Giáo trình Điều dưỡng cơ bản 2 (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng văn bằng 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
lượt xem 3
download
Giáo trình "Điều dưỡng cơ bản 2 (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng văn bằng 2)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Quy trình điều dưỡng, xây dựng được các quy trình điều dưỡng cụ thể ứng dụng thực tế lâm sàng; các phương pháp kiểm soát đau khi chăm sóc người bệnh; các nội dung chăm sóc người bệnh trong giai đoạn hấp hối – tử vong, theo dõi bệnh nhân thở máy;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Điều dưỡng cơ bản 2 (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng văn bằng 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRUỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: ĐIỀU DƢỠNG CƠ BẢN 2 NGÀNH/NGHỀ: ĐIỀU DƢỠNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG VĂN BẰNG 2 (Ban hành kèm theo Quyết định số: 549/QĐ-CĐYT-ĐT ngày 9/8/2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa) Thanh Hóa, 2021
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- 1 LỜI GIỚI THIỆU Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá có bề dày lịch sử đào tạo các thế hệ cán bộ Y - Dược, xây dựng và phát triển hơn 60 năm. Hiện nay, Nhà trường đã và đang đổi mới về nội dung, phương pháp và lượng giá học tập của học sinh, sinh viên nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Để có tài liệu giảng dạy thống nhất cho giảng viên và tài liệu học tập cho học sinh, sinh viên; Đảng uỷ - Ban Giám hiệu Nhà trường chủ trương biên soạn tập bài giảng của các chuyên ngành mà Nhà trường đã được cấp phép đào tạo. Tập bài giảng Điều dưỡng cơ bản 2 được các giảng viên Bộ môn Điều dưỡng biên soạn dùng cho hệ Cao đẳng điều dưỡng văn bằng 2 dựa trên chương trình đào tạo của Trường ban hành năm 2021, Thông tư 03/2017/BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh xã hội. Môn học giúp cho người học nắm được những nguyên tắc, quy định chung, nội dung nhận định người bệnh của các kỹ thuật điều dưỡng trong ngành y tế. Môn học Điều dưỡng cơ bản 2 giúp học viên sau khi ra trường có thể vận dụng tốt các kiến thức về kỹ thuật điều dưỡng đã học vào hoạt động nghề nghiệp. Tuy nhiên trong qua trình biên soạn tập bài giảng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể biên soạn xin ghi nhận các ý kiến đóng góp xây dựng của các nhà quản lý, đồng nghiệp, độc giả và học sinh, những người sử dụng cuốn sách này để nghiên cứu bổ sung cho tập bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. Thanh Hóa, tháng 8 năm 2021
- 2 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên TS.BS MAI VĂN BẢY 2. Những ngƣời biên soạn ĐDCK1. TRẦN THỊ THANH HUYỀN ThS. CHU THỊ HOÀNG ANH ThS. ĐỖ THỊ ÁNH TUYẾT CN. NGUYỄN THỊ HÀ CN. TRẦN MAI HUYỀN CN. LÊ THỊ HUYỀN TRANG
- 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................... 1 MỤC LỤC ................................................................................................................ 3 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC ..................................................................................... 4 BÀI 1: TRUYỀN MÁU .......................................................................................... 5 BÀI 2: KỸ THUẬT SỬ DỤNG BƠM TIÊM ĐIỆN .......................................... 18 BÀI 3: KỸ THUẬT SỬ DỤNG MÁY TRUYỀN DỊCH .................................... 27 BÀI 4: SỬ DỤNG VÀ THEO DÕI MÁY MONITOR ..................................... 36 BÀI 5: KỸ THUẬT GHI ĐIỆN TIM .................................................................. 42 BÀI 6: THEO DÕI NGƢỜI BỆNH THỞ MÁY ................................................ 49 BÀI 7: THÔNG TIỂU - RỬA BÀNG QUANG – DẪN LƢU NƢỚC TIỂU .. 57 BÀI 8: KỸ THUẬT THỤT THÁO ...................................................................... 76 BÀI 9: CHƢỜM NÓNG, CHƢỜM LẠNH......................................................... 87 BÀI 10: TƢ THẾ NGHỈ NGƠI TRỊ LIỆU THÔNG THƢỜNG...................... 95 BÀI 11: DỰ PHÕNG VÀ CHĂM SÓC LOÉT ÉP........................................... 105 BÀI 12: PHỤ GIÚP BÁC SỸ CHỌC DÒ ......................................................... 119 BÀI 13: PHỤ GIÖP BÁC SĨ ĐẶT CATHETER TĨNH MẠCH..................... 134 BÀI 14: PHỤ GIÚP BÁC SỸ ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN –................................... 145 BÀI 15: THAY BĂNG, RỬA VẾT THƢƠNG, CẮT CHỈ .............................. 161 BÀI 16: CHUẨN BỊ GIƢỜNG CHO NGƢỜI BỆNH – .................................. 188 BÀI 17: NUÔI DƢỠNG NGƢỜI BỆNH .......................................................... 199 BÀI 18: THEO DÕI LƢỢNG DỊCH VÀO RA ................................................ 216 BÀI 19: CHĂM SÓC GIẢM ĐAU .................................................................... 224 BÀI 20: CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH HẤP HỐI - TỬ VONG....................... 235 BÀI 21: QUY TRÌNH ĐIỀU DƢỠNG .............................................................. 244 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN................................................................ 256 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 256
- 4 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: ĐIỀU DƢỠNG CƠ BẢN 2 Mã môn học: MH 04 I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT, Ý NGHĨA VÀ VAI TRÕ CỦA MÔN HỌC - Vị trí: Môn học Điều dưỡng cơ bản 2 thuộc học phần cơ sở chuyên ngành, được thực hiện ngay sau khi sinh viên học xong học phần Điều dưỡng cơ bản 1. - Tính chất: Môn học này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về nội dung chăm sóc giảm đau, chăm sóc bệnh nhân trong giai đoạn hấp hối – tử vong, cách xây dựng một quy trình điều dưỡng nhằm đáp ứng những nhu cầu cho người bệnh trong quá trình điều trị và chăm sóc tại viện. Đồng thời giới thiệu đến người học những kỹ thuật điều dưỡng cơ bản như thông tiểu, thụt tháo, chăm sóc loét ép; các kỹ thuật điều dưỡng nâng cao như phụ giúp bác sĩ đặt nội khí quản - mở khí quản, phụ giúp bác sĩ chọc dò, cách sử dụng các loại máy theo dõi, máy tiêm truyền từ đó hình thành cho sinh viên những kỹ năng cần thiết của một người điều dưỡng đa khoa. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: + Giúp sinh viên nhận định được tình trạng người bệnh và đưa ra các chẩn đoán điều dưỡng phù hợp cho người bệnh. Xác định được vấn đề ưu tiên để đưa ra hướng xử trí phù hợp. Lập và thực hiện được kế hoạch chăm sóc người bệnh. + Thực hiện thành thạo các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và nâng cao. + Phụ giúp được bác sĩ thực hiện các thủ thuật trên người bệnh. II. MỤC TIÊU MÔN HỌC - Về kiến thức: + Trình bày được các nội dung của quy trình điều dưỡng, xây dựng được các quy trình điều dưỡng cụ thể ứng dụng thực tế lâm sàng. + Trình bày được các phương pháp kiểm soát đau khi chăm sóc người bệnh; các nội dung chăm sóc người bệnh trong giai đoạn hấp hối – tử vong, theo dõi bệnh nhân thở máy. + Trình bày được các nguyên tắc, quy định chung, chỉ định, chống chỉ định của các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản đến nâng cao. + Trình bày được cách nhận định người bệnh trước khi thực hiện kỹ thuật, nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh, đáp ứng nhu cầu chăm sóc người bệnh an toàn và hiệu quả. + Nhận biết được các dấu hiệu của tai biến, cách đề phòng và xử trí các tai biến khi thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng. - Về kỹ năng: + Vận dụng được những kiến thức đã học để nhận định được người bệnh, đảm bảo an toàn trước, trong và sau khi thực hiện kỹ thuật. + Chuẩn bị được dụng cụ, người bệnh khi phụ giúp bác sĩ thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng nâng cao. + Sử dụng được các loại máy theo dõi người bệnh, máy tiêm truyền cơ bản. Phát hiện và xử lý được các lỗi khi sử dụng máy.
- 5 + Tiến hành đúng trình tự các bước của các kỹ thuật nhằm đảm bảo sự chính xác, an toàn trong quá trình chăm sóc người bệnh. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện được thái độ và tác phong giao tiếp với bệnh nhân ân cần, nhẹ nhàng và chu đáo khi thực hành kỹ thuật điều dưỡng. + Theo dõi phát hiện kịp thời các tai biến, chủ động đưa ra các biện pháp để xử trí các tai biến trong phạm vi nghề nghiệp của mình. III. NỘI DUNG CỦA MÔN HỌC BÀI 1: TRUYỀN MÁU Giới thiệu Tùy theo bệnh cảnh lâm sàng và mức độ mất máu, bác sĩ sẽ xử trí truyền máu hay các chế phẩm của máu. Tuy nhiên, khi thực hiện truyền máu và các chế phẩm máu, cần phải thực hiện đúng quy trình và tuân thủ theo chỉ định. Nếu có sai sót trong quy trình truyền máu, dù là sai sót nhỏ nhất cũng khiến cho bệnh nhân gặp nguy hiểm tới sức khỏe, thậm chí tử vong. Mục tiêu - Trình bày được trường hợp áp dụng, không áp dụng truyền máu. - Trình bày được các tai biến và xử trí khi truyền máu. - Trình bày được nguyên tắc của quy trình truyền máu. - Tiến hành đúng trình tự các bước quy trình kỹ thuật truyền máu trên mô hình. - Thể hiện được thái độ ân cần trong giao tiếp với người bệnh, cẩn thận, nhẹ nhàng khi thực hiện kỹ thuật. Nội dung 1. Sinh lý hệ nhóm máu ABO và Rh Máu của mỗi người có những đặc tính kháng nguyên và kháng thể khác nhau, kháng thể trong huyết tương của người này có thể phản ứng với kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu của người khác gây ra tai biến khi truyền máu. Trên bề mặt hồng cầu người ta tìm ra được rất nhiều loại kháng nguyên nhưng hầu hết những kháng nguyên này là những kháng nguyên yếu. Tuy nhiên có hai nhóm kháng nguyên đặc biệt quan trọng có thể gây ra các phản ứng trong truyền máu đó là hệ thống kháng nguyên ABO và Rh. 1.1. Hệ thống nhóm máu ABO Các kháng nguyên A và B có trên bề mặt hồng cầu, một người có thể không có hoặc có một hoặc có cả hai kháng nguyên này. Các kháng thể tương ứng (ngưng kết tố) gắn với kháng nguyên trên bể mặt hồng cầu làm cho hồng cầu ngưng kết. Vì vậy người ta gọi các kháng nguyên của nhóm máu là ngưng kết nguyên. Dựa trên cơ sở có hay không có kháng nguyên A và B trên bề măt hồng cầu người ta phân chia máu thành 4 nhóm: - Nhóm A (có kháng nguyên A) - Nhóm B (có kháng nguyên B) - Nhóm O (không có mặt kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu)
- 6 - Nhóm AB (có cả kháng nguyên A và B). Dựa vào khả năng ngưng kết của hồng cầu nhóm A, người ta chia nhóm A làm hai phân nhóm A1 và A2. Phân nhóm A1 chiếm khoảng 80% mang tính kháng nguyên mạnh. Phân nhóm A2 có tính kháng nguyên yếu và chiếm khoảng 20% Vì vậy nhỏm AB cũng chia thành hai phân nhóm A1B và A2B . Việc phát hiên các phân nhóm của nhóm A có ý nghĩa lớn trong thực tế vì phân nhóm A2 mang tính kháng nguyên yếu nên khi xác định nhóm máu người ta có thể nhầm nhóm A2 với nhóm O và nhóm A2B với nhóm B. Tên nhóm máu Kháng nguyên trên bề mặt Kháng nguyên trong huyết hồng cầu (ngưng kết nguyên) tương (ngưng kết tố) A A Anti – B B B Anti –A AB A và B Không có O Không có Anti – A và Anti –B Khi một người không có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu thì trong huyết tương của người đó sẽ có kháng thể anti-A. Cũng như vậy khi không có kháng nguyên B trong hồng cầu thì sẽ có kháng thể annti-B trong huyết tương. Như vậy nhóm máu O vì không có cả hai kháng nguyên nên có cả hai kháng thể anti-A và anti-B, nhóm A có kháng thể anti-B, nhóm B có kháng thể anti-A, nhóm AB không có cả hai kháng thể. 1.2. Hệ thống nhóm máu Rh Cùng với hệ ABO một hệ thống khác có vai trò rất quan trọng trong truyền máu là hệ Rh. Sự khác nhau cơ bản giữa hệ ABO và hệ Rh là: kháng thể của hệ ABO là kháng thể tự nhiên còn kháng thể của hệ Rh là kháng thể miễn dịch (nó không có sẵn trong huyết tương mà chỉ được sản sinh ra mỗi khi cơ thể người thuộc nhóm máu Rh (-) bị truyền máu Rh (+) nhiều lần). Tên nhóm máu Kháng nguyên Kháng thể Rh (+) 99,99% ở Việt Nam Rh Không có Rh (-) 99,99% ở Việt Nam tỷ lệ rất Không có Không có thấp 1.3. Máu và một số chế phẩm của máu - Máu toàn phần - Những chế phẩm từ máu dòng hồng cầu: hồng cầu lắng, khối hồng cầu có dung dịch bảo quản, khối hồng cầu rửa, khối hồng cầu lọc bạch cầu, khối hồng cầu đông lạnh. - Những chế phẩm từ máu dòng tiểu cầu: khối tiểu cầu điều chế từ đơn vị máu toàn phần, khối tiểu cầu gạn tách từ người hiến máu, khối tiểu cầu lọc bạch cầu. - Những chế phẩm từ máu dòng huyết tương: huyết tương và huyết tương tươi đông lạnh, tủa lạnh. - Những chế phẩm từ máu khối bạch cầu hạt trung tính.
- 7 2. Mục đích của truyền máu - Bù lại lượng máu đã mất, nâng huyết áp. - Cầm máu (fibrinogen, prothrombin, tiểu cầu, yếu tố VIII …) - Chống nhiễm khuẩn nhiễm độc (cung cấp hemoglobin và kháng thể) - Cung cấp oxy cho tế bào và kháng thể cho người bệnh. 3. Trường hợp áp dụng - Chảy máu nội tạng nặng - Sốc do chảy máu trong, sốc chấn thương, mất máu nặng do đứt động mạch. - Thiếu máu nặng (Giun móc….) - Nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng. - Các bệnh về máu: suy tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu….. 4. Trường hợp không áp dụng - Các bệnh van tim (hẹp, hở - van 2 lá, hở động mạch chủ…) - Viêm cơ tim. - Xơ cứng động mạch não, tăng huyết áp. - Chấn thương sọ não, viêm não, não úng thủy. 5. Nguyên tắc của quy trình truyền máu - Truyền máu cùng nhóm, trong trường hợp không có máu cùng nhóm có thể truyền khác nhóm, nhưng không quá 500ml, theo sơ đồ sau: - Kiểm tra, theo dõi các chỉ số mạch, nhiệt độ, huyết áp, trạng thái tinh thần của người bệnh trước và trong quá trình truyền máu, đặc biệt lưu ý theo dõi trong 15 phút đầu truyền máu để phát hiện và xử trí kịp thời tai biên liên quan đến truyền máu. - Thực hiện kiểm tra, đối chiếu các nội dung sau: + Đối chiếu thông tin của người bệnh, đơn vị máu và phiếu truyền máu; + Kiểm tra hạn sử dụng và hình thức bên ngoài túi máu. - Định nhóm máu hệ ABO, phản ứng chéo đầu giường của người bệnh, của túi máu ngay tại giường bệnh. - Đảm bảo tốc độ chảy của máu đúng y lệnh. - Túi máu đem ra khỏi nơi bảo quản nên được truyền càng sớm càng tốt. - Phải theo dõi chặt chẽ quá trình truyền để tránh các tai biến có thể xảy ra. * Định nhóm máu tại giường bằng thẻ có sẵn huyết thanh mẫu Bước 1: Ghi thông tin lên thẻ (không chạm tay vào 6 vòng tròn có chứa huyết thanh khô). Bước 2: Dùng ống nhỏ giọt, nhỏ 6 giọt nước muối sinh lý 0,9% vào 6 vòng tròn. Chú ý: Nhỏ trực tiếp vào phần huyết thanh khô (Không chạm đầu pipette vào thuốc thử).
- 8 Bước 3: - Lấy 3 giọt máu của bệnh nhân, nhỏ vào 3 vòng tròn bên phía người nhận ( bên trái ). - Lấy 3 giọt máu từ túi máu, nhỏ vào 3 vòng tròn phần dành cho túi máu (bên phải) (Chú ý: không nhỏ trực tiếp vào phần huyết thanh khô). Bước 4: Dùng que khuấy, trộn đều nước muối, giọt máu và hóa chất đông khô. Trộn theo vòng tròn. (Chú ý: Mỗi vòng tròn dùng 1 que. Đảm bảo huyết thanh đông khô tan hết trong quá trình trộn). Bước 5: Lắc nhẹ tấm thẻ. Sau đó quan sát ngưng kết, đọc và ghi kết quả lên trên tấm thẻ. (Chú ý: Phải lưu trữ tấm thẻ tối thiểu cho đến khi kết thúc quá trình truyền túi máu) Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5
- 9 Lưu ý: - Khi truyền máu toàn phần, khối hồng cầu, khối bạch cầu: sử dụng huyết thanh mẫu định nhóm máu ABO của mẫu máu người bệnh và của mẫu máu lấy từ đơn vị máu sắp truyền. - Khi truyền tiểu cầu, huyết tương: + Sử dụng huyết thanh mẫu định nhóm máu ABO mẫu máu của người bệnh; + Trộn 02 giọt chế phẩm máu với 01 giọt máu người bệnh và kiểm tra ngưng kết (phản ứng chéo tại giường). 6. Các tai biến có thể xảy ra khi truyền máu Tai biến Xử trí 1. Truyền nhầm nhóm máu: khi - Khóa dây truyền máu. truyền 1 đến 2ml đã thấy người bệnh - Lấy dấu hiệu sinh tồn cho người bệnh. khó thở, đau tức ngực như bị ai ép - Báo cáo bác sĩ lại, đau cột sống dữ dội, hốt hoảng, - Thực hiện các y lệnh một cách nhanh lo sợ. chóng và chính xác. 2. Sốt và rét run. - Khóa túi máu lại. - Giữ ấm người bệnh. - Lấy dấu hiệu sinh tồn cho người bệnh. - Báo bác sĩ, thực hiện các y lệnh một cách nhanh chóng và chính xác. 3. Dị ứng: nổi mẩn ngứa toàn thân, - Khóa túi máu lại. có khi phù mặt. - Lấy dấu hiệu sinh tồn cho người bệnh. - Báo bác sĩ, thực hiện các y lệnh một cách nhanh chóng và chính xác. 4. Hạ thân nhiệt: Thường gặp ở trẻ - Ủ ấm, giảm tốc độ truyền, báo cáo bác sĩ nhỏ, người già yếu, người bệnh nặng và thực hiện y lệnh khi truyền máu dự trữ chưa làm ấm đầy đủ 5. Nhiễm khuẩn huyết: do túi máu bị - Lấy dấu hiệu sinh tồn cho người bệnh. nhiễm khuẩn. - Báo bác sĩ, thực hiện các y lệnh một Dấu hiệu: Người bệnh sốt cao, khó cách nhanh chóng và chính xác. thở, hốc hác. - Mời ngân hàng máu đến lập biên bản và gửi túi máu đi xét nghiệm. 6. Tan máu miễn dịch: Trong máu - Lấy dấu hiệu sinh tồn cho người bệnh. người bệnh có kháng thể chống lại - Báo bác sĩ, thực hiện các y lệnh một hồng cầu như một tan máu. Thường cách nhanh chóng và chính xác, truyền xảy ra từ 4 đến 11 ngày sau truyền hồng cầu rửa. máu. 7. Truyền máu của người cho nhiễm - Báo bác sĩ virus, ký sinh trùng sốt rét, viêm gan - Thực hiện y lệnh. siêu vi. - Theo dõi tình trạng người bệnh. 8. Hội chứng xuất huyết sau truyền - Xử trí theo y lệnh bác sĩ như điều trị máu: xảy ra sau 20 đến 30 ngày vì bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu. trong túi máu có tiểu cầu của người
- 10 cho không phù hợp tiểu cầu của người nhận. 7. Quy trình kỹ thuật 7.1. Bảng kiểm dạy – học CÁC BƢỚC TIẾN TT Ý NGHĨA TIÊU CHUẨN ĐẠT HÀNH 1 Chuẩn bị ngƣời điều dƣỡng Điều dưỡng mặc trang Trang phục đầy đủ, 1.1 phục y tế gọn gàng. Tránh lây nhiễm 1.2 Rửa tay thường quy Rửa tay đúng kỹ thuật chéo 2 Chuẩn bị dụng cụ - Dây truyền máu, kim luồn, túi máu, dung dịch Natriclorid 0,9%, bông cồn 700 , bơm tiêm. - Trụ cắm 2 pank, phiếu truyền máu, kéo, băng - Kiểm tra dụng cụ đầy dính, găng tay. đủ, chuẩn bị sẵn sàng - Dụng cụ định nhóm - Tiến hành kỹ thuật trong việc thực hiện kỹ máu và phản ứng chéo: được thuận lợi và an thuật. thẻ định nhóm máu ABO, toàn lam kính. - Hộp thuốc cấp cứu, huyết áp, ống nghe, đồng hồ bấm giây. - Dây garô, cọc truyền. - Hộp đựng vật sắc nhọn, túi đựng đồ bẩn. 3 Chuẩn bị ngƣời bệnh - Nhận định người Biết được tình trạng bệnh: họ tên, tuổi, tình hiện tại của người trạng bệnh lý. Nhận định tình trạng bệnh để có hướng - Kiểm tra chỉ số sinh 3.1 người bệnh. theo dõi, can thiệp tồn. phù hợp, cụ thể cho - Nhận định vị trí đặt từng người bệnh. kim truyền: không có các tổn thương trên da. Thông báo, giải thích cho Người bệnh hiểu Báo và giải thích rõ người bệnh/ người nhà về được lý do truyền mục đích của kỹ thuật, 3.2 kỹ thuật. máu, các bước thực những yêu cầu hỗ trợ Hướng dẫn người bệnh/ hiện và hợp tác với từ người bệnh, những người nhà viết giấy cam nhân viên y tế. can thiệp trên người
- 11 đoan truyền máu. bệnh trước khi truyền máu. Nếu tình trạng người Giúp người bệnh tiện Cho người bệnh đi tiêu, bệnh không đi được có 3.3 nghi trong suốt thời tiểu trước khi truyền thể cho tiểu tiện tại gian truyền giường (nếu cần) 4 Kỹ thuật tiến hành - Đúng người bệnh Đảm bảo an toàn, - Đúng thuốc 4.1 Thực hiện 5 đúng tránh nhầm lẫn - Đúng liều dùng - Đúng đường dùng - Đúng thời gian Bảo vệ cho nhân Cỡ găng phù hợp để 4.2 Điều dưỡng mang găng viên y tế tránh sự lây thao tác được gọn gàng nhiễm từ người bệnh. Định nhóm máu và làm Đảm bảo an toàn, Thực hiện đúng kỹ 4.3 phản ứng chéo đầu tránh nhầm lẫn thuật giường Thiết lập đường Khóa dây truyền trước Cắm bộ dây truyền vào 4.4 truyền. khi treo lên cọc truyền. chai dịch - Đảm bảo áp lực - Khoảng cách từ chai dịch truyền cao hơn dịch so với người bệnh áp lực máu người từ 80-120cm. Treo chai dịch lên cọc bệnh. - Đảm bảo không còn 4.5 truyền và đuổi khí - Khí là một trong khí trong dây truyền. những nguyên nhân gây thuyên tắc tĩnh mạch. - Vùng truyền không bị tổn thương, tĩnh mạch Bộc lộ vùng truyền, xác to, tránh các vị trí nếp 4.6 định vị trí truyền, thắt Giúp tĩnh mạch nổi gấp, khuỷu. dây garo rõ - Garo cách vị trí truyền 5-10cm lên phía trên. - Sát khuẩn rộng từ Tránh nhiễm khuẩn trong ra ngoài với 4.7 Sát khuẩn vị trí truyền nơi tiêm đường kính 5cm - Để cồn khô tự nhiên Truyền vào tĩnh Thực hiện đúng kỹ 4.8 Đặt kim luồn mạch thuật. 4.9 Lắp dây truyền máu vào - Nối hệ thống dây Tránh để máu chảy ra
- 12 chuôi kim, mở khóa cho truyền vào kim tiêm. ngoài. dịch chảy - Tránh tắc kim Giữ cố định kim trên Cố định kim chắc chắn 4.10 Cố định kim da trên da người bệnh. Trộn lẫn các thành Động tác nhẹ nhàng 4.11 Lắc đều túi máu phần trong túi máu. tránh làm vỡ các tế bào máu. Bật nắp túi máu, rút Thay dịch truyền bằng túi 4.12 Thực hiện truyền dây truyền ra khỏi chai máu. máu dịch thay sang túi máu. Điều chỉnh tốc độ theo y Thực hiện tốc độ Điều chỉnh tốc độ chảy 4.13 lệnh. truyền theo y lệnh của máu chính xác - Theo dõi người bệnh trong suốt thời gian Theo dõi, dặn dò người Phát hiện sớm và truyền. 4.14 bệnh những điều cần phòng ngừa tai biến - Dặn dò người bệnh thiết không tự điều chỉnh dịch, phát hiện các tai biến sớm. - Thu dọn, sắp xếp dụng cụ đúng nơi quy Thu dọn dụng cụ - Ghi Theo dõi diễn biến định. 5 hồ sơ của người bệnh trong - Ghi hồ sơ: tình trạng quá trình điều trị. người bệnh trước, trong và sau quá trình truyền máu. 7.2. Bảng kiểm đánh giá CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH Thực Thực Không hiện hiện thực TT tốt chƣa hiện tốt 1 Chuẩn bị ngƣời điều dƣỡng - Điều dưỡng có trang phục y tế đầy đủ, gọn gàng. - Rửa tay thường quy. 2 Chuẩn bị dụng cụ - Dây truyền máu, kim luồn, túi máu, dung dịch Natriclorid 0,9%, bông cồn 700 , bơm tiêm. - Trụ cắm 2 pank, phiếu truyền máu, kéo, băng dính, găng tay. - Dụng cụ định nhóm máu và phản ứng chéo: thẻ định nhóm máu ABO, lam kính. - Hộp thuốc cấp cứu, huyết áp, ống nghe,
- 13 đồng hồ bấm giây. - Dây garô, cọc truyền. - Hộp đựng vật sắc nhọn, túi đựng đồ bẩn. Chuẩn bị ngƣời bệnh - Nhận định tình trạng người bệnh. - Thông báo, giải thích cho người bệnh/ người nhà về kỹ thuật. 3 - Hướng dẫn người bệnh/ người nhà viết giấy cam đoan truyền máu. - Cho người bệnh đi tiêu, tiểu trước khi truyền. 4 Các bƣớc tiến hành 4.1 Thực hiện 5 đúng. 4.2 Điều dưỡng mang găng Định nhóm máu và làm phản ứng chéo đầu 4.3 giường. 4.4 Cắm bộ dây truyền vào chai dịch 4.5 Treo chai dịch lên cọc truyền và đuổi khí Bộc lộ vùng truyền, xác định vị trí truyền, 4.6 thắt dây garo 4.7 Sát khuẩn vị trí truyền 4.8 Đặt kim luồn Lắp dây truyền máu vào chuôi kim, mở khóa 4.9 cho dịch chảy 4.10 Cố định kim 4.11 Lắc đều túi máu 4.12 Thay dịch truyền bằng túi máu. 4.13 Điều chỉnh tốc độ theo y lệnh. Theo dõi, dặn dò người bệnh những điều cần 4.14 thiết 5 Thu dọn dụng cụ - Ghi hồ sơ 7.3. Thang điểm lượng giá Thang điểm TT CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH Trọng 2 1 0 số 1 Chuẩn bị ngƣời điều dƣỡng - Điều dưỡng có trang phục y tế đầy đủ, gọn gàng. - Rửa tay thường quy. 2 Chuẩn bị dụng cụ - Dây truyền máu, kim luồn, túi máu, dung
- 14 dịch Natriclorid 0,9%, bông cồn 700 , bơm tiêm. - Trụ cắm 2 pank, phiếu truyền máu, kéo, băng dính, găng tay. - Dụng cụ định nhóm máu và phản ứng chéo: thẻ định nhóm máu ABO, lam kính. - Hộp thuốc cấp cứu, huyết áp, ống nghe, đồng hồ bấm giây. - Dây garô, cọc truyền. - Hộp đựng vật sắc nhọn, túi đựng đồ bẩn Chuẩn bị ngƣời bệnh - Nhận định tình trạng người bệnh. - Thông báo, giải thích cho người bệnh/ người nhà về kỹ thuật. 3 - Hướng dẫn người bệnh/ người nhà viết giấy cam đoan truyền máu. - Cho người bệnh đi tiêu, tiểu trước khi truyền 4 Các bƣớc tiến hành 4.1 Thực hiện 5 đúng. 4.2 Điều dưỡng mang găng Định nhóm máu và làm phản ứng chéo đầu x2 4.3 giường. 4.4 Cắm bộ dây truyền vào chai dịch 4.5 Treo chai dịch lên cọc truyền và đuổi khí Bộc lộ vùng truyền, xác định vị trí truyền, 4.6 thắt dây garo 4.7 Sát khuẩn vị trí truyền 4.8 Đặt kim luồn Lắp dây truyền máu vào chuôi kim, mở khóa 4.9 cho dịch chảy 4.10 Cố định kim 4.11 Lắc đều túi máu x2 4.12 Thay dịch truyền bằng túi máu. x2 4.13 Điều chỉnh tốc độ theo y lệnh. Theo dõi, dặn dò người bệnh những điều cần 4.14 thiết Thu dọn dụng cụ - Ghi hồ sơ 5 Tổng điểm 42 điểm Ghi nhớ
- 15 - Trường hợp áp dụng, không áp dụng truyền máu. - Các tai biến và xử trí khi truyền máu. - Nguyên tắc của quy trình truyền máu. - Trình tự các bước quy trình kỹ thuật truyền máu LƢỢNG GIÁ o Câu hỏi truyền thống: Anh/ chị hãy: Câu 1: Trình bày trường hợp áp dụng, không áp dụng truyền máu. Câu 2: Trình bày các tai biến và xử trí khi truyền máu. Câu 3: Trình bày nguyên tắc của quy trình truyền máu. o Câu hỏi trắc nghiệm: * Anh/ chị hãy chọn A cho câu trả lời đúng, B cho câu trả lời sai cho các câu sau: Câu 1: Hệ nhóm máu ABO được phân chia thành 4 nhóm máu. A. Đúng B. Sai Câu 2: Khi truyền máu khác nhóm, số lượng máu truyền không quá 500ml. A. Đúng B. Sai Câu 3: Theo sơ đồ truyền máu, nhóm máu AB có thể truyền được cho nhóm máu A và B. A. Đúng B. Sai Câu 4: Truyền máu được áp dụng cho người bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng. A. Đúng B. Sai Câu 5: Truyền máu được áp dụng cho người bệnh xơ cứng động mạch, cao huyết áp. A. Đúng B. Sai * Anh ( chị ) hãychọn đáp án đúng nhất điền vào chỗ trống: Câu 6: Mục đích của truyền máu là cung cấp ....... cho tế bào và kháng thể cho người bệnh. A. Hồng cầu B. Bạch cầu C. Oxy Câu 7: Khi định nhóm máu tại giường cần nhỏ........vào các vòng tròn chứa huyết thanh khô. A. Nước cất B. Nước muối sinh lý 0.9% C. Máu người bệnh Câu 8: Khi truyền.........cần định nhóm máu ABO của cả người cho và người nhận. A. Máu toàn phần, khối hồng cầu, khối bạch cầu B. Khối hồng cầu, huyết tương C. Tiểu cầu, huyết tương Câu 9: Khi truyền.........cần sử dụng huyết thanh mẫu định nhóm máu ABO mẫu máu của người bệnh và làm phản ứng chéo đầu giường. A. Máu toàn phần, khối hồng cầu, khối bạch cầu B. Khối hồng cầu, huyết tương
- 16 C. Tiểu cầu, huyết tương * Anh/ chị hãy chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu sau: Câu 10: Không nên truyền máu cho người bệnh trong trường hợp: A. Thiếu máu nặng B. Nhiễm khuẩn, nhiễm độc C. Tăng huyết áp D. Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm E. Cả A,B,C và D Câu 11: Nhóm máu có thể truyền được cho người bệnh có nhóm máu A là: A. Máu nhóm A hoặc AB B. Máu nhóm A hoặc O C. Máu nhóm A hoặc B D. Máu nhóm AB E. Máu nhóm B Câu 12: Loại dung dịch sử dụng để lập đường truyền trước khi truyền máu A. Natri clorua 0.45% B. Dextrose 5% C. Natri clorua 0.9% D. Ringer Lactat E. Glucoge 5% Câu 13: Thời điểm điều dưỡng làm phản ứng chéo cho người bệnh khi truyền máu: A. Trước hoặc sau khi truyền máu B. Trước khi truyền máu, tại phòng xét nghiệm C. Trước khi truyền máu, tại phòng xét nghiệm và trước khi cắm túi máu truyền cho người bệnh D. Trước khi cắm túi máu truyền cho người bệnh E. Trong khi truyền máu Câu 14: Tai biến nguy hiểm nhất khi truyền máu: A. Sốt rét run B. Truyền nhầm nhóm máu C. Nhiễm mầm bệnh. D. Dị ứng. E. Nhiễm khuẩn Câu 15: Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn vị trí truyền: A. Chăm sóc vị trí truyền không đảm bảo vô khuẩn B. Do cục máu đông C. Do kim xuyên ra ngoài lòng mạch D. Do truyền dịch quá chậm E. Cả A,B,C và D * Anh/ chị hãy chọn đáp án đúng cho tình huống dưới đây Câu 16: Người bệnh Bùi Thị C. 55 tuổi, đang điều trị tại khoa Nội bệnh viện đa khoa tỉnh với chẩn đoán: Xuất huyết tiêu hóa. Hiện tại, người bệnh, mệt, da xanh, niêm mạc nhợt, mạch: 90 lần/phút, huyết áp: 90/60mmHg, nhịp thở: 22 lần/phút, thân nhiệt: 36,50C. Xét nghiệm công thức máu: hồng cầu 2,5T/lít, huyết sắc tố:
- 17 8g/l, nhóm máu B. Bác sĩ chỉ định truyền máu cấp cứu cho người bệnh :1 đơn vị máu, tốc độ 60 giọt/phút. Điều dưỡng M (chăm sóc người bệnh) nhận được túi máu (máu dự trữ) cho người bệnh C tại phòng bệnh; sau khi kiểm tra các thông tin trên túi máu và người bệnh đã phù hợp, điều dưỡng M khẩn trương treo túi máu lên cọc truyền, nhanh chóng chuyển đường truyền (đang truyền cho người bệnh dung dịch NaCl 0.9%) sang cắm vào túi máu, và thực hiện tiếp các bước truyền máu cho người bệnh. Sau khi truyền máu được 20 phút, đường truyền không lưu thông. Câu hỏi: 1. Người bệnh C sẽ truyền được những nhóm máu nào trong hệ nhóm máu ABO? A. Nhóm máu O và nhóm máu AB B. Nhóm máu B và nhóm máu AB C. Nhóm máu O và nhóm máu B D. Nhóm máu B và nhóm máu A 2. Tại sao đường truyền không lưu thông? A. Do điều dưỡng M không lắc đều túi máu để trộn lẫn các thành phần trong túi máu. B. Do máu là dung dịch đậm đặc nên hay xảy ra tình trạng tắc kim. C. Do điều dưỡng M không đặt đường truyền bằng kim luồn đúng kích cỡ. D. Do áp lực của túi máu thấp hơn áp lực máu trong tĩnh mạch của người bệnh.
- 18 BÀI 2: KỸ THUẬT SỬ DỤNG BƠM TIÊM ĐIỆN Giới thiệu Bơm tiêm điện là một loại thiết bị được sử dụng để tiêm liên tục thuốc với tốc độ rất chậm trong thời gian dài, để duy trì nộng độ thuốc ổn định trong máu người bệnh. Mục tiêu - Trình bày được nguyên tắc khi sử dụng bơm tiêm điện. - Tiến hành đúng trình tự các bước quy trình kỹ thuật sử dụng bơm tiêm điện. - Thể hiện được thái độ ân cần, nhẹ nhàng và cẩn thận khi thực hiện kỹ thuật. Nội dung 1. Mục đích - Duy trì nồng độ thuốc ổn định trong cơ thể người bệnh - Truyền dịch hay dùng thuốc với liều thấp, đòi hỏi độ an toàn cao và ổn định. 2. Nguyên tắc sử dụng - Pha thuốc cần phải tính toán theo đúng liều lượng chỉ định. - Cần có nhãn dán trực tiếp lên bơm tiêm ghi rõ: tên thuốc, liều dùng, tốc độ, giờ bắt đầu, giờ kết thúc. - Phải điều chỉnh các thông số và chạy thử ổn định sau đó mới lắp vào người bệnh. - Trong quá trình bơm tiêm hoạt động cần kiểm tra thường xuyên sự hoạt động liên tục của bơm tiêm, tránh tình trạng gập hay tắc nghẽn đường truyền và khớp nối. - Đảm bảo nguồn điện liên tục, luôn có pin ở chế độ chờ sẵn sàng sử dụng. - Điều dưỡng cần theo dõi sát tình trạng đáp ứng thuốc và không đáp ứng hoặc đáp ứng quá mức trong quá trình dùng bơm tiêm điện để thông báo bác sĩ chỉ định điều chỉnh liều lượng, tốc độ kịp thời. 3. Bảo quản bơm tiêm điện - Vệ sinh máy sau khi dùng cho người bệnh: bằng khăn mềm thấm nước hoặc dung dịch sát khuẩn vắt khô trước khi lau. - Để máy trong phòng thoáng mát, khô ráo. - Không để bất kỳ đồ vật gì lên trên máy - Khi hỏng hoặc sử dụng có vấn đề phải báo sửa chữa ngay 4. Đặc điểm hình dáng bên ngoài một số máy bơm tiêm điện Hình 1. Bơm tiêm điện TE-331 Hình 2. Bơm tiêm điện TE-SS700
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình điều dưỡng cơ bản - ThS. Lê Văn Duy
303 p | 120 | 8
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản và kỹ thuật điều dưỡng - Trường TC Phạm Ngọc Thạch
164 p | 47 | 4
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản 1 – Trung cấp
164 p | 70 | 3
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản 1 (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng văn bằng 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
294 p | 10 | 2
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản và cấp cứu ban đầu (Ngành: Kỹ thuật hình ảnh y học - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
158 p | 8 | 2
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản và cấp cứu ban đầu (Ngành: Y sỹ y học cổ truyền - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
341 p | 5 | 2
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản và cấp cứu ban đầu (Ngành: Dinh dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
158 p | 1 | 1
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản và cấp cứu ban đầu (Ngành: Kỹ thuật phục hồi chức năng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
158 p | 2 | 1
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản và cấp cứu ban đầu (Ngành: Phục hồi chức năng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
158 p | 2 | 1
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản và cấp cứu ban đầu (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
461 p | 2 | 1
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản - cấp cứu ban đầu (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
461 p | 1 | 1
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản và cấp cứu ban đầu (Ngành: Y sỹ - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
341 p | 6 | 1
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
520 p | 0 | 0
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
213 p | 1 | 0
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản 1 (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
294 p | 3 | 0
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản và cấp cứu ban đầu (Ngành: Kỹ thuật phục hình răng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
228 p | 2 | 0
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
215 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn