Giáo trình Cấp nước ngoài nhà (Ngành: Cấp thoát nước - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
lượt xem 4
download
Giáo trình "Cấp nước ngoài nhà (Ngành: Cấp thoát nước - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Vị trí, nhiệm vụ các thành phần trong hệ thống cấp nước; mối liên quan về mặt lưu lượng và áp lực giữa các thành phần trong hệ thống cấp nước; cấu tạo mạng lưới cấp nước, nhiệm vụ, vị trí từng loại công trình, thiết bị bố trí trên mạng lưới;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Cấp nước ngoài nhà (Ngành: Cấp thoát nước - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
- BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ – CTC1 GIÁO TRÌNH CẤP NƯỚC NGOÀI NHÀ NGÀNH: CẤP THOÁT NƯỚC TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số:… /QĐ-CĐXD1 - ngày…tháng….năm 2021 của Hiệu trưởng trường CĐXD số 1 Hà Nội – 2021 1
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
- LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình “ Cấp nước ngoài nhà ” cung cấp những kiến thức về mạng lưới cấp nước và các công trình, giải pháp xử lý nước cấp là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo ngành Cấp thoát nước trình độ trung cấp Giáo trình gồm 2 phần: - Phần 1: Mạng lưới cấp nước - Phần 2: Xử lý nước cấp Giáo trình do các giảng viên trong Bộ môn Cấp nước và Thoát nước, thuộc khoa Quản lý Xây dựng và đô thị, trường Cao đẳng Xây dựng số 1 biên soạn. Chúng tôi rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp và bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Nguyễn Thu Hiền 3
- Mục lục PHẦN 1 MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC ........................................................................................ 9 Chương 1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC ............................................. 9 1. Vai trò của nước ................................................................................................................. 9 2. Hệ thống cấp nước ............................................................................................................ 10 2.1.Khái niệm .................................................................................................................... 10 2.2 Sơ đồ hệ thống cấp nước ............................................................................................. 10 3. Nhu cầu và quy mô dùng nước ........................................................................................ 11 3.1. Các loại nhu cầu dùng nước ....................................................................................... 11 3.2. Tiêu chuẩn dùng nước ................................................................................................ 12 3.3. Qui mô công suất trạm cấp nước ............................................................................... 18 4. Chế độ làm việc của hệ thống cấp nước .......................................................................... 22 4.1.Chế độ tiêu thụ nước ................................................................................................... 22 4.2. Mối liên quan về mặt lưu lượng giữa các công trình trong hệ thống cấp nước. Xác định dung tích điều hòa của đài nước, bể chứa ................................................................. 27 Chương 2 MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC .................................................... 32 1. Một số vấn đề chung về mạng lưới cấp nước ................................................................... 32 1.1. Khái niệm ................................................................................................................... 32 1.3. Phân loại mạng lưới cấp nước .................................................................................... 33 1.4. Phân cấp mạng lưới cấp nước .................................................................................... 34 2. Cấu tạo mạng lưới cấp nước ............................................................................................. 36 2.1. Các loại ống cấp nước và phụ tùng nối ống ............................................................... 36 2.2. Bố trí đường ống cấp nước......................................................................................... 41 2.3. Bố trí ống trong mặt cắt ngang đường phố ............................................................... 43 2.3. Các thiết bị và công trình trên mạng lưới cấp nước. ................................................. 46 3. Chi tiết hóa mạng lưới cấp nước ...................................................................................... 53 4. Quản lý kỹ thuật mạng lưới cấp nước .............................................................................. 55 4.1 Bảo quản mạng lưới .................................................................................................... 55 4
- 4.2. Sửa chữa mạng lưới ................................................................................................... 55 4.3. Tẩy rửa, khử trùng đường ống .................................................................................. 56 4.4 các biện pháp quản lý mạng lưới để giảm thất thoát, thất thu .................................... 56 Phần 2: XỬ LÝ NƯỚC CẤP ................................................................................................... 61 Chương 3: CÁC CÔNG TRÌNH KEO TỤ TẠO BÔNG ........................................................ 61 1. Một số vấn đề chung về xử lý nước cấp ........................................................................... 61 1.1.Các biện pháp xử lý nước cấp ..................................................................................... 61 1.2. Một số sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước mặt ................................................ 62 1.3. Một số dây chuyền công nghệ xử lý nước ngầm ....................................................... 63 1.4. Nguyên tắc lựa chọn dây chuyền công nghệ xử lý nước ........................................... 64 2. Một số vấn đề chung về quá trình keo tụ tạo bông........................................................... 65 2.1. Mục đích của quá trình keo tụ .................................................................................... 65 2.2. Các loại hoá chất dùng trong keo tụ ........................................................................... 65 3. Các công trình trộn ........................................................................................................... 66 3.1. Một số vấn đề chung .................................................................................................. 66 3.2. Bể trộn đứng ............................................................................................................... 67 3.3. Bể trộn có vách ngăn .................................................................................................. 68 3.4. Bể trộn cơ khí ............................................................................................................. 69 3.5. Quản lý vận hành công trình trộn............................................................................... 71 4. Công trình phản ứng tạo bông .......................................................................................... 72 4.1.Một số vấn đề chung ................................................................................................... 72 4.2. Bể phản ứng có vách ngăn. ........................................................................................ 72 4.3. Bể phản ứng cơ khí. ................................................................................................... 74 4.4. Quản lý vận hành ....................................................................................................... 76 Chương 4 CÁC CÔNG TRÌNH LẮNG................................................................................. 77 1. Một số vấn đề chung......................................................................................................... 77 1.1 Khái niệm .................................................................................................................... 77 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lắng. ................................................................. 77 5
- 2. Bể lắng đứng ..................................................................................................................... 78 2.1.Cấu tạo, nguyên tắc làm việc, thông số kỹ thuật ........................................................ 78 2.2. Ưu, nhược điểm, phạm vi áp dụng ............................................................................. 80 3. Bể lắng ngang ................................................................................................................... 80 3.1. Cấu tạo, nguyên tắc làm việc, thông số kỹ thuật ....................................................... 80 3.2. Ưu, nhược điểm, phạm vi áp dụng ............................................................................. 83 4. Bể lắng lớp mỏng lamella ................................................................................................. 83 4.1.Cấu tạo, nguyên tắc hoạt động, thông số kỹ thuật ...................................................... 83 4.2. Ưu, nhược điểm, phạm vi áp dụng ............................................................................. 84 5. Quản lý vận hành công trình lắng .................................................................................... 84 Chương 5 CÁC CÔNG TRÌNH LÀM THOÁNG VÀ CÁC CÔNG TRÌNH LỌC ............... 87 1. Một số vấn đề chung......................................................................................................... 87 1.1. Mục đích, nguyên lý chung của quá trình loc ............................................................ 87 1.2. Các thông số đặc trưng của quá trình lọc ................................................................... 88 2. Bể lọc chậm ...................................................................................................................... 89 2.1. Sơ đồ cấu tạo, nguyên tắc làm việc, thông số kỹ thuật của bể lọc chậm. .................. 89 2.2. Ưu, nhược điểm, phạm vi áp dụng. ............................................................................ 91 2.3. Quản lý vận hành ....................................................................................................... 92 3. Bể lọc nhanh phổ thông .................................................................................................... 92 3.1. Cấu tạo, nguyên tắc làm việc, thông số kỹ thuật ....................................................... 92 3.2. Ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng ......................................................................... 99 3.3 .Rửa bể lọc nhanh phổ thông..................................................................................... 100 4. Quản lý vận hành công trình lọc..................................................................................... 101 5. Các công trình làm thoáng .............................................................................................. 103 5.1.Cấu tạo, thông số kỹ thuật của giàn làm thoáng tự nhiên ......................................... 103 5.2 Cấu tạo, nguyên tắc làm việc, thông số kỹ thuật của thùng quạt gió ........................ 106 6
