bệnh nhằm ngăn cản hoặc điều chỉnh những rối loạn bệnh lý. Điều trị theo cơ chế bệnh sinh hiện nay là biện pháp duy nhất giúp người bệnh qua khỏi các bệnh do virus vì hiện tại chưa có thuốc đặc hiệu tiêu diệt virus. 4.3. Điều trị triệu chứng Nhằm làm giảm các triệu chứng giúp người bệnh dễ chịu hơn và được coi là biện pháp hỗ trợ rất cần thiết. 5. Phòng bệnh - Phòng đặc hiệu: Tuỳ từng loại bệnh mà có vắcxin phòng bệnh tương ứng. - Phòng không đặc hiệu: Là biện pháp cắt đứt dây truyền dịch tễ, không cho lây truyền sang người khác - Cách ly bệnh nhân và điều trị dứt điểm. - Xử lý tốt phân, nước, rác, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống. - Bảo vệ người lành: Nâng cao thể trạng. GHI NHỚ: + 4 đặc điểm bệnh truyền nhiễm. + Nguyên tắc điều trị và biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm. LƯỢNG GIÁ: Chọn câu trả lời đúng cho các câu sau Câu 1. Bệnh truyền nhiễm là bệnh nhiễm trùng có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người xung quanh một cách … A. Liên tiếp B. Trực tiếp hoặc gián tiếp C. Trực tiếp Câu 2. Người ta chia diễn biến của bệnh truyền nhiễm làm …….thời kỳ A. 4 B. 5 C. 6 Câu 3 Thời kỳ toàn phát của bệnh truyền nhiễm là lúc … A. Xuất hiện triệu chứng đầu tiên B. Bệnh Phát triển rầm rộ nhất C. Tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể Câu 4. Những đặc điểm nào dưới đây, luôn phù hợp với bệnh truyền nhiễm: 5
- 6 A. Bệnh bao giờ cũng do 1 mầm bệnh gây ra B. Có khả năng gây thành dịch C. Luôn diễn biến theo chu kỳ: Ủ bệnh, khởi phát, toàn phát, lui bệnh D. Có thể tự khỏi E. Cả A và B Câu 5. Điểm nào sau đây không phù hợp với tính chất thời kỳ ủ bệnh của một tác nhân gây bệnh: A. Đa số trường hợp thời kỳ này không có triệu chứng. B. Là thời kỳ có triệu chứng lâm sàng điển hình B. C. Là khoảng thời gian tác nhân gây bệnh nhân lên và phát triển. C. D. Ngắn dài tuỳ tác nhân gây bệnh. 6
- 7 Bài 2: BỆNH LỴ TRỰC KHUẨN, LỴ A MÍP ( 2 giờ ) GIỚI THIỆU: Lỵ trực khuẩn, lỵ a míp là bệnh truyền nhiễm lây qua đường tiêu hoá. Bài học này cung cấp cho người học kiến thức về triệu chứng lâm sàng, điều trị và phòng bệnh lỵ trực khuẩn, lỵ a míp. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, học sinh phải: - Trình bày được triệu chứng lâm sàng lỵ trực khuẩn, lỵ a míp thể thông thường, điển hình và biện pháp phòng bệnh lỵ trực khuẩn. - Trình bày được điều trị bệnh lỵ trực khuẩn. NỘI DUNG CHÍNH: I. LỴ TRỰC KHUẨN Lỵ trực khuẩn là bệnh truyền nhiễm gây dịch bệnh do các trực khuẩn Shigella lây qua đường tiêu hoá. Bệnh biểu hiện chủ yếu bằng sốt, đau quặn bụng, mót rặn, phân máu mũi và nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân. 1. Nguyên nhân gây bệnh Shigella được Chia thành 4 nhóm chính A, B, C, D như sau: Nhóm A: Shigella Dysenteriae Nhóm B: Shigella Flexneri Nhóm C: Shigella Boydii Nhóm D: Shigella Sonnei Ngày nay, 4 nhóm này được phân làm 40 type huyết thanh. Shigella Dysenteriae có 10 type huyết thanh, trong đã Shigella Dysenteriae 1 còn gọi là Shigella Shiga hay gây dịch và tử vong cao hơn các type khác. Trực khuẩn Shigella Các Shigella là trực khuẩn Gram (-), dễ mọc trên môi trường nuôi cấy thường quy và dễ bị tiêu diệt bởi các dung dịch sát khuẩn thông thường. 2. Dịch tễ Bệnh có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới, nhưng dễ dàng gây dịch ở các vùng có điều kiện vệ sinh môi trường và thực phẩm kém. - Nguồn bệnh 7
- 8 + Người bệnh là nguồn quan trọng, thải vi khuẩn trong suốt thời gian mang bệnh và phục hồi trong khoảng 6 tuần lễ. + Người lành mang trùng. - Đường lây + Bệnh lây trực tiếp từ người sang người qua tay bẩn tiếp xúc với phân bệnh nhân. + Đường lây gián tiếp qua trung gian như đồ dùng chung, thực phẩm, nước, do ruồi nhặng truyền bệnh cũngg thường xảy ra. - Cơ thể cảm thụ: Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Trẻ em và người già khi mắc bệnh thì thường bị nặng hơn những người khác, do mất nước và nhiễm độc. 3. Triệu chứng 3.1. Lâm sàng thể điển hình • Thời kỳ ủ bệnh: Kéo dài 12-72 giờ, Trung bình từ 1-5 ngày và không có triệu chứng. • Thời kỳ khởi phát: Kéo dài từ 1-3 ngày, bệnh khởi phát đột ngột với các triệu chứng không đặc hiệu như: - Hội chứng nhiễm trùng: Người bệnh sốt cao 39oC - 40oC, buồn nôn hoặc nôn, toàn thân mệt nhọc. Trẻ nhỏ có thể co giật do sốt cao. - Triệu chứng tiêu hoá: Đi ỉa láng hoặc phân toàn nước vàng kèm theo đau bụng, có thể dẫn đến mất nước và điện giải. • Thời kỳ toàn phát Bệnh cảnh lỵ đầy đủ với hai hội chứng: - Hội chứng nhiễm trùng độc nặng: Môi khô, lưỡi bẩn, hốc hác, suy sụp nhanh. Sốt cao từ 39oC - 40oC, giảm sau vài ngày. - Hội chứng lỵ điển hình: + Đau quặn bụng dọc khung đại tràng từng cơn, thường hết đau sau mỗi lần đi ngoài. + Mót rặn ngày càng nhiều, làm người bệnh phải đi ngoài nhiều lần, có thể dẫn đến sa trực tràng ở người già do rặn nhiều. + Đại tiện phân nhày máu, phân như nước rửa thịt, đi nhiều lần (10 - 40 lần/1 ngày), lượng phân càng ít dần. - Mất nước và điện giải . • Thời kỳ lui bệnh Bệnh thường hết sốt sau vài ngày, đỡ đau bụng và mót rặn, đi ngoài phân thành khuôn. Ăn uống biết ngon miệng. Nếu được điều trị, bệnh nhân khỏi bệnh sau 3-5 ngày. 3.2. Xét nghiệm - Công thức máu: Bạch cầu thường tăng 15.000/ mm3, chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính. - Xét nghiệm phân: Soi phân tươi (Sau khi nhuộm xanh Methylen), thấy rất nhiều hồng cầu và bạch cầu đa nhân trung tính . Cấy phân trên môi trường SS, DCL v.v, để phân lập được Shigella. Soi trực tràng: Niêm mạc hồng đều với loét chợt, nông lan toả. 4. Biến chứng 8
- 9 Thường ít khi xảy ra, ngay cả trong trường hợp không được điều trị, trừ người già và trẻ nhỏ. - Biến chứng sớm: + Sốc do mất nước điện giải. + Thủng ruột già ở những người cơ địa suy kiệt. + Sa trực tràng: Thường gặp ở người già. - Biến chứng muộn: + Suy dinh dưỡng phù nề toàn thân do mất chất đạm kéo dài. + Viêm loét đại tràng. 5. Điều trị - Bù nước và điện giải: Cần được thực hiện như các trường hợp tiêu chảy khác với dung dịch Oresol uống sớm hoặc dịch truyền nếu mất nước điện giải nặng. - Kháng sinh diệt khuẩn: Ampicilin, Cotrimoxazon, Ciprofloxacin. - Điều trị triệu chứng: Không dùng các thuốc làm giảm nhu động ruột như Atropin v.v, vì làm kéo dài thời gian bệnh và chậm thải trừ vi trùng. - An thần nhẹ như Seduxen. - Vitamin nhóm B (B1, B2 v.v). 6. Phòng bệnh - Vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống chín, vệ sinh nước. - Phát hiện và cách ly người bệnh. Sát trùng chất thải cho người bệnh. - Kiểm tra phát hiện người lành mang trùng, người nhiễm trùng nhẹ, nhất là nhân viên trong khâu chế biến thực phẩm. II. LỴ A MÍP Lỵ Amip là một bệnh truyền nhiễm, lây bằng đường tiêu hoá do ký sinh trùng Entamoeba histolytica gây ra, bệnh diễn biến cấp tính bằng hội chứng lỵ, dễ chuyển thành lỵ mạn tính và gây nhiều biến chứng nặng (Áp xe gan, áp xe não, áp xe phổi). 1. Nguyên nhân gây bệnh Trong cơ thể, Entamoeba histolytica tồn tại dưới 3 dạng: - Thể hoạt động ăn hồng cầu: Có đường kính 30-40µm di động và chứa nhiều hồng cầu, tìm thấy trong phân người bệnh lỵ cấp tính. - Thể không ăn hồng cầu: Kích thước 15-25µm, không chứa hồng cầu. - Thể bào nang: Không di động, nhỏ, kích thước 10-14µm, có vỏ bọc. 2. Dịch tễ Bệnh thường gặp ở vùng nhiệt đới, khí hậu thuận tiện cho truyền bệnh, mặt khác do tình trạng vệ sinh ngoại cảnh kém. Bệnh mang tính chất lưu hành địa phương nhưng đôi khi cũngg phát thành dịch khi gặp điều kiện thuận lợi. - Nguồn bệnh Là người mang bào nang Amip (Người bệnh, người vừa khỏi bệnh, người lành mang bào nang). - Đường lây truyền bệnh + Lây gián tiếp qua thức ăn, nước uống, côn trùng trung gian trong đã ruồi là trung gian truyền bệnh nguy hiểm. 9
- 10 + Lây trực tiếp: Thường do tay bẩn, bào nang dính ở móng tay, từ đã đưa tay vào miệng khi cầm thức ăn để ăn. - Cơ thể cảm thô: Tuổi mắc bệnh nhiều nhất từ 20-30 tuổi. Trẻ dưới 5 tuổi ít mắc. 3. Triệu chứng lâm sàng Theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO – 1972) chia ra các thể - Amip ruột: Được chia ra các thể lỵ Amip ruột cấp và Amip ruột mạn tính. - Amip ngoài ruột: Được chia ra các thể Viêm gan do Amip: Viêm gan do Amip không hoá mủ hoặc áp xe gan do Amip. Áp xe do Amip ở các cơ quan khác (Phổi, não v.v). Amip da. 3.1. Lỵ Amip cấp tính Những ngày đầu người bệnh thường thấy đau bụng dưới và ỉa chảy mỗi ngày 5-7 lần/ngày. Sau đã chuyển sang hội chứng lỵ cấp tính: Đau quặn, mót rặn, đi ngoài phân nhày máu. Thường không sốt, sốt nhẹ khi có bội nhiễm. Số lần đi ngoài từ 5-10 lần/ngày, có thể lên tới 20 - 30 lần/ngày. Toàn thân không có biểu hiện gì đặc biệt. Nếu được điều trị đúng, bệnh sẽ khỏi sau 7-10 ngày. Ngược lại, không điều trị sẽ chuyển sang lỵ mạn tính. 3.2. Lỵ Amip mạn tính Biểu hiện là một viêm đại tràng mạn tính. Người bệnh thỉnh thoảng lại bị hội chứng lỵ hoặc ỉa chảy, nhất là khi ăn thức ăn lạ. Phân thường táo bón, cơ thể gầy yếu, hay rối loạn thần kinh thực vật, khó tính, dễ cáu bẳn. 4. Xét nghiệm - Soi phân là kỹ thuật quan trọng để tìm ký sinh trùng Amip thể hoạt động (Thể ăn hồng cầu). - Soi trực tràng: Ổ loét hình cóc áo nằm rải rác. - X quang ruột già: Phát hiện thủng ruột, lồng ruột, hẹp lòng ruột già. 5. Biến chứng - Thủng ruột. - Xuất huyết tiêu hoá. - Lồng ruột thường gặp nhất ở vùng manh tràng. - Viêm loét đại tràng sau lỵ Amip. - Sa niêm mạc trực tràng. 6. Điều trị - Thuốc diệt Amip: Diloxanide furoat, Metronidazol, Dehydroemetin. - Các thuốc khác: Kháng sinh phòng bội nhiễm Cotrimoxazol, Ampicilin. - Các thuốc dãn cơ, chống co thắt như: Papaverin, Nospa, có tác dụng chữa triệu chứng. - Tháo mủ các ổ áp xe: Áp xe gan, áp xe phổi. - Điều trị triệu chứng 7. Phòng bệnh - Biện pháp phòng bệnh chủ yếu là vệ sinh ăn uống, tránh để lây nhiễm kén Amip vào thức ăn, nước uống. Xử lý phân tuyệt đối không dùng phân tươi bón rau quả, khi dùng rau quả tươi phải rửa sạch, có thuốc sát trùng hoặc có thể xử lý bằng tia cực tím để diệt kén Amip. 10
- 11 - Điều trị những người lành mang kén Amip bằng Metronidazol. GHI NHỚ: + Triệu chứng lâm sàng lỵ trực khuẩn, lỵ a míp thể thông thường, điển hình và biện pháp phòng bệnh lỵ trực khuẩn. - Điều trị bệnh lỵ trực khuẩn. LƯỢNG GIÁ: Chọn câu trả lời đúng cho các câu sau Câu 1: Thời kỳ toàn phát bệnh lỵ trực khuẩn có các hội chứng điển hình sau: A.Hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc nặng B.Hội chứng lỵ C.Cả 2 (A và B ) D.Hội chứng thần kinh Câu 2: Phòng bệnh lỵ tốt nhất là: A.Quản lý, xử trí nguồn phân nước thải B.Vệ sinh thực phẩm, vệ sinh nguồn nước C.Phát hiện người mang trùng D.Khai thông cống rãnh Câu 3: Ký sinh trùng Amip tồn tại trong cơ thể người: A.Hai thể (thể bào nang, thể nhỏ) B.Thể ăn hồng cầu C.Cả A và B D.Các xét nghiệm trên không ở trong cơ thể người Câu 4: Xét nghiệm trong bệnh lỵ amip quan trọng nhất là: A.Soi phân tìm thể bào nang B.Soi phân tìm thể ăn hồng cầu C.Làm công thức máu D.Cả A và B Câu 5: Thực hiện KHCS bệnh nhân lỵ amip việc cần làm trước là: A.Luôn kiểm tra dấu hiệu sinh tồn B.Theo dõi số lượng phân để đánh giá mức độ mất nước C.Đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân D.Thực hiện đầy đủ mệnh lệnh điều trị 11
- 12 Bài 3: BỆNH TẢ (Cholera) – ( 1 giờ ) GIỚI THIỆU: Bệnh tả là bệnh truyền nhiễm cấp tính do phẩy khuẩn tả gây ra, lây truyền bằng đường tiêu hoá. Bài này cung cấp cho người học về triệu chứng lâm sàng, điều trị và phòng bệnh tả. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, học sinh phải: -Trình bày được triệu chứng lâm sàng thể thông thường điển hình của bệnh tả. -Trình bày được điều trị và phòng bệnh tả. NỘI DUNG CHÍNH: ĐẠI CƯƠNG Bệnh tả là bệnh truyền nhiễm cấp tính do phẩy khuẩn tả Vibrio Cholerae gây ra, lây truyền bằng đường tiêu hoá. Bệnh có biểu hiện lâm sàng là ỉa lỏng và nôn nhiều lần, nhanh chóng dẫn đến mất nước điện giải, truỵ tim mạch, suy kiệt và tử vong nếu không được điều trị kịp thời. 1. Nguyên nhân gây bệnh - Vibrio Cholerae là vi khuẩn cong hình dấu phẩy, Gram âm (-), di động nhanh nhờ có một lông, có khả năng tồn tại trong nước và thức ăn khoảng một tuần. Vi khuẩn có thể tồn tại nhiều năm trong các động vật thân mềm ở vùng ven biển. Vi khuẩn tả dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ và các chất diệt khuẩn thông thường. Vi khuẩn tả rất dễ mọc trong môi trường Pepton kiềm mặn. Phẩy khuẩn tả (Vibrio Cholerae) - Nhóm huyết thanh O1 của V. cholerae hay gây bệnh nhất, bao gồm hai sinh type (biovar) là V.cholerae biovar cholerae và V. cholerae biovar El Tor; V. cholerae sinh ra ngoại độc tố ruột LT (Thermolabile toxin); độc tố ruột gắn vào niêm mạc ruột non, hoạt hoá Enzyme Adenylcyclase dẫn đến tăng AMP vòng, làm giảm hấp thu Na+, tăng tiết Cl- và nước gây tiêu chảy cấp tính. Ngoài ra, V. cholerae O139 được phát hiện vào năm 1993 ở Ấn Độ và đã gây ra nhiều vô dịch tả ở Bangladet, Campuchia v.v, trong những năm gần đây. 2. Dịch tễ 2.1. Nguồn bệnh - Người bệnh đào thải vi khuẩn qua phân ngay từ thời kỳ nung bệnh, kéo dài 20 ngày, thậm chí 6 tháng sau khi khỏi bệnh. - Người lành mang trùng, thải vi khuẩn qua phân. 12
- 13 2.2. Phương thức truyền bệnh - Bệnh lây qua đuờng tiêu hoá - Vi khuẩn tồn tại khá lâu ở môi trường bên ngoài, nhiễm vào nước và các thực phẩm như cá, tôm, sò, ốc v.v từ đã xâm nhập vào người khác khi họ ăn các thức ăn nấu chưa kỹ. - Lây trực tiếp từ người bệnh sang nhân viên Y tế, người nuôi người bệnh. - Ruồi là vật chủ trung gian quan trọng trong phương thức truyền bệnh. SƠ ĐỒ QUÁ TRÌNH LÂY BỆNH TẢ Người lành mang khuẩn Nước (giếng, sông) Phân Thực phẩm Người lành Người bệnh Người bệnh Vật tiếp xúc 2.3 . Cơ thể cảm thụ Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh tả. 3. Triệu chứng 3.1. Lâm sàng thể điển hình 3.1.1. Thời kỳ nung bệnh Rất ngắn, có thể từ 4 giờ đến tối đa là 5 ngày. 3.1.2. Thời kỳ khởi phát Bắt đầu đột ngột sôi bụng, đầy bụng và đi ngoài, lúc đầu có phân, sau đã chỉ toàn nước. Chỉ vài giờ sau, chuyển sang thời kỳ toàn phát. 3.1.3 . Thời kỳ toàn phát Gồm 3 dấu hiệu: - Ỉa chảy: Là dấu hiệu chủ yếu. Số lượng 10-20 lần/ngày tới ỉa chảy liên tục không cầm, không đau bụng, không mót rặn. Phân không có máu, màu trắng đục như nước vo gạo, có nhiều hạt trắng xám, mùi tanh nồng. Trong 6 - 8 giờ, có thể mất 20 lít dịch theo phân. - Nôn: Thường xuất hiện sau ỉa chảy 1-2 lần, có trường hợp trước khi ỉa chảy hoặc không nôn. Lúc đầu nôn ra thức ăn, sau đã toàn nước trong hoặc màu vàng. - Mất nước, mất điện giải: Do ỉa chảy và nôn. Bảng 1. Các mức độ mất nước Các dấu Mất nước độ Mất nước độ Mất nước độ 3 hiệu 1 2 Khát nước Ít Vừa Nhiều Tình trạng Bình thường Khô Nhăn nheo, mất da đàn hồi da, mắt tròng 13
- 14 Mạch < 100 Nhanh nhỏ Rất nhanh, khó lần/phút (100-120 bắt (> 120 lần/phút) lần/phút) Huyết áp Bình thường < 90 mmHg Rất thấp, có khi không đo được Nước tiểu Ít Thiểu niệu Vô niệu Tay chân Bình thường Tay chân lạnh Lạnh toàn thân lạnh Lượng nước 5-6% trọng 7-9% trọng Từ 10% trọng mất lượng cơ thể lượng cơ thể lượng cơ thể trở lên Thăm khám dấu hiệu mất nước( Nếp véo da mất chậm) 3.1.4. Thời kỳ hồi phục - Nếu người bệnh được bồi phụ nước và điện giải sớm và nhanh chóng thì da và niêm mạc hồng hào trở lại, người bệnh dễ chịu tươi tỉnh, mạch, huyết áp trở về ổn định. Số lần nôn, ỉa chảy giảm dần, ngừng hẳn sau 1-2 ngày; thường khoảng 48 -72 giờ người bệnh khỏi. - Không được điều trị, bệnh diễn biến nặng hoặc tử vong do trụy tim mạch hoặc do biến chứng. 3.2. Thể lâm sàng • Thể không triệu chứng • Thể nhẹ: Giống như tiêu chảy thường. • Thể điển hình: Diễn biến cấp tính như đã mô tả ở trên. • Thể tối cấp: Bệnh diễn biến nhanh chóng, mỗi lần tiêu chảy mất rất nhiều nước, vô niệu, toàn thân suy kiệt nhanh chóng sau vài giờ và tử vong do truỵ mạch. • Bệnh tả ở trẻ em: Gặp phổ biến thể nhẹ giống như tiêu chảy thường. Ở trẻ lớn tiêu chảy và nôn giống như người lớn, thường có sốt nhẹ. • Tả ở người già: Hay gặp biến chứng suy thận mặc dù đã được bù dịch đầy đủ. 3.3. Xét nghiệm - Phân: + Soi phân tìm phẩy khuẩn tả di động. 14
- 15 + Cấy phân: Cho kết quả có phẩy khuẩn tả sau 24 h. + Nên dùng ống thông lấy phân qua hậu môn tốt hơn. Trường hợp phải gửi bệnh phẩm đi xa để làm xét nghiệm cần phải cho phân vào môi trường Cary-Blair để chuyên chở. + Cấy phân vào môi trường chuyên biệt. Phẩy khuẩn tả mọc rất nhanh và có thể xác định sau 24 giờ. - Kỹ thuật PCR tìm gene CTX: Giúp chẩn đoán nhanh thương làm ở nơi có điều kiện trang bị kỹ thuật tốt, hiện đại. - Cô đặc máu: Hồng cầu, bạch cầu tăng, Hematocrit tăng. - Rối loạn điện giải: Cl- tăng ít, K+ giảm, dù trữ kiềm giảm. - Suy thận: Urê tăng, Creatinin tăng. 4. Biến chứng Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể xảy ra biến chứng: - Choáng, trụy tim mạch sau 4 – 12 giờ. - Toan chuyển hoá. - Suy thận cấp. - Phù phổi cấp (Do toan huyết kéo dài hoặc truyền quá nhiều). - Giảm Kali huyết gây rối loạn nhịp tim. - Hạ đường máu hay gặp ở trẻ em. 5. Điều trị * Cách ly bệnh nhân. * Bồi phụ nước và điện giải: - Bù nước bằng đường uống: Áp dụng cho những trường hợp nhẹ, giai đoạn đầu chưa mất nước nhiều và giai đoạn hồi phục. - Bồi phụ khối lượng tuần hoàn bằng truyền tĩnh mạch * Điều trị kháng sinh - Thuốc được dùng ưu tiên: + Nhóm Fluoroquinolon: Ciprofloxacin, Norfloxacin, Ofloxacin. + Azithromycin 10 mg/kg/ngày uống trong 3 ngày. + Cloramphenicol 30 mg/kg/ngày uống chia 3 lần, dùng trong 3 ngày. - Đối với trẻ em < 12 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú: Dùng thuốc Azithromycin. - Nếu không có sẵn các thuốc trên có thể dùng: Erythromycin, Doxycyclin 300 mg. Chú ý: Không được dùng các thuốc làm giảm nhu động ruột như Morphin, Opizoic, Atropin, Loperamide v.v. * Dinh dưỡng: Nên cho bệnh nhân ăn sớm, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu. Trẻ còn bú tăng cường bú mẹ. * Phân loại bệnh nhân để điều trị: Khi có dịch tả xảy ra, số lượng bệnh nhân đông, việc phân loại bệnh nhân để có thái độ xử trí đúng đắn sẽ làm giảm được tổn phí và hạ được tỷ lệ tử vong. * Trường hợp bệnh tả nặng, mạch huyết áp không đo được phải cấp cứu tại chỗ (Tuyến xã, tuyến huyện). Nếu trong tình trạng này mà vận chuyển lên bệnh viện tuyến trên quá xa thì tiên lượng càng nặng thêm. Do đã khi có dịch tả xảy ra, tại cơ 15
- 16 sở nên tổ chức cấp cứu tại chỗ, cần tăng cường Bác sỹ và điều dưỡng tuyến trên hỗ trợ, chuẩn bị đầy đủ thuốc men, dịch truyền, dây truyền v.v. 6. Phòng bệnh 6.1. Các biện pháp khi có dịch - Khi có bệnh nhân tả phải thông báo dịch cho y tế cấp trên và hệ y học dù phòng. - Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp cách ly bệnh nhân ở buồng riêng theo đường tiếp xúc. - Xử lý phân và chất thải bằng Cloramin B 10% tỷ lệ 1:1 hoặc vôi bột. - Khử khuẩn quần áo, chăn màn, dụng cụ của bệnh nhân, phương tiện chuyên chở bệnh nhân bằng dung dịch Cloramin B 1-2%, nước Javen 1-2% hoặc nước sôi. - Ngâm tay bằng dung dịch Cloramin B, hoặc rửa tay bằng các dung dịch khử khuẩn sau khi thăm khám, chăm sóc bệnh nhân. - Vệ sinh buồng bệnh ít nhất 2 lần/ngày bằng các dung dịch Cloramin B, nước Javen 1-2% hoặc các chế phẩm khử khuẩn khác. - Các chất thải phát sinh trong buồng cách ly phải được thu gom, xử lý như chất thải y tế lây nhiễm. - Tử thi phải được liệm trong quan tài có vôi bột, bọc thi thể bằng vải không thấm nước và phải được chôn sâu 2m hoặc điện táng, hoả thiêu. Phương tiện chuyên chở tử thi phải được khử khuẩn. - Điều trị dù phòng cho những người tiếp xúc trực tiếp không áp dụng các biện pháp phòng hộ với bệnh nhân bằng các kháng sinh được chỉ định để điều trị với liều duy nhất (Riêng Azithromycin 20mg/kg). - Trung tâm Y tế dù phòng tiến hành điều tra, xử lý ổ dịch. - Hạn chế đi lại, giao lưu hàng hoá. 6.2. Các biện pháp dù phòng chung - Vệ sinh môi trường, đảm bảo cung cấp nước sạch. - Vệ sinh thực phẩm: Ăn chín, uống sôi, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, nước đá, nước giải khát. Không nên ăn các hải sản tươi sống, mắm tôm sống vì nguồn bệnh có thể ở trong đã và lây bệnh. - Sử dụng vắcxin tả uống cho những vùng có nguy cơ dịch theo chỉ đạo của cơ quan y tế dù phòng. GHI NHỚ: + Triệu chứng lâm sàng thể thông thường điển hình của bệnh tả. + Điều trị và biện pháp phòng bệnh tả. LƯỢNG GIÁ: Chọn câu trả lời đúng cho các câu sau Câu 1. Bệnh tả có thể lây trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua bàn tay bẩn A.Đúng B. Sai Câu 2. Đặc trưng phân của tả: Lỏng, nát, phân sống, không thành khuôn, cũng có thể kèm theo chất nhầy, lẫn máu... A. Đúng B. Sai Câu 3. Triệu chứng lâm sàng của bệnh tả là....... A. Sốt và tiêu chảy 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
GIÁO TRÌNH BỆNH TRUYỀN NHIỄM THÚ Y (PHẦN ĐẠI CƯƠNG) part 1
22 p | 813 | 136
-
Giáo trình Chăm sóc người bệnh truyền nhiễm (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
247 p | 26 | 8
-
Bài giảng Bệnh truyền nhiễm – xã hội (Tài liệu dùng cho đối tượng Y sỹ trung cấp)
140 p | 19 | 5
-
Giáo trình Bệnh truyền nhiễm và bệnh xã hội (Ngành: Y sỹ đa khoa - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
261 p | 21 | 4
-
Giáo trình Chăm sóc người bệnh truyền nhiễm (Ngành: Hộ sinh - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
171 p | 16 | 3
-
Giáo trình Bệnh truyền nhiễm xã hội (Ngành: Y sĩ - Trung Cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu
171 p | 1 | 1
-
Giáo trình Dịch tễ học và bệnh truyền nhiễm (Ngành: Hộ sinh - Cao Đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu
86 p | 1 | 1
-
Giáo trình Bệnh cơ sở (Ngành: Kỹ thuật xét nghiệm y học - Trình độ: Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
225 p | 3 | 1
-
Giáo trình Bệnh truyền nhiễm và xã hội (Ngành: Y sỹ - Trung cấp) - Trường Trung cấp Quốc tế Mekong
208 p | 1 | 1
-
*Giáo trình Điều dưỡng các bệnh truyền nhiễm (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
141 p | 1 | 1
-
Giáo trình Bệnh cơ sở (Ngành: Kỹ thuật xét nghiệm y học - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
225 p | 2 | 0
-
Giáo trình Bệnh cơ sở (Ngành: Kỹ thuật phục hồi chức năng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
225 p | 3 | 0
-
Giáo trình Điều dưỡng các bệnh truyền nhiễm (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Trung cấp văn bằng 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
152 p | 3 | 0
-
Giáo trình Chăm sóc người bệnh truyền nhiễm (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu
150 p | 0 | 0
-
Giáo trình Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng VLVH) - Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu
95 p | 0 | 0
-
Giáo trình Điều dưỡng các bệnh truyền nhiễm (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
141 p | 1 | 0
-
Giáo trình Bệnh cơ sở (Ngành: Kỹ thuật phục hình răng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
225 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn