Giáo trình Điều dưỡng cơ bản (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
lượt xem 0
download
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Trung cấp) cung cấp cho người học những kiến thức về lịch sử ngành điều dưỡng, vai trò, chức năng của điều dưỡng, đạo đức điều dưỡng, những nhu cầu cơ bản của con người trong quá trình điều trị tại viện, đồng thời giới thiệu đến người học những kỹ thuật điều dưỡng cơ bản như theo dõi dấu hiệu sinh tồn, kỹ thuật đưa thuốc vào cơ thể cho người bệnh, kỹ thuật nuôi dưỡng người bệnh,... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Điều dưỡng cơ bản (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: ĐIỀU DƢỠNG CƠ BẢN NGÀNH/NGHỀ: ĐIỀU DƢỠNG TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số: 549/QĐ-CĐYT ngày 9/8/2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa) Thanh Hóa, 2021
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- 1 LỜI GIỚI THIỆU Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá có bề dày lịch sử đào tạo các thế hệ cán bộ Y - Dược, xây dựng và phát triển hơn 60 năm. Hiện nay, Nhà trường đã và đang đổi mới về nội dung, phương pháp và lượng giá học tập của học sinh, sinh viên nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Để có tài liệu giảng dạy thống nhất cho giảng viên và tài liệu học tập cho học sinh, sinh viên; Đảng uỷ - Ban Giám hiệu Nhà trường chủ trương biên soạn tập bài giảng của các chuyên ngành mà Nhà trường đã được cấp phép đào tạo. Tập bài giảng Điều dưỡng cơ bản được các giảng viên Bộ môn Điều dưỡng biên soạn dùng cho hệ Trung cấp điều dưỡng dựa trên chương trình đào tạo của Trường ban hành năm 2021, Thông tư 03/2017/BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh xã hội. Môn học giúp cho người học nắm được lịch sử ngành điều dưỡng, vai trò, chức năng, đạo đức của người điều dưỡng khi hành nghề, những nguyên tắc, quy định chung, nội dung nhận định người bệnh của các kỹ thuật điều dưỡng trong ngành y tế. Môn học Điều dưỡng cơ bản giúp học viên sau khi ra trường có thể vận dụng tốt các kiến thức về kỹ thuật điều dưỡng đã học vào hoạt động nghề nghiệp. Tuy nhiên trong qua trình biên soạn tập bài giảng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể biên soạn xin ghi nhận các ý kiến đóng góp xây dựng của các nhà quản lý, đồng nghiệp, độc giả và học sinh, những người sử dụng cuốn sách này để nghiên cứu bổ sung cho tập bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. Thanh Hóa, tháng 8 năm 2021
- 2 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên ThS.BS MAI VĂN BẢY 2. Những ngƣời biên soạn ĐDCK1. TRẦN THỊ THANH HUYỀN ThS. CHU THỊ HOÀNG ANH CN. ĐỖ THỊ ÁNH TUYẾT CN. NGUYỄN THỊ HÀ CN. TRẦN MAI HUYỀN CN. LÊ THỊ HUYỀN TRANG
- 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................... 1 MỤC LỤC ................................................................................................................ 3 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC ..................................................................................... 5 BÀI 1: LỊCH SỬ NGÀNH ĐIỀU DƢỠNG .......................................................... 6 BÀI 2: VAI TRÕ, CHỨC NĂNG CỦA ĐIỀU DƢỠNG ................................... 13 BÀI 3: ĐẠO ĐỨC NGƢỜI ĐIỀU DƢỠNG ....................................................... 28 BÀI 4: NHU CẦU CƠ BẢN CỦA CON NGƢỜI ............................................... 39 BÀI 5: CÔNG TÁC QUẢN LÍ BUỒNG BỆNH.................................................51 BÀI 6: HỒ SƠ NGƢỜI BỆNH VÀ CÁCH GHI ................................................ 51 BÀI 7: TIẾP NHẬN NGƢỜI BỆNH VÀO VIỆN, CHUYỂN VIỆN, RA VIỆN.. ..................................................................................................................... 69 BÀI 8: RỬA TAY, MẶC ÁO VÀ MANG GĂNG VÔ KHUẨN ....................... 86 BÀI 9: KỸ THUẬT DÙNG THUỐC QUA ĐƢỜNG MIỆNG, ÂM ĐẠO, TRỰC TRÀNG .................................................................................................... 104 BÀI 10: THEO DÕI DẤU HIỆU SINH TỒN ................................................... 117 BÀI 11: TIÊM TRONG DA, TIÊM DƢỚI DA ................................................ 131 BÀI 12: TIÊM BẮP ............................................................................................. 142 BÀI 13: TIÊM TĨNH MẠCH ............................................................................. 148 BÀI 14: KỸ THUẬT LẤY MÁU XÉT NGHIỆM............................................ 157 BÀI 15: TRUYỀN TĨNH MẠCH....................................................................... 170 BÀI 16: THỞ OXY - HÖT ĐỜM DÃI .............................................................. 180 BÀI 17: KỸ THUẬT ĐẶT SONDE DẠ DÀY .................................................. 190 BÀI 18: CÁC BIỆN PHÁP CẦM MÁU TẠM THỜI ...................................... 198 BÀI 19: KỸ THUẬT BĂNG............................................................................... 210 BÀI 20: SƠ CỨU GÃY XƢƠNG ....................................................................... 222 BÀI 21: HỒI SINH TIM PHỔI..........................................................................242 BÀI 22: CỐ ĐỊNH – VẬN CHUYỂN NGƢỜI BỆNH .................................... 249
- 4 BÀI 23: VỆ SINH CÁ NHÂN CHO NGƢỜI BỆNH.......................................271 BÀI 24: TRUYỀN MÁU.....................................................................................292 BÀI 25: KỸ THUẬT DÙNG BƠM TIÊM ĐIỆN - MÁY TRUYỀN DỊCH...305 BÀI 26: SỬ DỤNG VÀ THEO DÕI MÁY MONITOR – GHI ĐIỆN TIM..321 BÀI 27: THÔNG TIỂU - RỬA BÀNG QUANG – DẪN LƢU NƢỚC TIỂU.....................................................................................................................334 BÀI 28: KỸ THUẬT THỤT THÁO .................................................................. 352 BÀI 29: CHƢỜM NÓNG, CHƢỜM LẠNH .................................................... 363 BÀI 30: DỰ PHÕNG VÀ CHĂM SÓC LOÉT ÉP........................................... 371 BÀI 31: PHỤ GIÚP BÁC SỸ CHỌC DÒ ......................................................... 384 BÀI 32: PHỤ GIÖP BÁC SĨ ĐẶT CATHETER TĨNH MẠCH..................... 399 BÀI 33: PHỤ GIÚP BÁC SỸ ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN – MỞ KHÍ QUẢN ..... 410 BÀI 34: THAY BĂNG, RỬA VẾT THƢƠNG, CẮT CHỈ .............................. 426 BÀI 35: CHUẨN BỊ GIƢỜNG CHO NGƢỜI BỆNH – THAY VẢI TRẢI GIƢỜNG .............................................................................................................. 449 BÀI 36: NUÔI DƢỠNG NGƢỜI BỆNH .......................................................... 460 BÀI 37: THEO DÕI LƢỢNG DỊCH VÀO RA ................................................ 477 BÀI 38: CHĂM SÓC GIẢM ĐAU .................................................................... 485 BÀI 39: CHĂM SÓC NGƢỜI BỆNH HẤP HỐI - TỬ VONG....................... 496 BÀI 40: QUY TRÌNH ĐIỀU DƢỠNG .............................................................. 505 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN................................................................ 516 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 517
- 5 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: ĐIỀU DƢỠNG CƠ BẢN Mã môn học: MH 15 I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT, Ý NGHĨA VÀ VAI TRÕ CỦA MÔN HỌC - Vị trí: Môn học thuộc học phần cơ sở ngành. - Tính chất: Môn học này cung cấp cho người học những kiến thức về lịch sử ngành điều dưỡng, vai trò, chức năng của điều dưỡng, đạo đức điều dưỡng, những nhu cầu cơ bản của con người trong quá trình điều trị tại viện, đồng thời giới thiệu đến người học những kỹ thuật điều dưỡng cơ bản như theo dõi dấu hiệu sinh tồn, kỹ thuật đưa thuốc vào cơ thể cho người bệnh, kỹ thuật nuôi dưỡng người bệnh, .... - Ý nghĩa và vai trò của môn học: + Giúp sinh viên nắm được lịch sử ngành điều dưỡng, vai trò, chức năng, đạo đức người điều dưỡng khi hành nghề. + Thực hiện thành thạo các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và nâng cao. + Nhận định được người bệnh, phát hiện và xử trí các tai biến xảy ra khi thực hiện kỹ thuật. II. MỤC TIÊU MÔN HỌC - Về kiến thức: + Trình bày được những kiến thức, lý luận cơ bản về điều dưỡng, đạo đức và vai trò, chức năng của người điều dưỡng. + Trình bày được những nhu cầu cơ bản của con người, sự phân cấp trong chăm sóc người bệnh tại các cơ sở y tế. + Trình bày được các nguyên tắc, quy định chung, chỉ định, chống chỉ định của các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản. + Trình bày được cách nhận định người bệnh trước khi thực hiện kỹ thuật, nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh, đáp ứng nhu cầu chăm sóc người bệnh an toàn và hiệu quả. + Nhận biết được các dấu hiệu của tai biến, cách đề phòng và xử trí các tai biến khi thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng. - Về kỹ năng: + Vận dụng được những kiến thức đã học để nhận định được người bệnh, đảm bảo an toàn trước, trong và sau khi thực hiện kỹ thuật. + Chuẩn bị được người điều dưỡng, người bệnh và dụng cụ để thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng. + Tiến hành đúng trình tự các bước của các kỹ thuật nhằm đảm bảo sự chính xác, an toàn trong quá trình chăm sóc người bệnh. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện được thái độ và tác phong giao tiếp với bệnh nhân ân cần, nhẹ nhàng và chu đáo khi thực hành kỹ thuật điều dưỡng. + Theo dõi phát hiện kịp thời các tai biến, chủ động đưa ra các biện pháp để xử trí các tai biến trong phạm vi nghề nghiệp của mình. III. NỘI DUNG CỦA MÔN HỌC
- 6 BÀI 1: LỊCH SỬ NGÀNH ĐIỀU DƢỠNG Giới thiệu Lịch sử điều dưỡng thế giới gắn liền với cuộc đời của bà Florence Nightingale (1820 - 1910), người khai sinh ra ngành Điều dưỡng hiện đại, cùng với biểu tượng của cây đèn dầu đã làm lay động trái tim mỗi người và gửi thông điệp sâu sắc tới mọi điều dưỡng viên về vai trò của công tác điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh. Mục tiêu - Trình bày được sơ lược lịch sử hình thành trường đào tạo điều dưỡng đầu tiên trên thế giới. - Trình bày được sơ lược lịch sử ngành điều dưỡng Việt Nam giai đoạn từ năm 1975 đến nay. Nội dung 1. Điều dưỡng và nghề điều dưỡng Trong quá trình phát triển của nhân loại, chăm sóc y tế đóng vai trò rất quan trọng. Để thực hiện Mục tiêu bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, nhân viên y tế phải nhận thức đầy đủ về chức trách, nhiệm vụ và yêu cầu trình độ kiến thức trong từng lĩnh vực hoạt động chuyên môn. Chăm sóc sức khỏe cho mọi người là nghề cao quý nhất. Khi đã tự nguyện đứng trong hàng ngũ y tế, đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ và các nhân viên y tế khác phải có lương tâm trách nhiệm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, tác phong, tạo niềm tin cho người bệnh vào khả năng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị, từ đó giúp người bệnh nhaanh chóng khỏi bệnh và phục hồi sức khỏe. Qúa trình phát triển, trình độ và vị trí xã hội của ngành điều dưỡng ở từng thời kỳ lịch sử, ở từng nước rất khác nhau. Quan niệm về điều dưỡng luôn phản ánh mối quan tâm của thời đại và của xã hội với sự nghiệp chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho người dân. - Florence Nightingale cho rằng: điều dưỡng là nghệ thuật sử dụng môi trường của người bệnh để hỗ trợ sự phục hồi của họ. Vai trò trọng tâm của người bệnh là giải quyết các yếu tố môi trường xung quanh người bệnh để họ phục hồi sức khỏe một cách tự nhiên. - Hội điều dưỡng thế giới năm 1973: điều dưỡng là chăm sóc và hỗ trợ người bệnh thực hiện các hoạt động hàng ngày. Chức năng nghề nghiệp cơ bản của người điều dưỡng là hỗ trợ các hoạt động nâng cao, phục hồi sức khỏe của người bệnh hoặc người khỏe, cũng như làm cho cái chết được thanh thản mà mỗi cá nhân có thể thực hiện được nếu họ có đủ sức khỏe, ý chí và kiến thức, giúp đỡ các cá thể sao cho họ đạt được sự độc lập càng sớm càng tốt. - Năm 2005, hội nghị toàn quốc chuyên ngành điều dưỡng Việt Nam đã đưa ra định nghĩa: điều dưỡng là khoa học chăm sóc người bệnh. Góp phần nâng cao
- 7 chất lượng chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện và quá trình phục hồi sức khỏe sau điều trị để người bệnh đạt tới chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn. - Theo Hội điều dưỡng Mỹ: Điều dưỡng là một nghề hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ chăm sóc, đóng góp vào việc phục hồi và nâng cao sức khỏe. Để phản ánh đầy đủ bản chất nghề nghiệp, phạm vi hành nghề, vị trí của nghành điều dưỡng trong chăm sóc sức khỏe. Năm 1980, hội điều dưỡng Mỹ cho rằng: điều dưỡng là chẩn đoán và điều trị những phản ứng của con người đối với bệnh hiện tại hoặc bệnh có khả năng xảy ra, từ đó đưa ra quy trình điều dưỡng mà hiện nay đang được áp dụng trong giảng dạy, thực hành ở nhiểu nước trên thế giới. 2. Lịch sử phát triển ngành điều dưỡng thế giới 2.1. Thời kỳ hình thành mối liên kết giữa Y khoa – Điều dưỡng – Tôn giáo Điều dưỡng (Nursing) có nghĩa là chăm sóc, nuôi dưỡng. Nguồn gốc của sự chăm sóc là từ những hành động của bà mẹ đối với con kể từ khi chúng mới lọt lòng. Từ thời xa xưa, do kém hiểu biết con người tin vào thần linh. Họ cho rằng “Thần linh là đấng thiêng liêng có quyền uy”, “Thượng đế ban sự sống cho muôn loài…” khi có bệnh họ mới mời Pháp sư đến cầu kinh để chữa bệnh, khi chết họ cho rằng đó là tại số, tại Thượng đế không cho sống. Từ đó hình thành nên các miếu, đền thờ, từ ðó tự phát hình thành nên các trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng người ốm tại đây. Các Pháp sư lo cầu kinh chữa bệnh, nhóm người phụ nữ chuyên lo việc chăm sóc bệnh nhân nên đã hình thành mối liên kết giữa Y khoa – Điều dưỡng – Tôn giáo. 2.2 Thời kỳ hình thành nghề điều dưỡng Năm 60 - Thế kỷ I, bà Phoebe (Hy Lạp) đã chủ động đến từng nhà có người ốm để chăm sóc. Sau này bà được suy tôn là người điều dưỡng tại gia đầu tiên trên thế giới. Thế kỷ IV bà Phabiola (La mã) đã dành căn nhà sang trọng của mình làm nơi chăm sóc nuôi dưỡng người ốm do chính bà tự đảm nhiệm. Thời kỳ chiến tranh (viễn chinh) ở châu Âu, có nhiều bệnh viện được thành lập. Nhiều người tham gia công tác chăm sóc người ốm, nghề điều dưỡng đã tự phát hình thành và được nhiều người tôn kính. Đến thế kỷ thứ XVI, chế độ nhà thờ ở nước Anh bị bãi bỏ, các tổ chức tôn giáo bị giải tán nên thiếu hụt trầm trọng người chăm sóc những người ốm. Thay vì đi tù những người phụ nữ phạm tội đã được chọn làm người chăm sóc người ốm. Do đó đã có những quan niệm xấu về nghề điều dưỡng. 2.3.Thời kỳ hình thành trường đào tạo điều dưỡng Florence Nightingale (1820 - 1910) sinh ra và lớn lên trong gia đình giàu có tại Anh, được học hành, biết ngoại ngữ, có hoài bão và mơ ước được giúp đỡ những người nghèo. Vượt qua mọi trở ngại, phản kháng của gia đình, bà đã học và làm việc tại bệnh viện Kaiser Weth (Đức) năm 1847 rồi ở nước Pháp năm 1853. Năm 1853 – 1856 chiến tranh Crime nổ ra, bà được phái sang Thổ Nhĩ Kỳ cùng 38 phụ nữ khác tham gia chăm sóc thương binh, bệnh binh của quân đội Hoàng Gia Anh. Tại đây bà đã đưa ra lý thuyết về khoa học vệ sinh tại các cơ sở y tế. Sau 2 năm thực hiện bà đã làm giảm tỷ lệ chết do nhiễm trùng từ 42% xuống
- 8 còn 2%. Bà đã làm việc cần cù, đêm đêm cầm ngọn đèn đi tua chăm sóc thương bệnh binh. Bà đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong họ thời đó. Sau này trở về nước bà được tặng thưởng 50.000 bảng Anh. Bà đã dành toàn bộ số tiền trên để thành lập Trường Điều dưỡng đầu tiên trên thế giới vào năm 1860. Trường Florence Nightingale với chương trình đào tạo 1 năm, đã tạo nền móng cho hệ thống đào tạo điều dưỡng ở nước Anh và nhiều nước trên thế giới. Sau này Hội điều dưỡng thế giới đã quyết định lấy ngày sinh của bà 12/5 làm ngày điều dưỡng thế giới hàng năm và ngọn đèn dầu trở thành biểu tượng của Ngành điều dưỡng. Bà Florence Nightingale đã trở thành người mẹ tinh thần cho Ngành điều dưỡng trên toàn thế giới. Sau Florence Nightingale, còn có rất nhiều những người đã có đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển điều dưỡng trên thế giới như Clara Barton, Dorothea Dix là những giám sát viên điều dưỡng quân y trong các cuộc nội chiến, chiến tranh. Mary Ann Bickerdyke tổ chức các bữa ăn, giặt là quấn áo, cấp cứu thương binh, … Thời gian nửa đầu thế kỷ XX, các học thuyết và nghiên cứu điều dưỡng tập trung vào lĩnh vực đào tạo điều dưỡng, nhận dạng bản chất nghề nghiệp và vai trò, chức năng điều dưỡng. Hiện nay, ngành điều dưỡng trên thế giới đã lớn mạnh và được coi trọng như các ngành khoa học khác, có nhiều trình độ và chức danh khác nhau, có được nhiều thành tích đáng ghi nhận. 3. Sơ lược lịch sử điều dưỡng Việt Nam 3.1 Giai đoạn trước năm 1945 Lịch sử y học dân tộc Việt Nam ghi nhận 2 vị danh y nổi tiếng thời xa xưa là Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIV) và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720 – 1791) đã mở trường đào tạo, trị bệnh cứu người. Thời Pháp thuộc, thực dân Pháp không coi trọng việc người bản xứ, xây dựng nhiều bệnh viện nhưng chỉ ban hành chế độ học việc, cầm tay chỉ việc để có những người thành thạo kỹ thuật, vững tay nghề, giúp việc cho bác sĩ và được gọi là y tá. - Năm 1901 mở lớp nam y tá đầu tiên ở bệnh viện Trợ Quán. - Năm 1923 mở trường đào tạo y tá tại bản xứ. - Năm 1924 hội y tá ái hữu và nữ hộ sinh Đông Dương thành lập do ông Lâm Quang Thiêm phụ trách. - Ở miền Bắc, sau cách mạng tháng 8 năm 1945 lớp y tá đầu tiên được mở ở quân khu X Việt Bắc sau đó đến liên khu IIIvới thời gian học 6 tháng và Giáo sư Đỗ Xuân Hợp làm Hiệu trưởng. Trong những năm 50 của thế kỷ XX, do nhu cầu của cuộc chiến tranh, Cục Quân y mở lớp đào tạo y tá cấp tốc 3 tháng. 3.2 Giai đoạn 1954 - 1975 3.2.1. Ở miền Nam - Năm 1956, có Trường Điều dưỡng riêng với chương trình đào tạo 3 năm - Năm 1968, mở lớp đào tạo y tá sơ cấp 12 tháng - Năm 1970, Hội Điều dưỡng miền Nam Việt Namđược thành lập - Năm 1973 mở lớp đào tạo điều dưỡng công cộng 3 năm 3.3.2. Ở miền Bắc - Năm 1954, Bộ Y tế đã xây dựng chương trình đào tạo y tá sơ cấp
- 9 - Năm 1960, một số bệnh viện và trường trung học y tế được thành lập, trường Cao đẳng y tế Thanh Hóa cũng được thành lập trong giai đoạn này với tên gọi tiền thân là Trường Y sỹ Thanh Hóa. - Năm 1968, xây dựng chương trình đào tạo y tá trung cấp 2 năm 6 tháng cho đối tượng tốt nghiệp lớp 7 phổ thông tại bệnh viện Bạch Mai và các trường trung học y tế khác. 3.3. Giai đoạn từ 1975 đến nay 3.3.1. Công tác tổ chức - Năm 1982, Bộ Y tế ban hành chính thức chức danh y tá trưởng bệnh viện. - Năm 1990, Bộ Y tế ban hành quyết định thành lập Phòng điều dưỡng trong các bệnh viện có 150 giường bệnh trở lên. - Năm 1992, thành lập Phòng điều dưỡng của Bộ Y tế nằm trong Vụ điều trị. - Tháng 4/2002 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký quyết định phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường công tác điều dưỡng – hộ sinh, giai đoạn 2002 – 2010. - Theo nội dung kế hoạch cho đến 2010 về mặt kiện toàn tổ chức: + Phấn đấu có một Vụ trưởng là điều dưỡng có trình độ sau đại học phụ trách công tác điều dưỡng – hộ sinh. + Mỗi Sở y tế có một điều dưỡng là Phó Trưởng phòng nghiệp vụ y phụ trách công tác điều dưỡng – hộ sinh. + Bệnh viện trung ương, bệnh viện tỉnh, bệnh viện Bộ ngành có Phòng điều dưỡng, có một Phó Giám đốc bệnh viện là điều dưỡng – hộ sinh phụ trách công tác chăm sóc, mỗi khoa có một Phó Trưởng khoa là điều dưỡng phụ trách công tác chăm sóc. + Bệnh viện đa khoa quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh có Phòng điều dưỡng – hộ sinh, có một Phó Giám đốc bệnh viện là điều dưỡng – hộ sinh phụ trách công tác chăm sóc. + Đảm bảo tỷ lệ 1 bác sỹ có 2 đến 3 điều dưỡng – hộ sinh hoặc 1 điều dưỡng – hộ sinh cho 2 giường bệnh. 3.3.2. Công tác đào tạo, phát triển nhân lực điều dưỡng - Năm 1985, mở khóa đào tạo đại học điều dưỡng tại chức đầu tiên tại Trường Đại học Y Hà Nội và Trường Đại học Y - Dược Thành phố Hồ Chí Minh. - Năm 1993, chuyển đổi mô hình đào tạo y tá trung học thành Cao đẳng điều dưỡng tại Trường Cao đẳngY tế Nam Định. - Năm 1994, mở lớp đào tạo Cao đẳng điều dưỡng, hộ sinh kỹ thuật viên tại chức tại Trường Cao đẳng Y tế Nam Định, Trường Đại học Y Hà Nội, TrườngĐại họcY- Dược Thành phố Hồ Chí Minh. - Năm 1995, tại Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Y - Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã mở hệ đào tạo cử nhân điều dưỡng chính quy. - Năm 1998, tại Trường Cao Đẳng Y tế Nam Định mở hệ đào tạo Cao đẳng điều dưỡng chính quy. - Năm 2002, đào tạo Cử nhân điều dưỡng tại chức tại Trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Huế và Đại học Y - Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
- 10 - Ngày 26 tháng 02 năm 2004 Trường Cao đẳng Y tế Nam Định được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định nâng cấp lên Trường Đại học. Đây là trường đại học chuyên ngành Điều dưỡng đầu tiên ở Việt Nam. - Trường Cao đẳng y tế Thanh Hóa được tái thành lập theo quyết định số 2360/QĐ -BGD&ĐT ngày 11/5/2004 của Bộ trưởng Bộ giáo dục & đào tạo, là cơ sở bồi dưỡng cán bộ y tế và nghiên cứu khoa học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của Việt Nam. Sứ mệnh của nhà trường là đào tạo cán bộ y tế có chất lượng cao, là trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học – kỹ thuật đáp ứng nguồn nhân lực cho ngành y tế và cộng đồng về chăm sóc sức khỏe của nhân dân Thanh Hóa và các tỉnh lân cận khu vực Bắc miền trung. Năm 2019, trường Cao đẳng y tế Thanh Hóa là trường cao đẳng duy nhất trong cả nước được cấp phép đào tạo 8 chuyên ngành cao đẳng, được lựa chọn là một trong những trường đào tạo 2 ngành nghề trong điểm quốc gia, đó là ngành Điều dưỡng và ngành Dược. Mục tiêu phấn đấu của nhà trường là trở thành trường Đại học kỹ thuật Y dược trong hệ thống các trường Đại học Y dược của Việt Nam. 3.3.3. Công tác phát triển hội nghề nghiệp - Năm 1986 Hội điều dưỡng được thành lập ở Thành phố Hồ Chí Minh, 1989 ở Hà Nội và Quảng Ninh, đến năm 2003 trong cả nước đã có 55/61 tỉnh thành có hội điều dưỡng và một ngành hội với tổng số 45.000 hội viên. - Ngày 26 tháng 10 năm1990 Hội y tá điều dưỡng Việt Nam thành lập, cho đến nay hội đã hoạt động được 3 nhiệm kỳ với 4 lần đại hội. + Đại hội 1 là đại hội thành lập hội được tổ chức vào ngày 26 tháng10 năm 1990 tại Thủ đô Hà Nội. + Đại hội 2 được tổ chức vào ngày 26 tháng3 năm 1993 tại Thủ đô Hà Nội. + Đại hội 3 được tiến hành vào ngày 17 tháng 5 năm 1997 tại Thành phố Hồ Chí Minh. + Đại hội lần thứ 4 Hội điều dưỡng Việt Nam đã được long trọng tổ chức tại Thủ đô Hà Nội vào ngày 11 tháng 5 năm 2002. + Đại hội lần 5 được tổ chức vào ngày 26 tháng10 năm 2007 tại Thủ đô Hà Nội. - Chủ tịch Hội điều dưỡng Việt Nam qua 5 lần đại hội là bà Vi Nguyệt Hồ. Sự ra đời và hoạt động thường xuyên của Hội đã góp phần động viên đội ngũ điều dưỡng trong cả nước thêm yêu nghề và nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh. 3.3.4. Quan hệ và hợp tác quốc tế Trong quá trình phát triển, ngành điều dưỡng Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ của các tổ chức và cá nhân trên toàn thế giới như: Hội điều dưỡng của các nước Thụy Điển, Canada, Mỹ, Nhật, Thái Lan … Ghi nhớ - Một số nhân vật có ảnh hưởng lớn đến ngành điều dưỡng. - Trường đào tạo điều dưỡng đầu tiên trên thế giới. - Ngày điều dưỡng thế giới, ngày điều dưỡng Việt Nam. - Biểu tượng ngành điều dưỡng.
- 11 LƢỢNG GIÁ o Câu hỏi truyền thống: Anh (chị) hãy: Câu 1: Trình bày công tác phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn từ năm 1975 đến nay? Câu 2: Trình bày sơ lược lịch sử phát triển ngành điều dưỡng Việt Nam giai đoạn trước năm 1975? Câu 3: Trình bày sơ lược lịch sử phát triển ngành điều dưỡng thế giới thời kỳ hình thành nghề điều dưỡng? o Câu hỏi trắc nghiệm *Anh (chị) hãy chọn A cho câu trả lời đúng, B cho câu trả lời sai trong các câu sau: Câu 1: Ngày điều dưỡng thế giới là ngày 12 tháng 5. A. Đúng B. Sai Câu 2: Hội điều dưỡng Việt Nam được thành lập vào ngày 26 tháng 10 năm 1988. A. Đúng B. Sai Câu 3: Theo hội điều dưỡng thế giới năm 1973: điều dưỡng là chẩn đoán và điều trị những phản ứng của con người với bệnh hiện tại hoặc bệnh có tiềm năng xảy ra. A. Đúng B. Sai *Anh (chị) hãy điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống cho các câu sau: Câu 4: Hội điều dưỡng Việt Nam được thành lập vào ngày …. A. 26/3/1988 B. 26 /10/1990 C. 26/3/1993 Câu 5: Chủ tịch hội Điều dưỡng đầu tiên của Việt Nam là … A. Phạm Đức Mục B. Vi Thị Nguyệt Hồ C. Nguyễn Bích Lưu Câu 6: Theo quan điểm của … : Điều dưỡng là chăm sóc và hỗ trợ người bệnh thực hiện các hoạt động hàng ngày. Chức năng nghề nghiệp cơ bản của người điều dưỡng là hỗ trợ các hoạt động nâng cao, phục hồi sức khỏe của người bệnh hoặc người khỏe, cũng như làm cho cái chết được thanh thản mà mỗi cá nhân có thể thực hiện được nếu họ có đủ sức khỏe, ý chí và kiến thức, giúp đỡ các cá thể sao cho họ đạt được sự độc lập càng sớm càng tốt. A. Hội điều dưỡng thế giới năm 1973 B. Hội điều dưỡng Mỹ năm 1980 C. Florence Nightingale * Anh (chị) hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau: Câu 7: Trường Y sỹ Thanh Hóa được thành lập vào năm: A. 1958 B. 1960 C. 1990 D. 2004
- 12 E. 2010 Câu 8: Người điều dưỡng tại gia đầu tiên trên thế giới là: A. Virginia Handerson B. Florence Nightingale C. Phoebe D. Fabiola E. Clara Barton Câu 9: Người mẹ tinh thần của ngành điều dưỡng trên thế giới là: A. Florence Nightingale B. Phoebe C. Fabiola D. Clara Barton E. Virginia Handerson Câu 10: Trường Cao đẳng y tế Thanh Hóa được tái thành lập vào năm: A. 1958 B. 1960 C. 1990 D. 2004
- 13 BÀI 2: VAI TRÕ, CHỨC NĂNG CỦA ĐIỀU DƢỠNG Giới thiệu Điều dưỡng là một nghề độc lập trong hệ thống y tế, là một mắt xích quan trong trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo: “Muốn nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ phải chú ý phát triển công tác điều dưỡng”. Mục tiêu - Trình bày được chức năng của người điều dưỡng theo WHO. - Trình bày được vai trò của người điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh. - Trình bày được nhiệm vụ của điều dưỡng viện hạng IV quy định tại Thông tư số 26/2015/TTLTBYT-BNV ngày 07/10/2015. Nội dung 1. Vai trò của người điều dưỡng 1.1 Người điều dưỡng là người chăm sóc - Chăm sóc là yếu tố cơ bản để thực hành điều dưỡng có hiệu quả, mọi máy móc và kỹ thuật hiện đại không thể thay thế được người điều dưỡng. - Chăm sóc là nền tảng của mọi can thiệp điều dưỡng và là một thuộc tính cơ bản của người điều dưỡng. - Không có sự chữa bệnh nào mà không có sự chăm sóc - Chăm sóc là quá trình tác động qua lại giữa người với người và là quan niệm đạo đức trong điều dưỡng - Chăm sóc có hiệu quả thúc đẩy sức khoẻ và cả sự phát triển của mỗi con người và gia đình - Chăm sóc thúc đẩy nâng cao sức khỏe hơn là chữa bệnh 1.2 Người điều dưỡng là người truyền đạt thông tin - Thông tin có hiệu quả là yếu tố thiết yếu của nghề điều dưỡng - Giao tiếp là hình thức truyền đạt thông tin hiệu quả: + Trong nghề điều dưỡng thì giao tiếp có ý nghĩa quan trọng + Giao tiếp quy định mối quan hệ giữa người bệnh và người điều dưỡng, giữa điều dưỡng và các đồng nghiệp của mình + Trong giao tiếp đòi hỏi phải chính xác, rõ ràng, dễ hiểu 1.3 Người điều dưỡng là người hướng dẫn cho người bệnh tự chăm sóc Người bệnh cần có thêm kiến thức để tự theo dõi và tự chăm sóc nhằm rút ngắn thời gian nằm viện. Vì vậy, người điều dưỡng là người cung cấp các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho họ. 1.4 Người điều dưỡng là người tư vấn cho người bệnh Tư vấn là quá trình giúp đỡ người bệnh cải thiện, phát triển về thái độ và các hành vi mới hơn có lợi cho người bệnh. Người điều dưỡng giúp người bệnh nhận ra hành vi có hại, khuyến khích người bệnh tìm kiếm và lựa chọn hành vi có lợi để thay thế hành vi có hại cho sức khỏe. 1.5 Người điều dưỡng là người biện hộ cho người bệnh
- 14 Biện hộ là hành động thay mặt cho người khác để bảo vệ quyền lợi cho họ. Người điều dưỡng biện hộ nghĩa là thúc đẩy những hành động tốt nhất cho người bệnh, đảm bảo những nhu cầu của người bệnh được đáp ứng. 2. Chức năng của người điều dưỡng Theo Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo người điều dưỡng có hai chức năng: chức năng chủ động và chức năng phối hợp. 2.1 Chức năng chủ động (chức năng độc lập) Chức năng chủ động của người điều dưỡng bao gồm những nhiệm vụ chăm sóc cơ bản thuộc phạm vi kiến thức mà người điều dưỡng đã được học và họ có thể thực hiện được một cách chủ động. Thực hiện chức năng chủ động là nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản cho người bệnh. Các nhu cầu cơ bản đó bao gồm các nhu cầu của người bệnh về: hô hấp, ăn uống, bài tiết, vận động, duy trì thân nhiệt, vệ sinh cá nhân, thay mặc quần áo, ngủ và nghỉ, an toàn, giao tiếp, tín ngưỡng, lao động, học tập, hỗ trợ tinh thần. Chủ động thực hành các kỹ thuật điều dưỡng, trong tiếp đón người bệnh đến khám bệnh và thực hiện sơ cứu, cấp cứu ban đầu các trường hợp bệnh nặng, tai nạn, tai biến. Người điều dưỡng hiện đại có trách nhiệm chủ động, tích cực hoạt động xây dựng ngành điều dưỡng, hoạt động huấn luyện, đào tạo và nghiên cứu khoa học chuyên ngành điều dưỡng. 2.2 Chức năng phối hợp Người điều dưỡng hiện nay là người cộng tác của bác sỹ (Co – ordinator), không phải là người trợ tá, giúp việc của bác sỹ (doctor’s help) như quan niệm trước đây. Chức năng này thể hiện ở việc người điều dưỡng thực hiện các y lệnh của thầy thuốc và báo cáo tình trạng người bệnh cho thầy thuốc. Chức năng phối hợp của người điều dưỡng bao hàm cả việc người điều dưỡng cần có sự phối hợp với bạn bè đồng nghiệp (điều dưỡng hộ sinh, kỹ thuật viên khác) để hoàn thành công việc của mình. WHO khuyến cáo 5 nhiệm vụ cơ bản của điều dưỡng: + Chăm sóc những người bị ốm đau, bệnh tật hoặc những ai cần được chăm sóc sức khỏe, đáp ứng nhu cầu cần thiết của từng cá nhân về thể chất, tình cảm, về xã hội tại bệnh viện và trong cộng đồng. + Hướng dẫn, khuyên nhủ người bệnh và người nhà về chăm sóc sức khỏe + Theo dõi, thám khám, đánh giá tình trạng người bệnh. Phát hiện các triệu chứng lâm sàng, tác dụng phụ của thuốc, báo cáo tình trạng người bệnh cho bác sĩ điều trị. + Huấn luyện cho nhân viên y tế khác trong chăm sóc người bệnh và trong chăm sóc sức khỏe ban đầu + Cộng tác với nhân viên y tế khác trong việc nâng cao chất lượng điều dưỡng hoặc quản lý tốt sức khỏe cộng đồng. Trên cơ sở trình độ được đào tạo và vị trí công tác mà mỗi điều dưỡng có các nhiệm vụ cụ thể khác nhau, cần thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các chức năng điều dưỡng.
- 15 3. Phạm vi hoạt động chuyên môn của điều dưỡng Hiện nay, Bộ y tế quy định phạm vi họat động chuyên môn của điều dưỡng theo quy định tại Thông tư số 26/2015/TTLTBYT-BNV ngày 07 tháng 10 năm 2015 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, theo đó phạm vi hoạt động chuyên môn của điều dưỡng quy định như sau: 3.1. Điều dưỡng hạng II 3.1.1. Nhiệm vụ a) Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế: - Khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh; - Nhận định tình trạng sức khỏe người bệnh và ra chỉ định chăm sóc, theo dõi phù hợp với người bệnh; - Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá diễn biến hằng ngày của người bệnh; phát hiện, phối hợp với bác sĩ điều trị xử trí kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh; - Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh giai đoạn cuối và hỗ trợ tâm lý cho người nhà người bệnh; - Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, kỹ thuật chuyên sâu, kỹ thuật phục hồi chức năng cho người bệnh; - Phối hợp với bác sĩ đưa ra chỉ định về phục hồi chức năng và dinh dưỡng cho người bệnh một cách phù hợp; - Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh; - Tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá việc ghi chép hồ sơ theo quy định; - Tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện quy trình chăm sóc người bệnh. b) Sơ cứu, cấp cứu - Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu; - Đưa ra chỉ định về chăm sóc; thực hiện kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu và một số kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu chuyên khoa; - Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá và tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa. c) Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe - Lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh; - Tham gia xây dựng nội dung, chương trình, tài liệu và thực hiện truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe; - Tổ chức đánh giá công tác truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe. d) Chăm sóc sức khỏe cộng đồng - Tổ chức thực hiện truyền thông, giáo dục vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng; - Tổ chức thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu và tham gia các chương trình Mục tiêu quốc gia; - Nhận định và chẩn đoán chăm sóc, can thiệp điều dưỡng tại nhà: tiêm, truyền, chăm sóc vết thương, chăm sóc người bệnh có dẫn lưu và chăm sóc phục hồi chức năng. e) Bảo vệ và thực hiện quyền của người bệnh
- 16 - Thực hiện quyền của người bệnh, biện hộ quyền hợp pháp của người bệnh theo quy định của pháp luật; - Tổ chức thực hiện và đánh giá hiệu quả biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh. f) Phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị - Thực hiện phân cấp chăm sóc người bệnh; - Phối hợp với bác sĩ điều trị tổ chức thực hiện công tác chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ra viện; - Hỗ trợ, giám sát và chịu trách nhiệm về chuyên môn đối với việc thực hiện nhiệm vụ của điều dưỡng cấp thấp hơn; - Tổ chức, thực hiện quản lý hồ sơ, bệnh án, buồng bệnh, người bệnh, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao. g) Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp - Tổ chức đào tạo và hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức điều dưỡng; - Tổ chức, thực hiện nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh; áp dụng cải tiến chất lượng trong chăm sóc người bệnh; - Cập nhật, đánh giá và áp dụng bằng chứng trong thực hành chăm sóc; - Xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo liên tục và đào tạo chuyên khoa đối với viên chức điều dưỡng. 3.1.2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng a) Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ chuyên ngành điều dưỡng; b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;\ c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin; d) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II. 3.1.3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ a) Hiểu biết về quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; b) Hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng, đưa ra chẩn đoán chăm sóc, phân cấp chăm sóc, chỉ định chăm sóc và thực hiện can thiệp điều dưỡng bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng; c)Thực hiện thành thạo kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, sơ cứu, cấp cứu, đáp ứng hiệu quả khi có tình huống cấp cứu, dịch bệnh và thảm họa; d) Có khả năng tư vấn, giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng; đ) Có kỹ năng tổ chức đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, hợp tác với đồng nghiệp và phát triển nghề nghiệp điều dưỡng;
- 17 e) Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc tham gia chính (50% thời gian trở lên) đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên hoặc sáng kiến/phát minh khoa học/sáng kiến cải tiến kỹ thuật chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt; f) Viên chức thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III lên chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm, trong đó có thời gian gần nhất giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III tối thiểu là 02 năm. 3.2. Điều dưỡng hạng III 3.2.1. Nhiệm vụ a) Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế - Khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh; - Theo dõi, phát hiện, ra quyết định, xử trí về chăm sóc và báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh cho bác sĩ điều trị; - Thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh giai đoạn cuối và hỗ trợ tâm lý cho người nhà người bệnh; - Thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, kỹ thuật điều dưỡng chuyên sâu, phức tạp, kỹ thuật phục hồi chức năng đối với người bệnh; - Nhận định nhu cầu dinh dưỡng, thực hiện và kiểm tra đánh giá việc thực hiện chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh; - Thực hiện và tham gia việc ghi chép hồ sơ theo quy định; - Tham gia xây dựng và thực hiện quy trình chăm sóc người bệnh. b) Sơ cứu, cấp cứu - Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu; - Thực hiện kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu, xử trí trong những tình huống khẩn cấp như: sốc phản vệ, cấp cứu người bệnh ngừng tim, ngừng thở và một số kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu chuyên khoa; - Tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa. c) Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe - Đánh giá nhu cầu tư vấn, giáo dục sức khỏe đối với người bệnh; - Hướng dẫn người bệnh về chăm sóc và phòng bệnh; - Tham gia xây dựng nội dung, chương trình, tài liệu và thực hiện truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe; - Đánh giá công tác truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe. d) Chăm sóc sức khỏe cộng đồng - Truyền thông, giáo dục vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng; - Thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình Mục tiêu quốc gia; - Thực hiện kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng tại nhà: tiêm, truyền, chăm sóc vết thương, chăm sóc người bệnh có dẫn lưu và chăm sóc phục hồi chức năng. đ) Bảo vệ và thực hiện quyền người bệnh - Thực hiện quyền của người bệnh, biện hộ quyền hợp pháp của người bệnh theo quy định của pháp luật; - Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh.
- 18 e) Phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị - Phối hợp với bác sĩ điều trị phân cấp chăm sóc và tổ chức thực hiện chăm sóc người bệnh; - Phối hợp với bác sĩ điều trị chuẩn bị và hỗ trợ cho người bệnh chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ra viện; - Hỗ trợ, giám sát và chịu trách nhiệm về chuyên môn đối với việc thực hiện nhiệm vụ của điều dưỡng cấp thấp hơn; - Thực hiện quản lý hồ sơ, bệnh án, buồng bệnh, người bệnh, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao. g) Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp - Đào tạo và hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức điều dưỡng; - Thực hiện nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh và áp dụng cải tiến chất lượng trong chăm sóc người bệnh; - Tham gia xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo liên tục đối với viên chức điều dưỡng. 3.2.2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng a) Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điều dưỡng; b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc; c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. 3.2.3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ a) Hiểu biết về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; b) Hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng, sử dụng quy trình điều dưỡng làm cơ sở để lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện can thiệp điều dưỡng bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng; c) Thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, sơ cứu, cấp cứu và đáp ứng hiệu quả khi có tình huống cấp cứu, dịch bệnh và thảm họa; d) Có kỹ năng tư vấn, giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng; đ) Có kỹ năng đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, hợp tác với đồng nghiệp và phát triển nghề nghiệp; e) Viên chức thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV lên chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV tối thiểu là 02 năm đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp điều dưỡng cao đẳng hoặc 03 năm đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp điều dưỡng trung cấp. 3.3. Điều dưỡng hạng IV 3.3.1. Nhiệm vụ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình điều dưỡng cơ bản - ThS. Lê Văn Duy
303 p | 119 | 8
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản và kỹ thuật điều dưỡng - Trường TC Phạm Ngọc Thạch
164 p | 47 | 4
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản 1 – Trung cấp
164 p | 70 | 3
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản 2 (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng văn bằng 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
258 p | 7 | 2
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản 1 (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng văn bằng 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
294 p | 9 | 1
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản và cấp cứu ban đầu (Ngành: Kỹ thuật hình ảnh y học - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
158 p | 6 | 1
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản và cấp cứu ban đầu (Ngành: Kỹ thuật phục hồi chức năng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
158 p | 1 | 0
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản và cấp cứu ban đầu (Ngành: Dinh dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
158 p | 0 | 0
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản 1 (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
294 p | 1 | 0
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
213 p | 0 | 0
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản và cấp cứu ban đầu (Ngành: Phục hồi chức năng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
158 p | 0 | 0
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản và cấp cứu ban đầu (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
461 p | 1 | 0
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản và cấp cứu ban đầu (Ngành: Kỹ thuật phục hình răng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
228 p | 0 | 0
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản - cấp cứu ban đầu (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
461 p | 0 | 0
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản và cấp cứu ban đầu (Ngành: Y sỹ y học cổ truyền - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
341 p | 2 | 0
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản và cấp cứu ban đầu (Ngành: Y sỹ - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
341 p | 2 | 0
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
215 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn