Giáo trình Bệnh học (Ngành: Dược sĩ - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
lượt xem 1
download
Giáo trình Bệnh học (Ngành: Dược sĩ - Trình độ: Trung cấp) cung cấp cho người học kiến thức cơ sở về triệu chứng, biến chứng, nguyên tắc điều trị các bệnh lý thường gặp thuộc các chuyên khoa: nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa, truyền nhiễm và sản khoa. Từ đó người học vận dụng trong thực hành ngành dược sĩ để hướng dẫn người bệnh dùng thuốc, tư vấn, giáo dục sức khoẻ cho người bệnh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Bệnh học (Ngành: Dược sĩ - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: BỆNH HỌC NGÀNH/NGHỀ: DƢỢC SĨ TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: 549/QĐ-CĐYT ngày 09 tháng 08 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa Thanh Hoá, năm 2021
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- LỜI GIỚI THIỆU Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá có bề dày lịch sử đào tạo các thế hệ cán bộ Y - Dược, xây dựng và phát triển hơn 60 năm. Hiện nay, Nhà trường đã và đang đổi mới về nội dung, phương pháp và lượng giá học tập của học sinh, sinh viên nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Để có tài liệu giảng dạy thống nhất cho giảng viên và tài liệu học tập cho người học; Đảng uỷ - Ban Giám hiệu Nhà trường chủ trương biên soạn tập bài giảng của các chuyên ngành mà Nhà trường đã được cấp phép đào tạo. Tập bài giảng Bệnh học được các giảng viên Bộ môn Nội - Truyền Nhiễm, Ngoại, Nhi, Sản biên soạn dùng cho hệ trung cấp dược chính quy, dựa trên chương trình đào tạo của Trường ban hành năm 2021, Thông tư 03/2017/BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh xã hội. Vì vậy môn học Bệnh học giúp cho người học nắm được những triệu chứng lâm sàng, điều trị một số bệnh thường gặp. Môn “Bệnh học” giúp người học sau khi ra trường có thể vận dụng tốt các kiến thức về bệnh học nội, truyền nhiễm, ngoại khoa, nhi khoa, sản khoa đã học vào hoạt động nghề nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình biên soạn tập bài giảng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể biên soạn xin ghi nhận các ý kiến đóng góp xây dựng của các nhà quản lý, đồng nghiệp, độc giả và người học, những người sử dụng cuốn sách này để nghiên cứu bổ sung cho tập bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. Thanh Hóa, ngày 10 tháng 08 năm 2021 Tham gia biên soạn 1. ThS. BS. Mai Văn Bảy Chủ biên 2. ThS. BS. Phùng Phương Thảo 3. ThS. BS. Mã Văn Sánh 4. BSCKII. Nguyễn Thị Dung 5. ThS. BS. Nguyễn Thị Nhung 6. ThS. BS. Tạ Thị Hoa
- MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU PHẦN NỘI ............................................................................................................... 2 Bài 1: Cấp cứu phản vệ ........................................................................................... 2 Bài 2: Cấp cứu n ừn tuần ho n ........................................................................... 7 Bài 3: Tăn huyết áp ............................................................................................. 11 Bài 4: Suy tim......................................................................................................... 17 Bài 5 Bệnh phổi tắc n hẽn mạn tính (COPD) .................................................... 22 Bài 6: Viêm phổi .................................................................................................... 26 Bài 7: Loét dạ d y - tá tràng ................................................................................ 30 Bài 8: Bệnh đái tháo đƣờn ................................................................................. 36 Bài 9: Bệnh út ...................................................................................................... 42 Bài 10: Viêm gan virus .......................................................................................... 46 Bài 11: HIV-AIDS ................................................................................................. 52 PHẦN NGOẠI ....................................................................................................... 57 Bài 1: Nhiễm khuẩn n oại khoa .......................................................................... 57 Bài 2: Viêm ruột thừa ........................................................................................... 61 Bài 3: Thủn dạ d y – tá tràng ............................................................................ 65 Bài 4: Gãy xƣơn ................................................................................................... 69 Bài 5: Sơ cứu vết thƣơn mạch máu ................................................................... 75 PHẦN SẢN............................................................................................................. 84 Bài 1: Giáo dục sức khỏe sinh sản cho phụ nữ ................................................... 84 Bài 2: Nhiễm khuẩn đƣờn sinh dục v bệnh lây truyền qua đƣờn tình dục90 Bài 3: Các biện pháp tránh thai ......................................................................... 101 Bài 4: Chẩn đoán thai n hén .............................................................................. 110 PHẦN NHI ........................................................................................................... 116 Bài 1: Dinh dƣỡn trẻ em ................................................................................... 116 Bài 2: Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em ...................................................... 123 Bài 3: Bệnh tiêu chảy cấp ................................................................................... 128 Bài 4: Bệnh còi xƣơn ......................................................................................... 134 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 138
- 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn: Bệnh Học Mã môn học: MH11 Vị trí, tính chất, ý n hĩa v vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: Môn “Bệnh học” là môn học được bố trí học sau các môn học thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương và kiến thức cơ sở khối ngành. - Tính chất: Môn “Bệnh học” là môn cơ sở ngành. Môn học cung cấp kiến thức về triệu chứng, biến chứng, nguyên tắc điều trị và hướng dẫn sử dụng một số thuốc cơ bản trong điều trị các bệnh lý thường gặp thuộc các chuyên khoa: nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa, truyền nhiễm và sản khoa. - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Môn học cung cấp cho người học kiến thức cơ sở về triệu chứng, biến chứng, nguyên tắc điều trị các bệnh lý thường gặp thuộc các chuyên khoa: nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa, truyền nhiễm và sản khoa. Từ đó người học vận dụng trong thực hành ngành dược sĩ để hưỡng dẫn người bệnh dùng thuốc, tư vấn, giáo dục sức khoẻ cho người bệnh. Mục tiêu của môn học: - Về kiến thức: + Liệt kê được các triệu chứng chính và các biến chứng của một số bệnh lý thường gặp. + Trình bày được nguyên tắc điều trị và hướng dẫn sử dụng một số thuốc cơ bản trong điều trị các bệnh thường gặp. - Về kỹ năng: + Vận dụng kiến thức đã học để tư vấn, hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc theo chỉ định. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Nhận thức được tầm quan trọng, mối liên quan giữa kiến thức Bệnh học và kiến thức chuyên ngành để đạt hiệu quả trong hoạt động nghề nghiệp. + Tự giác, tích cực học tập và phát huy tính sáng tạo, gắn kết với nghề nghiệp trong quá trình học tập. + Có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm. Nội dun của môn học:
- 2 PHẦN NỘI BÀI 1: CẤP CỨU PHẢN VỆ (2 iờ) GIỚI THIỆU: Phản vệ là cấp cứu nội khoa thường gặp trên lâm sàng, phản vệ có thể nhẹ (dị ứng) Nhưng có thể nặng gây tử vong nhanh chóng. Bài học này cung cấp kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng và cách xử trí phản vệ. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Liệt kê được các nguyên nhân thường gặp gây phản vệ. - Mô tả được 4 triệu chứng lâm sàng thường gặp của phản vệ. - Trình bày được 4 bước xử trí ban đầu người bệnh phản vệ. NỘI DUNG CHÍNH 1. Khái niệm. - Phản vệ: là một phản ứng dị ứng, có thể xuất hiện ngay lập tức từ vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên gây ra các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau, có thể nghiêm trọng dẫn đến tử vong nhanh chóng. - Dị nguyên: là yếu tố lạ khi tiếp xúc có khả năng gây phản ứng dị ứng cho cơ thể, bao gồm thức ăn, thuốc và các yếu tố khác. - Sốc phản vệ: là mức độ nặng nhất của phản vệ do đột ngột giãn toàn bộ hệ thống mạch và co thắt phế quản có thể gây tử vong trong vòng một vài phút. 2. Nguyên nhân. Có nhiều nguyên nhân gây phản vệ trong đó hay gặp nhất là do thuốc tiếp theo là thức ăn, nọc côn trùng. 2.1. Các loại thuốc thƣờn ặp ây PV: - Kháng sinh: Penicilin, các β – lactam, Tetracyclin... - Thuốc chống viêm không Steroid: Diclophenac, Indometacin... - Vitamin C: thường gặp ở việt nam. - Thuốc giảm đau, gây mê, gây tê: Morphin, codein, Procain, xylocain - Các thuốc sử dụng trong ch n đoán: thuốc cản quang có iode. - Các hormon như: isulin, CTH. - Các chế ph m máu như gamaglobulin, huyết tương, hồng cầu, tiểu cầu. - Các kháng độc tố như kháng độc tố uốn ván, bạch hầu, nọc độc rắn 2.2. Nọc độc của sinh vật: Ong, bò cạp 2.3. Các loại thực phẩm: Nhộng tằm, hải sản, thịt, cá, 3. Cơ chế bệnh sinh Có nhiều cơ chế khác nhau cùng tham gia trong sinh bệnh học của SPV, như thông qua phóng thích các chất trung gian hóa học như Histamin, Leucotrien, Prostaglandin, từ quá trình kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể. Các chất này được phóng thích ồ ạt và máu gây giãn mạch, tăng tính thầm thành mạch và làm nhạy cảm quá mức ở phế quản, gây ra tụt huyết áp và suy hô hấp. Tùy theo mức độ của sốc có thể gây ra các biểu hiện lâm sàng ở các nức dộ khác nhau như phù nề co thắt thanh môn, co thắt, tăng tiết dịch phế quản gây suy hô hấp. Giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch, có thể gây phù phổi và tụt huyết áp.
- 3 Kháng nguyên Cơ thể Giãn mạch, tăng tính thấm thành Tụt H , thiếu mạch máu tổ chức Kháng nguyên Kháng thể Chất trung gian hóa học: Co thắt phế quản, Histamin, Leucotrienes, phù nề thanh môn Suy hô hấp Prostaglandins 4. Triệu chứn lâm s n v diễn biến. Các triệu chứng xuất hiện ngay lập tức hoặc trong vài phút tới nhiều giờ giờ sau khi tiếp xúc với dị nguyên (yếu tố gây dị ứng) như sau tiêm kháng sinh, hay bị côn trùng đốt. 4. 1. Triệu chứn ợi ý Nghĩ đến phản vệ khi xuất hiện ít nhất một trong các triệu chứng sau: a) Mày đay, phù mạch nhanh. b) Khó thở, tức ngực, thở rít. c) Đau bụng hoặc nôn. d) Tụt huyết áp hoặc ngất. e) Rối loạn ý thức. 4.2. Phản vệ đƣợc phân th nh 4 mức độ nhƣ sau: (lưu ý mức độ phản vệ có thể nặng lên rất nhanh và không theo tuần tự) Nhẹ (độ I): Chỉ có các triệu chứng da, tổ chức dưới da và niêm mạc như mày đay, ngứa, phù mạch. Nặn (độ II): có từ 2 biểu hiện ở nhiều cơ quan: a) Mày đay, phù mạch xuất hiện nhanh. b) Khó thở nhanh nông, tức ngực, khàn tiếng, chảy nước mũi. c) Đau bụng, nôn, ỉa chảy. d) Huyết áp chưa tụt hoặc tăng, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp. N uy kịch (độ III): biểu hiện ở nhiều cơ quan với mức độ nặng hơn như sau: a) Đường thở: tiếng rít thanh quản, phù thanh quản. b) Thở: thở nhanh, khò khè, tím tái, rối loạn nhịp thở. c) Rối loạn ý thức: vật vã, hôn mê, co giật, rối loạn cơ tròn. d) Tuần hoàn: sốc, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp. N ừn tuần ho n (độ IV): Biểu hiện ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn 4.3. Diễn biến v các n uy cơ. SPV là một cấp cứu có nguyên nhân tử vong rất cao do suy hô hấp, suy tuần hoàn cấp. Do đó cần cấp cứu ngay tại ch , phải đảm bảo được hô hấp và tuần hoàn trong khi vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở có đủ diều kiện điều trị và theo d i sốc tái phát.
- 4 SPV luôn có nguy cơ trở lại trong nhiều giờ sau do vậy cần theo d i tối thiểu 24 giờ ở cơ sở y tế. 5. Xử trí cấp cứu. (Phác đồ xử trí phản vệ theo thông tư 51/2017/TT-BYT ban hành ngày 29/12/2017) 5.1. N uyên tắc chun - Tất cả trường hợp phản vệ phải được phát hiện sớm, xử trí kh n cấp, kịp thời ngay tại ch và theo d i liên tục ít nhất trong vòng 24 giờ. - Bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, nhân viên y tế khác phải xử trí ban đầu cấp cứu phản vệ. - Adrenalin l thuốc thiết yếu, quan trọn h n đầu cứu sốn n ƣời bệnh bị phản vệ, phải được tiêm bắp ngay khi ch n đoán phản vệ từ độ II trở lên. 5.2. Xử trí * phản vệ nhẹ (độ I): dị ứng nhưng có thể chuyển thành nặng hoặc nguy kịch - Sử dụng thuốc methylprednisolon hoặc diphenhydramin uống hoặc tiêm tùy tình trạng người bệnh. - Tiếp tục theo d i ít nhất 24 giờ để xử trí kịp thời. * Phác đồ xử trí cấp cứu phản vệ mức nặn v n uy kịch (độ II, III) Phản vệ độ II có thể nhanh chóng chuyển sang độ III, độ IV. Vì vậy, phải kh n trương, xử trí đồng thời theo diễn biến bệnh: 1. Ngừng ngay tiếp xúc với thuốc hoặc dị nguyên (nếu có). 2. Tiêm hoặc truyền adrenalin (theo mục dưới đây). 3. Cho người bệnh nằm tại ch , đầu thấp, nghiêng trái nếu có nôn. 4. Thở ô xy: người lớn 6-101/phút, trẻ em 2-41/phút qua mặt nạ hở. 5. Đánh giá tình trạng hô hấp, tuần hoàn, ý thức và các biểu hiện ở da, niêm mạc của người bệnh. a) Ép tim ngoài lồng ngực và bóp bóng (nếu ngừng hô hấp, tuần hoàn). b) Đặt nội khí quản hoặc mở khí quản cấp cứu (nếu khó thở thanh quản). 6. Thiết lập đường truyền adrenalin tĩnh mạch với dây truyền thông thường nhưng kim tiêm to (cỡ 14 hoặc 16G) hoặc đặt catheter tĩnh mạch và một đường truyền tĩnh mạch thứ hai để truyền dịch nhanh. 7. Hội ý với các đồng nghiệp, tập trung xử lý, báo cáo cấp trên, hội ch n với bác sĩ chuyên khoa cấp cứu, hồi sức và/hoặc chuyên khoa dị ứng (nếu có). 5.3. Phác đồ sử dụn adrenalin v truyền dịch Mục tiêu: nâng và duy trì ổn định H tối đa của người lớn lên ≥ 90mmHg, trẻ em ≥ 70mmHg và không còn các dấu hiệu về hô hấp như thở rít, khó thở; dấu hiệu về tiêu hóa như nôn mửa, ỉa chảy. 1. Thuốc adrenalin 1mg = 1ml = 1 ống, tiêm bắp: a) Trẻ sơ sinh hoặc trẻ < 10kg: 0,2ml (tương đương 1/5 ống). b) Trẻ khoảng 10 kg: 0,25ml (tương đương 1/4 ống). c) Trẻ khoảng 20 kg: 0,3ml (tương đương 1/3 ống). d) Trẻ > 30kg: 0,5ml (tương đương 1/2 ống). e) Người lớn: 0,5-1 ml (tương đương 1/2-1 ống). 2. Theo d i huyết áp 3-5 phút/lần.
- 5 3. Tiêm nhắc lại adrenalin liều như trên 3-5 phút/lần cho đến khi huyết áp và mạch ổn định. 4. Nếu mạch không bắt được và huyết áp không đo được, các dấu hiệu hô hấp và tiêu hóa nặng lên sau 2-3 lần tiêm bắp như khoản 1 mục IV hoặc có nguy cơ ngừng tuần hoàn phải: a) Nếu chưa có đường truyền tĩnh mạch: Tiêm tĩnh mạch chậm dung dịch adrenalin 1/10.000 (1 ống adrenalin 1mg pha với 9ml nước cất = pha loãng 1/10). Liều adrenalin tiêm tĩnh mạch chậm trong cấp cứu phản vệ chỉ bằng 1/10 liều adrenalin tiêm tĩnh mạch trong cấp cứu ngừng tuần hoàn. Liều dùng: - Người lớn: 0,5-1 ml (dung dịch pha loãng 1/10.000=50-100µg) tiêm trong 1-3 phút, sau 3 phút có thể tiêm tiếp lần 2 hoặc lần 3 nếu mạch và huyết áp chưa lên. Chuyển ngay sang truyền tĩnh mạch liên tục khi đã thiết lập được đường truyền. - Trẻ em: Không áp dụng tiêm tĩnh mạch chậm. b) Nếu đã có đường truyền tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch liên tục adrenalin (pha adrenalin với dung dịch natriclorid 0,9%) cho người bệnh kém đáp ứng với adrenalin tiêm bắp và đã được truyền đủ dịch. Bắt đầu bằng liều 0,1 µg/kg/phút, cứ 3-5 phút điều chỉnh liều adrenalin tùy theo đáp ứng của người bệnh. c) Đồng thời với việc dùng adrenalin truyền tĩnh mạch liên tục, truyền nhanh dung dịch natriclorid 0,9% 1.000ml-2.000ml ở người lớn, 10-20ml/kg trong 10-20 phút ở trẻ em có thể nhắc lại nếu cần thiết. 5. Khi đã có đường truyền tĩnh mạch adrenalin với liều duy trì huyết áp ổn định thì có thể theo d i mạch và huyết áp 1 giờ/lần đến 24 giờ. 5.4. Xử trí tiếp theo khi có n ƣời hỗ trợ - Đảm bảo hô hấp: Cho bệnh nhân thở Oxy 6 -8 lít/phút, nên cho thở qua mặt nạ. Nếu suy hô hấp nặng lên, thở oxy không kết quả thực hiện ngay bóp bóng mbu qua mặt nạ có oxy 100%. Chu n bị đặt NKQ, chọc màng nhẫn giáp hoặc mở khí quản cấp cứu nếu tê phù thanh môn gây khó thở thanh quản cấp không đặt được NKQ. Nếu đặt được NKQ, cho bệnh nhân thở máy với oxy 100% trong giờ đầu. - Truyền dịch: dùng NaCl 9 , có thể dùng các dung dịch cao phân tử. - Các thuốc khác: + Cho Salbutamol, minophylin(Diaphylin) truyền tĩnh mạch điều trị co thắt phế quản. Có thể dùng đường khí dung. + Corticoid: Solumedrol, Depersolon, Hydrocortison hemisuccinat tiêm tĩnh mạch, dùng càng sớm càng tốt. + Các thuốc kháng Histamin: Dimedron + Rửa dạ dày, than hoạt, thuốc thấy nếu yếu tố nguyên nhân qua đường ăn uống. Nếu xử trí cấp cứu ở ngoài viện dù bệnh nhân có tiến triển tốt, vẫn phải chuyển đến bệnh viện để tiếp tục theo d i ít nhất là 24 tiếng. 5.5. Theo dõi 1. Trong giai đoạn cấp: theo d i mạch, huyết áp, nhịp thở, SpCO2 và tri giác 3-5 phút/lần cho đến khi ổn định.
- 6 2. Trong giai đoạn ổn định: theo d i mạch, huyết áp, nhịp thở, SpO 2 và tri giác m i 1-2 giờ trong ít nhất 24 giờ tiếp theo. 3. Tất cả các người bệnh phản vệ cần được theo d i ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đến ít nhất 24 giờ sau khi huyết áp đã ổn định và đề phòng phản vệ pha 2. 4. Ngừng cấp cứu: nếu sau khi cấp cứu ngừng tuần hoàn tích cực không kết quả GHI NHỚ: - Nghĩ đến phản vệ khi xuất hiện ít nhất một trong các triệu chứng gợi ý. - drenalin là thuốc thiết yếu, quan trọng hàng đầu cứu sống người bệnh bị phản vệ LƢỢNG GIÁ Câu 1. Các dấu hiệu lâm sàng của phản vệ thường xuất hiện ngay lập tức, một vài phút sau khi tiêm hay uống thuốc hoặc có thể muộn hơn sau 30 phút hay hàng giờ A. Đúng B. Sai Câu 2. Phản vệ chỉ xảy ra khi dùng thuốc bằng đường tiêm A.Đúng B. Sai Câu 3. Thuốc đầu tay để xử trí sốc phản vệ là drenalin. A. Đúng B. Sai Câu 4. Triệu chứng của ............xuất hiện ngay lập tức hoặc trong vòng vài phút tới nhiều giờ sau khi tiếp xúc với dị nguyên. .Sốc nhiễm khu n B. Phản vệ C.Sốc mất máu Câu 5. Triệu chứng nổi ban ngứa ở da và niêm mạc trong phản vệ là triệu chứng ....và có tính chất báo hiệu. . Thường gặp B. Ít gặp C.Hiếm gặp
- 7 BÀI 2: CẤP CỨU NGỪNG TUẦN HOÀN (1 giờ) GIỚI THIỆU: Ngừng tuần hoàn là một tối cấp cứu thường gặp có thể gặp ngoài cộng đồng hoặc trong bệnh viện. Bệnh nhân cần được cấp cứu ngay sau khi bị ngừng tuần hoàn, càng sớm càng tốt. Bài học này cung cấp cho người học kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng và cấp cứu ngừng tuần hoàn MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Mô tả được 3 dấu hiệu chính để phát hiện người bệnh ngừng tuần hoàn. - Liệt kê được các bước cấp cứu ban đầu người bệnh ngừng tuần hoàn NỘI DUNG CHÍNH 1. Định n hĩa. Ngừng tuần hoàn là tình trạng tim đột ngột dừng hoạt động dẫn đến việc cung cấp không đủ oxy và máu tới các cơ quan. Ngừng tuần hoàn là một cấp cứu kh n trương nhất vì bệnh nhân đang ở ranh giới giữa sự sống và cái chết có thể gặp ngoài cộng đồng hoặc trong bệnh viện. Bệnh nhân cần được cấp cứu ngay sau khi bị ngừng tuần hoàn, càng sớm càng tốt. 2. Nguyên nhân. - Thiếu oxy: tất cả các trường hợp SHH cấp như RDS, tràn khí màng phổi áp lực, phù phổi cấp... - Sốc tim, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, ngừng tim do phản xạ... - Rối loạn nước điện giải và toan kiềm. - Tăng áp lực nội sọ, tụt não, tổn thương thân não. - Ngộ độc thuốc: thuốc tim mạch, aconitine, ngộ đọc cóc... - Tai nạn: điện giật, đuối nước, hạ thân nhiệt nặng. 3. Sinh lý bệnh. a) Não. - Não không có dự trữ oxy và rất ít dự trữ Glucose nên sự sống của não phụ thuộc chặt chẽ vào tưới máu não. - Khi ngừng tưới máu não, dự trữ Glucose ở não sẽ đủ cung cấp cho tế bào não trong 2 phút. Ngừng tuần hoàn trên 4 phút sẽ có phù não và tổn thương não không hồi phục. b) Các mô. - Các mô của cơ thể có khả năng chịu đựng được thiếu oxy trong thời gian dài hơn tế bào não(20 – 30 phút). - Ngừng tuần hoàn được cấp cứu muộn có nguy cơ chế não hoặc hôn mê kéo dài(Hôn mê mạn tính). 4. Phát hiện n ừn tuần ho n trên lâm s n . - Mất ý thức đột ngột: gọi to không trả lời, lay mạnh không đáp ứng. - Thở ngáp hoặc ngừng thở: áp tai vào gần mũi bệnh nhân nghe xem bệnh nhân có tự thở không, đồng thời quay mặt xuống lồng ngực bệnh nhân không thấy lồng ngực di động là bệnh nhân ngừng thở. - Mất mạch cảnh, mạch bẹn: sờ không thấy mạch đập. - Các dấu hiệu khác: - Da trắng bệch hoặc tím ngắt.
- 8 - Máu ngừng chảy từ vết thương hay từ vùng mổ. - Đồng tử giãn to cố định mất phản xạ ánh sáng (triệu chứng muộn). Không mất thời gian đo huyết áp, nghe tim, không cần ghi điện tim để ch n đoán ngừng tuần hoàn, mà sẽ ghi điện tim ở bước cấp cứu sau để xác định kiểu điện tim của ngừng tuần hoàn. 5. Cấp cứu n ừn tuần ho n Cấp cứu ngừng tuần hoàn là một cấp cứu rất khó khăn, tiên lượng của người bệnh hoàn toàn phụ thuộc vào sự cấp cứu kịp thời và đúng quay trình. Vai trò của một kíp cấp cứu là rất quan trọng do đó phải thành thạo quy trình, phối hợp tốt, kh n trương. Ngay sau khi phát hiện ngừng tuần hoàn phải thông báo ngay cho bác sỹ, điều dưỡng hoặc gọi to dể mọi người tham gia h trợ cấp cứu đồng thời thực hiện ngay các thao tác cấp cứu bân đầu càng sớm càng tốt. 5.1. Cấp cứu ban đầu: C - A - B. 5.1.1. Hỗ trợ tuần ho n (Circulation support): Thực hiện ngay ép tim ngoài lồng ngực: - Đặt nạn nhân nằm ngửa trên nền phẳng, cứng. - Qu ngang ngực nạn nhân. - Dùng sức nặng của thân mình ép lên ngực nạn nhân, với lực ép lún ngực của nạn nhân khoảng 5 cm, hướng ép vuông góc với mặt phẳng nạn nhân nằm. - Nhịp ép 100 – 120 lần / phút. hai th ng ường th irway control - Tư thế bệnh nhân: + Đặt bệnh nhân nằm ngửa trên nền phẳng cứng, đặt một tay trên trán của bệnh nhân đ y trán ra phía sau, tay kia đ y cằm lên trên sao cho đầu ngửa, ưỡn cổ tối đa. Hoặc ấn giữ hàm ở tư thế cổ ưỡn. + Khi nghi ngờ có chấn thương cột sống cổ chỉ nâng hàm dưới lên, tránh di chuyển đầu cở nhiều. Đặt nẹp cổ ngay khi có thể nếu có chấn thương cột sống cổ. - Nhanh chóng khai thông đường thở: lấy dị vật trong miệng, răng giả (nếu có), hút đờm dãi. - Làm thủ thuật Heimlich nếu nghi ngờ dị vật đường thở tr h h p reathing support). - Tiến hành thổi ngạt miệng – miệng (hoặc miệng – mũi) + Đặt nạn nhân nằm ngửa ưỡn cổ. + Qu ngang đầu nạn nhân. + Một tay đặt trên trán, ngón trỏ và ngón cái đặt hai bên cánh mũi nạn nhân. + Một tay dặt lên cằm nạn nhân giữ cho cổ ưỡn và mở miệng nạn nhân. + Thổi vào từ từ trong vòng 1 – 1,5 giây (đồng thời bóp chặt mũi nạn nhân trong lúc thổi vào, mắt nhìn ngực bệnh nhân xem có phồng lên không). + Sau đó nhả miệng bệnh nhân ra và hít sâu và thổi lại như trên. + Nhịp thổi ngạt 10 -12 lần/ phút. +Khi thổi ngạt nếu thấy lồng ngực không nhô lên, thổi nặng phải xem lại tư thế đầu của nạn nhân, tụt lưỡi, nếu không cải thiện phải làm nghiệm pháp Heimlich để loại bỏ dị vật đường thở.
- 9 + Bóp bóng qua mặt nạ cơ oxy 100% ngay khi có thể. + Bệnh nhân nằm ngủa ưỡn cổ. + Nhịp bóp bóng khoảng 10 – 12 lần / phút. - Nếu có một người cấp cứu: thổi ngạt 2 lần liên tiếp sau đó ép tim 30 lần liên tiếp. Nếu có hai người cấp cứu: Người thứ nhất: người thứ nhất thổi ngạt 2 lần, người thứ 2 ép tim liên tiếp 30 lần. - Tiến hành thổi ngạt và ép tim liên tục. - Sau khoảng 1 phút cấp cứu, kiểm tra lại mạch cảnh trong 5 giây nếu có mạch đập thì dừng ép tim, kiểm tra lại hô hấp nếu tự thở được thì ngừng thổi ngạt, tiếp tục theo d i nhịp tim huyết áp trên đường vận chuyển. Trong trường hợp tim không đập trở lại cứ 3 phút dừng lại bắt mạch cảnh hoặc mạch bẹn trong vòng 5 giây xem tim đã đập lại chưa. Tiếp tục cấp cứu đến khi nạn nhân tim đập trở lại, bệnh nhân thở lại. - Với trẻ sơ sinh thổi ngạt nhanh và nhẹ hơn 30 lần/ phút). Ép tim bằng 1 ngón tay cái 100 – 120 lần / phút - Dùng thuốc cấp cứu: Đặt một đường truyền tĩnh mạch chắc chắn (có người h trợ). Tiêm drenlin 1 mg tĩnh mạch, 3-5 phút/ lần đồng thời với việc ép tim thổi ngạt cho đến khi bệnh nhân có mạch và tự thở lại. - Vận chuyển sớm bệnh nhân đến trung tâm y tế gần nhất có đủ điều kiện cấp cứu và điều trị. Đảm bảo duy trì hô hấp và nhịp tim trong suốt quá trình vận chuyển. 5.2. Cấp cứu tại bệnh viện. - Tuân thủ cấp cứu ban đầu C - A - B. - Ghi điện tâm đồ: càng sớm càng tốt (Nếu có người h trợ). - Sốc điện ngay nếu rung thất hoặc nghi ngờ rung thất. - Có thể bóp bóng qua mặt nạ hoặc đặt NKQ ngay khi có thể, bóp bóng qua NKQ thay cho thổi ngạt. Nối oxy vào vào bóng ngay khi có oxy, tiếp tục bóp bóng với oxy 100%. - Đặt đường truyền tĩnh mạch lớn để dùng thuốc, truyền dịch. 5.3. Đánh iá hồi sinh tim phổi có kết quả. - Đồng tử co nhỏ lại, có phản xạ với ánh sáng. - Có lại nhịp tim, có huyết áp. - Có lại nhịp thở tự nhiên. 5.4. Khi n o n ừn cấp cứu hồi sinh tim phổi khôn kết quả. - Thời gian cấp cứu > 60 phút không có kết quả. - Đồng tử giản to, mất phản xạ ánh sáng. - Tim không đập lại. GHI NHỚ: - Dấu hiệu chính để phát hiện ngừng tuần hoàn: Mất ý thức, thở ngáp hoặc ngừng thở, mất mạch cảnh hoặc mạch bẹn. - Các bước cấp cứu ngừng tuần hoàn: C-A-B LƢỢNG GIÁ Câu 1. Để phát hiện bệnh nhân ngừng tuần hoàn trên lâm sàng cần dựa vào: mất ý thức đột ngột, thở ngáp hoặc ngừng thở, mạch cảnh, mạch bẹn: . Mất
- 10 B. Nhanh nhỏ C.Chậm Câu 2. Khi xử lý cấp cứu ngừng tuần hoàn đầu tiên cần gọi to cho mọi người đến h trợ. A. Đúng B. Sai Câu 3. Cấp cứu ngừng tuần hoàn tiến hành phối hợp thổi ngạt và ép tim liên tục. Sau khoảng 1 phút cấp cứu , kiểm tra lại mạch cảnh trong 5 giây nếu thấy có mạch đập dừng ép tim A. Đúng B. Sai Câu 5. Dấu hiệu của ngừng tuần hoàn là. A. Mát ý thức đột ngột B. Thở ngáp hoặc ngừng thở C. Mất mạch cảnh hoặc mạch bẹn. D. Da trắng bệch hoặc tím ngắt, máu ngừng chảy ở vết thương, đồng tử giãn. E. Cả ,B,C và D. Câu 6. Bệnh nhân Lê Văn C, 56 tuổi vào viện vì đau ngực dữ dội, được ch n đoán là nhồi máu cơ tim thành trước. Đột nhiên bệnh nhân gọi hỏi không biết, thở ngáp, mất mạch bẹn. nh ( chị) là điều dưỡng phát hiện tình trạng trên của bệnh nhân theo anh (Chị) thái độ xử trí là: . Lấy huyết áp đo xem huyết áp có tụt không B. Gọi người h trợ và tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn ngay C. Đưa ngay bệnh nhân đi đặt stent mạch vành
- 11 BÀI 3: TĂNG HUYẾT ÁP (2 iờ) GIỚI THIỆU: Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính rất phổ biến. Tăng huyết áp được ví như “kẻ giết người thầm lặng” vì diễn biến âm thầm nhưng gây ra những biến chứng chết người. Bài học này giúp người học nắm được những kiến thức về nguyên nhân, yếu tố nguy cơ, biến chứng và một số thuốc trong điều trị bệnh tăng huyết áp. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: - Trình bày được triệu chứng lâm sàng của tăng huyết áp - Kể được các biến chứng của tăng huyết áp. - Trình bày được một số thuốc cơ bản điều trị tăng huyết áp. NỘI DUNG CHÍNH Đại cƣơn Tăng huyết áp là bệnh thường gặp và là vấn đề xã hội. các nước phát triển, tỉ lệ tăng huyết áp ở người lớn (>18 tuổi) theo định nghĩa của JNC/VI là khoảng gần 30% dân số và có trên một nửa dân số > 50 tuổi có tăng huyết áp. Theo thống kê ở Việt Nam những năm cuối thập kỷ 80 tỉ lệ tăng huyết áp ở người lớn khoảng 11%, năm 2001 là 16% thì thống kê gần đây tỉ lệ tăng huyết áp ở người lớn đã khoảng 27%. Tăng huyết áp nguy hiểm bởi các biến chứng của nó không chỉ gây chết người mà còn để lại những di chứng nặng nề ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân và là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Ngày nay đã có khá nhiều thay đổi trong quan niệm về tăng huyết áp, phương thức điều trị cũng như việc giáo dục bệnh nhân đã tác động đến tiên lượng tăng huyết áp. 1. Định n hĩa: Theo quy ước của tổ chức y tê thế giới và Hội tăng huyết áp quốc tế (World Health Organization – International Society of Hypertension WHO-ISH) đã thống nhất gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và / hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg. 2. Phân loại v iai đoạn tăn huyết áp. 2.1. Phân loại tăn huyết áp.
- 12 Trong tăng huyết áp người ta có thể chia ra các loại sau: Tăng huyết áp thường xuyên: Tăng huyết áp lành tính Tăng huyết áp ác tính. Tăng huyết áp cơn: trên cơ sở huyết áp bình thường hoăc gần bình thường có những cơn huyết áp cao vọt những lúc có cơn này thường hay xảy ra tai biến. Tăng huyết áp dao động. Tăng huyết áp thứ phát. Tăng huyết áp nguyên phát 2.2. Giai đoạn tăn huyết áp. Cho đến nay, cách phân loại của WHO-ISH được dùng rộng rãi do tính thực tiễn và tiện dụng của nó. Cách phân loại JNC/VI- 1997 ( y ban phòng chống huyết áp Hoa K ) cũng tương tự và gần đây nhất là cách phân loại của hội tăng huyết áp châu u (ESH) năm 2007 cũng chia ra các giai đoạn của tăng huyết ápgần tương tự Khái niệm HA tâm thu Và / hoặc H tâm trương (mmHg) (mmHg) H tối ưu
- 13 - Cường tuyến yên. Bệnh tim mạch - Hẹp eo động mạch chủ (tăng huyết ápchi trên, giảm huyết áp chi dưới) - Hở van động mạch chủ (tăng huyết áp tâm thu, giảm huyết áp tâm trương). - Rò động tĩnh mạch. Một số nguyên nhân khác - Tăng huyết áp thai nghén. - Tăng huyết áp ở phụ nữ tiền mạn kinh. 3.2. Tăn huyết áp n uyên phát Khi không tìm thấy nguyên nhân tăng huyết áp người ta gọi là tăng huyết áp nguyên phát. Loại này chiếm trên 90% trường hợp tăng huyết áp, thường gặp ở người trung niên và tuổi già. Tuy không tìm thấy nguyên nhân nhưng người ta tìm thấy có một số yếu tố nguy cơ chính như sau: - Hút thuốc lá. - Rối loại chuyển hoá Lipid. - Bệnh tiểu đường. - Tuổi > 60. - Thường gặp ở nam giới và phụ nữ mãn kinh. - Tiền sử gia đình. Ngoài ra còn kể đến một số yếu tố nguy cơ khác như: béo phì, ít hoạt động thể lực, sang chấn tinh thần, nghiện rượu. 4. Triệu chứn . 4.1. Triệu chứn cơ năn Tăng huyết áp thường không có triệu chứng cơ năng. Đôi khi có triệu chứng như đau đầu,cơn nóng bừng ở mặt... 4.2. Triệu chứn thực thể Triệu chứng thực thể phụ thuộc vào giai đoạn bệnh (thực ra đây chính là các biến chứng hay do tăng huyết áp gây ra) Triệu chứng quan trọng nhất là đo huyết áp thấy tăng (phải đo đúng kỹ thuật). 5. Biến chứn - tim: suy tim trái, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. - não: tai biến mạch máu não hoặc bệnh não do tăng huyết áp. - mắt: xuất huyết và xuất tiết v ng mạc có thể có phù gai thị. - thận: suy thận - mạch máu: phình tách thành động mạch lớn, tắc động mạch ngoại vi 6. Điều trị tăn huyết áp 6.1. Mục đích v n uyên tắc điều trị tăn huyết áp - Ngăn ngừa lâu dài các biến chứng - Đưa được huyết áp về trị số bình thường (
- 14 - Nếu không có tình huống tăng huyết áp cấp cứu thì huyết áp nên được hạ từ từ để tránh biến chứng thiếu máu cơ quan đích (não) - Việc giáo dục bệnh nhân cần phải nhấn mạnh: (1) điều trị tăng huyết áp một điều trị suốt đời; (2) Triệu chứng cơ năng của tăng huyết áp không phải lúc nào cũng gặp và không luôn tương xứng với mức độ nặng nhẹ của tăng huyết áp; (3) Chỉ có tuân thủ chế độ điều trị thích hợp mới giảm được đáng kể các tai biến do tăng huyết áp. 6.2. Các biện pháp điều trị cụ thể tăn huyết áp. Đi u trị không dùng thuốc (đi u chỉnh lối sống) - Giảm cân nặng nếu thừa cân: Chế độ giảm cân cần đặc biệt nhấn mạnh ở những bệnh nhân nam giới béo phì thể trung tâm (bụng). Việc giảm béo phì đã được chứng minh là giảm Cholesterol và giảm phì đại thất trái. - Tăng cường luyện tập thể lực: Nên khuyến khích bệnh nhân tập thể lực đều đặn ít nhất 30 -45 phút/ ngày nếu tình huống lâm sàng cho phép - Chế độ ăn phù hợp: Ăn nhạt, Hạn chế mỡ động vật và thức ăn giàu Cholesterol, hạn chế chất ngọt, tinh bột, hạn chế đồ uống có cồn - Bỏ thuốc lá. Đi u trị bằng thuốc hạ huyết áp - Nhằm hạ huyết áp đến mức mong muốn < 140/90mmHg và < 130/80mmHg cho người có kèm theo tiểu đường hoặc nguy cơ cao khác Cần chú ý không hạ huyết áp nhanh và chú ý đến khả năng duy trì tác dụng hạ huyết áp 24h trong ngày. - Việc lựa chọn thuốc phải dựa vào đánh giá chi tiết tình trạng người bệnh quan tâm đến những bệnh nội khoa phối hợp và phải theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa. Vẫn cần phải duy trì biện pháp điều chỉnh lối sống mặc dù đã điều trị bằng thuốc - Một số thuốc điều trị tăng huyết áp. Nhóm thuốc lợi tiểu Tác dụng làm giảm thể tích tuần hoàn dẫn đến giảm cung lượng tim và giảm huyết áp. Thuốc thường dùng: Furosemid viên uống 40mg, Hypothiazid viên uống 25mg . Lưu ý: Nhóm thuốc này gây rối loạn điện giải đặc biệt là gây hạ kali máu. Nhóm thuốc liệt giao cảm trung ương: Tác dụng: kích thích các cảm thụ giao cảm alpha trung ương (các cảm thụ này có chủ yếu ở phần thấp của thân não), dẫn đến giảm trương lực giao cảm ngoại vi và làm giảm huyết áp. Thuốc thường dùng: lpha methyldopha viên uống 250mg (biệt dược domet, Dopegyt v.v..) Lưu ý: gây hạ nhẹ huyết áp khi đứng, giảm khả năng hoạt động trí óc, khó tập trung tư tưởng (nhưng sau một thời gian sẽ hết), đôi khi có rối loạn tiêu hoá. Nhóm thuốc ức chế cảm thụ giao cảm Bêta .
- 15 Cơ chế tác dụng còn chưa r nhưng thuốc có tác dụng làm giảm cung lượng tim làm giảm huyết áp, ngoài ra còn làm giảm tính dẫn truyền thần kinh tự động tim. Thuốc thường dùng: Propranolol (Inderal ...) viên 40mg, Betaloc 25mg. Lưu ý: Không được dùng thuốc ức chế cảm thụ giao cảm bêta trong các trường hợp tim đập chậm, tắc nghẽn dẫn truyền thần kinh tự động tim, hen phế quản. Nếu ngừng thuốc đột ngột có thể gây cơn tăng huyết áp kịch phát. Nhóm thuốc ức chế calci. Tác dụng: ức chế các kênh calci chậm phụ thuộc điện thế ở các sợi cơ trơn không cho Ca++ vào trong tế bào, do đó làm giãn mạch và hạ huyết áp. Thuốc thường dùng là: Nifedipin ( dalate) viên 10mg, mlodipin viên 5mg. Lưu ý: thuốc có thể gây nóng bừng mặt, hồi hộp đánh trống ngực, đau đầu, mệt mỏi, rối loạn tiêu hoá. Nhóm thuốc ức chế men chuyển Tác dụng: ức chế men chuyển ngiotensin I thành ngiotensin II, làm mất tác dụng co mạch, giữ muối và nước của ngiotensin II, do đó làm giảm huyết áp. Thuốc thường dùng: catorpril viên 25mg, Enalapril (Renitec, Ednyt) viên 10mg, Perindopril (Coversyl) viên 4mg. Lưu ý: không dùng thuốc ức chế men chuyển cho bệnh nhân bị hẹp động mạch thận hai bên hoặc hẹp động mạch thận ở bệnh nhân chỉ có một thận. Thuốc có thể gây ho khan. GHI NHỚ: - Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và / hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg. - Nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát, yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp nguyên phát. - Tăng huyết áp gây biến chứng trên 5 nhóm cơ quan đích: não, mắt, tim, thận, mạch máu. - Có 5 nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp LƢỢNG GIÁ Câu 1. Thuốc nào sau đây có thể dùng điều trị tăng huyết áp.......... A. Cefotaxim B. Digoxin C. Furosemid Câu 2. Khi bệnh nhân tăng huyết áp có Đái tháo đường, Huyết áp nên duy trì A. < 140/90mmHg B.
- 16 C. Suy tim phải Câu 5. Khi cho người bệnh nhân uống thuốc hạ huyết áp cần theo d i huyết áp: . Trước khi dùng thuốc B. Sau khi dùng thuốc C. Trước khi dùng thuốc 2 giờ D. Trước và sau khi dùng thuốc E. Sau khi dùng thuốc 2 giờ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Bệnh học răng miệng (Giáo trình giảng dạy đại học và sau đại học): Phần 1
132 p | 219 | 57
-
Giáo trình Bệnh Parkinson (Phần 5)
17 p | 122 | 16
-
Giáo trình Bệnh Parkinson (Phần 6)
7 p | 126 | 15
-
Giáo trình Bệnh Parkinson (Phần 7)
4 p | 101 | 13
-
Giáo trình Bệnh Parkinson (Phần 9)
19 p | 98 | 12
-
Giáo trình Bệnh Parkinson (Phần 8)
14 p | 104 | 11
-
Giáo trình Bệnh học: Phần 1
105 p | 33 | 7
-
Giáo trình Bệnh học (Ngành: Dược - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
207 p | 33 | 7
-
Giáo trình Bệnh học (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ
74 p | 15 | 5
-
Giáo trình Bệnh học nhi (Ngành: Y sỹ - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
204 p | 9 | 4
-
Giáo trình Bệnh học sản - phụ khoa - kế hoạch hóa gia đình (Ngành: Y sỹ đa khoa - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
254 p | 14 | 2
-
Giáo trình Bệnh học (Ngành: Dược sĩ - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
194 p | 3 | 2
-
Giáo trình Bệnh học sản - phụ khoa (Ngành: Dinh dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
203 p | 3 | 2
-
Giáo trình Bệnh học nhi (Ngành: Y sĩ - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
158 p | 1 | 1
-
Giáo trình Bệnh học nội khoa (Ngành: Dinh dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
91 p | 4 | 1
-
Giáo trình Mô học (Ngành: Kỹ thuật hình ảnh y học - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
131 p | 2 | 1
-
Giáo trình Bệnh học ngoại khoa (Ngành: Y sĩ đa khoa - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
253 p | 4 | 0
-
Giáo trình Bệnh học ngoại khoa (Ngành: Y sỹ đa khoa - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
295 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn