intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Bệnh học ngoại khoa (Ngành: Y sỹ đa khoa - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:295

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mô đun “Bệnh học Ngoại khoa” là mô đun chuyên ngành bắt buộc của sinh viên Y sỹ đa khoa chính quy. Môn học trang bị cho người học những kiến thức y học cơ sở, kiến thức và kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ. Đưa ra được chẩn đoán ban đầu và sơ cứu, xử trí cấp cứu ban đầu một số bệnh ngoại khoa thường gặp tại tuyến y tế cơ sở. Cung cấp những kiến thức, kỹ thuật cơ bản trong công tác vô khuẩn, các thủ thuật, phẫu thuật ngoại khoa. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Bệnh học ngoại khoa (Ngành: Y sỹ đa khoa - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: BỆNH HỌC NGOẠI KHOA NGÀNH: Y SỸ ĐA KHOA TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG HÌNH THỨC ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY Ban hành kèm theo Quyết định số: 686/QĐ-CYT ngày 25 tháng 9 năm 2023 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa Thanh Hóa - 2023
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá có bề dày lịch sử đào tạo các thế hệ cán bộ Y - Dược, xây dựng và phát triển 64 năm. Hiện nay, Nhà trường đã và đang đổi mới về nội dung, phương pháp và lượng giá học tập của học sinh, sinh viên nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Để có tài liệu giảng dạy thống nhất cho giảng viên và tài liệu học tập cho học sinh, sinh viên; Đảng uỷ - Ban Giám hiệu Nhà trường chủ trương biên soạn tập bài giảng của các chuyên ngành mà Nhà trường đã được cấp phép đào tạo. Tập bài giảng Bệnh học Ngoại khoa được các giảng viên Bộ môn Ngoại biên soạn dùng cho hệ Cao đẳng Điều dưỡng, dựa trên chương trình đào tạo của Trường ban hành năm 2024, Thông tư 03/2017/BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh xã hội. Vì vậy mô đun tự chọn giúp cho người học nắm được được những nguyên tắc chung nhất về chăm sóc người bệnh trong các đơn vị trong ngành y tế. Mô đun “Bệnh học Ngoại khoa” giúp sinh viên sau khi ra trường có thể vận dụng tốt các kiến thức về Ngoại khoa đã học vào hoạt động nghề nghiệp. Tuy nhiên trong qua trình biên soạn tập bài giảng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể biên soạn xin ghi nhận các ý kiến đóng góp xây dựng của các nhà quản lý, đồng nghiệp, độc giả và học sinh, những người sử dụng cuốn sách này để nghiên cứu bổ sung cho tập bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. Thanh Hóa, ngày 18 tháng 08 năm 2023
  4. Chủ biên Ts. Bs. Mai Văn Bảy Tham gia biên soạn: 1. Ts. Bs. Mai Văn Bảy 2. Ths. Bs. Mã Văn Sánh 3. Ths. Lê Thị Hương 4. Ths Hoàng Văn Tuấn 5. CNĐD. Mai Thị Gấm
  5. MỤC LỤC BÀI 1: NHIỄM KHUẨN NGOẠI KHOA ...................................................................... 3 BÀI 2: ĐẠI CƯƠNG GÃY XƯƠNG ................................................................................ 9 BÀI 3: ĐẠI CƯƠNG SAI KHỚP – BONG GÂN ....................................................... 18 BÀI 4: VIÊM CƠ.................................................................................................................... 26 BÀI 5: VIÊM XƯƠNG TỦY CẤP ................................................................................... 33 BÀI 6: HOẠI THƯ SINH HƠI .......................................................................................... 36 BÀI 7: KHÁM BỤNG NGOẠI KHOA .......................................................................... 43 BÀI 8: SỐC CHẤN THƯƠNG.......................................................................................... 50 BÀI 9: BỎNG .......................................................................................................................... 58 BÀI 10: VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM ........................................................................... 69 BÀI 11: CHẤN THƯƠNG LỒNG NGỰC .................................................................... 75 BÀI 12: CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO ............................................................................... 88 BÀI 13: CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG ...................................................................... 103 BÀI 14: VẾT THƯƠNG MẠCH MÁU ........................................................................ 113 BÀI 15: ÁP XE NÓNG - ÁP XE LẠNH ...................................................................... 126 BÀI 16: ĐINH NHỌT - NHỌT TỔ ONG – CHÍN MÉ .......................................... 130 BÀI 17: VỠ XƯƠNG CHẬU .......................................................................................... 136 BÀI 18: GÃY CỔ XƯƠNG ĐÙI .................................................................................... 143 BÀI 19: GÃY THÂN XƯƠNG ĐÙI ............................................................................. 154 BÀI 20: GÃY HAI XƯƠNG CẲNG CHÂN .............................................................. 162 BÀI 21: GÃY THÂN XƯƠNG CÁNH TAY ............................................................. 173 BÀI 22: GÃY HAI XƯƠNG CẲNG TAY .................................................................. 179 BÀI 23: GÃY TRÊN LỒI CẦU XƯƠNG CÁNH TAY ......................................... 185 BÀI 24: VẾT THƯƠNG BỤNG ..................................................................................... 192 BÀI 25: CHẤN THƯƠNG BỤNG ................................................................................. 199 BÀI 26: VIÊM RUỘT THỪA .......................................................................................... 203 BÀI 27: THỦNG DẠ DÀY – TÁ TRÀNG ................................................................. 209 BÀI 28: TẮC RUỘT CƠ HỌC ........................................................................................ 215 BÀI 29: THOÁT VỊ BẸN .................................................................................................. 221 BÀI 30: VIÊM PHÚC MẠC ............................................................................................. 227
  6. BÀI 31: TẮC MẬT DO SỎI.............................................................................................233 BÀI 32: HẸP MÔN VỊ........................................................................................................240 BÀI 33: UNG THƯ GAN ..................................................................................................244 BÀI 34: UNG THƯ ĐẠI TRÀNG ..................................................................................249 BÀI 35: UNG THƯ DẠ DÀY ..........................................................................................254 BÀI 36: BỆNH TRĨ .............................................................................................................258 BÀI 37: RÒ HẬU MÔN.....................................................................................................263 BÀI 38: CHẤN THƯƠNG THẬN .................................................................................268 BÀI 39: CHẤN THƯƠNG NIỆU ĐẠO .......................................................................274 BÀI 40: SỎI ĐƯỜNG TIẾT NIỆU ................................................................................280
  7. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên mô đun: Bệnh Học Ngoại khoa Mã môn đun: MĐ 29 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: Mô đun “Bệnh học Ngoại khoa” là mô đun được bố trí sau khi sinh viên học xong các môn thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương và kiến thức cơ sở khối ngành. - Tính chất: Mô đun “Bệnh học Ngoại khoa” là mô đun chuyên ngành bắt buộc của sinh viên Y sỹ đa khoa chính quy. Mô đun này cung cấp một số kiến thức, kỹ năng đảm bảo tác phong nhanh nhẹn, chính xác, khẩn trương cấp cứu người bệnh. Cung cấp cho người học những kiến thức y học cơ sở, kiến thức và kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ. Đưa ra được chẩn đoán ban đầu và sơ cứu, xử trí cấp cứu ban đầu một số bệnh ngoại khoa thường gặp tại tuyến y tế cơ sở. Cung cấp những kiến thức, kỹ thuật cơ bản trong công tác vô khuẩn, các thủ thuật, phẫu thuật ngoại khoa. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Mô đun cung cấp cho người học kiến thức cơ sở về triệu chứng, biến chứng, nguyên tắc điều trị các bệnh lý ngoại khoa thường gặp. Từ đó người học vận dụng trong thực hành ngành Y sỹ để đưa ra được chẩn đoán ban đầu, sơ cứu, xử trí và giáo dục sức khoẻ cho người bệnh. Mục tiêu của mô đun: - Kiến thức: Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về: + Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng, tiến triển và biến chứng của các bệnh ngoại khoa thường gặp. + Trình bày được kiến thức, kỹ thuật cơ bản trong công tác vô khuẩn, thủ thuật, phẫu thuật ngoại khoa. 1
  8. + Phát hiện, xử trí ban đầu đúng nguyên tắc và chuyển lên tuyến trên kịp thời, an toàn các bệnh ngoại khoa thường gặp - Kỹ năng: + Xử trí được một số bệnh ngoại khoa thông thường tại tuyến y tế cơ sở. + Phát hiện và xử trí kịp thời một số bệnh cấp cứu ngoại khoa. + Thực hành được một số kỹ thuật cơ bản trong thủ thuật, phẫu thuật ngoại khoa - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Nhận thức được tầm quan trọng, mối liên hệ giữa kiến thức Bệnh học và kiến thức chuyên ngành để đạt hiệu quả trong hoạt động nghề nghiệp. + Sinh viên có thái độ nghiêm túc, tích cực trong giờ lên lớp. + Nghiên cứu bài học trước khi lên lớp, nắm được kiến thức bài học cũ, tự giác trong học tập. + Có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm. Nội dung của môn học: 2
  9. BÀI 1: NHIỄM KHUẨN NGOẠI KHOA (Thời gian: 02 giờ) GIỚI THIỆU: Nhiễm khuẩn ngoại khoa là tình trạng nhiễm khuẩn tại vùng mổ hoặc các vết thương sau chấn thương kín hoặc sau phẫu thuật. Nhiễm khuẩn ngoại khoa có thể kéo dài thời gian nằm viên, tăng chi phí điều trị, thậm chí để lại nhiều biến chứng, di chứng cho người bệnh. Bài học này cung cấp kiến thức về nguyên nhân, đặc điểm, biến chứng, xử trí và phòng ngừa nhiễm khuẩn Ngoại khoa. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, học sinh phải: 1. Trình bày được nguyên nhân, đặc điểm nhiễm khuẩn Ngoại khoa. 2. Trình bày được xử trí và phòng ngừa nhiễm khuẩn Ngoại khoa. NỘI DUNG: 1. Đại cương Nhiễm khuẩn Ngoại khoa là sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể và gây bệnh qua vết thương hay vết mổ. Nhiễm khuẩn Ngoại khoa có thể do nhiều loại vi khuẩn gây nên, song thường gặp là tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, trực khuẩn mủ xanh. Đây là những chủng vi khuẩn kháng thuốc và gây lây chéo trong bệnh viện. Ngày nay do có nhiều loại kháng sinh thế hệ mới có hoạt phổ rộng kết hợp với kháng sinh đồ nên đã hạn chế phần lớn nhiễm khuẩn sau phẫu thuật. Người thầy thuốc Ngoại khoa phải chú trọng công tác vô khuẩn và bảo đảm vô khuẩn Ngoại khoa. 2. Các vi khuẩn thường gặp trong ngoại khoa Vi khuẩn thường gặp trong bệnh phẩm hay trong các vết thương có nhiều loại, nhưng khu trú ở một số loại vi khuẩn. Ngoài ra cũng phải nhắc tới các loại xoắn khuẩn, nấm, virus. 3
  10. 2.1. Vi khuẩn ưa khí 2.1.1. Cầu khuẩn Gram (+) - Vi khuẩn làm mủ. - Tụ cầu khuẩn. - Liên cầu khuẩn. - Phế cầu khuẩn. 2.1.2. Cầu khuẩn Gram (-) Lậu cầu khuẩn. 2.1.3. Trực khuẩn Gram (+) - Trực khuẩn lao. - Trực khuẩn mủ xanh. 2.1.4. Trực khuẩn Gram (-) - Escherichia coli ( E.coli). - Proteus. - Salmonella typhosa. 2.2. Vi khuẩn kỵ khí - Cầu khuẩn Gram (+): Liên cầu khuẩn kỵ khí. - Trực khuẩn Gram (+): Clostridia, Tetani. - Xoắn khuẩn. - Nấm. - Virus. 3. Đặc điểm nhiễm khuẩn ngoại khoa Nhiễm khuẩn Ngoại khoa và Nội khoa không có ranh giới rõ rệt. Tuy vậy, trong Ngoại khoa nhiễm khuẩn mang một vài tính chất riêng biệt có quyết định đến phương thức điều trị. 3.1. Nhiễm khuẩn Ngoại khoa có các đặc điểm 4
  11. - Ổ nhiễm khuẩn thường diễn biến tại chỗ, gây mủ, hoại tử, hoại thư hoặc gây tử vong nếu không điều trị kịp thời. - Phải rạch rộng ổ nhiễm khuẩn, cắt lọc, dẫn lưu là những phương pháp mang lại kết quả tốt. - Trong Bệnh viện Ngoại khoa nhiễm khuẩn lần đầu có thể loại bỏ nếu chúng ta tuân thủ quy trình vô khuẩn nhưng nhiễm khuẩn thứ phát thường gặp vào tuần lễ thứ 2 thường điều trị khó khăn hơn. Ví dụ: tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tan huyết kháng kháng sinh thì rất khó điều trị. - Nguy cơ nhiễm khuẩn thường do nhóm vi khuẩn Gram (-). - Do các tác động kỹ thuật: Dẫn lưu, thông đái, máy thở, nội khí quản v.v. - Thể trạng suy giảm do các thuốc, các hoá chất điều trị ung thư, corticoid v.v. - Do sử dụng, lạm dụng thuốc kháng sinh. - Nhiễm khuẩn Ngoại khoa thường do vi khuẩn nhóm bacteroit. 3.2. Tác động vi khuẩn trên cơ thể - Vi khuẩn tiết ra + Ngoại độc tố. + Nội độc tố như nhóm vi khuẩn Gram (-). - Khả năng gây bệnh của vi khuẩn: Phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân và sức đề kháng của cơ thể: + Đái đường sức chống đỡ trước nhiễm khuẩn kém. + Còi xương suy dinh dưỡng. + Bệnh mạn tính. + HIV, AISD. Vi khuẩn và mô tế bào: Bạch cầu, hồng cầu, mô bào, đại thực bào xâm nhập vào vết thương. 3.3. Đề kháng cơ thể trước vi tác động của vi khuẩn Đề kháng toàn thân thông qua phản ứng sốt, hội chứng nhiễm trùng rõ. 5
  12. Đề kháng tại chỗ: - Da và niêm mạc là hàng rào ngăn cản vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể; khi chấn thương, sức đề kháng yếu, có vết mổ v.v. hàng rào bảo vệ bị phá vỡ vi khuẩn đột nhập vào vết thương. Biểu hiện tại chỗ sưng nóng, đỏ, đau. - Đề kháng từng vùng: Nếu nhiễm khuẩn vượt ra hàng rào ngăn cản sẽ tạo nên viêm tấy lan toả, viêm bạch mạch, viêm hạch. Ví dụ: viêm bàn tay dẫn đến viêm hạch nách. 4. Biến chứng - Nhiễm khuẩn huyết là nhiễm khuẩn toàn thân gây ra nhiều ổ áp xe có thể tử vong. - Nhiễm trùng lan toả. - Nhiễm trùng có thể gây bục vết mổ, loét vết mổ và có thể gây tử vong. - Vô niệu do nhiễm độc. - Suy kiệt cơ thể do mất máu, mất nước và điện giải và nuôi dưỡng kém. 5. Phòng ngừa và điều trị nhiễm khuẩn ngoại khoa 5.1. Điều trị - Điều trị nhiễm khuẩn ngoại khoa thường bao gồm việc sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Trong một số trường hợp, có thể cần phẫu thuật để loại bỏ mô bị nhiễm khuẩn hoặc để điều trị biến chứng của nhiễm khuẩn. - Xử trí vết thương: + Cắt chỉ cách quãng nếu vết mổ nhiễm khuẩn và phải tách rộng vết thương, vết mổ. Đôi khi cần cắt lọc sạch chích dẫn lưu, rửa sạch vết thương bằng nước ô xy già. + Đắp mở muối bạc như Sivirin hoặc Betadin 5% - 10%. + Dinh dưỡng: ăn tăng đạm và dùng thuốc Vitamin. 5.2. Phòng ngừa - Khi bị nhiễm khuẩn cần phải xếp bệnh nhân vào phòng riêng cách ly và bảo đảm vô khuẩn. 6
  13. - Cấy máu, mủ hoặc dịch viêm: để xác định, phân loại vi khuẩn. - Làm kháng sinh đồ chọn kháng sinh thích hợp để điều trị. - Nâng cao thể trạng cho bệnh nhân thông qua việc bổ sung Vitamin B, C, Polivitamin và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng theo chế độ bệnh lý. - Thăm khám bệnh khẩn trương và phân loại bệnh nhân theo nhóm bệnh. Nên xếp bệnh nhân vết thương nhiễm, phẫu thuật nhiễm vào phòng riêng, bệnh nhân vết thương sạch, phẫu thuật sạch vào phòng riêng. - Bảo đảm đúng nguyên tắc vô khuẩn trong tất cả các thao tác ngoại khoa. Tuân thủ các thì phẫu thuật sạch hay bẩn. - Bảo đảm tiệt khuẩn và vô khuẩn dụng cụ trang thiết bị Ngoại khoa. - Điều trị theo kháng sinh đồ khi bị nhiễm khuẩn. - Phân loại rác thải Ytế một cách khoa học và xử lý triệt để. - Vệ sinh khoa phòng và môi trường sạch sẽ. GHI NHỚ: - Các dấu hiệu nhận biết nhiễm khuẩn ngoại khoa. - Phòng ngừa nhiễm khuẩn ngoại khoa bệnh viện. LƯỢNG GIÁ: Câu 1: Nhiễm khuẩn ngoại khoa là sự xâm nhập của …….. vào cơ thể gây bệnh qua vết thương hay vết mổ. A. Vi khuẩn B. Vi rút B. Trực khuẩn C. Xoắn khuẩn Câu 2: Nhiễm khuẩn ngoại khoa thường gặp ………, liên cầu khuẩn, trực khuẩn mủ xanh. A. E. Coli B. Phế cầu 7
  14. C. Tụ cầu vàng D. Ký sinh trung Câu 3: Triệu chứng lâm sàng của nhiễm khuẩn hoại thư sinh hơi A. Bệnh nhân đau càng càng tăng B. Da xuất hiện các nốt phỏng huyết thanh, tím tái C. Ấn nghe tiếng lép bép ở dưới da D. Chảy dịch mùi hôi thối như cóc chết E. Tất cả đều đúng Câu 4: Xử lý vết thương đến muộn, có dịch mủ cần lấy dịch mủ nuôi cấy vi khuẩn, rạch rộng, nạo viêm và để hở vết thương A. Đúng B. Sai Câu 5: Một trong những nguyên tắc thay băng trong nhiễm khuẩn ngoại khoa là. A.Bệnh nhân khoẻ thay trước, yếu thay sau. B.Bệnh nhân yếu thay trước, khoẻ thay sau. C.Vết thương sạch thay trước, bẩn thay sau. D. Vết thương nhiễm trùng thay trước, vô trùng thay sau. E. Vết thương nhiễm trùng và không nhiễm trùng thay băng cùng một lúc. 8
  15. BÀI 2: ĐẠI CƯƠNG GÃY XƯƠNG (Thời gian: 02 giờ) GIỚI THIỆU: Gãy xương là sự phá hủy đột ngột các cấu trúc bên trong của xương gây ra các tổn thương và làm gián đoạn về truyền lực qua xương. Nói cách khác, xương mất tính liên tục và hoàn chỉnh do ngoại lực gây nên. Mất tính liên tục hoàn toàn gọi là gãy xương hoàn toàn, mất tính liên tục không hoàn toàn gọi là gãy xương không hoàn toàn. MỤCTIÊU: Sau khi học xong bài này, học sinh phải: 1.Trình bày được nguyên nhân của gãy xương. 2. Trình bày được các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của gãy xương. 3. Trình bày được biến chứng sớm, muộn của bệnh nhân gãy xương. 4. Thực hiện được sơ cứu và cố định gãy xương ở bệnh nhân gãy xương. NỘI DUNG: 1. Đại cương Gãy xương là tổn thương của xương do tác động của chấn thương hoặc bệnh lý làm cho xương không còn nguyên vẹn như giải phẫu ban đầu. Trong cơ thể người khi mới sinh có 300 chiếc xương phát triển cho đến khi trưởng thành còn lại tổng cộng 206 xương, được chia thành 3 phần gồm xương đầu mặt, xương thân mình và xương chi. 9
  16. Hình 1. Giải phẫu hệ xương người Ngoài ra xương có các hình thái khác nhau như: - Xương dài gồm các xương đùi, xương cánh tay, cẳng tay, xương cẳng chân. - Xương ngắn gồm các xương tụ cốt vùng cổ tay, bàn chân. - Xương dẹt như xương sọ, xương chậu. - Xương vừng như xương bánh chè. - Các xương có hình thái khác như xương hàm, xương bướm ở nền sọ. Xương có phần xương cứng ở thân xương, xương xốp ở đầu xương. Riêng thân đốt sống, các xương vừng và xương tụ cốt đều là xương xốp. 2. Nguyên nhân - Gãy xương do chấn thương: Tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động, tai nạn rủi ro. Chấn thương trực tiếp gây gãy xương tại vị trí lực tác động trực tiếp, xương thường gãy ngang hoặc gãy có mảnh rời. Gãy xương gián tiếp là xương gãy xa vị trí lực tác động trực tiếp của chấn thương; gặp trong trường hợp lực giằng giật, xoắn vặn, co kéo, đè ép nên xương gãy thường bị xoắn vặn, chéo vát hoặc lún. 10
  17. - Gãy xương do bệnh lý: Như u xương, lao xương, viêm xương. - Gãy xương do mỏi: Xảy ra khi lực chấn thương tác động lặp đi lặp lại, kéo dài tại một vị trí làm xương yếu và gây gãy xương. Loại gãy này thường gặp ở chi dưới. 3. Phân loại 3.1. Phân loại tính chất Gãy xương được phân làm hai loại là gãy xương kín và gãy xương hở. + Gãy xương kín là ổ gãy không thông với bên ngoài + Gãy xương hở là ổ gãy thông với bên ngoài, loại gãy này rất dể viêm nhiễm. Theo Gustilo chia gãy xương hở thành 3 độ. - Độ 1: Gãy hở rách da dưới 1cm và ít tổn thương phần mềm. - Độ 2: Gãy hở rách da 1-10cm, tổn thương phần mềm nhiều hơn. - Độ 3: Gãy hở rách da trên 10cm và có 3 mức độ. + Độ 3A: Tổn thương phần mềm nặng, xương lộ song phẫu thuật còn che kín được xương lộ. + Độ 3B: Tổn thương phần mềm nặng, mất da, lóc da, lộ xương cần phẫu thuật để che xương. + Độ 3 C: tổn thương nặng hơn độ 3B kèm tổn thương mạch máu thần kinh. Trên lâm sàng khi nói đến độ 3C là nói đến gãy xương hở kèm tổn thương mạch máu thần kinh. 3.2. Phân loại theo hình thái gãy xương - Gãy ngang. - Gãy chéo vát. - Gãy xoắn vặn. - Gãy phức tạp. 4. Triệu chứng 4.1. Lâm sàng 11
  18. - Đau: Đau vùng chấn thương, đau ở vị trí gãy xương. - Nhìn thấy vùng chấn thương sưng nề bầm tím. - Biến dạng: Gấp góc, cong vẹo, có thể thấy đầu xương gãy trong gãy hở và các tổn thương phần mềm kèm theo. Tại vị trí gãy hở có thể thấy váng mỡ chảy ra theo máu từ ổ gãy xương. - Mất chức năng co duỗi, cử động bất thường. - Sờ có điểm đau nhói, có dấu hiệu lạo xạo xương gãy. - Hội chứng chèn ép khoang: Thường gặp trong gãy phức tạp 1/3 trên xương cẳng chân, 1/3 trên xương cẳng tay và trong gãy xương kín. 4.2. Cận lâm sàng Chụp Xquang có giá trị chẩn đoán xác định vị trí gãy, kiểu gãy, mức độ di lệch. Các xét nghiệm khác có giá trị giúp tiên lượng, phòng bệnh, hay phát hiện bệnh kèm theo để phối hợp điều trị. 5. Các biến chứng 5.1. Biến chứng sớm - Sốc: Bệnh nhân kích thích vật vã hoặc lờ đờ, vã mồ hôi, da nhợt nhạt, mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp có thể tăng giai đoạn đầu, tụt kẹt ở giai đoạn sau, da lạnh do mất máu và đau đớn. Sốc do tình trạng quá đau đớn và mất nhiều máu là biến chứng nặng nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân. Ví dụ: Gãy xương đùi có thể mất 1lít máu, vỡ xương chậu có thể mất 1,5 lít máu. - Các tổn thương nội tạng cần phát hiện sớm vì phát hiện muộn sẽ nguy hiểm cho tính mạng của bệnh nhân như trong vỡ khung chậu gây đứt niệu đạo, vỡ bàng quang; gãy xương sườn gây rách màng phổi, tràn khí tràn dịch màng phổi; tổn thương mạch máu, tổn thương thần kinh như gãy cột sống gây chèn ép tuỷ, tổn thương tuỷ sống. 12
  19. - Huyết khối tĩnh mạch sâu, tắc mạch do mỡ. - Từ gãy kín thành gãy hở. 5.2. Biến chứng muộn - Teo cơ cứng khớp do bất động kéo dài, luyện tập kém. - Can lệnh, di lệnh thứ phát. - Khớp chậm liền (ổ gãy sau 3 tháng chưa liền). - Khớp giả (ổ gãy quá 6 tháng không liền) nếu không phẫu thuật sẽ không liền xương. - Nhiễm trùng ổ gãy gây viêm xương sau gãy hoặc sau phẫu thuật. - Bội nhiễm: Viêm phổi, viêm hệ tiết niệu do nằm lâu và hạn chế vận động. 6. Sơ cứu Nguyên tắc chung: - Chống sốc: Dùng thuốc giảm đau, truyền dung dịch, ủ ấm cho bệnh nhân. - Băng ép vết thương tạm thời. - Bất động ổ gãy đúng nguyên tắc trên 1 khớp và dưới 1 khớp so với ổ gãy ở tư thế cơ năng; chi trên treo tay vuông góc, chi dưới duỗi thẳng. Đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong sơ cứu gãy xương. - Khi cố định không đặt nẹp trực tiếp lên da bệnh nhân mà phải quấn gạc lót ở đầu nẹp. - Không cởi quần áo nếu cần thì rạch theo đường chỉ của quần áo. - Trường hợp gãy xương hở thì bất động nguyên ở tư thế gãy không được kéo ấn đầu xương tụt vào trong vết thương. Nếu có tổn thương động mạch phải băng ép, băng chèn hoặc phải garo. - Vận chuyển nhẹ nhàng để tránh đau thêm. Nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến tuyến điều trị khi bệnh nhân hết sốc. 7. Các phương pháp cố định cụ thể - Gãy xương cẳng bàn tay 13
  20. Nếu không có vết thương kèm theo thì: + Băng ép cố định ngón tay gãy vào ngón tay bên cạnh. + Dùng 2 thanh nẹp cứng bản rộng có độ dài hơn độ dài của cẳng bàn tay, dùng gạc hoặc giấy xốp quấn quanh nẹp, đặt một thanh ở mặt trước – thanh còn lại ở mặt sau cẳng bàn tay, cuộn gạc từ 3-5 vòng ở ba vị trí nẹp tương ứng lòng bàn tay- cổ tay và 1/3 trên cẳng tay.Treo tay vuông góc 90 0 bằng khăn chéo hoặc gạc, vòng treo đặt quanh cổ. Nếu có vết thương thì lau rửa tạm thời, băng ép cầm máu rồi tiến hành cố định xương gãy theo phương pháp trên. - Gãy-vỡ khớp khuỷu tay: Đặt nẹp dài dọc trục xương cẳng tay. Trường hợp gãy trên lồi cầu xương cánh tay thì cố định kiểu băng Desault (băng ép cánh tay vào thân người). - Gãy thân xương cánh tay: Cố định kiểu Desault. - Gãy xương cẳng chân: Cố định nẹp dài hơn độ dài tính từ khớp gối đến gót chân. Lưu ý độn bông gạc nơi xương gãy gồ lên dưới da. Có thể cố định chi gãy vào chi lành giúp cố định vững hơn. - Gãy xương đùi: Bất động chi gãy có độ dài tính từ thắt lưng đến gót chân. Phải nẹp bằng 3 thanh nẹp cứng, nẹp thẳng chân, đặt 01 thanh ở dưới và 02 thanh còn lại ở hai bên trong ngoài đùi; sau đó cố định hai chân với nhau tạo thành một khối. - Gãy đốt sống cổ: Khi xác định bệnh nhân có gãy đốt sống cổ hoặc nguy cơ gãy đốt sống cổ thì tránh xoay vặn chỉnh tư thế cổ của bệnh nhân sau chấn thương. Có định bằng máng nâng cổ hoặc cuộn bìa cát tông tròn quanh cổ. Khi đặt bệnh nhân trên cáng phải chèn hai bên tránh lắc lư đầu khi di chuyển và phải di chuyển nhẹ nhàng. - Gãy cột sống: Đặt bệnh nhân nằm ngửa trên cáng cứng hoặc nằm sấp trên cáng mềm và chèn chặt hai bên vai hông, nên cố định bệnh nhân với cáng cứng thành 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2