intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

*Giáo trình Điều dưỡng các bệnh truyền nhiễm (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:141

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Điều dưỡng các bệnh truyền nhiễm (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng văn bằng 2) cung cấp cho người học kiến thức về nguyên nhân, đặc điểm dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng, phương pháp phòng bệnh và nội dung chăm sóc người bệnh mắc các bệnh truyền nhiễm thường gặp. Từ đó giúp người học thực hiện các hoạt động chăm sóc hỗ trợ điều trị người bệnh trong quá trình hành nghề.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: *Giáo trình Điều dưỡng các bệnh truyền nhiễm (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: ĐIỀU DƯỠNG CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM NGÀNH/NGHỀ: ĐIỀU DƯỠNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG VĂN BẰNG 2 Ban hành kèm theo Quyết định số: 549/QĐ-CĐYT ngày 09 tháng 08 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa Thanh Hoá, năm 2021
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá có bề dày lịch sử đào tạo các thế hệ cán bộ Y - Dược, xây dựng và phát triển hơn 60 năm. Hiện nay, Nhà trường đã và đang đổi mới về nội dung, phương pháp và lượng giá học tập của học sinh, sinh viên nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Để có tài liệu giảng dạy thống nhất cho giảng viên và tài liệu học tập cho người học; Đảng uỷ - Ban Giám hiệu Nhà trường chủ trương biên soạn tập bài giảng của các chuyên ngành mà Nhà trường đã được cấp phép đào tạo. Tập bài giảng Điều dưỡng các bệnh truyền nhiễm được các giảng viên Bộ môn Nội - Truyền Nhiễm biên soạn dùng cho hệ Cao đẳng Điều dưỡng chính quy, Cao đẳng Điều dưỡng văn bằng 2 và Cao đẳng Điều dưỡng chương trình 2 dựa trên chương trình đào tạo của Trường ban hành năm 2021, Thông tư 03/2017/BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh xã hội. Vì vậy môn học Điều dưỡng các bệnh truyền nhiễm giúp cho người học nắm được nguyên nhân, đặc điểm dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng, phương pháp phòng bệnh và nội dung chăm sóc người bệnh mắc một số bệnh truyền nhiễm thường gặp. Môn “Điều dưỡng các bệnh truyền nhiễm” giúp học viên sau khi ra trường có thể vận dụng tốt các kiến thức đã học vào hoạt động chăm sóc sức khỏe người bệnh mắc bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên trong quá trình biên soạn tập bài giảng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể biên soạn xin ghi nhận các ý kiến đóng góp xây dựng của các nhà quản lý, đồng nghiệp, độc giả và sinh viên, những người sử dụng cuốn sách này để nghiên cứu bổ sung cho tập bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. Thanh Hóa, ngày 10 tháng 08 năm 2021 Tham gia biên soạn 1. ThS. BS. Mai Văn Bảy Chủ biên 2. ThS. BS. Nguyễn Thị Nhung 3. ThS. BS. Tạ Thị Hoa 4. ThS. BS. Đỗ Thị Vân Anh 5. BS. Lê Thị Thúy 6. CNĐD. Trần Vân Anh
  4. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU Bài 1. Đại cương về bệnh Truyền nhiễm (1 giờ) .................................................. 2 Bài 2. Chăm sóc người bệnh lỵ trực khuẩn, lỵ a míp (2 giờ) .............................. 8 Bài 3. Chăm sóc người bệnh tả (1 giờ) ................................................................ 18 Bài 4. Chăm sóc người bệnh viêm màng não mủ (2 giờ) ................................... 26 Bài 5. Chăm sóc người bệnh ho gà (1 giờ) .......................................................... 32 Bài 6. Chăm sóc người bệnh bạch hầu (1 giờ).................................................... 37 Bài 7. Chăm sóc người bệnh uốn ván (2 giờ)...................................................... 43 Bài 8. Chăm sóc người bệnh quai bị (1 giờ) ....................................................... 52 Bài 9. Chăm sóc người bệnh Rubella (1 giờ) ...................................................... 59 Bài 10. Chăm sóc người bệnh viêm gan virus (2 giờ) ........................................ 64 Bài 11. Chăm sóc người bệnh Dengue xuất huyết (2 giờ) ................................. 72 Bài 12: Chăm sóc người bệnh nhiễm HIV/AIDS (2 giờ) ................................... 81 Bài 13. Chăm sóc người bệnh Dại (1 giờ) ........................................................... 87 Bài 14. Chăm sóc người bệnh sốt rét (1 giờ)....................................................... 93 Bài 15. Chăm sóc người bệnh thủy đậu (1 giờ) ................................................ 100 Bài 16. Nhiễm trùng và sốc nhiễm trùng (2 giờ) .............................................. 106 Bài 17. Chăm sóc người bệnh Viêm não cấp do virus (1 giờ) ......................... 110 Bài 18. Chăm sóc người bệnh Ricketsia (1 giờ)................................................ 119 Bài 19: Chăm sóc người bệnh cúm (1 giờ)........................................................ 124 Bài 20. Chăm sóc người bệnh nhiễm giun – sán (1 giờ) .................................. 132 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 137
  5. 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn: Điều dưỡng các bệnh truyền nhiễm Mã môn học: MH 31 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: Học sau các học phần cơ sở ngành, Điều dưỡng cơ bản. - Tính chất: Là môn chuyên ngành: thuộc môn đào tạo bắt buộc. Môn học trang bị bổ sung, cập nhật, trang bị cho sinh viên kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm trong lĩnh vực chăm sóc các bệnh truyền nhiễm thường gặp. - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Môn học cung cấp cho người học kiến thức về nguyên nhân, đặc điểm dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng, phương pháp phòng bệnh và nội dung chăm sóc người bệnh mắc các bệnh truyền nhiễm thường gặp. Từ đó giúp người học thực hiện các hoạt động chăm sóc hỗ trợ điều trị người bệnh trong quá trình hành nghề. Mục tiêu của môn học: * Kiến thức - Trình bày được triệu chứng lâm sàng, biến chứng và biện pháp phòng một số bệnh truyền nhiễm thường gặp - Trình bày nội dung chăm sóc một số bệnh bệnh truyền nhiễm thường gặp. * Kỹ năng - Vận dụng được những kiến thức đã học vào chăm sóc người bệnh Truyền nhiễm, kiến tập một số kỹ thuật chăm sóc đặc biệt trên người bệnh truyền nhiễm. - Giao tiếp, hướng dẫn, giáo dục biện pháp phòng các bệnh truyền nhiễm thường gặp cho người bệnh và cộng đồng. - Nhận định được triệu chứng lâm sàng, biến chứng một số bệnh truyền nhiễm thường gặp trên người bệnh. - Đưa ra được các chẩn đoán chăm sóc. - Lập và thực hiện được kế hoạch chăm sóc người bệnh mắc một số bệnh Truyền nhiễm thường gặp. * Năng lực tự chủ và trách nhiệm - Thể hiện được thái độ ân cần, niềm nở, gần gũi khi tiếp xúc với người bệnh. - Rèn luyện đạo đức, tác phong thận trọng, tỉ mỉ, chính xác của người điều dưỡng. - Tuân thủ y đức, các qui định của pháp luật tại cơ sở thực hành. Nội dung của môn học:
  6. 2 BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM (1 GIỜ) Giới thiệu: Mỗi năm có hàng triệu người tử vong do các bệnh truyền nhiễm, trong đó có những bệnh truyền nhiễm đã có vắc xin phòng ngừa. Gần đây Covid-19 đã chứng minh sự tác động khủng khiếp gây ra do bệnh truyền nhiễm. Bài học này giúp người học có cái nhìn tổng quan về bệnh truyền nhiễm, vận dụng trong quá trình chăm sóc người bệnh mắc bệnh truyền nhiễm. Mục tiêu: - Trình bày được 4 đặc điểm bệnh truyền nhiễm. - Trình bày được đặc điểm chăm sóc người bệnh Truyền nhiễm và biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm. Nội dung chính: 1. Các khái niệm 1.1. Định nghĩa Bệnh truyền nhiễm do một vi sinh vật (Vi khuẩn, Ricketsia, virus) hoặc ký sinh trùng gây nên, có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người xung quanh một cách trực tiếp hoặc gián tiếp (Qua nước, thức ăn, vật dụng, côn trùng v.v). Nhiễm khuẩn không nhất thiết là có bệnh, tuy vậy những người lành mang mầm bệnh vẫn sẵn sàng lây truyền bệnh cho người khác khi gặp điều kiện thuận lợi. 1.2. Hiện tượng nhiễm khuẩn Hiện tượng nhiễm khuẩn bắt đầu khi vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể vật chủ. Trong trường hợp vật chủ bị mắc bệnh nhiễm khuẩn thì diễn biến của bệnh rất phong phú. - Xếp theo tiến triển của bệnh có thể tối cấp, cấp diễn, mạn tính. - Xếp theo biểu hiện lâm sàng có thể điển hình, có thể không điển hình v.v. - Xếp theo mức độ của bệnh có thể nhẹ, thể trung bình, thể nặng. 1.3. Bệnh sơ nhiễm Là nhiễm khuẩn tiên phát, tức là khi cơ thể nhiễm vi khuẩn lần đầu. Ví dụ: Sốt rét tiên phát v.v. 1.4. Bệnh tái nhiễm Là mắc lại bệnh đã, do nhiễm lại mầm bệnh (Mà trước kia đã mắc) thêm lần nữa. Ví dụ: Bệnh cúm v.v. 1.5. Bệnh tái phát Là khi bệnh đã ngừng phát triển một thời gian nhưng mầm bệnh cũ chưa bị tiêu diệt hẳn lại hoạt động trở lại. Ví dụ: Sốt rét tái phát, thương hàn tái phát v.v. 1.6. Bội nhiễm Là bệnh truyền nhiễm đang tiến triển, chưa khỏi lại xuất hiện mầm bệnh nữa nhờ điều kiện thuận lợi đã mà xâm nhập gây bệnh nặng thêm. Tóm lại: Sự phát triển của nhiễm khuẩn là kết quả của sự tác động tương hỗ giữa mầm bệnh với cơ thể vật chủ trong những điều kiện nhất định của ngoại cảnh. 2. Đặc điểm bệnh truyền nhiễm 2.1. Tính đặc hiệu
  7. 3 Bệnh truyền nhiễm là bệnh do vi sinh vật gây ra, gọi là mầm bệnh. Mỗi một bệnh truyền nhiễm do một loại mầm bệnh gây nên. Mầm bệnh được xác định bằng xét nghiệm trực tiếp: Cấy bệnh phẩm (Máu, phân, đờm, nước tiểu, v.v) hay tiêm truyền các bệnh phẩm đã cho sóc vật thí nghiệm hoặc gián tiếp bằng cách phát hiện các kháng thể đặc hiệu xuất hiện trong cơ thể như các phương pháp chẩn đoán huyết thanh hoặc tìm dị ứng bằng chứng nghiệm trên da. Vì vậy, trên lâm sàng bệnh truyền nhiễm bao giờ cũngg phải gắn liền với Vi khuẩn học và Ký sinh trùng học. 2.2. Tính lây truyền Bệnh lan truyền từ cơ thể này sang cơ thể khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp: Từ người sang người, động vật sang người. Nếu ở trong một tập thể hoặc một địa phương có số lớn người không có miễn dịch đối với mầm bệnh đã thì dịch sẽ xảy ra. Đã là đặc tính nguy hiểm nhất và quan trọng nhất về mặt xã hội của các bệnh truyền nhiễm. 2.3. Tính chu kỳ Nói chung các bệnh truyền nhiễm đều phát triển có chu kỳ và trải qua bốn giai đoạn là: Thời kỳ nung bệnh, thời kỳ khởi phát, thời kỳ toàn phát, sau cùng là thời kỳ lui bệnh. 2.3.1. Thời kỳ nung bệnh Là giai đoạn từ lúc vi khuẩn mới vào cơ thể người cho tới trước khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên. Nói chung, thời kỳ này hoàn toàn yên lặng, không có triệu chứng gì, dài ngắn tuỳ theo từng bệnh. Có khi rất ngắn (1- 3 ngày) như bệnh cúm, hoặc rất dài (6 tháng) như bệnh dại v.v. Thời kỳ này không có giá trị về lâm sàng, nhưng về dịch tễ học rất quan trọng: - Có những bệnh đã lây ngay từ thời kỳ nung bệnh, ví dụ như bệnh quai bị, do đã rất khó tránh. - Biết được thời kỳ nung bệnh tối đa của một bệnh, ta có thể cách ly và theo dõi những người nghi bị lây trong thời gian đã trước khi cho trở lại sinh hoạt trong tập thể. Tính chu kỳ là kết quả của quá trình ký sinh và phát triển của mầm bệnh trong cơ thể vật chủ đồng thời là kết quả các đáp ứng của cơ thể vật chủ đối với mầm bệnh. 2.3.2. Thời kỳ khởi phát Là những triệu chứng đầu tiên của bệnh xuất hiện nhưng chưa phải là lúc bệnh nặng và rầm rộ nhất. Bệnh truyền nhiễm thường khởi phát theo 2 kiểu: Từ từ và đột ngột. Hầu hết các bệnh truyền nhiễm đều có sốt và một trong những triệu chứng khởi phát đầu tiên là sốt. 2.3.3. Thời kỳ toàn phát Là lúc bệnh phát triển rầm rộ nhất và thể hiện đầy đủ các triệu chứng, có triệu chứng đặc hiệu cho từng bệnh, đồng thời cũngg là lúc bệnh nặng nhất. Các biến chứng cũng thường hay gặp trong thời kỳ này. Trong cùng một lúc có thể biểu hiện nhiều triệu chứng ở nhiều cơ quan khác nhau. 2.3.4. Thời kỳ lui bệnh
  8. 4 Do sức chống đỡ của cơ thể người bệnh tốt, mặt khác do tác động của điều trị, mầm bệnh và các độc tố của chúng dần dần được loại trừ ra khỏi cơ thể. Người bệnh sẽ cảm thấy đỡ dần. Những triệu chứng của bệnh ở thời kỳ toàn phát cũngg dần dần mất đi. Nếu không được can thiệp sớm và có hiệu trừ, một số bệnh diễn biến kéo dài, tái phát với những biến chứng và hậu quả nghiêm trọng. Sau khi mầm bệnh và độc tố của chúng được loại trừ ra khỏi cơ thể người bệnh thì những cơ quan bị tổn thương dần dần bình phục và trở lại hoạt động hầu như bình thường, có thể có những rối loạn không đáng kể. Người bệnh có thể ra viện về nghỉ ngơi hoặc có thể tiếp tục lao động tựy theo khả năng bình phục sau khi được điều trị khỏi bệnh. Đôi khi chu kỳ có bị thay đổi do sự phát triển của bệnh tối cấp, biến chứng đột ngột hoặc do dùng thuốc. 2.4. Tính sinh miễn dịch đặc hiệu Mầm bệnh vào cơ thể, cơ thể có phản ứng miễn dịch: Thực bào và sinh kháng thể đặc hiệu. Thời gian và mức độ miễn dịch khác nhau ở từng cơ thể và tuỳ theo bệnh. Ví dụ: Bệnh sởi, bệnh đậu mùa v.v tạo miễn dịch mạnh và bền vững. Bệnh cúm, bệnh lỵ, bệnh sốt rét, tạo miễn dịch yếu và tạm thời. 3. Phân loại bệnh truyền nhiễm Có nhiều cách phân loại bệnh truyền nhiễm tuỳ theo những quan niệm, mục đích khác nhau. Trong lâm sàng người ta hay áp dụng cách phân loại bệnh theo đường lây để tiện cách ly, quản lý và đồng thời cũngg tiện cho chăm sóc điều trị. 3.1. Bệnh truyền nhiễm đường tiêu hoá Ví dụ: Bệnh lỵ, bệnh thương hàn v.v, mầm bệnh thường được bài xuất qua phân, chất nôn gây ô nhiễm thức ăn, nguồn nước từ đã xâm nhập vào miệng, dạ dày, ruột. - Yếu tố trung gian truyền bệnh là ruồi, bát đũa, tay bẩn v.v. - Thường phát sinh và thành dịch vào mùa hè. - Biện pháp phòng chống dịch cơ bản: + Vệ sinh ăn uống + Quản lý phân nước rác và diệt ruồi + Tiêm chủng đặc hiệu 3.2. Bệnh truyền nhiễm đường hô hấp Ví dụ: Bệnh cúm, bệnh bạch hầu v.v. - Bệnh thường phát triển vào mùa lạnh. - Biện pháp phòng chống dịch cơ bản: Cách ly người bệnh, nhỏ mũi, đeo khẩu trang, vắcxin phòng bệnh. 3.3. Bệnh truyền nhiễm đường da và niêm mạc Ví dụ: Bệnh uốn ván, bệnh dại v.v, lây qua da và niêm mạc bị tổn thương. Biện pháp phòng chống dịch cơ bản: Cách ly người bệnh, điều trị sớm, cắt đứt đường lây, tiêm chủng phòng bệnh. 3.4. Bệnh truyền nhiễm đường máu - Do côn trùng trung gian mang mầm bệnh: Muỗi, muỗi Aedex (Muỗi vằn) v.v. Ví dụ: Bệnh sốt rét, bệnh sốt xuất huyết.
  9. 5 + Côn trùng chân đốt thường hoạt động theo mùa trong những điều kiện nhất định của ngoại cảnh. Vì vậy, bệnh truyền nhiễm dạng này cũngg phát triển theo mùa và chỉ tồn tại trong những ổ thiên nhiên nhất định, ví dụ như bệnh sốt rét. + Biện pháp phòng chống dịch cơ bản: Điều trị sớm cho cơ thể mắc bệnh, diệt côn trùng trung gian truyền bệnh, cải tạo hoàn cảnh, chống muỗi đốt. - Truyền máu và các sản phẩm của máu. + Biện pháp phòng chống cơ bản: An toàn trong truyền máu và các sản phẩm của máu, vô trùng các dụng cụ y tế v.v. Tóm lại: Trên đây là 4 đường lây chính nhưng có bệnh không nhất thiết chỉ lây theo một đường mà có thể lây bằng nhiều đường khác nhau. 4. Nguyên tắc điều trị bệnh truyền nhiễm 5.1. Điều trị đặc hiệu Là diệt mầm bệnh, thuốc diệt mầm bệnh thường là các loại kháng sinh, thảo dược. Điều trị đặc hiệu quyết định khỏi bệnh triệt để. 5.2. Điều trị theo cơ chế bệnh sinh Tác động lên quá trình sinh bệnh nhằm ngăn cản hoặc điều chỉnh những rối loạn bệnh lý. Điều trị theo cơ chế bệnh sinh hiện nay là biện pháp duy nhất giúp người bệnh qua khỏi các bệnh do virus vì hiện tại chưa có thuốc đặc hiệu tiêu diệt virus. 5.3. Điều trị triệu chứng Nhằm làm giảm các triệu chứng giúp người bệnh dễ chịu hơn và được coi là biện pháp hỗ trợ rất cần thiết. 5. Phòng bệnh - Phòng đặc hiệu: Tuỳ từng loại bệnh mà có vắcxin phòng bệnh tương ứng. - Phòng không đặc hiệu: Là biện pháp cắt đứt dây truyền dịch tễ, không cho lây truyền sang người khác - Cách ly bệnh nhân và điều trị dứt điểm. - Xử lý tốt phân, nước, rác, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống. - Bảo vệ người lành: Nâng cao thể trạng. 6. Đặc điểm chăm sóc bệnh truyền nhiễm - Chăm sóc người bệnh truyền nhiễm: + Phục vụ các nhu cầu của người bệnh, giúp việc điều trị đạt kết quả tốt. Trong một số bệnh truyền nhiễm chăm sóc quyết định kết quả điều trị. + Nhằm mục đích phòng bệnh. Chất thải của người bệnh truyền nhiễm là nguồn lây rất nguy hiểm. Chăm sóc nhằm bảo đảm nguyên tắc cách ly người bệnh cắt đứt đường lây để ngăn chặn sự truyền bệnh. 6.1. Đặc điểm của khoa truyền nhiễm - Khoa truyền nhiễm là nơi phát hiện cách ly và điều trị người bệnh truyền nhiễm cho đến lúc khỏi hoàn toàn. - Khoa truyền nhiễm là một ổ vi trùng, siêu vi trùng rất nguy hiểm. - Khi có dịch những trường hợp nghi ngờ vẫn phải cho nhập viện, theo dõi, xác định chẩn đoán và sau đã có thể cho xuất viện ngay vì bệnh truyền nhiễm phần lớn là cấp tính cần cấp cứu và khó tiên lượng trước.
  10. 6 - Tổ chức biên chế và khối lượng công tác phức tạp hơn các khoa khác, không được tập chung sinh hoạt và không cho người nhà nuôi người bệnh trong khu điều trị. 6.2. Công tác chăm sóc người bệnh truyền nhiễm - Cách ly người bệnh truyền nhiễm: + Cách ly tại nhà: Ví dụ: Bệnh sởi thường, bệnh thuỷ đậu không có biến chứng. Những bệnh này hạn chế tiếp xúc những người lành nhất là trẻ em. Cử 1 người chăm sóc đã được tiêm chủng hay đã mắc bệnh rồi. + Cách ly tại buồng bệnh. * Người bệnh nhiễm khuẩn thường có sốt: Sốt là phản ứng bảo vệ của cơ thể, nếu sốt nhẹ không cần can thiệp. Tránh dùng tuỳ tiện các loại thuốc hạ nhiệt. Cần theo dõi tỉ mỉ nhất là trẻ em khi sốt cao thường dễ co giật, mờ sảng. Khi hạ nhiệt cho người bệnh cần ưu tiên dùng phương pháp vật lý: Nới rộng quần áo, quạt nhẹ, chườm lạnh, v.v. Khi thân nhiệt hạ đột ngột người bệnh có thể lạnh phải ủ ấm cho người bệnh. Sau cơn sốt người bệnh thường toát mồ hôi, khát nước. Vì vậy phải cho người bệnh uống đủ nước, lau người khô ráo và giữ yên tĩnh cho người bệnh ngủ. * Chú ý chăm sóc da và niêm mạc. * Chú ý nuôi dưỡng người bệnh: Cho người bệnh ăn láng, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng, hợp khẩu vị trong giai đoạn cấp. Giai đoạn hồi phục, cho người bệnh ăn về chế độ bình thường dần dần. Người bệnh không nuốt được phải cho ăn qua sonde dạ dày và truyền dịch. * Phải tiến hành tẩy uế thường xuyên và tẩy uế cuối cùng: + Tẩy uế thường xuyên nhằm làm sạch và diệt mầm bệnh hàng ngày ở buồng bệnh: - Lau sàn nhà, tường nhà, bàn ghế, giường bệnh hàng ngày bằng khăn tẩm dung dịch sát khuẩn như: Cloramin B từ 1 đến 3%. - Đồ vải ngâm vào dung dịch Cloramin là 0,5% hoặc giặt xà phòng phơi nắng và là bằng Bàn là. Đồ vải cần vô khuẩn cho hấp sấy. - Đồ cao su, vải sơn, nylon: Rửa nước xà phòng rồi ngâm sublime 1%. - Bô, chậu: Rửa xà phòng rồi ngâm trong dung dịch Cresol từ 5% đến 10% hoặc nước xà phòng rồi gác lên giá cho khô. Thời gian ngâm từ 1 đến 2 giờ. - Bệnh phẩm 1 phần + 2 phần thuốc sát khuẩn ngâm từ 1 đến 6 giờ hoặc có thể dùng Cloramin từ 1% đến 2% hoặc Clorua vôi 0,5%. Chú ý: Diệt ruồi, rệp, chấy rận, chuột v.v. + Tẩy uế cuối cùng: Tiến hành khi không có người bệnh như: rửa tường, sàn nhà, giường bệnh, mở đèn cực tím nếu có. Kết luận: Bệnh truyền nhiễm rất thường gặp, các bệnh truyền nhiễm có những đặc điểm chung, bệnh tiến triển theo quy luật qua các thời kỳ. Sự phân chia bệnh truyền nhiễm cũngg như chẩn đoán và điều trị theo một quan niệm và nguyên tắc thống nhất. GHI NHỚ: + 4 đặc điểm của bệnh Truyền nhiễm: tính đặc hiệu, tính lây truyền, tính chu kỳ, tính sinh miễn dịch đặc hiệu.
  11. 7 + 4 đường lây chính của bệnh truyền nhiễm: lây qua đường máu, lây qua đường tiêu hóa, lây qua đường hô hấp, lây qua đường da và niêm mạc. LƯỢNG GIÁ: 1. Bệnh truyền nhiễm là bệnh nhiễm trùng có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người xung quanh một cách … A. Liên tiếp B. Trực tiếp hoặc gián tiếp C. Trực tiếp 2. Chăm sóc bệnh truyền nhiễm phải tiến hành tẩy uế thường xuyên và tẩy uế cuối cùng. A. Đúng. B. Sai. 3. Tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm hiệu quả nhất . A: Đúng. B: Sai. 4. Phòng bệnh truyền nhiễm tốt nhất là: A. Phòng bệnh đặc hiệu B. Phòng không đặc hiệu C. Cách ly bệnh nhân và điều trị dứt điểm D. Chỉ có A và B E. Cả A, B và C 5. Bệnh nhân Nguyễn Thị Hà 34 tuổi. Ba ngày nay xuất hiện sốt 39º C, mệt mỏi, đau đầu, đau toàn thân, ngày nay xuất hiện các ban đỏ trên da. Bệnh nhân đã nhập khoa truyền nhiễm và được chẩn đoán là bệnh sốt xuất huyết. Theo bạn, đường lây bệnh của bệnh nhân này là? A.Đường hô hấp B. Đường tiêu hóa C. Đường máu
  12. 8 BÀI 2. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH LỴ TRỰC KHUẨN, LỴ A MÍP (2 GIỜ) Giới thiệu: Lỵ trực khuẩn, lỵ a míp là bệnh truyền nhiễm lây qua đường tiêu hoá. Bài học này cung cấp cho người học kiến thức về nguyên nhân, dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng, biện pháp phòng bệnh giúp nhận định và lập kế hoạch chăm sóc người bệnh lỵ trực khuẩn, lỵ a míp. Mục tiêu - Trình bày được triệu chứng lâm sàng lỵ trực khuẩn, lỵ a míp thể thông thường, điển hình và biện pháp phòng bệnh lỵ trực khuẩn. - Trình bày được nội dung chăm sóc người bệnh lỵ trực khuẩn. Nội dung chính: I. LỴ TRỰC KHUẨN Lỵ trực khuẩn là bệnh truyền nhiễm gây dịch bệnh do các trực khuẩn Shigella lây qua đường tiêu hoá. Bệnh biểu hiện chủ yếu bằng sốt, đau quặn bụng, mót rặn, phân máu mũi và nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân. 1. Nguyên nhân gây bệnh Shigella được Chia thành 4 nhóm chính A, B, C, D như sau: Nhóm A: Shigella Dysenteriae Nhóm B: Shigella Flexneri Nhóm C: Shigella Boydii Nhóm D: Shigella Sonnei Ngày nay, 4 nhóm này được phân làm 40 type huyết thanh. Shigella Dysenteriae có 10 type huyết thanh, trong đã Shigella Dysenteriae 1 còn gọi là Shigella Shiga hay gây dịch và tử vong cao hơn các type khác. Trực khuẩn Shigella Các Shigella là trực khuẩn Gram (-), dễ mọc trên môi trường nuôi cấy thường quy và dễ bị tiêu diệt bởi các dung dịch sát khuẩn thông thường. 2. Dịch tễ Bệnh có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới, nhưng dễ dàng gây dịch ở các vùng có điều kiện vệ sinh môi trường và thực phẩm kém. - Nguồn bệnh
  13. 9 + Người bệnh là nguồn quan trọng, thải vi khuẩn trong suốt thời gian mang bệnh và phục hồi trong khoảng 6 tuần lễ. + Người lành mang trùng. - Đường lây + Bệnh lây trực tiếp từ người sang người qua tay bẩn tiếp xúc với phân bệnh nhân. + Đường lây gián tiếp qua trung gian như đồ dùng chung, thực phẩm, nước, do ruồi nhặng truyền bệnh cũngg thường xảy ra. - Cơ thể cảm thụ: Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Trẻ em và người già khi mắc bệnh thì thường bị nặng hơn những người khác, do mất nước và nhiễm độc. 3. Triệu chứng 3.1. Lâm sàng thể điển hình • Thời kỳ ủ bệnh: Kéo dài 12-72 giờ, Trung bình từ 1-5 ngày và không có triệu chứng. • Thời kỳ khởi phát: Kéo dài từ 1-3 ngày, bệnh khởi phát đột ngột với các triệu chứng không đặc hiệu như: - Hội chứng nhiễm trùng: Người bệnh sốt cao 39oC - 40oC, buồn nôn hoặc nôn, toàn thân mệt nhọc. Trẻ nhỏ có thể co giật do sốt cao. - Triệu chứng tiêu hoá: Đi ỉa láng hoặc phân toàn nước vàng kèm theo đau bụng, có thể dẫn đến mất nước và điện giải. • Thời kỳ toàn phát Bệnh cảnh lỵ đầy đủ với hai hội chứng: - Hội chứng nhiễm trùng độc nặng: Môi khô, lưỡi bẩn, hốc hác, suy sụp nhanh. Sốt cao từ 39oC - 40oC, giảm sau vài ngày. - Hội chứng lỵ điển hình: + Đau quặn bụng dọc khung đại tràng từng cơn, thường hết đau sau mỗi lần đi ngoài. + Mót rặn ngày càng nhiều, làm người bệnh phải đi ngoài nhiều lần, có thể dẫn đến sa trực tràng ở người già do rặn nhiều. + Đại tiện phân nhày máu, phân như nước rửa thịt, đi nhiều lần (10 - 40 lần/1 ngày), lượng phân càng ít dần. - Mất nước và điện giải . • Thời kỳ lui bệnh Bệnh thường hết sốt sau vài ngày, đỡ đau bụng và mót rặn, đi ngoài phân thành khuôn. Ăn uống biết ngon miệng. Nếu được điều trị, bệnh nhân khỏi bệnh sau 3-5 ngày. 3.2. Xét nghiệm - Công thức máu: Bạch cầu thường tăng 15.000/ mm3, chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính. - Xét nghiệm phân: Soi phân tươi (Sau khi nhuộm xanh Methylen), thấy rất nhiều hồng cầu và bạch cầu đa nhân trung tính . Cấy phân trên môi trường SS, DCL v.v, để phân lập được Shigella. Soi trực tràng: Niêm mạc hồng đều với loét chợt, nông lan toả. 4. Biến chứng
  14. 10 Thường ít khi xảy ra, ngay cả trong trường hợp không được điều trị, trừ người già và trẻ nhỏ. - Biến chứng sớm: + Sốc do mất nước điện giải. + Thủng ruột già ở những người cơ địa suy kiệt. + Sa trực tràng: Thường gặp ở người già. - Biến chứng muộn: + Suy dinh dưỡng phù nề toàn thân do mất chất đạm kéo dài. + Viêm loét đại tràng. 5. Điều trị - Bù nước và điện giải: Cần được thực hiện như các trường hợp tiêu chảy khác với dung dịch Oresol uống sớm hoặc dịch truyền nếu mất nước điện giải nặng. - Kháng sinh diệt khuẩn: Ampicilin, Cotrimoxazon, Ciprofloxacin. - Điều trị triệu chứng: Không dùng các thuốc làm giảm nhu động ruột như Atropin v.v, vì làm kéo dài thời gian bệnh và chậm thải trừ vi trùng. - An thần nhẹ như Seduxen. - Vitamin nhóm B (B1, B2 v.v). 6. Phòng bệnh - Vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống chín, vệ sinh nước. - Phát hiện và cách ly người bệnh. Sát trùng chất thải cho người bệnh. - Kiểm tra phát hiện người lành mang trùng, người nhiễm trùng nhẹ, nhất là nhân viên trong khâu chế biến thực phẩm. 7. Chăm sóc: 7.1. Nhận định : • Hỏi bệnh: - Bệnh sử: Bệnh xuất hiện từ bao giờ? Diễn biến đầu tiên của bệnh? Chú ý các dấu hiệu như sốt cao, đau quặn bụng dọc khung đại tràng từng cơn, mót rặn, đi ngoài thì hết đau, đại tiện phân nhày máu... - Tiền sử: + Mắc bệnh lỵ trực khuẩn lần nào chưa ? + Trong cùng gia đình, tập thể có nhiều người mắc bệnh tuơng tự. + Liên quan dịch tễ với những người xung quanh. + Trong cùng thời gian có nhiều người mắc bệnh. - Hiện tại : + Người bệnh có mệt mỏi ? ớn lạnh? đau cơ ? + Người bệnh có đau quặn bụng kèm đi ỉa ? Vị trí-đặc điểm? (Đau quặn bụng từng cơn, dọc khung đại tràng, mỗi lần đau lại kích thích đi ỉa, đi xong thì hết đau). + Người bệnh đã đi ỉa bao nhiêu lần/ngày. + Số lượng phân? + Phân có chất nhầy, máu? • Khám- quan sát: - Toàn trạng: + Thể trạng ? Cân nặng, chiều cao? + Tỉnh hay lờ đờ, mặt hốc hác?
  15. 11 + Chỉ số: M- T0- HA- NT? - Tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc: + Sốt cao kèm theo gai rét? + Vẻ mặt phê phạc? Môi khô? Lưỡi bẩn? - Tiêu hoá: + Tính chất phân, số lần đi ngoài, số lượng phân. + Đánh giá mức độ mất nước- điện giải dựa vào dấu hiệu: mạch, huyết áp, dấu hiệu da ấm, đàn hồi da, mắt, môi, luỡi, đo lượng nước tiểu. - Tình trạng hô hấp: + Người bệnh có khó thở? + Người bệnh có suy hô hấp? - Tình trạng tuần hoàn: + Người bệnh có truỵ mạch? - Phát hiện biến chứng sớm: Shock do mất nước điện giải nặng, sa trực tràng ở người già... • Tham khảo hồ sơ- bệnh án: - Chẩn đoán- Điều trị - Chỉ định thuốc- xét nghiêm: Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm sau + Xét nghiệm phân: Soi, cấy. + Soi trực tràng. + Xét nghiệm công thức máu. - Chế độ hộ lý - Chăm sóc đặc biệt khác 7.2. Chẩn đoán chăm sóc: * Người bệnh mất nước và điện giải liên quan đến tiêu chảy và nôn. * Người bệnh tăng thân nhiệt liên quan đến tình trạng nhiễm trùng-nhiễm độc. * Dinh dưỡng không đầy đủ liên quan đến rối loạn hấp thu do đại tràng viêm. * Người bệnh lo lắng liên quan đến thiếu kiến thức về bệnh. 7.3. Lập kế hoạch chăm sóc: * Bù nước và điện giải. * Đảm bảo thân nhiệt cho người bệnh, thực hiện y lệnh thuốc. * Đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh. * Giáo dục sức khoẻ. 7.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc: * Bù nước và điện giải cho người bệnh: - Cho người bệnh cách ly tại buồng riêng, nằm giường có lỗ thủng (giường Watten) đặt 2 bô có đùng thuốc sát khuẩn (1 bô đùng chất nôn, 1 bô đùng phân và nước tiểu) để giúp người bệnh đại tiện dễ dàng, đồng thời ước lượng nước phân của người bệnh mỗi lần đại tiện. - Theo dõi số lần đi ngoài, số lượng, tính chất, màu sắc phân. - Người bệnh cần được ngâm rửa bằng nước ấm sau khi đi ngoài, dùng khăn bông mềm thấm khô, giữ sạch vùng hậu môn, vùng cùng cụt vì đi ngoài nhiều lần làm rát hậu môn và có thể sa trực tràng. - Đo mạch, huyết áp 3h/1 lần (tuỳ theo tình trạng người bệnh).
  16. 12 - Đo lượng nước tiểu 6giờ/lần, 12giờ/lần, 24 giờ/lần (theo y lệnh). - Đánh giá mức độ mất nước- điện giải và mất máu. - Bù dịch cho người bệnh : + Uống Oresol hay các dung dịch thay thế. + Nếu người bệnh phải truyền dịch: Chuẩn bị dịch truyền . Khi truyền chú ý theo dõi tốc độ truyền. Phát hiện dấu hiệu phù phổi cấp do truyền quá nhanh. + Lấy phân gửi đi xét nghiệm. * Hạ nhiệt độ cho người bệnh : - Đo nhiệt độ 3 lần/ngày... - Nới rộng quần áo, nằm buồng thoáng. - Khi người bệnh sốt cao: + Chườm mát cho người bệnh + Thuốc hạ nhiệt : Paracetamol. - Theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng: môi khô, lưỡi bẩn. - Thực hiện y lệnh dùng thuốc kháng sinh, đúng 3 kiểm tra, 5 đối chiếu. - Theo dõi rối loạn tri giác: Trẻ em: Li bì, lơ mơ, có thể co giật do sốt cao. * Tăng cường dinh dưỡng cho người bệnh: Cùng với kháng sinh, nuôi dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị người bệnh lỵ. - Hàng ngày động viên người bệnh ăn, đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ thành phần. - Khuyến khích người bệnh ăn thức ăn dễ tiêu như: cháo, súp... - Đặc biệt trẻ em nên ăn nhiều lần trong ngày, tránh suy dinh dưỡng. - Nguyên tắc chung là: + Trong ngày đầu, giai đoạn cấp của bệnh để cho bộ máy tiêu hoá làm việc nhẹ, sau đã nhanh chóng hồi phục chế độ ăn gần như bình thường. + Không để nhịn đãi quá 24 giờ, không để ăn hạn chế quá 3-4 ngày. + Trong tuần đầu: ăn các thức ăn dễ tiêu hoá, bổ. Tránh các thức ăn có nhiều xơ, thức ăn rắn, có nhiều mỡ và gia vị. + Ăn nhiều bữa mỗi ngày, mỗi bữa ăn ít một (tránh ăn nhiều trong một bữa). Đối với trẻ bú mẹ vẫn cho bú khi bị bệnh. + Chế độ dinh dưỡng của người bệnh lỵ: Ngày bệnh Chế độ dinh dưỡng Nghỉ ăn 12 giờ (thể vừa), 24 giờ (thể nặng). 1 Uống nước chè nóng + ít đường (1lít/ngày – uống 20-30ml/lần cách nhau 15-30 phút). Nước chè đường nhạt + nước cháo, súp Bánh quy mặn (hoặc bánh mỳ nướng) 150 g. Ngày thứ 3 nếu người bệnh đãi, muốn ăn: 2-3 - Cháo với nước thịt họăc thịt nạc xay. - Một cốc sữa chua nếu người bệnh chịu được. Nếu phân lên men nhiều (phân nhiều bọt, chua, pH axit): ăn bít
  17. 13 bột, tăng đạm. Nếu phân thối, đầy hơi: ăn tăng bột, bít đạm. Khi hết nhiễm độc, đi ngoài dưới 5 lần/ngày, ăn cháo đặc với 4-5 thịt nạc, trứng, khoai tây nghiền, sữa chua, ít hoa quả. Ăn trở lại bình thường, trừ thức ăn có nhiều bã xơ, thảo mộc 5-7 khô. Ăn phở, cơm nát, thịt nạc luộc hoặc nướng, hoa quả. * Người bệnh an tâm điều trị và có kiến thức về bệnh: - Ngay khi vào viện, cần hướng dẫn nội quy khoa phòng cho người bệnh và người nhà người bệnh bằng thái độ dịu dàng. - Hướng dẫn cách tẩy uế và xử lý phân đúng theo quy cách để tránh lây lan. - Người bệnh cần tắm rửa và thay quần áo theo quy định. - Khi xuất viện: Hướng dẫn phương pháp dù phòng, vệ sinh thực phẩm nước uống, cách tẩy uế và xử lý phân tại gia đình... 7.5. Đánh giá: - Đánh giá lại quá trình chăm sóc và thực hiện chăm sóc cho người bệnh. - Được đánh giá là chăm sóc tốt: Sau vài ngày người bệnh: hết sốt, hết đau quặn bụng, ăn ngủ tốt, đi ngoài phân thành khuôn. Người bệnh có kiến thức về bệnh. II. LỴ A MÍP Lỵ Amip là một bệnh truyền nhiễm, lây bằng đường tiêu hoá do ký sinh trùng Entamoeba histolytica gây ra, bệnh diễn biến cấp tính bằng hội chứng lỵ, dễ chuyển thành lỵ mạn tính và gây nhiều biến chứng nặng (Áp xe gan, áp xe não, áp xe phổi). 1. Nguyên nhân gây bệnh Trong cơ thể, Entamoeba histolytica tồn tại dưới 3 dạng: - Thể hoạt động ăn hồng cầu: Có đường kính 30-40µm di động và chứa nhiều hồng cầu, tìm thấy trong phân người bệnh lỵ cấp tính. - Thể không ăn hồng cầu: Kích thước 15-25µm, không chứa hồng cầu. - Thể bào nang: Không di động, nhỏ, kích thước 10-14µm, có vỏ bọc. 2. Dịch tễ Bệnh thường gặp ở vùng nhiệt đới, khí hậu thuận tiện cho truyền bệnh, mặt khác do tình trạng vệ sinh ngoại cảnh kém. Bệnh mang tính chất lưu hành địa phương nhưng đôi khi cũngg phát thành dịch khi gặp điều kiện thuận lợi. - Nguồn bệnh Là người mang bào nang Amip (Người bệnh, người vừa khỏi bệnh, người lành mang bào nang). - Đường lây truyền bệnh + Lây gián tiếp qua thức ăn, nước uống, côn trùng trung gian trong đã ruồi là trung gian truyền bệnh nguy hiểm. + Lây trực tiếp: Thường do tay bẩn, bào nang dính ở móng tay, từ đã đưa tay vào miệng khi cầm thức ăn để ăn. - Cơ thể cảm thô: Tuổi mắc bệnh nhiều nhất từ 20-30 tuổi. Trẻ dưới 5 tuổi ít mắc. 3. Triệu chứng lâm sàng Theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO – 1972) chia ra các thể
  18. 14 - Amip ruột: Được chia ra các thể lỵ Amip ruột cấp và Amip ruột mạn tính. - Amip ngoài ruột: Được chia ra các thể Viêm gan do Amip: Viêm gan do Amip không hoá mủ hoặc áp xe gan do Amip. Áp xe do Amip ở các cơ quan khác (Phổi, não v.v). Amip da. 3.1. Lỵ Amip cấp tính Những ngày đầu người bệnh thường thấy đau bụng dưới và ỉa chảy mỗi ngày 5-7 lần/ngày. Sau đã chuyển sang hội chứng lỵ cấp tính: Đau quặn, mót rặn, đi ngoài phân nhày máu. Thường không sốt, sốt nhẹ khi có bội nhiễm. Số lần đi ngoài từ 5-10 lần/ngày, có thể lên tới 20 - 30 lần/ngày. Toàn thân không có biểu hiện gì đặc biệt. Nếu được điều trị đúng, bệnh sẽ khỏi sau 7-10 ngày. Ngược lại, không điều trị sẽ chuyển sang lỵ mạn tính. 3.2. Lỵ Amip mạn tính Biểu hiện là một viêm đại tràng mạn tính. Người bệnh thỉnh thoảng lại bị hội chứng lỵ hoặc ỉa chảy, nhất là khi ăn thức ăn lạ. Phân thường táo bón, cơ thể gầy yếu, hay rối loạn thần kinh thực vật, khó tính, dễ cáu bẳn. 4. Xét nghiệm - Soi phân là kỹ thuật quan trọng để tìm ký sinh trùng Amip thể hoạt động (Thể ăn hồng cầu). - Soi trực tràng: Ổ loét hình cóc áo nằm rải rác. - X quang ruột già: Phát hiện thủng ruột, lồng ruột, hẹp lòng ruột già. 5. Biến chứng - Thủng ruột. - Xuất huyết tiêu hoá. - Lồng ruột thường gặp nhất ở vùng manh tràng. - Viêm loét đại tràng sau lỵ Amip. - Sa niêm mạc trực tràng. 6. Điều trị - Thuốc diệt Amip: Diloxanide furoat, Metronidazol, Dehydroemetin. - Các thuốc khác: Kháng sinh phòng bội nhiễm Cotrimoxazol, Ampicilin. - Các thuốc dãn cơ, chống co thắt như: Papaverin, Nospa, có tác dụng chữa triệu chứng. - Tháo mủ các ổ áp xe: Áp xe gan, áp xe phổi. - Điều trị triệu chứng 7. Phòng bệnh - Biện pháp phòng bệnh chủ yếu là vệ sinh ăn uống, tránh để lây nhiễm kén Amip vào thức ăn, nước uống. Xử lý phân tuyệt đối không dùng phân tươi bón rau quả, khi dùng rau quả tươi phải rửa sạch, có thuốc sát trùng hoặc có thể xử lý bằng tia cực tím để diệt kén Amip. - Điều trị những người lành mang kén Amip bằng Metronidazol. 8. Chăm sóc: 8.1. Nhận định: • Hỏi bệnh: - Bệnh sử :
  19. 15 + Bệnh xuất hiện từ bao giờ? + Diễn biến của bệnh ra sao? Chú ý các dấu hiệu: đau quặn bụng, mót rặn, phân nhày máu... - Tiền sử: + Đã từng bị bệnh lần nào trước đây chưa? + Liên quan dịch tễ với những người xung quanh ? + Thói quen ăn uống ? - Hiện tại : + Người bệnh có đau quặn bụng ? Mót rặn? + Người bệnh có đi ngoài? Phân lỏng hay táo bón? phân có máu? + Tiểu tiện như thế nào ? Số lượng, màu sắc nước tiểu. + Người bệnh có hay vã mồ hôi? Tính tình có thay đổi so với trước khi bị bệnh? Hay cáu gắt,... + Người bệnh ăn uống ? Ăn có ngon miệng? • Khám -quan sát: - Toàn trạng : + Tỉnh táo hay lơ mơ? + Thể trạng ? + Chỉ số M- T0- HA – NT? + Tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc. - Tình trạng tiêu hoá: + Tính chất phân, số lần đi ngoài, số lượng phân. + Đánh giá mức độ mất nước điện giải ( dựa vào dấu hiệu mạch, huyết áp, dấu hiệu da ấm, đàn hồi da, mắt, đo lượng nước tiểu). - Tình trạng hô hấp: + Người bệnh có khó thở ? Mức độ? - Tình trạng tuần hoàn: + Nhịp tim? Mạch? (Đều hay không, có khó bắt ?) - Phát hiện biến chứng sớm: Shock do mất nước điện giải nặng, sa trực tràng ở người già, xuất huyết tiêu hoá, thủng ruột... • Tham khảo hồ sơ- bệnh án : - Chẩn đoán và phương pháp điều trị. - Thực hiện đầy đủ thuốc và các xét nghiệm: + Thuốc: Thuốc diệt amíp. Thuốc phòng bội nhiễm. Thuốc điều trị triệu chứng + XN: Soi phân. Soi trực tràng. Xét nghiệm công thức máu. - Chế độ hộ lý - Chăm sóc đặc biệt khác 8.2. Chẩn đoán chăm sóc
  20. 16 * Mất nước và điện giải liên quan đến tiêu chảy. * Đau quặn bụng liên quan đến đại tràng viêm do co thắt đại tràng. * Dinh dưỡng không đầy đủ liên quan đến rối loạn hấp thu. * Người bệnh lo lắng liên quan đến thiếu hiểu biết về bệnh. 8.3. Lập kế hoạch chăm sóc: * Bù nước và điện giải . * Giảm đau bụng * Tăng cường dinh dưỡng cho người bệnh. * Giáo dục sức khỏe để người bệnh an tâm điều trị và có kiến thức về bệnh. 8.4. Nội dung chăm sóc: * Bù nước và điện giải cho người bệnh: - Cho người bệnh cách ly tại buồng riêng, nằm giường cho lỗ thủng (giường Watten) để giúp người bệnh đại tiện dễ dàng. Đặt 2 bô có đùng thuốc sát khuẩn. - Theo dõi số lần- số lượng- tính chất phân. - Ngâm rửa bằng nước ấm sau khi đi ngoài, dùng khăn bông mềm thấm khô, giữ sạch vùng hậu môn, vùng cùng cụt cho người bệnh vì đi ngoài nhiều lần gây rát hậu môn và có thể sa trực tràng - Đo mạch, huyết áp 3h/1 lần ...(theo y lệnh) - Đo lượng nước tiểu 6giờ/lần, 24 giờ/lần (theo y lệnh). - Đánh giá mức độ mất nước- điện giải và mất máu. - Bù dịch cho người bệnh: + Uống Oresol hay các dung dịch thay thế. + Nếu người bệnh phải truyền dịch: Chuẩn bị dịch truyền. Khi truyền chú ý theo dõi tốc độ truyền. Phát hiện dấu hiệu phù phổi cấp do truyền quá nhanh. - Lấy phân gửi xét nghiệm. - Thực hiện y lệnh dùng thuốc kháng sinh và thuốc diệt Amip (theo y lệnh). * Giảm đau bụng: - Theo dõi cơn đau - Nếu người bệnh đau nhiều: dùng các thuốc giảm đau, giãn cơ (theo y lệnh) như : Atropin, Nospa, Papaverin, ... * Tăng cường dinh dưỡng cho người bệnh: - Hàng ngày động viên người bệnh ăn, đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh: + Ăn thức ăn dễ tiêu như cháo, súp... + Đặc biệt trẻ em nên ăn nhiều lần/ngày, tránh suy dinh dưỡng. * Người bệnh an tâm điều trị và có kiến thức về bệnh : - Ngay khi vào viện, cần hướng dẫn nội quy khoa phòng cho người bệnh và người nhà người bệnh bằng thái độ dịu dàng. - Hướng dẫn cách tẩy uế và xử lý phân đúng quy cách để tránh lây lan. - Người bệnh cần tắm rửa và thay quần áo theo quy định. - Khi xuất viện: Hướng dẫn phương pháp dù phòng, vệ sinh thực phẩm, nước uống, cách tẩy uế và xử lý phân tại gia đình. 8.5. Đánh giá:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2