intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Điều dưỡng cơ bản và cấp cứu ban đầu (Ngành: Dinh dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:158

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Điều dưỡng cơ bản và cấp cứu ban đầu (Ngành: Dinh dưỡng - Trình độ: Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu giúp người học nắm kiến thức cơ bản của các kỹ thuật điều dưỡng; thực hiện thành thạo các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và cấp cứu ban đầu; nhận định được người bệnh, phát hiện và xử trí các tai biến xảy ra khi thực hiện kỹ thuật. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Điều dưỡng cơ bản và cấp cứu ban đầu (Ngành: Dinh dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: ĐIỀU DƢỠNG CƠ BẢN & CẤP CỨU BAN ĐẦU NGÀNH/NGHỀ: DINH DƢỠNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 549/QĐ-CĐYT ngày 9/8/2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa) Thanh Hóa, 2021
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. 1 LỜI GIỚI THIỆU Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá có bề dày lịch sử đào tạo các thế hệ cán bộ Y - Dược, xây dựng và phát triển hơn 60 năm. Hiện nay, Nhà trường đã và đang đổi mới về nội dung, phương pháp và lượng giá học tập của học sinh, sinh viên nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Để có tài liệu giảng dạy thống nhất cho giảng viên và tài liệu học tập cho học sinh, sinh viên; Đảng uỷ - Ban Giám hiệu Nhà trường chủ trương biên soạn tập bài giảng của các chuyên ngành mà Nhà trường đã được cấp phép đào tạo. Tập bài giảng Điều dưỡng cơ bản & cấp cứu ban đầu được các giảng viên Bộ môn Điều dưỡng biên soạn dùng cho hệ Cao đẳng Dinh dưỡng dựa trên chương trình đào tạo của Trường ban hành năm 2021, Thông tư 03/2017/BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh xã hội. Môn học giúp cho người học nắm được kiến thức, kỹ năng của các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và kỹ thuật cấp cứu ban đầu, giúp người học sau khi ra trường có thể vận dụng tốt các kiến thức về kỹ thuật điều dưỡng đã học vào hoạt động nghề nghiệp. Tuy nhiên trong qua trình biên soạn tập bài giảng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể biên soạn xin ghi nhận các ý kiến đóng góp xây dựng của các nhà quản lý, đồng nghiệp, độc giả và học sinh, những người sử dụng cuốn sách này để nghiên cứu bổ sung cho tập bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. Thanh Hóa, tháng 8 năm 2021
  4. 2 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên ThS.BS MAI VĂN BẢY 2. Những ngƣời biên soạn ĐDCK1. TRẦN THỊ THANH HUYỀN ThS. CHU THỊ HOÀNG ANH CN. ĐỖ THỊ ÁNH TUYẾT CN. NGUYỄN THỊ HÀ CN. TRẦN MAI HUYỀN CN. LÊ THỊ HUYỀN TRANG
  5. 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................... 1 MỤC LỤC ................................................................................................................ 3 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC ..................................................................................... 4 BÀI 1: RỬA TAY, MẶC ÁO VÀ MANG GĂNG VÔ KHUẨN...................... ..4 BÀI 2: THEO DÕI DẤU HIỆU SINH TỒN ....................................................... 23 BÀI 3: KỸ THUẬT TIÊM THUỐC .................................................................... 37 BÀI 4: TRUYỀN TĨNH MẠCH........................................................................... 61 BÀI 5: THỞ OXY - HÖT ĐỜM DÃI .................................................................. 71 BÀI 6: KỸ THUẬT BĂNG................................................................................... 84 BÀI 7: CÁC BIỆN PHÁP CẦM MÁU TẠM THỜI .......................................... 96 BÀI 8: SƠ CỨU GÃY XƢƠNG ......................................................................... 107 BÀI 9: HỒI SINH TIM PHỔI............................................................................ 127 BÀI 10: CỐ ĐỊNH – VẬN CHUYỂN NGƢỜI BỆNH .................................... 134
  6. 4 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: ĐIỀU DƢỠNG CƠ BẢN & CẤP CỨU BAN ĐẦU Mã môn học: MH 13 I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT, Ý NGHĨA VÀ VAI TRÕ CỦA MÔN HỌC - Vị trí: Môn học thuộc học phần cơ sở ngành. - Tính chất: Môn học này cung cấp cho người học những kiến thức về các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản như theo dõi dấu hiệu sinh tồn, các kỹ thuật đưa thuốc vào cơ thể qua đường tiêm, và các cấp cứu ban đầu như hồi sinh tim phổi, các biện pháp cầm máu tạm thời và sơ cứu gãy xương, từ đó hình thành cho sinh viên những kỹ năng cần thiết của một người nhân viên y tế. - Ý nghĩa: + Giúp sinh viên nắm kiến thức cơ bản của các kỹ thuật điều dưỡng. + Thực hiện thành thạo các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và cấp cứu ban đầu + Nhận định được người bệnh, phát hiện và xử trí các tai biến xảy ra khi thực hiện kỹ thuật. II. MỤC TIÊU MÔN HỌC 1. Kiến thức - Trình bày được các nguyên tắc, quy định chung, áp dụng, không áp dụng, tai biến và xử trí các tai biến khi thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng. - Trình bày được cách nhận định người bệnh, đảm bảo an toàn, đáp ứng nhu cầu chăm sóc người bệnh toàn diện. 2. Kỹ năng - Vận dụng được những kiến thức đã học để nhận định được người bệnh, đảm bảo an toàn trước, trong và sau khi thực hiện kỹ thuật. - Chuẩn bị được nhân viên y tế, người bệnh và dụng cụ để thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng. - Tiến hành đúng trình tự các bước của các kỹ thuật nhằm đảm bảo sự chính xác, an toàn trong quá trình chăm sóc người bệnh. 3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm - Rèn luyện được thái độ và tác phong giao tiếp với bệnh nhân ân cần, nhẹ nhàng và chu đáo khi thực hành kỹ thuật điều dưỡng. - Theo dõi phát hiện kịp thời các tai biến, chủ động đưa ra các biện pháp để xử trí các tai biến trong phạm vi nghề nghiệp của mình. III. NỘI DUNG CỦA MÔN HỌC BÀI 1: RỬA TAY, MẶC ÁO VÀ MANG GĂNG VÔ KHUẨN Giới thiệu Trong quá trình chăm sóc và điều trị, đôi bàn tay của nhân viên y tế rất dễ bị ô nhiễm với các tác nhân gây bệnh. Vì vậy để đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế,
  7. 5 cho bệnh nhân và hạn chế nhiễm khuẩn bệnh viện cần thực hiện rửa tay, mặc áo và mang găng. Mục tiêu - Trình bày được mục đích của rửa tay, mặc áo choàng và mang găng vô khuẩn. - Trình bày được 5 nguyên tắc rửa tay. - Tiến hành đúng trình tự các bước kỹ thuật rửa tay, mặc áo choàng và mang găng vô khuẩn. - Thể hiện được thái độ nhẹ nhàng và cẩn thận khi thực hiện kỹ thuật Nội dung I. KỸ THUẬT RỬA TAY 1. Mục đích rửa tay - Làm sạch và loại bỏ vi khuẩn vãng lai trên bàn tay. - Đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế. - Góp phần làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện. 2. Nguyên tắc rửa tay - Tháo bỏ đồ trang sức ở tay: nhẫn, vòng, đồng hồ…. - Mặc trang phục y tế. Nếu rửa tay để chuẩn bị phẫu thuật chân phải đi bốt. - Móng tay phải cắt ngắn. - Trình tự rửa tay: đầu các ngón tay – ngón tay – bàn tay – cẳng tay. - Khi xả nước, bàn tay luôn luôn ở tư thế ngón tay ở vị trí cao nhất. 3. Kỹ thuật rửa tay 3.1. Phương tiện rửa tay 3.1.1. Hóa chất rửa tay - Mọi hóa chất rửa tay sử dụng trong y tế phải được Bộ Y tế cấp phép sử dụng. + Xà phòng thường: Dạng bánh hoặc dạng dung dịch không chứa tác nhân diệt khuẩn. + Xà phòng khử khuẩn: Dạng dung dịch có chứa chloherxidine hoặc iodine. + Dung dịch rửa tay chứa cồn (isopropanol, ethanol, n-propanol hoặc kết hợp hai trong các thành phần này hoặc kết hợp với một chất khử khuẩn). - Các hóa chất rửa tay cần có chất làm ẩm da hoặc chất dưỡng da. Bình cấp hóa chất rửa tay cần kín, có bơm định lượng tự động hoặc bằng cần gạt hoạt động tốt, có nhãn ghi rõ loại dung dịch rửa tay và còn hạn sử dụng, được gắn tại các vị trí thuận lợi cho người sử dụng. Hạn chế sử dụng xà phòng dạng bánh, nếu sử dụng thì cần lựa chọn loại bánh nhỏ, để trong giá đựng có nắp đậy kín và có lỗ thoát nước. Bảng 1. Đặc điểm của một số hóa chất vệ sinh tay Đặc điểm Alcohol Iodine Chlorhexidine Cơ chế tác dụng Thoái hóa protein Oxy hóa Tăng tính thấm của vi sinh vật màng tế bào vi sinh vật Phổ diệt khuẩn Gr(+), Gr(-), lao Gr(+), Gr(-) Gr(+), Gr(-), lao Nấm Tốt Tốt Tốt
  8. 6 Virus Vừa Yếu Tốt Nha bào Không Có Không Thời gian tác dụng Nhanh Chậm Nhanh, kéo dài Bị bất hoạt bởi Ít Nhiều Ít chất hữu cơ Tác dụng phụ Khô da Dị ứng da, có thể Kích ứng da gây suy giáp ở trẻ sơ sinh 3.1.2. Bồn rửa tay - Bồn rửa tay ngoại khoa: Rộng, thành cao, có vòi cấp nước tự động hoặc cần gạt, quanh bồn không để phương tiện, đồ vật khác. - Bồn rửa tay thường quy: Vòi cấp nước có cần gạt hoặc khóa vặn hoạt động tốt; bồn sạch, quanh bồn không để phương tiện, đồ vật khác. 3.1.3. Nước rửa tay - Nước rửa tay ngoại khoa: Nước vô khuẩn, ví dụ nước máy hoặc nước RO (Reverse Osmosis - thẩm thấu ngược) được khử khuẩn bằng tia cực tím hoặc được lọc qua màng siêu lọc. - Nước rửa tay thường quy: Nước sạch 3.1.4. Khăn lau tay - Khăn lau tay sạch Khăn giấy sử dụng một lần. Khăn sợi bông: cần giặt khử khuẩn sau mỗi lần sử dụng, được đựng trong hộp cấp khăn kín tại mỗi điểm rửa tay. - Khăn lau tay cho rửa tay ngoại khoa: Khăn sợi bông được hấp tiệt khuẩn hoặc khăn giấy vô khuẩn dùng một lần. Khăn cần được đóng gói theo cơ số vừa đủ cho một ca phẫu thuật và được cấp cùng bộ áo choàng vô khuẩn trong buồng phẫu thuật. Nếu áp dụng quy trình rửa tay ngoại khoa bằng dung dịch rửa tay chứa cồn thì có thể sử dụng loại khăn giấy/ khăn sợi bông sạch đựng trong thùng cấp khăn tại khu vực bồn rửa tay để lau khô tay trước khi chà tay bằng dung dịch rửa tay chứa cồn. 3.1.5. Trang bị phương tiện rửa tay - Phương tiện rửa tay thường quy phải luôn có sẵn ở mọi buồng phẫu thuật, thủ thuật, mọi khu vực chăm sóc người bệnh, khu hành chính, khu tiếp đón người bệnh và các buồng vệ sinh. Tại các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao, các giường người bệnh nặng, xe tiêm, xe thủ thuật, buồng phẫu thuật, thủ thuật cần được trang bị dung dịch rửa tay chứa cồn. Các buồng thủ thuật, buồng hành chính, buồng người bệnh nặng, khu tiếp đón người bệnh và khu vệ sinh phải có bồn rửa tay. - Tại mỗi bồn rửa tay thường quy, ngoài xà phòng thường rửa tay cần trang bị đồng bộ các phương tiện khác gồm quy trình rửa tay, khăn lau tay sử dụng một lần và thùng thu gom khăn đã sử dụng (nếu là khăn sợi bông sử dụng lại) hoặc thùng chất thải thông thường (nếu sử dụng khăn giấy dùng một lần). - Phương tiện tại mỗi điểm rửa tay ngoại khoa bằng xà phòng khử khuẩn gồm: + Bồn và nước rửa tay đạt chuẩn; + Dung dịch xà phòng chứa chlorhexidine 4%;
  9. 7 + Bàn chải đánh kẽ móng tay tiệt khuẩn. - Phương tiện tại mỗi điểm rửa tay ngoại khoa bằng dung dịch rửa tay chứa cồn gồm: + Bồn và nước rửa tay đạt chuẩn; + Dung dịch xà phòng thường; + Dung dịch VST chứa cồn; + Khăn lau tay sạch hoặc được hấp tiệt khuẩn; + Bàn chải đánh kẽ móng tay tiệt khuẩn. Nhìn chung, nên ưu tiên lựa chọn dung dịch xà phòng thường và cồn rửa tay cho vệ sinh tay thường quy và ngoại khoa. 3.2. Rửa tay thường quy 3.2.1. Thời điểm rửa tay thường quy - Mọi đối tượng trực tiếp chăm sóc người bệnh cần rửa tay bằng nước và xà phòng thường hoặc chà tay bằng dung dịch rửa tay chứa cồn vào những thời điểm sau: + Trước khi tiếp xúc trực tiếp với mỗi người bệnh. + Trước khi thực hiện mỗi thủ thuật sạch/ vô khuẩn. + Ngay sau mỗi khi tiếp xúc với máu, dịch cơ thể. + Sau khi tiếp xúc trực tiếp với mỗi người bệnh. + Sau tiếp xúc với bề mặt đồ dùng, vật dụng trong buồng bệnh. - Ngoài ra, các thời điểm chăm sóc sau cũng cần rửa tay: + Khi chuyển từ chăm sóc bẩn sang chăm sóc sạch trên cùng người bệnh. + Trước khi mang găng và sau khi tháo găng. + Trước khi vào buồng bệnh và sau khi ra khỏi buồng bệnh. + Mọi nhân viên y tế trong buồng phẫu thuật không trực tiếp động chạm vào người bệnh (phụ mê, chạy ngoài, học viên…) phải rửa tay trước khi vào buồng phẫu thuật. Trong buồng phẫu thuật, bất kỳ khi nào bàn tay chạm vào bề mặt thiết bị phương tiện phải rửa tay ngay bằng dung dịch rửa tay chứa cồn. + Nhân viên y tế khi làm việc trong buồng xét nghiệm cần tuân thủ nghiêm thời điểm 3 và 5 về rửa tay để phòng ngừa lây nhiễm cho bản thân. Hình 1: Quy trình rửa tay thường quy
  10. 8 Hình 2. Minh họa các thời điểm rửa tay 3.2.2. Quy trình kỹ thuật 3.2.2.1 Bảng kiểm dạy - học TT CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH Ý NGHĨA TIÊU CHUẨN ĐẠT 1 Chuẩn bị điều dƣỡng Điều dưỡng có đầy đủ trang Thuận lợi khi - Trang phục gọn gàng, phục y tế. thực hiện kỹ thuật đầy đủ - Cắt ngắn móng tay - Tháo bỏ trang sức, xắn tay áo lên quá khuỷu tay. 2 Chuẩn bị phƣơng tiện Nước sạch, xà phòng, khăn Đảm bảo sát - Bồn nước có cần gạt lau tay sạch. khuẩn tốt bằng tay hoặc bằng chân - Xà phòng diệt khuẩn - Khăn bông mềm, sạch 3 Tiến hành kỹ thuật 3.1 Làm ướt bàn tay bằng nước, lấy xà phòng và chà 2 lòng - Làm sạch và - Không chạm tay vào các bàn tay vào nhau. loại bỏ vi khuẩn vật xung quanh. 3.2 Chà lòng bàn tay này lên trên đôi bàn tay - Mỗi bước chà ít nhất 5 mu và kẽ ngoài các ngón - Đảm bảo an lần, thời gian rửa tay tối tay của bàn tay kia và toàn cho người thiểu 30 giây. ngược lại. bệnh và nhân viên - Chà sát các mặt của bàn 3.3 Chà hai lòng bàn tay vào y tế tay, kẽ ngón tay nhau vào nhau, miết mạnh - Giảm tỷ lệ - Các ngón tay luôn cao các kẽ trong ngón tay. nhiễm khuẩn hơn bàn tay 3.4 Chà mặt ngoài các ngón tay bệnh viện của bàn tay này vào lòng
  11. 9 bàn tay kia và ngược lại. 3.5 Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại. 3.6 Xoay các đầu ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước sạch đến cổ tay và làm khô tay. 3.2.2.2. Bảng kiểm đánh giá Thực Thực Không TT CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH hiện hiện thực tốt chƣa tốt hiện 1 Chuẩn bị điều dƣỡng Điều dưỡng có đầy đủ trang phục y tế. 2 Chuẩn bị phƣơng tiện Nước sạch, dung dịch rửa tay, khăn lau tay sạch. 3 Tiến hành kỹ thuật 3.1 Làm ướt bàn tay bằng nước, lấy xà phòng và chà 2 lòng bàn tay vào nhau. 3.2 Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại. 3.3 Chà hai lòng bàn tay vào nhau vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay. 3.4 Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. 3.5 Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại. 3.6 Xoay các đầu ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước sạch đến cổ tay và làm khô tay. 3.2.2.3 Thang điểm lượng giá Trọng Thang điểm TT CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH số 2 1 0 1 Chuẩn bị điều dƣỡng Điều dưỡng có đầy đủ trang phục y tế. 2 Chuẩn bị phƣơng tiện Nước sạch, dung dịch rửa tay, khăn lau tay sạch. 3 Tiến hành kỹ thuật
  12. 10 3.1 Làm ướt bàn tay bằng nước, lấy xà phòng và chà 2 lòng bàn tay vào nhau. 3.2 Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại. 3.3 Chà hai lòng bàn tay vào nhau vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay. 3.4 Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. 3.5 Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại. 3.6 Xoay các đầu ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước sạch đến cổ tay và làm khô tay. Tổng điểm 16 điểm 3.2.3. Những nội dung cần chú ý khi rửa tay thường quy - Nếu bàn tay nhìn rõ vết bẩn hoặc dính các dịch tiết của cơ thể phải rửa tay bằng nước và xà phòng thường. - Chà tay bằng dung dịch rửa tay chứa cồn khi tay không trông rõ vết bẩn, sau tháo bỏ găng hoặc khi thăm khám giữa các người bệnh. - Lấy đủ 3ml -5 ml dung dịch rửa tay cho mỗi lần rửa tay. - Tuân thủ đúng kỹ thuật rửa tay. Chà tay cùng hóa chất rửa tay theo đúng trình tự từ bước 1 tới bước 6, mỗi bước chà 5 lần để bảo đảm hóa chất tiếp xúc đều trên toàn bộ bề mặt bàn tay. - Tuân thủ đúng thời gian rửa tay: Thời gian chà tay với hóa chất rửa tay theo quy trình 6 bước phải đạt tối thiểu 30 giây. - Không rửa lại tay bằng nước và xà phòng sau khi đã chà tay bằng dung dịch rửa tay chứa cồn. - Tránh làm ô nhiễm lại bàn tay sau rửa tay. - Không sử dụng máy sấy tay để làm khô tay. - Xem xét lựa chọn loại găng tay không có bột talc để thuận lợi cho việc khử khuẩn tay bằng dung dịch rửa tay chứa cồn. 3.3. Rửa tay ngoại khoa 3.3.1. Mục đích Loại bỏ phổ vi khuẩn vãng lai và định cư có trên da bàn tay, cổ tay, cẳng tay và khuỷu tay nhằm ngăn ngừa lan truyền tác nhân gây bệnh từ tay nhân viên y tế vào vết mổ trong quá trình phẫu thuật. 3.3.2. Đối tượng, phạm vi áp dụng Mọi nhân viên y tế trực tiếp tham gia phẫu thuật (phẫu thuật viên, phụ mổ, dụng cụ viên, bác sỹ gây mê v.v). 3.3.3. Nội dung thực hiện a. Phương tiện phòng hộ cá nhân: Quần áo khu phẫu thuật (quần áo sạch dành riêng cho khu phẫu thuật), mũ vải hoặc mũ giấy, khẩu trang ngoại khoa sử dụng
  13. 11 một lần, ủng giấy hoặc dép dành riêng cho khu phẫu thuật được làm sạch và khử khuẩn hằng ngày. b. Phương tiện rửa tay ngoại khoa - Phương tiện cho phương pháp rửa tay bằng dung dịch khử khuẩn: + Bồn rửa tay ngoại khoa chuyên dụng bằng inox hoặc các vật liệu dễ vệ sinh, chống trầy xước. Vòi cấp nước có cần gạt tự động hoặc đạp chân; trong bồn không có vết bẩn nhìn, sờ thấy được, quanh bồn không để phương tiện, đồ vật khác. + Dung dịch xà phòng khử khuẩn chứa chlorhexidine 4% đựng trong bình kín, có bơm định lượng được cấp tự động hoặc bằng cần gạt tay hoạt động tốt. + Nước rửa tay: Nước máy đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt hoặc nước RO (nước đã qua hệ thống thẩm thấu ngược) được lọc qua màng siêu lọc hoặc được khử khuẩn bằng tia cực tím. + Bàn chải mềm vô khuẩn (trong hộp hấp), khăn tiệt khuẩn sử dụng một lần. - Phương tiện cho phương pháp rửa tay bằng dung dịch rửa tay chứa cồn: + Dung dịch xà phòng thường (xà phòng không chứa chất khử khuẩn) đựng trong bình kín, có bơm định lượng được cấp tự động hoặc bằng cần gạt tay hoạt động tốt. + Dung dịch rửa tay chứa cồn đựng trong bình kín, có bơm định lượng được cấp tự động hoặc bằng cần gạt tay hoạt động tốt. + Bồn rửa tay ngoại khoa chuyên dụng bằng inox hoặc các vật liệu dễ vệ sinh, chống trầy xước: Vòi cấp nước có cần gạt tự động hoặc đạp chân; trong bồn không có vết bẩn nhìn/sờ thấy được, quanh bồn không để phương tiện, đồ vật khác. + Nước rửa tay: Nước máy hoặc nước RO (nước đã qua hệ thống thẩm thấu ngược) được lọc qua màng siêu lọc hoặc được khử khuẩn bằng tia cực tím. + Khăn tiệt khuẩn (trong hộp hấp)/ khăn giấy sạch sử dụng một lần. 3.3.4. Quy trình kỹ thuật 3.3.4.1. Phương pháp rửa tay bằng dung dịch xà phòng khử khuẩn * Bảng kiểm dạy học TT CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH Ý NGHĨA TIÊU CHUẨN ĐẠT 1 Chuẩn bị điều dƣỡng - Đầy đủ trang phục Thuận lợi khi thực - Trang phục gọn gàng hiện kỹ thuật - Quần áo dành riêng cho khu phẫu thuật - Mũ vải hoặc mũ giấy - Khẩu trang ngoại khoa sử dụng một lần - Ủng giấy hoặc dép - Khử khuẩn dùng theo quy định 2 Chuẩn bị phƣơng tiện - Bồn rửa tay ngoại khoa Đảm bảo thực hiện - Đảm bảo vô khuẩn - Xà phòng khử khuẩn, nước tốt kỹ thuật - Phương tiện đầy đủ rửa tay vô khuẩn - Bàn chải vô khuẩn - Khăn lau tay vô khuẩn.
  14. 12 3 Tiến hành kỹ thuật 3.1 Đánh kẽ móng tay Làm sạch kẽ móng - Làm ướt bàn tay tới tay. khuỷu tay - Lấy 3ml-5ml dung dịch xà phòng khử khuẩn - Chà sạch từng kẽ móng tay bằng bàn chải trong 30 giây. 3.2 Rửa tay vô khuẩn lần 1 Làm sạch và loại - Làm ướt bàn tay tới bỏ các vi khuẩn khuỷu tay. trên đôi bàn tay. - Lấy 3ml-5ml dung dịch xà phòng khử khuẩn - Chà bàn tay như quy trình rửa tay thường quy - Rửa tay dưới vòi nước theo trình tự từ đầu ngón tay tới khuỷu tay, loại bỏ hoàn toàn dung dịch khử khuẩn trên tay. - Thời gian trong 30 giây 3.3 Rửa tay vô khuẩn lần 2 Làm sạch và loại - Tương tự rửa tay lần 1 bỏ các vi khuẩn - Thời gian trong 30 trên đôi bàn tay. giây 3.4 Làm khô tay Làm khô tay Làm khô toàn bộ bàn tay, cổ tay, cẳng tay tới khuỷu tay bằng khăn vô khuẩn dùng 1 lần. Chú ý: (1) Thời gian tay tiếp xúc với hóa chất được tính bằng tổng thời gian chà tay của 2 lần rửa tay. Không tính thời gian di chuyển tới bồn rửa tay, thời gian tráng lại tay bằng nước sạch và lau khô tay; (2) Trong quá trình rửa tay, bàn tay luôn hướng lên trên; (3) Trường hợp không kiểm soát được chất lượng vô khuẩn của nước và khăn lau tay thì sau khi lau khô tay cần chà tay (từ cổ tay tới khuỷu tay và sau cùng là bàn tay) bằng dung dịch rửa tay chứa cồn trong thời gian tối thiểu 1 phút. * Bảng kiểm đánh giá Thực Thực Không hiện hiện thực TT CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH tốt chƣa hiện tốt 1 Chuẩn bị điều dƣỡng
  15. 13 - Đầy đủ trang phục 2 Chuẩn bị phƣơng tiện - Bồn rửa tay ngoại khoa - Xà phòng khử khuẩn, nước rửa tay vô khuẩn - Bàn chải vô khuẩn - Khăn lau tay vô khuẩn. 3 Tiến hành kỹ thuật 3.1 Đánh kẽ móng tay 3.2 Rửa tay vô khuẩn lần 1 3.3 Rửa tay vô khuẩn lần 2 3.4 Làm khô tay * Thang điểm lượng giá Thang Thang điểm TT CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH điểm 2 1 0 1 Chuẩn bị điều dƣỡng - Đầy đủ trang phục 2 Chuẩn bị phƣơng tiện - Bồn rửa tay ngoại khoa - Xà phòng khử khuẩn, nước rửa tay vô khuẩn - Bàn chải vô khuẩn - Khăn lau tay vô khuẩn. 3 Tiến hành kỹ thuật 3.1 Đánh kẽ móng tay 3.2 Rửa tay vô khuẩn lần 1 3.3 Rửa tay vô khuẩn lần 2 3.4 Làm khô tay Tổng điểm 12 điểm 3.3.4.2. Phương pháp rửa tay ngoại khoa bằng dung dịch chứa cồn * Bảng kiểm dạy học TT CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH Ý NGHĨA TIÊU CHUẨN ĐẠT 1 Chuẩn bị điều dƣỡng - Đầy đủ trang phục Thuận lợi khi - Trang phục gọn gàng thực hiện kỹ - Quần áo dành riêng cho thuật khu phẫu thuật - Mũ vải hoặc mũ giấy - Khẩu trang ngoại khoa sử dụng một lần - Ủng giấy hoặc dép
  16. 14 - Khử khuẩn dùng theo quy định 2 Chuẩn bị phƣơng tiện - Bồn rửa tay ngoại khoa Đảm bảo thực - Đảm bảo vô khuẩn - Xà phòng khử khuẩn, hiện tốt kỹ thuật - Phương tiện đầy đủ nước rửa tay vô khuẩn - Dung dịch rửa tay chứa cồn - Bàn chải vô khuẩn - Khăn lau tay vô khuẩn. 3 Tiến hành kỹ thuật 3.1 Rửa tay thường quy Làm sạch và loại - Thực hiện đúng 6 bước bỏ vi khuẩn trên rửa tay thường quy đôi bàn tay. - Tiếp tục chà cổ tay, cẳng tay lên đến khuỷu tay - Thời gian rửa tay 1 phút - Rửa bằng xà phòng thường 3.2 Lau khô tay Làm khô tay - Sử dụng khăn tiệt khuẩn hoặc khăn giấy sạch - Lau theo trình tự từ bàn tay tới khuỷu tay. 3.3 Chà tay bằng dung dịch rửa - Lấy 3ml-5ml dung dịch tay chứa cồn (3 phút) rửa tay chứa cồn vào lòng bàn tay trái. - Nhúng 5 đầu ngón tay của bàn tay phải ngập trong cồn trong 5 giây. - Chà cổ tay, cẳng tay tới khuỷu tay của tay phải Làm sạch phần (chà cho tới khi tay khô). bàn tay, cẳng tay - Làm ngược lại bên bàn phải, tay trái tay phải - Lấy 3-5ml dung dịch VST chứa cồn, nhúng 5 đầu ngón tay ngập trong cồn trong 5 giây, chà bàn tay như quy trình vệ sinh tay thường quy cho tới khi tay khô. Chú ý: Nếu thời gian chà tay chưa đủ 3 phút thì lấy tiếp 3ml-5 ml dung dịch rửa tay chứa cồn, chà bàn tay như quy trình rửa tay thường quy cho tới khi đủ 3 phút; Trong quá trình rửa tay, bàn tay luôn hướng lên trên.
  17. 15 * Bảng kiểm đánh giá Thực Thực Không TT CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH hiện hiện thực tốt chƣa tốt hiện 1 Chuẩn bị điều dƣỡng - Đầy đủ trang phục 2 Chuẩn bị phƣơng tiện - Bồn rửa tay ngoại khoa - Xà phòng khử khuẩn, nước rửa tay vô khuẩn - Dung dịch rửa tay chứa cồn - Bàn chải vô khuẩn - Khăn lau tay vô khuẩn. 3 Tiến hành kỹ thuật 3.1 Rửa tay thường quy 3.2 Lau khô tay 3.3 Chà tay bằng dung dịch rửa tay chứa cồn (3 phút) * Thang điểm lượng giá Trọng Thang điểm TT CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH số 2 1 0 1 Chuẩn bị điều dƣỡng - Đầy đủ trang phục 2 Chuẩn bị phƣơng tiện - Bồn rửa tay ngoại khoa - Xà phòng khử khuẩn, nước rửa tay vô khuẩn - Dung dịch rửa tay chứa cồn - Bàn chải vô khuẩn - Khăn lau tay vô khuẩn. 3 Tiến hành kỹ thuật 3.1 Rửa tay thường quy 3.2 Lau khô tay 3.3 Chà tay bằng dung dịch rửa tay chứa cồn (3 phút) Tổng điểm 10 điểm II. MẶC ÁO CHOÀNG VÔ KHUẨN Mặc áo choàng vô khuẩn là biện pháp ngăn ngừa vi khuẩn từ nhân viên y tế xâm nhập vào vùng phẫu thuật và ngược lại trong các trường hợp phẫu thuật hoặc làm thủ thuật. 1. Bảng kiểm dạy - học
  18. 16 TT CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH Ý NGHĨA TIÊU CHUẨN ĐẠT 1 Chuẩn bị điều dƣỡng - Đầy đủ trang phục Thuận lợi khi - Trang phục gọn gàng thực hiện kỹ - Rửa tay thường quy/ Sát thuật khuẩn tay bằng cồn 2 Chuẩn bị phƣơng tiện - Áo choàng vô khuẩn Đảm bảo thực Gấp đúng quy cách (mặt - Kẹp Kocher vô khuẩn. hiện tốt kỹ thuật ngoài vào trong, hình đàn xếp đựng trong hộp vô khuẩn). 3 Tiến hành kỹ thuật 3.1 Người phụ mở hộp áo - Đảm bảo vô - Tay chỉ chạm vào mặt choàng khuẩn ngoài hộp hấp - Dùng kẹp gắp gọn áo ra khỏi hộp hấp - Đóng nắp hộp 3.2 Người làm thủ thuật đón lấy - Đảm bảo vô - Người làm thủ thuật: hai áo, mặc áo khuẩn tay cầm lấy bờ vai phía trong (mặt trái) của áo buông nhẹ xuống. - Hai tay luồn vào hai tay áo và đưa thẳng ra phía trước - Tay không được sờ vào mặt ngoài của áo choàng 3.3 Người phụ đứng sau lưng - Đảm bảo vô - Buộc dây lần lượt ở các giúp người làm thủ thuật khuẩn vị trí: mặc áo choàng + Dây khẩu trang sau đầu + Vai áo + Thân áo - Tay người phụ không chạm vào tay người mặc áo 3.4 Cởi áo choàng - Đảm bảo an - Cởi áo choàng sau khi đã toàn, tránh tiếp cởi bỏ găng. xúc với nguồn - Tay phải nắm lấy vai áo lây nhiễm bên trái, kéo áo ra; tương tự như vậy với bên đối diện. - Trường hợp đặc biệt nếu cởi áo giữa hai cuộc mổ phải cởi áo trước, cởi găng sau. - Cuộn mặt ngoài của áo
  19. 17 vào trong. - Bỏ áo vào chỗ để đồ bẩn. 3.5 Rửa tay thường quy/Sát - Giữ đôi tay - Theo quy trình rửa tay khuẩn tay bằng dung dịch sạch thường quy chứa cồn 2. Bảng kiểm đánh giá Thực Thực Không TT CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH hiện hiện thực tốt chƣa tốt hiện 1 Chuẩn bị điều dƣỡng - Đầy đủ trang phục 2 Chuẩn bị phƣơng tiện - Áo choàng vô khuẩn - Kẹp Kocher vô khuẩn. 3 Tiến hành kỹ thuật 3.1 Người phụ mở hộp áo choàng 3.2 Người làm thủ thuật đón lấy áo, mặc áo 3.3 Người phụ đứng sau lưng giúp người làm thủ thuật mặc áo choàng 3.4 Cởi áo choàng 3.5 Rửa tay thường quy/Sát khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn 3. Thang điểm lƣợng giá Trọng Thang điểm TT CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH số 2 1 0 1 Chuẩn bị điều dƣỡng - Đầy đủ trang phục 2 Chuẩn bị phƣơng tiện - Áo choàng vô khuẩn - Kẹp Kocher vô khuẩn. 3 Tiến hành kỹ thuật 3.1 Người phụ mở hộp áo choàng 3.2 Người làm thủ thuật đón lấy áo, mặc áo 3.3 Người phụ đứng sau lưng giúp người làm thủ thuật mặc áo choàng 3.4 Cởi áo choàng 3.5 Rửa tay thường quy/Sát khuẩn tay bằng dung dịch chứa cồn Tổng điểm 14 điểm
  20. 18 III. MANG GĂNG TAY VÔ KHUẨN Mang găng vô khuẩn để phòng tránh đưa vi khuẩn vào cơ thể bệnh nhân và ngược lại qua đôi bàn tay của thầy thuốc, điều dưỡng khi phẫu thuật hoặc làm các thủ thuật. 1. Những điểm cần lưu ý 1.1 Mang găng tay - Tay chưa mang găng chạm vào mặt trong của găng. - Tay mang găng rồi chạm vào mặt ngoài của găng. - Tay đã mang găng luôn để trước mặt, trong tầm mắt và cao hơn thắt lưng. 1.2 Tháo găng tay vô khuẩn - Tay đang mang găng chạm vào mặt ngoài của găng ở cổ tay găng. - Tay đã tháo găng rồi chạm vào mặt trong của găng ở cổ tay găng. - Luôn chú ý giữ cho tay không chạm vào vùng bẩn của găng. - Phải rửa tay thường quy lại sau khi tháo găng. 2. Quy trình kỹ thuật 2.1. Bảng kiểm dạy học TT CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH Ý NGHĨA TIÊU CHUẨN ĐẠT 1 Chuẩn bị điều dƣỡng - Đầy đủ trang phục Thuận lợi khi - Trang phục gọn gàng thực hiện kỹ - Rửa tay thường quy/ Sát thuật khuẩn tay bằng cồn 2 Chuẩn bị phƣơng tiện - Găng tay vô khuẩn Thực hiện tốt kỹ - Kích thước phù hợp (7.0 thuật hoặc 7.5) 3 Tiến hành kỹ thuật 3.1 Mang găng thứ nhất - Đảm bảo vô - Tay không mang găng khuẩn chạm vào mặt trong của găng - Luồn ngón tay vào các ngón của găng 3.2 Mang găng thứ hai - Đảm bảo vô - Tay mang găng chạm khuẩn vào mặt ngoài của găng còn lại - Luồn ngón tay vào các ngón của găng 3.3 Điều chỉnh găng tay - Đảm bảo vô - Đảm bảo các ngón tay đi khuẩn đúng các ngón găng - Mặt ngoài găng chạm vào mặt ngoài găng - Chụm các đầu ngón tay, nâng bàn tay cao hơn khuỷu tay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0