intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thực tập đọc bản vẽ (Ngành: Cấp thoát nước - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:50

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Thực tập đọc bản vẽ (Ngành: Cấp thoát nước - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Đọc bản vẽ Cấp thoát nước trong công trình xây dựng dân dụng; Đọc bản vẽ Mạng lưới cấp nước ngoài nhà; Đọc bản vẽ Mạng lưới thoát nước thải ngoài nhà;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thực tập đọc bản vẽ (Ngành: Cấp thoát nước - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ – CTC1 GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐỌC BẢN VẼ NGÀNH: CẤP THOÁT NƯỚC TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-… ngày…….tháng….năm ......... …………........... của………………………………. Hà Nội – 2019
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho cc mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Để đáp ứng cho nhu cầu học tập của học sinh ngành Cấp thoát nước, đồng thời được sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu trường Cao đẳng xây dựng số 1, Bộ môn Cấp nước – Khoa Quản lý Xây dựng và đô thị đã biên soạn giáo trình môn: Thực tập đọc bản vẽ. Giáo trình này cung cấp cho học sinh, sinh viên những kỹ năng cơ bản sau: Bài 1: Đọc bản vẽ Cấp thoát nước trong công trình xây dựng dân dụng. Bài 2: Đọc bản vẽ Mạng lưới cấp nước ngoài nhà. Bài 3: Đọc bản vẽ Mạng lưới thoát nước thải ngoài nhà. Bài 4: Đọc bản vẽ Mạng lưới thoát nước mưa ngoài nhà. Với những kỹ năng cơ bản trên học sinh sau khi học xong môn học có thể lập được dự toán các công trình xây dựng và cấp thoát nước. Lần đầu tiên biên soạn cuốn giáo trình này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong được lượng thứ và tiếp nhận những ý kiến đóng góp xây dựng để những lần in sau sẽ hoàn chỉnh hơn. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, năm 2019 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Vũ Linh Huyền Trang 2. Nguyễn Tiến Toàn 3
  4. MỤC LỤC Bài 1: Đọc bản vẽ Cấp thoát nước trong công trình xây dựng dân dụng.............. 6 Bài 2: Đọc bản vẽ Mạng lưới cấp nước ngoài nhà .............................................. 10 Bài 3: Đọc bản vẽ Mạng lưới thoát nước thải ngoài nhà .................................... 13 Bài 4: Đọc bản vẽ Mạng lưới thoát nước mưa ngoài nhà ................................... 16 PHỤ LỤC (các bộ hồ sơ bản vẽ) 4
  5. GIÁO TRÌNH THỰC TẬP ĐỌC BẢN VẼ Tên môn học: Thực tập đọc bản vẽ Mã môn học: MĐ24 Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: Mô đun được phân bố vào kỳ IV trong khoá học, sau các môn chuyên ngành - Tính chất: Là môn học chuyên ngành bắt buộc. - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Là mô đun chuyên ngành cung cấp kỹ năng đọc hiểu bản vẽ công trình cấp thoát nước. Mục tiêu môn học: - Về kiến thức: + Trình bày được nội dung cơ bản của một bộ hồ sơ thiết kế cấp thoát nước. - Về kỹ năng: Nhận biết được các loại ống, phụ tùng, phụ kiện, thiết bị trên bản vẽ Cấp thoát nước trong công trình xây dựng dân dụng cấp III; + Nhận biết được các loại ống, phụ tùng, phụ kiện, thiết bị, giếng thăm trên bản vẽ Mạng lưới cấp thoát nước ngoài nhà cấp III; + Hiểu được ý nghĩa của các thông số kỹ thuật trên bản vẽ; + Xác định được mối liên quan giữa các chi tiết trên bản vẽ, giữa mặt bằng và sơ đồ không gian của bản vẽ Cấp thoát nước trong công trình xây dựng dân dụng cấp III; + Xác định được mối liên quan giữa các chi tiết trên bản vẽ, giữa bình đồ và trắc dọc của bản vẽ Mạng lưới cấp thoát nước ngoài nhà cấp III; + Kiểm tra được chủng loại, số lượng các loại ống, phụ tùng, phụ kiện, thiết bị, giếng thăm trên bảng thống kê. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:  Học sinh có thái độ tích cực, trung thực, khoa học, chủ động tiếp thu kiến thức và rèn luyện kỹ năng trong học tập. Có ý thức vận dụng kiến thức đã học trong các môn học trước vào trong quá trình đọc bản vẽ. 5
  6. Bài 1: Đọc bản vẽ Cấp thoát nước trong công trình xây dựng dân dụng Giới thiệu: Bài 1 bao gồm các bước hướng dẫn học sinh đọc bản vẽ Cấp thoát nước trong công trình xây dựng dân dụng. 1.Mục tiêu: - Xác định vị trí trạm bơm, bể chứa, bể mái, vị trí đấu nối với ống cấp thoát nước ngoài nhà, vị trí hộp kỹ thuật, ống đứng cấp và thoát nước. - Xác định những điểm giống và khác nhau giữa mặt bằng cấp thoát nước các tầng. - Xác định các loại ống, phụ tùng, phụ kiện, thiết bị trên bản vẽ. - Xác định ý nghĩa của các thông số kỹ thuật trên bản vẽ. - Xác định mối liên hệ giữa mặt bằng và sơ đồ không gian cấp nước và thoát nước. - Xác định mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt các công trình như bể chứa, bể mái (nếu có). - Xác định các phụ tùng, phụ kiện, cách bố trí, lắp đặt các chi tiết có trên bản vẽ. - Kiểm tra hoặc thống kê các loại ống, phụ tùng, phụ kiện, thiết bị. 2. Nội dung: 2.1. Các yêu cầu của đề và nội dung thực tập 2.2. Nội dung của một bộ hồ sơ bản vẽ Cấp thoát nước trong công trình xây dựng dân dụng. Hồ sơ bản vẽ hệ thống cấp thoát nước bên trong nhà gồm có : - Các số liệu chung (nguồn nước, các giải pháp kĩ thuật, tình trạng kĩ thuật của mạng lưới hiện có...): Mục lục hồ sơ bản vẽ Bảng thống kê các tiêu chuẩn quy phạm có liên quan, bản thuyết minh, các bản vẽ thiết kế điển hình áp dụng cho công trình, các tài liệu khác có liên quan đến hồ sơ thi công; Các chỉ dẫn chung: Số liệu và các chỉ tiêu cơ bản để lập hồ sơ; Độ cao thiết kế nhà và công trình; Các đặc trưng kĩ thuật của thiết bị; Yêu cầu kĩ thuật đối với công tác chế tạo, lắp đặt, sơn và cách ly đường ống; Yêu cầu đặc biệt đối với các thiết bị gây cháy nổ, chịu axít... Bảng thống kê thiết bị và nguyên vật liệu; Các kí hiệu quy ước có trong thiết kế; Số liệu về nước cấp, nước thải và nước mưa; Đặc điểm của hệ thống; - Toàn bộ bản vẽ chính của hệ thống cấp thoát nước bên trong (mặt bằng, mặt cắt, sơ đồ); Đối với nhà và công trình đơn giản có hệ thống cấp thoát nước 6
  7. không phức tạp thường vẽ mặt cắt thay cho sơ đồ. Máy bơm, két nước trên mặt bằng được thể hiện dưới dạng sơ đồ đơn giản. Trên đường ống hay thiết bị được thể hiện số lượng, kí hiệu và số thứ tự của đường ống hay thiết bị đó. C1: Đường ống cấp nước sinh hoạt T1: Đường ống thoát nước sinh hoạt Đối với các thiết bị vệ sinh : + Chậu xí: Xl, X2... + Chậu rửa: R1, R2... + Chậu tiểu: Ti1, Ti2... - Đường kính ống được ghi vào chỗ ngắt của đường ống hoặc ghi trên đường dóng. - Trường hợp trên đường dóng có ghi kí hiệu ống thì đường kính ống được ghi bên dưới đường dóng - Mạng lưới đường ống quá dài và do diện tích giấy vẽ hạn chế thường thể hiện đường ống bằng các đường thẳng ngắt quãng. Chỗ các đường ống bị ngắt quãng có ghi các chữ cái thường để kí hiệu chỗ tiếp nối. - Bản vẽ các thiết bị không tiêu chuẩn hoá hoặc không điển hình hoá (mặt bằng, mặt cắt, sơ đồ); - Bảng thống kê thiết bị, nguyên vật liệu - Thuyết minh; - Các bản vẽ khác có liên quan; 2.3. Đọc hồ sơ bản vẽ mặt bằng cấp nước khu vệ sinh, sơ đồ không gian cấp nước. Mặt bằng hệ thống cấp nước và mặt bằng hệ thống thoát nước bên trong được thể hiện trên từng bản vẽ riêng biệt hoặc trên cùng một bản vẽ (đối với công trình đơn giản). Mặt bằng: - Trục các bộ phận ngôi nhà (công trình), khoảng cách giữa các nhà (khoảng cách giữa các đơn nguyên, hạng mục); - Các kết cấu và thiết bị có lắp đặt đường ống cấp và thoát nước có ảnh hưởng đến công tác thi công; - Độ cao sàn nhà và khu vệ sinh; - Kích thước liên kết các thiết bị của hệ thống đường ống dẫn nước vào, ống xả nước thải, các đường ống chính, ống đứng, dụng cụ vệ sinh, họng chữa cháy, máng rãnh thoát nước với hệ trục toạ độ hoặc các bộ phận kết cấu; - Đường kính ống cấp và ống thoát; - Kí hiệu ống đứng; 7
  8. - Trên mặt bằng cần ghi rõ tên các phòng, thiết bị an toàn phòng cháy, nổ. Các bộ phận ngôi nhà hay công trình được vẽ bằng nét liền mảnh; Sơ đồ không gian - Đường ống dẫn nước vào có ghi đường kính ống và độ cao ống ở chỗ giao nhau với trục tường ngoài nhà (hoặc công trình); - Độ cao trục ống; - Hướng và độ dốc đường ống; - Đường ống và đường kính ống; - Chiều dài các đường ống bị ngắt quãng; - Các chi tiết gia cố; - Các thiết bị điều chỉnh, van khoá, họng chữa cháy, vòi tưới; - Hệ thống ống đứng và kí hiệu; - Thiết bị dụng cụ đo, kiểm tra và các bộ phận khác; 2.4. Đọc hồ sơ bản vẽ mặt bằng thoát nước khu vệ sinh, sơ đồ không gian thoát nước. Mặt bằng - Trục các bộ phận ngôi nhà (công trình), khoảng cách giữa các nhà (khoảng cách giữa các đơn nguyên, hạng mục); - Các kết cấu và thiết bị có lắp đặt đường ống cấp và thoát nước có ảnh hưởng đến công tác thi công; - Độ cao sàn nhà và khu vệ sinh; - Kích thước liên kết các thiết bị của hệ thống đường ống dẫn nước vào, ống xả nước thải, các đường ống chính, ống đứng, dụng cụ vệ sinh, họng chữa cháy, máng rãnh thoát nước với hệ trục toạ độ hoặc các bộ phận kết cấu; - Đường kính ống cấp và ống thoát; - Kí hiệu ống đứng; Sơ đồ không gian - ống xả có ghi đường kính, độ dốc, chiều dài ống, độ cao đáy ống ở nơi đường giao nhau với trục tường ngoài nhà (công trình) - ống nhánh thoát nước và đường kính ống; - Độ cao đáy ống; - Hướng và độ dốc ống; - Chiều dài của các đường ống bị ngắt quãng; - Các chi tiết gia cố; - ống đứng và kí hiệu; - Các dụng cụ vệ sinh, phễu thu nước mưa, giếng thăm, giếng kiểm tra, thông tắc và các bộ phận khác 2.5. Đọc hồ sơ bản vẽ chi tiết công trình, chi tiết đấu nối, chi tiết lắp đặt... 8
  9. Bản vẽ mặt bằng và mặt cắt thể hiện chi tiết cấu tạo của thiết bị, các kết cấu xây dựng và vị trí để lắp đặt các thiết bị đó, chỉ dẫn về biện pháp gia cố, định vị và lắp nối thiết bị. 2.6. Kiểm tra bảng thống kê. Bảng này được lập theo từng hệ thống: cấp nước và thoát nước; Trong từng hệ thống cần ghi theo thứ tự sau: - Thiết bị; - Dụng cụ vệ sinh; - Phụ tùng; - Đường kính; - Vật liệu; Cho phép lập bảng thống kê từng phần theo độ cao khu đất, tầng nhà và theo mục (như dưới độ cao 0,000 ; trên độ cao 0,000). Trong bảng thống kê thiết bị và nguyên vật liệu dùng hệ đơn vị đo lường hợp pháp của Việt Nam. - Chiều dài đường ống m - Chi tiết, cấu kiện Cái, chiếc - Đường kính ống mm - Vật liệu chống thấm m3, m2, hoặc kg - Vật liệu phủ và bảo vệ m2 - Các vật liệu khác kg Bài tập áp dụng Cho một hạng mục cấp thoát nước trong công trình, yêu cầu học sinh lập bảng thống kê các loại ống, phụ tùng, phụ kiện, thiết bị. Mục tiêu: + Đọc hiểu được bản vẽ một hạng mục cấp thoát nước trong công trình. + Lập được bảng thống kê các loại ống, phụ tùng, phụ kiện, thiết bị. 9
  10. Bài 2: Đọc bản vẽ Mạng lưới cấp nước ngoài nhà Giới thiệu: Bài 2 bao gồm các bước hướng dẫn học sinh đọc bản vẽ Mạng lưới cấp nước ngoài nhà. 1.Mục tiêu: - Xác định vị trí các nút/ cọc trên bình đồ và trắc dọc. - Xác định ý nghĩa của các thông số kỹ thuật trên bản vẽ. -Xác định các loại ống, phụ tùng, phụ kiện, thiết bị, giếng thăm trên bình đồ và trên trắc dọc. - Xác định kích thước mặt cắt chi tiết rãnh đặt ống, hố van. - Kiểm tra hoặc thống kê các loại ống, phụ tùng, phụ kiện, thiết bị, giếng thăm. 2. Nội dung: 2.1. Cung cấp cho học sinh bản vẽ Mạng lưới cấp nước ngoài nhà. 2.2. Nội dung của một bộ hồ sơ bản vẽ Mạng lưới cấp nước ngoài nhà. Bản vẽ mạng lưới cấp nước và thoát nước bên ngoài thành hai loại: - Mạng lưới cấp nước bên ngoài; - Mạng lưới thoát nước bên ngoài. Trường hợp đơn giản cho phép thể hiện mạng lưới cấp nước và thoát nước trên cùng một bản vẽ. Bản vẽ mạng lưới cấp thoát nước bên ngoài gồm có: - Tờ đầu (ghi số liệu chung): Chức năng, chế độ làm việc và số mạng lưới làm việc đồng thời; Đặc điểm của các thiết bị kết cấu, vật liệu và cách lắp đặt đường ống; Các yêu cầu đặc biệt đối với mạng lưới cấp thoát nước (chống nổ, chịu axit…); Các yêu cầu chung trong quá trình sản xuất đường ống và cách ly đường ống; Các yêu cầu về chống gỉ cho kết cấu công trình và cho các thiết bị thuộc mạng lưới cấp thoát nước. - Thống kê bản vẽ theo mạng lưới cấp thoát nước; - Mặt bằng mạng lưới cấp thoát nước bên ngoài; - Mặt cắt mạng lưới cấp thoát nước bên ngoài; - Sơ đồ mạng lưới đường ống có áp; - Bảng thống kê vật liệu, thiết bị phụ tùng bố trí riêng cho từng phần cấp nước và thoát nước. - Hồ sơ bản vẽ thi công mạng lưới cấp thoát nước bên ngoài mang kí hiệu sau: + Bản vẽ cấp nước: C; + Bản vẽ thoát nước: T. 2.3. Đọc hồ sơ bản vẽ tổng thể. Mặt bằng 10
  11. - Các chi tiết thuộc mạng lưới cấp thoát nước bên ngoài (đường ống, phụ tùng ống…) trên bản vẽ được thể hiện bằng nét liền đậm, các chi tiết khác và phần kết cấu xây dựng được thể hiện bằng nét liền mảnh. - Nguồn nước và công trình thu; - Vị trí xả nước thải; - Các công trình thuộc mạng lưới cấp nước và thoát nước (công trình thu, trạm bơm, trạm làm sạch…); - Các công trình thiết kế mới hoặc đã có thuộc mạng lưới cấp nước và thoát nước; - Đường ống dẫn nước và đường ống chính thuộc mạng lưới cấp nước, đường ống chính thoát nước có ghi đường kính ống; tọa độ và chiều dài ống; - Hoa gió được bố trí ở góc bên trái phía trên bản vẽ; - Đường đồng mức có ghi cao độ; - Đường sắt, đường ôtô và các công trình xây dựng khác có ảnh hưởng tới việc lắp đặt đường ống. - Giếng thăm, giếng kiểm tra cống xả, đường sắt, đường ôtô, ống bắc qua cầu cạn, điu ke, ống xả sự cố. Mặt cắt (trắc dọc) - Đường cắt mặt đất (cao độ thiết kế - thể hiện bằng nét liền mảnh); cao độ hiện trạng - thể hiện bằng nét đứt mảnh; - Vị trí đường sắt, đường ôtô, kênh, mương…; - Mực nước ngầm - thể hiện bằng nét gạch dài - chấm nét mảnh; - Đường ống, giếng cấp thoát nước, giếng thu nước mưa, tuy nen, rãnh, các loại bể, trạm bơm và các công trình khác thuộc mạng lưới cấp nước và thoát nước; - Ống bao (ống lồng) trên đó ghi đường kính, chiều dài ống và những kích thước có liên quan tới trục đường và công trình; - Vị trí các công trình kỹ thuật đặt ngầm, nửa ngầm và đặt trên mặt đất, để ghi kích thước, cao độ có ảnh hưởng trực tiếp tới việc lắp đặt đường ống, lưu lượng nước thải trong đường ống tự chảy - Các công trình trên mạng lưới như: trạm bơm, cầu cạn… được thể hiện ở phần trên bản vẽ mặt cắt. Trên đó có ghi cao độ và độ sâu chôn ống. - Các đường ống, mương, giếng trong bản vẽ mặt cắt được thể hiện bằng 2 nét liền đậm. - Sơ đồ mạng lưới đường ống cấp nước và thoát nước có áp: Đường ống được thể hiện bằng một nét liền đậm 2.4. Đọc hồ sơ bản vẽ chi tiết rãnh đặt ống, hố van, van xả cặn, van xả khí, trụ cứu hỏa... 11
  12. Bản vẽ mặt bằng và mặt cắt thể hiện chi tiết cấu tạo của thiết bị, các kết cấu xây dựng và vị trí để lắp đặt các thiết bị đó, chỉ dẫn về biện pháp gia cố, định vị và lắp nối thiết bị. 2.5. Kiểm tra bảng thống kê. Trong từng hệ thống cần ghi theo thứ tự sau: - Thiết bị; - Phụ tùng; - Đường kính; - Vật liệu; Cho phép lập bảng thống kê từng phần theo độ cao khu đất và theo mục (như dưới độ cao 0,000 ; trên độ cao 0,000). Trong bảng thống kê thiết bị và nguyên vật liệu dùng hệ đơn vị đo lường hợp pháp của Việt Nam. - Chiều dài đường ống m - Chi tiết, cấu kiện Cái, chiếc - Đường kính ống mm - Vật liệu chống thấm m3, m2, hoặc kg - Vật liệu phủ và bảo vệ m2 - Các vật liệu khác kg Bài tập áp dụng Cho một hạng mục cấp nước ngoài nhà, yêu cầu xác định kích thước mặt cắt chi tiết rãnh đặt ống, hố van, lập bảng thống kê các loại ống, phụ tùng, phụ kiện, thiết bị. Mục tiêu: + Đọc hiểu được bản vẽ một hạng mục cấp nước ngoài nhà. + Lập được bảng thống kê các loại ống, phụ tùng, phụ kiện, thiết bị. 12
  13. Bài 3: Đọc bản vẽ Mạng lưới thoát nước thải ngoài nhà Giới thiệu: Bài 3 bao gồm các bước hướng dẫn học sinh đọc bản vẽ Mạng lưới thoát nước thải ngoài nhà. 1.Mục tiêu: - Xác định vị trí các nút/ cọc trên bình đồ và trắc dọc. - Xác định ý nghĩa của các thông số kỹ thuật trên bản vẽ. - Xác định đường kính cống, kích thước mặt cắt ngang rãnh, cấu tạo, kích thước hố ga. - Kiểm tra hoặc thống kê các loại cống, rãnh, hố ga. 2. Nội dung: 2.1. Cung cấp cho học sinh bản vẽ Mạng lưới thoát nước thải ngoài nhà. 2.2. Nội dung của một bộ hồ sơ bản vẽ Mạng lưới thoát nước thải ngoài nhà. Bản vẽ mạng lưới thoát nước bên ngoài gồm có: - Tờ đầu (ghi số liệu chung): Chức năng, chế độ làm việc; Đặc điểm của các thiết bị kết cấu, vật liệu và cách lắp đặt đường ống; Các yêu cầu đặc biệt đối với mạng lưới thoát nước (chống nổ, chịu axit…); Các yêu cầu chung trong quá trình sản xuất đường ống và cách ly đường ống; Các yêu cầu về chống gỉ cho kết cấu công trình và cho các thiết bị thuộc mạng lưới thoát nước. - Thống kê bản vẽ theo mạng lưới thoát nước; - Mặt bằng mạng lưới thoát nước bên ngoài; - Mặt cắt mạng lưới thoát nước bên ngoài; - Sơ đồ mạng lưới đường ống có áp; - Bảng thống kê vật liệu, thiết bị phụ tùng bố trí riêng cho phần thoát nước. - Hồ sơ bản vẽ thi công mạng lưới thoát nước bên ngoài mang kí hiệu sau: + Bản vẽ thoát nước: T. 2.3 Đọc hồ sơ bản vẽ tổng thể. Mặt bằng - Các chi tiết thuộc mạng lưới thoát nước bên ngoài trên bản vẽ được thể hiện bằng nét liền đậm, các chi tiết khác và phần kết cấu xây dựng được thể hiện bằng nét liền mảnh. - Vị trí xả nước thải; - Các công trình thuộc mạng lưới thoát nước (trạm bơm, trạm làm sạch…); - Các công trình thiết kế mới hoặc đã có thuộc mạng lưới thoát nước; - Đường ống thoát nước có ghi đường kính ống; tọa độ và chiều dài ống; - Hoa gió được bố trí ở góc bên trái phía trên bản vẽ; - Đường đồng mức có ghi cao độ; 13
  14. - Đường sắt, đường ôtô và các công trình xây dựng khác có ảnh hưởng tới việc lắp đặt đường ống. - Giếng thăm, giếng kiểm tra, cống xả, đường sắt, đường ôtô, ống bắc qua cầu cạn, điu ke, ống xả sự cố. Mặt cắt (trắc dọc) - Đường cắt mặt đất (cao độ thiết kế - thể hiện bằng nét liền mảnh); cao độ hiện trạng - thể hiện bằng nét đứt mảnh; - Vị trí đường sắt, đường ôtô, kênh, mương…; - Mực nước ngầm - thể hiện bằng nét gạch dài - chấm nét mảnh; - Đường ống, giếng thu nước mưa, tuy nen, rãnh, các loại bể, trạm bơm và các công trình khác thuộc mạng lưới thoát nước; - Ống bao (ống lồng) trên đó ghi đường kính, chiều dài ống và những kích thước có liên quan tới trục đường và công trình; - Vị trí các công trình kỹ thuật đặt ngầm, nửa ngầm và đặt trên mặt đất, để ghi kích thước, cao độ có ảnh hưởng trực tiếp tới việc lắp đặt đường ống, lưu lượng nước thải trong đường ống tự chảy - Các công trình trên mạng lưới như: trạm bơm, cầu cạn… được thể hiện ở phần trên bản vẽ mặt cắt. Trên đó có ghi cao độ và độ sâu chôn ống. - Các đường ống, mương, giếng trong bản vẽ mặt cắt được thể hiện bằng 2 nét liền đậm. - Sơ đồ mạng lưới đường ống thoát nước có áp: Đường ống được thể hiện bằng một nét liền đậm. - Đường ống qua cầu và ống xả nước từ trong khu nhà hoặc công trình công cộng. Bể chứa sự cố, giếng thu nước mưa; - Các loại giếng thăm, giếng kiểm tra, bể xả khi có sự cố 2.4. Đọc hồ sơ bản vẽ mặt cắt ngang cống, rãnh, chi tiết hố ga,... và kiểm tra bảng thống kê. Bản vẽ mặt bằng và mặt cắt thể hiện chi tiết cấu tạo, các kết cấu xây dựng, chỉ dẫn về biện pháp gia cố, định vị. Trong bảng thống kê thiết bị và nguyên vật liệu dùng hệ đơn vị đo lường hợp pháp của Việt Nam. - Chiều dài đường ống m - Chi tiết, cấu kiện Cái, chiếc - Đường kính, kích thước mặt cắt cống mm - Vật liệu chống thấm m3, m2, hoặc kg - Vật liệu phủ và bảo vệ m2 - Các vật liệu khác kg Bài tập áp dụng 14
  15. Cho một hạng mục thoát nước ngoài nhà, yêu cầu xác định kích thước mặt cắt chi tiết rãnh đặt cống, hố ga, lập bảng thống kê các loại ống, hố ga. Mục tiêu: + Đọc hiểu được bản vẽ một hạng mục thoát nước ngoài nhà. + Lập được bảng thống kê các loại ống, hố ga. 15
  16. Bài 4: Đọc bản vẽ Mạng lưới thoát nước mưa ngoài nhà Giới thiệu: Bài 4 bao gồm các bước hướng dẫn học sinh đọc bản vẽ Mạng lưới thoát nước mưa ngoài nhà. 1.Mục tiêu: - Xác định vị trí các nút/ cọc trên bình đồ và trắc dọc. - Xác định ý nghĩa của các thông số kỹ thuật trên bản vẽ. - Xác định đường kính cống, kích thước mặt cắt ngang rãnh, cấu tạo, kích thước hố ga. - Kiểm tra hoặc thống kê các loại cống, rãnh, hố ga. 2. Nội dung: 2.1. Cung cấp cho học sinh bản vẽ Mạng lưới thoát nước mưa ngoài nhà. 2.2. Nội dung của một bộ hồ sơ bản vẽ Mạng lưới thoát nước mưa ngoài nhà. Bản vẽ mạng lưới thoát nước mưa bên ngoài gồm có: - Tờ đầu (ghi số liệu chung): Chức năng, chế độ làm việc; Đặc điểm của các thiết bị kết cấu, vật liệu và cách lắp đặt đường ống; Các yêu cầu đặc biệt đối với mạng lưới thoát nước (chống nổ, chịu axit…); Các yêu cầu chung trong quá trình sản xuất đường ống và cách ly đường ống; Các yêu cầu về chống gỉ cho kết cấu công trình và cho các thiết bị thuộc mạng lưới thoát nước mưa. - Thống kê bản vẽ theo mạng lưới thoát nước mưa; - Mặt bằng mạng lưới thoát nước bên ngoài; - Mặt cắt mạng lưới thoát nước mưa bên ngoài; - Sơ đồ mạng lưới đường ống có áp; - Bảng thống kê vật liệu, thiết bị phụ tùng bố trí riêng cho phần thoát nước mưa. - Hồ sơ bản vẽ thi công mạng lưới thoát nước mưa bên ngoài mang kí hiệu sau: + Bản vẽ thoát nước: T. 2.3 Đọc hồ sơ bản vẽ tổng thể. Mặt bằng - Các chi tiết thuộc mạng lưới thoát nước mưa bên ngoài trên bản vẽ được thể hiện bằng nét liền đậm, các chi tiết khác và phần kết cấu xây dựng được thể hiện bằng nét liền mảnh. - Vị trí cống xả nước mưa; - Các công trình thuộc mạng lưới thoát nước mưa (trạm bơm, …); - Các công trình thiết kế mới hoặc đã có thuộc mạng lưới thoát nước mưa; - Đường ống thoát nước mưa có ghi đường kính ống; tọa độ và chiều dài ống; - Hoa gió được bố trí ở góc bên trái phía trên bản vẽ; - Đường đồng mức có ghi cao độ; 16
  17. - Đường sắt, đường ôtô và các công trình xây dựng khác có ảnh hưởng tới việc lắp đặt đường ống. - Giếng thăm, giếng kiểm tra, cống xả, đường sắt, đường ôtô, ống bắc qua cầu cạn, điu ke, ống xả sự cố. Mặt cắt (trắc dọc) - Đường cắt mặt đất (cao độ thiết kế - thể hiện bằng nét liền mảnh); cao độ hiện trạng - thể hiện bằng nét đứt mảnh; - Vị trí đường sắt, đường ôtô, kênh, mương…; - Mực nước ngầm - thể hiện bằng nét gạch dài - chấm nét mảnh; - Đường ống, giếng thu nước mưa, tuy nen, rãnh, các loại bể, trạm bơm và các công trình khác thuộc mạng lưới thoát nước; - Ống bao (ống lồng) trên đó ghi đường kính, chiều dài ống và những kích thước có liên quan tới trục đường và công trình; - Vị trí các công trình kỹ thuật đặt ngầm, nửa ngầm và đặt trên mặt đất, để ghi kích thước, cao độ có ảnh hưởng trực tiếp tới việc lắp đặt đường ống, lưu lượng nước thải trong đường ống tự chảy - Các công trình trên mạng lưới như: trạm bơm, … được thể hiện ở phần trên bản vẽ mặt cắt. Trên đó có ghi cao độ và độ sâu chôn ống. - Các đường ống, mương, giếng trong bản vẽ mặt cắt được thể hiện bằng 2 nét liền đậm. - Sơ đồ mạng lưới đường ống thoát nước có áp: Đường ống được thể hiện bằng một nét liền đậm. - Giếng thu nước mưa; - Các loại giếng thăm, giếng kiểm tra, bể xả khi có sự cố 2.4. Đọc hồ sơ bản vẽ mặt cắt ngang cống, rãnh, chi tiết hố ga,... và kiểm tra bảng thống kê. Bản vẽ mặt bằng và mặt cắt thể hiện chi tiết cấu tạo, các kết cấu xây dựng, chỉ dẫn về biện pháp gia cố, định vị. Trong bảng thống kê thiết bị và nguyên vật liệu dùng hệ đơn vị đo lường hợp pháp của Việt Nam. - Chiều dài đường ống m - Chi tiết, cấu kiện Cái, chiếc - Đường kính, kích thước mặt cắt cống mm - Vật liệu chống thấm m3, m2, hoặc kg - Vật liệu phủ và bảo vệ m2 - Các vật liệu khác kg Bài tập áp dụng Cho một hạng mục thoát nước mưa ngoài nhà, yêu cầu xác định kích thước mặt cắt chi tiết rãnh đặt cống, hố ga, lập bảng thống kê các loại ống, hố ga. 17
  18. Mục tiêu: + Đọc hiểu được bản vẽ một hạng mục thoát nước ngoài nhà. + Lập được bảng thống kê các loại ống, hố ga. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2