- GIÁO TRÌNH CẤP NƯỚC NGOÀI NHÀ Tên môn học: CẤP NƯỚC NGOÀI NHÀ Mã môn học: MH13 Thời gian thực hiện môn học: 75 giờ; (Lý thuyết: 41 giờ; Kiểm tra: 4 giờ; Bài tập môn học: 30 giờ) Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: Môn học thuộc khối kiến thức chuyên môn và được bố trí sau môn học: cấu tạo các công trình cấp thoát nước; môn Công trình thu, máy bơm- Trạm bơm - Tính chất: Là môn học chuyên môn bắt buộc. Mục tiêu môn học: Phần 1: Mạng lưới cấp nước - Kiến thức:Trình bày được: + Vị trí, nhiệm vụ các thành phần trong hệ thống cấp nước + Mối liên quan về mặt lưu lượng và áp lực giữa các thành phần trong hệ thống cấp nước; + Cấu tạo mạng lưới cấp nước, nhiệm vụ, vị trí từng loại công trình, thiết bị bố trí trên mạng lưới. + Nội dung công tác quản lý mạng lưới cấp nước, mạng lưới thoát nước. - Kỹ năng: + Đọc và hiểu được các bản vẽ thiết kế, bản vẽ thi công cho các tuyến ống, các công trình có trên mạng lưới cấp nước + Vẽ được chi tiết hóa và thống kê các phụ tùng, thiết bị có trên mạng lưới cấp nước; + Vận hành và quản lý mạng lưới cấp nước - Thái độ + Biết được tầm quan trọng của nước sạch đối với các hoạt động của con người; + Sử dụng nước hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm; giảm lượng nước thải phát sinh; + Quản lý và bảo vệ tốt các công trình trên mạng lưới cấp nước, thoát nước. Phần 2: Xử lý nước cấp Kiến thức: Trình bày được: +/ Cấu tạo, nguyên tắc làm việc của các công trình trong trạm xử lý nước cấp 7
- +/ Qui trình quản lý vận hành các công trình trong trạm xử lý nước cấp (quy mô trạm xử lý cấp III); +/ Nguyên nhân, biện pháp khắc phục một số hiện tượng xảy ra trong quá trình quản lý vận hành các công trình trong trạm xử lý nước cấp (quy mô trạm xử lý cấp III)). - Kỹ năng: +/ Đọc và hiểu được các bản vẽ thiết kế, bản vẽ thi công các công trình trong trạm xử lý nước cấp( quy mô trạm xử lý tới cấp III). +/ Quản lý, vận hành được các công trình trong trạm xử lý nước cấp ( quy mô trạm xử lý tới cấp III). - Thái độ: +/ Thực hiện nghiêm chỉnh các qui trình kỹ thuật trong quá trình quản lý vận hành các công trình xử lý nước cấp. +/ Có thái độ nghiêm túc trong quá trình quản lý vận hành các công trình xử lý nước cấp +/ Thực hiện đúng các tiêu chuẩn về kỹ thuật khi thi công, nghiệm thu các công trình xử lý nước cấp. Nội dung chính: 8
- PHẦN 1 MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC Chương 1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC Giớí thiệu: chương 1 bao gồm các nội dung: 1. Vai trò của nước 2. Hệ thống cấp nước 3. Nhu cầu về quy mô dung nước 4. Chế độ làm việc của hệ thống cấp nước Mục tiêu: + Trình bày được vị trí, nhiệm vụ các thành phần trong hệ thống cấp nước; + Trình bày được mối liên quan về mặt lưu lượng và áp lực giữa các thành phần trong hệ thống cấp nước; + Tính toán được quy mô công suất trạm cấp nước cho một khu vực; Nội dung chính: 1. Vai trò của nước Cũng như không khí và ánh sáng, nước không thể thiếu được trong cuộc sống của con người. Trong quá trình hình thành sự sống trên trái đất thì nước và môi trường nước đóng vai trò rất quan trọng. Nước tham gia vào quá trình hình thành thế giới hữu cơ. Nguồn gốc của sự hình thành và tích lũy chất hữu cơ sơ sinh là hiện tượng quang hợp được thực hiện dưới tác dụng của năng lượng mặt trời với sự góp phần của nước và không khí. Trong quá trình trao đổi chất, nước có vai trò trung tâm. Những phản ứng lý, hóa học diễn ra với sự tham gia bắt buộc của nước. Nước là dung môi của rất nhiều chất và đóng vai trò dẫn đường cho các muối đi vào cơ thể. Trong các khu dân cư, nước phục vụ cho các mục đích sinh hoạt, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân. Một ngôi nhà hiện đại, qui mô lớn nhưng không có nước khác nào cơ thể không có máu. Nước còn đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất, phục vụ cho hàng loạt ngành công nghiệp khác nhau. Đối với cây trồng nước là nhu cầu thiết yếu đồng thời còn có vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất, đó là những nhân tố quan trọng cho sự phát triển của thực vật. 9
- 2. Hệ thống cấp nước 2.1.Khái niệm Hệ thống cấp nước (HTCN)là tập hợp của các công trình có nhiệm vụ thu nước từ nguồn, xử lý nước, điều hoà, vận chuyển và phân phối nước đến đối tượng sử dụng nước. 2.2 Sơ đồ hệ thống cấp nước 7 1 2 3 4 5 6 Hình 1.1 Sơ đồ hệ thống cấp nước thành phố 1: Công trình thu nước 5:Trạm bơm cấp II 2: Trạm bơm cấp I 6: Đài nước 3:Trạm xử lý nước 7: Mạng lưới cấp nước 4: Bể chứa Nhiệm vụ các công trình +/ Công trình thu nước: có nhiệm vụ thu nước từ nguồn nước +/ Trạm bơm cấp I: vận chuyển nước thô từ nguồn đến trạm xử lý nước +/ Trạm bơm cấp II: vận chuyển nước sạch từ bể chứa đến mạng lưới cấp nước và lên đài nước. +/ Trạm xử lý (bao gồm các trình làm sạch nước): làm sạch nước nguồn đạt chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt hoặc chất lượng nước sản xuất theo yêu cầu riêng bằng các dây chuyền công nghệ thích hợp. +/ Bể chứa nước sạch: Điều hòa lưu lượng, dự trữ nước dùng cho chữa cháy và cho bản thân trạm xử lý +/ Đài nước : Điều hoà lưu lượng, dự trữ cho chữa cháy, tạo áp lực cho các điểm dùng nước. 10
- +/ Mạng lưới đường ống: làm nhiệm vụ dẫn và phân phối nước đến các đối tượng sử dụng nước. 3. Nhu cầu và quy mô dùng nước 3.1. Các loại nhu cầu dùng nước Để thiết kế hệ thống cấp nước, trước tiên cần phải xác định được các loại nhu cầu dùng nước. Việc xác định nhu cầu dùng nước sát với thực tế sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc cấp nước đầy đủ và ý nghĩa kinh tế. Nước dùng cho các mục đích khác nhau trong sinh hoạt, trong sản xuất và các mục đích khác. Có thể chia thành các loại nhu cầu dùng nước sau: 3.1.1. Nước dùng cho sinh hoạt Là loại nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người như nước dùng để ăn, uống, tắm, giặt, chuẩn bị nấu ăn, cho các khu vệ sinh và các nhu cầu phục vụ cho sinh hoạt khác như tưới cây cảnh, thau nước bể cá cảnh, cung cấp nước cho bể bơi, lau rửa sàn nhà, cọ rửa sân. Nước dùng cho sinh hoạt phải đảm bảo các tiêu chuẩn về hoá học, lý học và vi sinh theo theo các yêu cầu của qui chuẩn kỹ thuật đề ra, không chứa các thành phần, lý học, hoá học và vi sinh ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Đối với một hệ thống cấp nước hoàn chỉnh và hiện đại, nước ở bất kỳ điểm lấy nước nào trên mạng lưới đều là nước uống trực tiếp được. Yêu cầu này thường đạt được tại các nước phát triển. Ở nước ta, nước tại trạm xử lý nơi phát vào mạng lưới thường cũng đạt tiêu chuẩn vệ sinh cần thiết để có thể uống trực tiếp được nhưng tại các nơi tiêu dùng nước chưa đảm bảo được độ tin cậy cần thiết do đường ống cũ nát, bị rò rỉ nhiều tại các mối nối và các phụ kiện, áp lực nước trong ống có khi xuống thấp nên chất bẩn bên ngoài có thể xâm nhập vào bên trong gây ô nhiễm nước. 3.1.2. Nước phục vụ công cộng (tưới cây, rửa đường, cứu hỏa...) Bao gồm: Nước dùng để rửa đường, tưới đường, tưới quảng trường, tưới cây xanh đô thị, thảm cỏ, vườn hoa công viên, nước dùng cho chữa cháy Ngoài ra còn kể đến lượng nước cung cấp cho các công trình tạo cảnh, để tăng cường mỹ quan và cảnh sắc thiên nhiên cho đô thị như: đài phun nước trong các vườn hoa, công viên, các đập nước tràn tạo cảnh, các bể cảnh nơi công cộng… 3.1.3. Nước cấp cho công nghiệp dịch vụ: Bao gồm nước cung cấp cho các công trình công cộng như là: trường học, nhà trẻ, mẫu giáo, ký túc xá, trụ sở cơ quan hành chính, trạm y tế, bệnh viện, nhà nghỉ, khách sạn, cửa hàng ăn uống, nhà ăn tập thể, nơi vui chơi giải trí, nhà thi đấu thể thao, sân vận động… 11
- 3.1.4. Nước cấp cho sản xuất công nghiệp Bao gồm: nước cung cấp cho dây chuyền sản xuất trong các nhà máy, xí nghiệp, công trường và lượng nước cấp cho sinh hoạt của công nhân làm việc trong các cơ sở sản xuất để ăn, uống, tắm rửa sau mỗi ca làm việc. Có rất nhiều ngành công nghiệp dùng nước với yêu cầu về lưu lượng và chất lượng nước rất khác nhau. Có ngành yêu cầu chất lượng nước không cao nhưng số lượng lớn, ngược lại có những ngành yêu cầu số lượng nước không nhiều nhưng chất lượng rất cao. 3.1.5. Nước dùng để dự phòng bổ sung cho lượng nước bị thất thoát rò rỉ trên mạng lưới Bất cứ một mạng lưới cấp nước nào dù là xây dựng mới hay cải tạo mở rộng đều có hiện tượng hao hụt nước trên mạng lưới như: rò rỉ từ một số mối nối chưa thật kín khít, van khóa lắp chưa chuẩn. Mất mát ở các vòi nước công cộng trên đường phố kể cả những vị trí đấu trái phép vào mạng lưới cấp nước. Khi mạng lưới quá cũ hoặc phải chịu áp lực tăng cường lớn hơn giới hạn cho phép ống sẽ bị nứt và vỡ, gây ra thất thoát một lượng nước rất lớn nếu không được sửa chữa kịp thời. Cần dự trữ một lượng nước để sục rửa đường ống theo định kỳ hoặc đường ống mới trước khi đưa vào sử dụng. Ngoài ra, phải kể đến những tác động rủi ro trên đường phố làm ảnh hưởng đến đường ống cấp nước cũng làm mất mát một lượng nước đáng kể. 3.1.6. Nước dùng cho bản thân trạm xử lý Trạm xử lý cần một lượng nước dùng cho bản thân trạm để rửa các bể lọc, bể lắng theo chu kỳ, nước mồi máy bơm (nếu cần), nước chuẩn bị các dung dịch hóa chất. Cần một lượng nước để xả cặn trong một số công trình đơn vị, thau rửa định kỳ một số công trình đơn vị và đường ống trong trạm xử lý… 3.2. Tiêu chuẩn dùng nước Tiêu chuẩn dùng nước là thông số rất cơ bản và quan trọng khi thiết kế hệ thống cấp nước. Dùng để xác định quy mô hay công suất cấp nước cho đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, xí nghiệp. Tiêu chuẩn dùng nước là lượng nước trung bình tính cho một đơn vị tiêu thụ trong một đơn vị thời gian hay cho một đơn vị sản phẩm (l/ng/ngđ; l/đơn vị sản phẩm) Ở Việt Nam hiện nay có các loại tiêu chuẩn dùng nước sau: 3.2.1. Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt Các loại đô thị khác nhau sẽ có tiêu chuẩn dùng nước khác nhau. Nhìn chung tiêu chuẩn dùng nước ăn uống sinh hoạt phụ thuộc vào 2 yếu tố: 12
- - Mức độ trang thiết bị vệ sinh bên trong công trình - Điều kiện khí hậu, phong tục tập quán và các điều kiện địa phương khác Bảng 1.1 Tiêu chuẩn dùng nước cho ăn uống sinh hoạt và các nhu cầu khác theo đầu người đối với các điểm dân cư (bảng 3.1 TCXDVN 33: 2006 ) Stt Đối tượng dùng nước và thành phần cấp nước Giai đoạn 2010 2020 Đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, khu du lịch, nghỉ mát a) Nước sinh hoạt: - Tiêu chuẩn cấp nước(l/ng.ngày): +/ Nội đô 165 200 +/ Ngoại vi 120 150 - Tỷ lệ dân số được cấp nước (%) +/ Nội đô 85 99 +/ Ngoại vi 80 95 b) Nước phục vụ công cộng (tưới cây, rửa đường, cứu 10 10 I hỏa…). Tính theo % của (a) c) Nước cho công nghiệp dịch vụ trong đô thị. Tính theo % 10 10 của (a) d) Nước khu công nghiệp lấy theo tiêu chuẩn 2245 2245 e) Nước thất thoát. Tính theo % của (a+b+c+d)
- c) Nước cho công nghiệp dịch vụ trong đô thị. Tính theo % 10 10 của (a) d) Nước khu công nghiệp lấy theo tiêu chuẩn 2245 2245 e) Nước thất thoát. Tính theo % của (a+b+c+d)
- Các phân xưởng khác 25 3,0 3.2.3. Tiêu chuẩn nước tưới Tiêu chuẩn nước tưới rửa trong khu dân cư và khu công nghiệp tùy theo loại mặt đường, cách rửa, loại cây và các điều kiện địa phương khác, cần lấy theo bảng 3.3 TCXDVN 33: 2006 Bảng 1.3.Tiêu chuẩn nước tưới Mục đích dùng nước Đơn vị tính Tiêu chuẩn cho một lần tưới (l/m2) Rửa bằng cơ giới, mặt đường và 1 lần rửa 1,2 1,5 quảng trường đã hoàn thiện Tưới bằng cơ giới, mặt đường và 1 lần tưới 0,5 0,4 quảng trường đã hoàn thiện Tưới bằng thủ công (bằng ống mềm) vỉa hè và mặt đường hoàn 1 lần tưới 0,4 0,5 thiện Tưới cây xanh đô thị 1 lần tưới 34 Tưới thảm cỏ và bồn hoa 1 lần tưới 46 Tưới cây trong vườn ươm các 1 ngày 10 15 loại Khi thiếu số liệu về quy hoạch (diện tích đường đi, cây xanh) thì lưu lượng nước để tưới tính theo dân số lấy không quá 8 12% tiêu chuẩn nước cấp sinh hoạt tùy theo điều kiện khí hậu, khả năng về nguồn nước, mức độ hoàn thiện của khu dân cư và các điều kiện tự nhiên khác. Số lần tưới từ 1 đến 2 lần xác định theo điều kiện địa phương. 3.2.4. Tiêu chuẩn nước cho các công trình công cộng Tiêu chuẩn dùng nước cho các công trình công cộng có thể lấy theo tiêu chuẩn thiết kế cấp nước bên trong công trình (TCVN 4513- 1988), nếu công trình này đứng riêng biệt hoặc có thể lấy chung bằng 10÷ 20% tổng lưu lượng nước sinh hoạt trong khu dân cư tùy theo quy mô và tầm quan trọng của mỗi loại đô thị. Bảng 1.4. Tiêu chuẩn dùng nước cho các công trình công cộng trong ngày dùng nước lớn nhất trong năm 15
- Tiêu chuẩn dùng nước Nơi dùng nước Đơn vị dùng nước trong ngày dùng nước nhiều nhất (l/ngày) Nhà ở bên trong mỗi căn hộ có 1 vòi nước sử dụng chung cho các nhu cầu Một người 80 100 sinh hoạt Nhà ở bên trong có trang thiết bị vệ sinh: vòi tắm, rửa trong một căn hộ Một người 100 150 khép kín Nhà ở bên trong mỗi căn hộ có trang Một người 100 200 thiết bị vệ sinh: hoa sen tắm, rửa Nhà ở bên trong mỗi căn hộ có bồn tắm Một người 350 400 và cấp nước nóng cục bộ Nhà ở tập thể, ký túc xá có xí tiểu, vòi Một người 75 100 tắm giặt chung đặt ở các tầng Nhà ở tập thể có xí tiểu, tắm giặt bếp Một người 100 120 riêng cho tầng phòng Hạng III Một người 100 120 Hạng II Một người 150 200 Khách sạn Hạng I Một người 200 250 Hạng đặc biệt Một người 250 300 Bệnh viện , nhà điều dưỡng, nhà nghỉ 1 Giường 250 300 (có bồn tắm chung và vòi tăm hoa sen) Nhà điều dưỡng, nhà nghỉ có bồn tắm 1 Giường 300 400 trong tất cả các phòng Trạm y tế, phong khám đa khoa 1 bệnh nhân 15 Nhà tắm công cộng có vòi tắm hoa sen Một người 125 150 Nhà giặt bằng tay 1 kg đồ giặt 40 Nhà giặt bằng máy 1 kg đồ giặt 60 90 16
- Chế biến thức ăn Một món ăn 12 Công ty ăn uống, tại chỗ cửa hàng ăn uống Chế biến thức ăn Một món ăn 10 đem về nhà Một người/1 bữa Nhà ăn tập thể 18 25 ăn Bổ sung nước tràn % dung tích bể 10 Bể bơi trong Vận động viên (tính 1 vận động viên 50 một ngày đêm cả tăm) Khán giả 1 chỗ ngồi 3 Gửi ban ngày 1 trẻ 75 Nhà trẻ Gửi cả ngày đêm 1 trẻ 100 Trụ sở qơ quan hành chính 1 cán bộ 10 15 Rạp chiếu bóng 1 ghế 3 5 Câu lạc bộ 1 chỗ ngồi 10 Khán giả 1 chỗ 10 Nhà hát Diễn viên 1 diễn viên 40 Trường phổ thông 1 người 15 20 Sân vận Vận động viên (tính cả 1 vận động viên 50 động, nhà thi tăm) đấu thể thao Khán giả 1 chổ ngồi 3 Tưới sân thể thao, sân chơi, khán đài và các công trình thể thao 1 m2 1,5 ngoài trời, cây xanh, Nước tưới đường sá bên trong khu vực sân vận động Tưới mặt cỏ sân bóng 1 m2 3 đá Người phục vụ nhà công cộng Một người 25 17
- 3.2.5 Tiêu chuẩn nước dùng cho chữa cháy Khi thiết kế cấp nước chữa cháy cần theo tiêu chuẩn phòng cháy và chữa cháy (TCVN 2622: 1995) Hệ thống câp nước trong các khu dân cư xí nghiệp công nghiệp thường kết hợp với HTCN ăn uống sinh hoạt hoặc HTCN sản xuất Khi thiết kế cấp nước chữa cháy cần theo tiêu chuẩn phòng cháy và chữa cháy Trong các khu công nghiệp số đám cháy xảy ra đồng thời như sau: - Diện tích khu công nghiệp dưới 150ha, lấy 1 đám cháy - Diện tích khu công nghiệp lớn hơn 150ha, lấy 2 đám cháy Trong các khu công nghiệp, lưu lượng chữa cháy tính đến ngôi nhà cần lượng nước chữa cháy nhiều nhất được quy định trong bảng 1.5 Bảng 1.5 Tiêu chuẩn nước dùng nước chữa cháy Số dân Số đám Lưu lượng cho một đám cháy, l/s (1000 cháy Nhà hai tầng trở Nhà hỗn hợp các Nhà 3 tầng trở lên người) đồng xuốngvới bậc chịu lửa tầng không phụ không phụ thuộc thời I,II,III IV thuộc bậc chịu lửa bậc chịu lửa 5 1 5 5 10 10 25 2 10 10 15 15 50 2 15 20 25 25 100 2 20 25 35 35 200 3 - - 40 40 300 3 - - 55 55 400 3 - - 70 70 500 3 - - 60 80 3.3. Qui mô công suất trạm cấp nước 3.3.1.Cách 1: Xác định theo cách tổng quan Theo TCXDVN 33: 2006 Công suất trạm cấp nước được xác định theo công thức QTCN = QSHngày max + D , m3/ngđ 18
- Trong đó: QSH ngày max: Lượng nước cấp cho sinh hoạt của ngày dùng nước lớn nhất, (m3/ngđ). D: Tổng lượng nước cấp cho các nhu cầu khác: nước phục vụ công cộng (tưới cây, rửa đường, cứu hỏa); nước cho công nghiệp dịch vụ trong đô thị (cho các công trình công cộng); nước dùng cho khu công nghiệp; nước thất thoát; nước dùng cho bản thân trạm xử lý....lấy theo TCXDVN 33:2006. QSH ngày max = QSH ngày TB . Kngày max 𝐪.𝐍.𝐟 QSH ngàyTB = 𝟏𝟎𝟎𝟎 Trong đó: q: Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt lấy theo bảng 3.1-TCXDVN 33: 2006 N : số dân trong khu vực thiết kê f : Tỷ lệ dân được cấp nước lấy theo bảng 3.1-TCXDVN 33: 2006 Kngày max : Hệ số dùng nước không điều hòa ngày, Kngày max = 1,3 ÷ 1,5 Ví dụ tính toán: Xác định công suất trạm cấp nước cho một khu vực thuộc nội đô, Đô thị loại I đến giai đoạn 2020. Với các số liệu sau: Số dân trong khu vực: 10.000 người Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt, tỷ lệ dân số được cấp nước lấy theo bảng 3.1 TCXDVN 33: 2006 Diện tích khu công nghiệp: 10 ha; Tiêu chuẩn cấp nước cho khu công nghiệp lấy theo bảng 3.1 TCXDVN 33: 2006, lấy tiêu chuẩn cấp nước cho công nghiệp: 45m3/ ha Nước phục vụ công cộng lấy theo bảng 3.1 TCXDVN 33: 2006 Nước cho công nghiệp dịch vụ trong đô thị , lấy theo bảng 3.1 TCXDVN 33: 2006 Nước thất thoát lấy bằng 15% Nước dùng cho bản thân trạm xử lý lấy bằng 6% Hệ số dùng nước không điều hòa ngày, Kngày max = 1,3 3.3.2. Cách 2: Xác định chi tiết cho từng loại nhu cầu dùng nước a. Lưu lượng nước sinh hoạt: +/ Trong ngày dùng nước trung bình: 𝐪.𝐍.𝐟 QSH ngàyTB = 𝟏𝟎𝟎𝟎 19
- Trong đó q: Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt lấy theo bảng 3.1-TCXDVN 33: 2006 N : số dân trong khu vực thiết kê f : Tỷ lệ dân được cấp nước lấy theo bảng 3.1-TCXDVN 33: 2006 + / Trong ngày dùng nước lớn nhất; QSH ngàymax = QSH ngàyTB . Kngàymax Trong đó: QSH ngày- max : Lưu lượng nước sinh hoạt ngày dùng nước lớn nhất QSH TB- ngày : Lưu lượng nước sinh hoạt ngày dùng nước trung bình Kngày max : Hệ số dùng nước không điều hòa ngày, Kngày max = 1,3 ÷ 1,5 b. Lưu lượng nước tưới đường và tưới cây được xác định theo công thức: 𝐹 𝑡ướ𝑖 . 𝑞 𝑡ướ𝑖 𝑄 𝑡ướ𝑖 = , m3 / ngày 1000 Trong đó: Ftưới : diện tích cần tưới, m2 qtưới : tiêu chuẩn nước tưới, l/m2 Khi chưa có số liệu cụ thể ta có thể lấy: Qtưới = 10 % QSH TB- ngày c.Lưu lượng nước cấp cho khu công nghiệp Lượng nước cấp cho sản xuất có thể lấy theo yêu cầu của từng nhà máy dựa trên dây chuyền công nghệ Khi có số liệu cụ thể về số lượng công nhân trong nhà máy, số lượng sản phẩm nhà máy cần sản xuất theo kế hoạch hàng ngày, lượng nước cấp cho sản xuất có thể tính theo công thức sau: Qsản xuất = Qcông nghệ + Q SHCN , m3/ ngày Trong đó: Q công nghệ : lưu lượng nước dùng chuyền công nghệ sản xuất ∑ 𝑞 𝑖 . 𝑀𝑖 Q công nghệ = , m3 / ngày 1000 Q SHCN : lưu lượng nước dùng cho sinh hoạt của công nhân 𝑆𝐻 𝑞 𝑖 . 𝑁𝑖 𝑄 𝐶𝑁 = , m3 / ngày 1000 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình môn lý thuyết khí cụ điện
59 p | 994 | 551
-
Giáo trình Khí cụ điện nâng cao dành cho sinh viên chuyên ngành
0 p | 754 | 453
-
Bộ tài liệu phong thủy trong xây dựng 8
25 p | 481 | 324
-
GIÁO ÁN MÔN HỌC: LÒ HƠI
35 p | 461 | 189
-
Bài giảng: Kiến trúc dân dụng - Phần nguyên lý thiết kế
26 p | 571 | 163
-
Giáo trình Đào tạo công nhân kỹ thuật ngành Nước theo phương pháp môđun: Phần 1 - NXB Xây dựng
218 p | 361 | 154
-
Giáo trình nhập môn khí cụ điện
33 p | 246 | 64
-
Chương 8 - Hệ thống thoát nước trong nhà
26 p | 350 | 59
-
BỘ CÔNG NGHIỆP QUY TRÌNH ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA
64 p | 258 | 53
-
Giáo trình Lắp đặt đường ống cấp thoát nước gia dụng (Nghề: Lắp đặt điện nước) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
47 p | 61 | 16
-
Giáo trình phân tích sơ đồ nhiệt nguyên lý của nhà máy điện sử dụng năng lượng của môi chất p1
5 p | 144 | 15
-
An toàn vệ sinh lao động nghề Hàn công nghệ cao dành cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
69 p | 30 | 6
-
Giáo trình Thoát nước ngoài nhà (Ngành: Cấp thoát nước - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
213 p | 8 | 4
-
Giáo trình Cấp thoát nước - Môi trường (Ngành: Quản lý toà nhà - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
89 p | 15 | 3
-
Giáo trình Thực tập đọc bản vẽ (Ngành: Cấp thoát nước - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
50 p | 6 | 1
-
Giáo trình Thực tập xí nghiệp (Ngành: Hàn - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
26 p | 1 | 0
-
Giáo trình Thực tập xí nghiệp (Ngành: Hàn – Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
27 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn